Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2014 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line là công ty một 100% vốn đầu tư Thái Lan, chuyên về sản xuất thức ăn chăn nuôi và mô hình trang trại khép kín, với phương châm “Quality Food- Quality life”, cùng môi trường làm việc chuyên nghiệp với các chuyên gia người Thái Lan.

 

Có 4 trang trại chăn nuôi sản xuất con giống được đặt tại tỉnh Quảng Nam: với 1.400 con nái mỗi trại. 35 trang trại chăn nuôi lợn thịt trải dài ở 4 tỉnh miền Trung gồm Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi

 

Heo giống của công ty được nhập khẩu 100% hoàn toàn từ nước ngoài bao gồm lợn 3 nhóm máu khác nhau : Landrace , Large White và Doroc. Tất cả lợn con nhận được từ trại heo giống sẽ đưa đến để nuôi tại các trang trại heo thịt của công ty.

Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line tuyển dụng
Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line tuyển dụng

Hiện nay chúng tôi cần tuyển các vị trí sau

1. Nhân viên hành chính tại Trại

2. Nhân viên phiên dịch tiếng Thái

3. Nhân viên kinh doanh (Sale)

 

Yêu cầu và mô tả công việc khi làm việc tại Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line

Vị trí 01: Nhân viên hành chính tại trang trại

- Số lượng: 02 người

- Địa điểm làm việc: Duy Xuyên & Núi Thành - Quảng Nam

 

Yêu cầu:

- Nam nữ, sức khỏe tốt.Tốt nghiệp từ trung cấp các ngành kinh tế ưu tiên kế toán; Chăn nuôi thú y hoặc dịch vụ thú y.

- Chịu khó ham học hỏi, có thể nhận sinh viên mới ra trường.

- Tuân thủ thời gian làm việc ở trang trại

.

 

Vị trí 02. Nhân viên phiên dịch tiếng Thái

Số lượng: 02 người

Địa điểm làm việc: Duy Xuyên & Núi Thành - Quảng Nam

 

Yêu cầu: Thành thạo các kỹ năng nghe, nói đọc viết tiếng Thái tn bất kỳ ngành nào ưu tiên kinh tế, thú y

 

Vị trí 03. Nhân viên kinh doanh (Sale)

Số lượng: 02 người

 

Yêu cầu:

- Nam tốt nghiệp từ đại học các ngành kinh tế hoặc chăn nuôi thú y, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm Sale heo, sale cám, phát triển trại.

- Ứng viên có kinh nghiệm có thể tốt nghiệp từ trung cấp.

- Công việc trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn,.

 

 

Quyền lợi khi làm việc tại Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line

Mức lương tương xứng với năng lực, với vị trí 3 lương hấp dẫn (sẽ trao đổi chi tiết khi phỏng vấn).

Thưởng tốt theo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Các các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành

 

Thông tin liên hệ Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line

LIên hệ nộp hồ sơ theo địa chỉ: văn phòng Công ty cổ phần Thái Việt Swine Line - tầng 2, tòa nhà 666, 666-668 Ngô Quyền - Sơn Trà - Đà Nẵng.

Điện thoại: 0911 899 742 - gặp chị Mỹ Lệ

Email nhận cv: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Mỹ Lệ      

VietDVM là kênh thông tin và kiến thức chuyên ngành chăn nuôi thú y. VietDVM chia sẻ những thông tin và kiến thức chuyên môn về việc chăn nuôi gia cầm cũng như thông tin về các bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi gia cầm. 

Cập nhật các bài viết về gia cầm
Cập nhật các bài viết về gia cầm

Để thuận tiện cho việc tìm đọc và tra cứu thông tin, VietDVM tổng hợp các bài viết đã đăng trên website thành các chủ đề theo mức độ quan tâm của các chủ trang trại chăn nuôi và các bác sỹ, kỹ sư chăn nuôi.

 

Về các bệnh thường gặp trong chăn nuôi gia cầm chúng ta có thể tìm đọc tại đây: link

 

Các chủ đề về bệnh thường được quan tâm: 

Nhóm bài viết về bệnh Cúm gia cầm: 

- Trường hợp cúm gia cầm điển hình trong thực tế: link

- Newzealand kiểm soát cúm gia cầm hiệu quả bằng phương pháp "One health": link

- Những chủng virus cúm gia cầm "đáng gờm": link

- Biện pháp phòng và kiểm soát bệnh cúm gia cầm: link

- Các chủng virus cúm đang lưu hành hiện nay: link

- Các phương pháp nhận diện bệnh cúm?: link

- Cấu tạo virus Cúm gia cầm: link

 

Nhóm bài viết về bệnh IB trên gà

- Biến chủng mới của bệnh IB trên gà (IB-D388): link

- Bệnh IB thể thận (IB-491) ở Việt Nam: link

- Các biến chủng IB virus (Infectious Bronchitis virus) trên thế giới: link

- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): link

 

Nhóm bài viết về bệnh Gout

- Bệnh trên gà: Gout (P2) - các nguyên nhân gây bệnh: link

- Bệnh trên gà: Gout (phần 3) - Hướng phòng và xử lý khi gà bị Gout: link

- Gà bị Gout (phần 1): Những hiểu biết cơ bản về bệnh Gout trên gà: link

 

Nhóm bài viết về bệnh ORT

- Phương án xử lý thế nào khi phát hiện bệnh ORT trên gà?: link

- 14 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được ngay bệnh ORT trên gà: link

 

Nhóm bài viết về bệnh Leucosis

- Bệnh Leucosis trên gà: link

- Chẩn đoán phân biệt Leucosis, Marek và phương pháp kiểm soát bệnh: link

 

Chăn nuôi heo an toàn và hiệu quả ở nước ta hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn, giá cả thị trường luôn thay đổi và biến động khó lường. Tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp luôn đe dọa tới mỗi trang trại chăn nuôi. Chỉ với kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm vẫn chưa đủ để các chủ trại có thể ứng phó với các tình huống thị trường và các vấn đề của trang trại hiện nay.

 

Tổng hợp các bài viết trên heo
Tổng hợp các bài viết trên heo

VietDVM với vai trò là kênh thông tin và kiến thức chuyên ngành chăn nuôi và thú y đã và đang nỗ lực không ngừng để có thể cập nhật những thông tin hữu ích và cần thiết cho các chủ trang trại chăn nuôi và các bác sỹ thú y trên cả nước.

 

Với những thông tin về kiến thức chăn nuôi Heo, VietDVM đã có chia các nội dung thông tin và kiến thức phù hợp với từng chủ đề trong chăn nuôi, để các chủ trang trại và bác sỹ thú y tiện theo đọc.

 

Về dịch bệnh trong chăn nuôi heo các bạn có thể theo dõi tại đây: link: Các bệnh trên heo đã được VietDVM chia thành các các nhóm bài theo từng chủ đề và mức độ quan trọng của bệnh để các bác sỹ thú y và các chủ trại tiện theo dõi:

 

Nhóm chủ đề về bệnh lở mồm long móng - FMD:

- Bệnh lở mồm long móng trên heo (Foot & Mouth disease – FMD): link

- Chủng gây bệnh và vaccine phòng bệnh FMD ở Việt Nam: link

- Nghiên cứu định type, chủng virus gây bệnh Lở mồm long móng (FMD): link

- Vì sao FMD trên heo thường bùng phát vào mùa đông?: link

- 05 lý do dẫn tới FMD gây thiệt hại nặng nề cho trại chăn nuôi: link

- Bệnh lở mồm long móng trên heo - FMD nguy hiểm như thế nào?: link

- Kiểm soát an toàn sinh học trong bệnh Lở mồm long móng (FMD): link

 

Nhóm chủ đề về bệnh Tai Xanh - PRRS

- Giải pháp mới kiểm soát bệnh tai xanh (PRRS) bằng màng lọc không khí: link

- Bệnh tai xanh (PRRS): Kiểm soát bệnh tai xanh trong chăn nuôi heo: link

- Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo - PRRS: link

- Mối liên quan giữa bệnh Circo (PVC2) và Tai xanh (PRRS) tại một trang trại: link

- Cách lấy mẫu mới để chẩn đoán bệnh tai xanh (PRRS) trên heo: link

- Phương pháp Multiplex RT-PCR - phát hiện nhanh bệnh tai xanh: link

 

Nhóm bài viết về bệnh khô thai, sảy thai truyền nhiễm do Parvovirrus

- Một ca bệnh Parvovirus trong thực tế: link

- Các nguyên nhân gây sẩy thai trên heo nái và 4 bước kiểm soát!: link

- Kiểm soát bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm do Parvovirus gây ra trên heo: link

- Bệnh Parvovirus trên Heo - Phân biệt PPV với 1 số bệnh nguy hiểm khác: link

- Những thiệt hại do Parvovirus gây ra cho người chăn nuôi heo: link

- Cách Parvovirus gây bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm cho heo nái: link

- Bệnh Parvovirus nguy hiểm như thế nào tới đàn heo nái?: link

 

Nhóm bài về bệnh viêm hồi tràng trên heo

- Điều trị heo mắc bệnh Viêm hồi tràng và giải pháp kiểm soát bệnh: link

- Phân biệt Heo bị tiêu chảy do Bệnh viêm hồi tràng hay do Balantidium Coli gây ra: link

- Bệnh viêm hồi tràng trên heo – biểu hiện bên ngoài và bệnh tích mổ khám: link

- Bệnh viêm hồi tràng trên heo – khái niệm và cơ chế sinh bệnh?: link

 

Nhóm bài về bệnh APP

- Kiểm soát bệnh viêm phổi dính sườn (APP) mãn tính: link

- Kiểm soát APP (viêm phổi dính sườn) cấp tính: link

- Bệnh viêm phổi dính sườn (APP): link

 

Nhóm bài viết về Balantidium

- Heo bị tiêu chảy phân xám do Balantidium Coli: link

- Phân biệt Heo bị tiêu chảy do Bệnh viêm hồi tràng hay do Balantidium Coli gây ra: link

 

Nhóm bài viết về các bệnh trên da của heo

- Heo nổi mẩn đỏ, viêm da làm sao để biết nguyên nhân?: link

- Bệnh viêm da ở lợn do Staphylococcus Hyicus: link

- Làm sao biết heo nhà mình có phải bị bệnh ghẻ trên heo hay không?: link

 

Nhóm bài viết về bệnh cầu trùng

- Các biện pháp phòng và trị cầu trùng cho heo: link

- Bệnh cầu trùng trên heo gây triệu chứng - bệnh tích: link

- Mầm bệnh cầu trùng trên heo và những ứng dụng vào thực tế: link

 

Nhóm bài viết về bệnh Circo

- Bệnh Circo virus trên heo - Hiểm họa tiềm tàng trong chăn nuôi: link

- Mối liên quan giữa bệnh Circo (PVC2) và Tai xanh (PRRS) tại một trang trại ở Hà Lan: link

- Một ca bệnh thực tế ở trại heo thịt: Salmonella và PVC2 gây bệnh ngay sau khi cai sữa: link

 

Nhóm bài viết về bệnh Cúm trên heo

- Virus cúm lợn trên đàn heo nái – Điểm kiểm soát bệnh: link

- Bệnh cúm lợn (cúm heo) trong chăn nuôi công nghiệp (Swine Influenza): link

 

Nhóm bài viết về bệnh E.coli

- Phát hiện chủng virus mới gây bại liệt trên heo con: link

- Chẩn đoán - điều trị bệnh E.coli trên heo con theo mẹ: link

- 10 nguyên nhân gây bùng phát bệnh E.coli trong chuồng heo nái đẻ: link

 

Nhóm bài viết về bệnh Glasser

- Bệnh Glasser trên heo – cập nhật mới nhất.: link

- Bệnh Glasser trên heo (viêm đa xoang): link

 

Nhóm bài viết vê bệnh PED

- Những thay đổi về an toàn sinh học trại heo nhằm hạn chế bệnh PED: link

- Dịch tiêu chảy cấp trên heo (Porcine Epidemic Diarrhoea - PED): link

 

Nhóm bài viết về bệnh Salmonella

- Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis) trên heo: link

- Một ca bệnh thực tế ở trại heo thịt: Salmonella và PVC2  gây ra trên heo thịt: link

 

Nhóm bài viết về bệnh Tiêu chảy trên heo con

- Phát hiện loại virus mới gây bệnh tiêu chảy trên heo con tại Trung Quốc: link

- Tiêu chảy ở heo con - Một vấn đề phổ biến cần được kiểm soát: link

- 5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con - giải pháp quản lý!: link

- Heo bị tiêu chảy - nguyên nhân tiêu chảy ở heo con cai sữa: link

- Heo con bị tiêu chảy - nguyên nhân heo con bị tiêu chảy: link

 

Nhóm bài viết về bệnh Suyễn

- Bệnh Suyễn lợn (heo) - lời giải nào cho người chăn nuôi!: link

 

Nhóm bài viết về hiện tượng Phù

- Ca bệnh thực tế tại trại: Bệnh phù trên heo thịt 70-80kg (p2): link

- Ca bệnh thực tế tại trại: Bệnh phù trên heo thịt 70-80kg (p1): link

- Ca bệnh thực tế - Bệnh phù thũng trên heo con cai sữa: link

- Nghiên cứu kiểm soát bệnh E.coli sưng phù trên heo: link

- Xử lý triệu chứng thần kinh, sưng phù đầu ở heo: link

 

Nhóm bài viết về biểu hiện Ngộ độc

- Heo ngộ độc muối - Thiệt hại âm thầm ở trang trại: link

- Nguyên nhân gây cho heo bị ngộ độc thường gặp: link

- Bệnh mới trên heo con: Hội chứng bào thai heo nhiễm độc rượu: link

 

Nhóm bài viết về hiện trượng MMA trên heo nài

- Hội chứng Viêm tử cung - Viêm vú - Mất sữa (MMA) ở heo nái: link

 

Nhóm bài viết về bệnh sảy thai truyền nhiễm do Brucella

-  Góc nhìn tổng quan về bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên heo do Brucella: link

 

Nhóm bài viết về bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF

- Nghiên cứu Vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi - ASF đạt bảo hộ 92% trên heo rừng: link

- Khi nào bệnh dịch tả heo châu phi (ASF) sẽ có vaccine?: link

- Ca bệnh lâm sàng của bệnh Dịch tả heo châu phi ở một trại Trung Quốc: link

- 20 lý do mà cả châu Á và Việt Nam phải lo ngại bệnh Dịch tả Heo châu Phi (ASF): link

- Thực nghiệm chứng minh: Ruồi có thể truyền lây virus ASF: link

 

Nhóm bài về hội chứng Hô hấp phức hợp trên heo - PRDC

- Bệnh hô hấp phức hợp trên heo - PRDC: link

 

Nhóm bài về bệnh Giun trên heo

- Bệnh Giun tròn trên heo: link

 

Nhóm bài về Bệnh bại liệt trên heo do teschovirus

- Bệnh bại liệt trên heo do teschovirus: link

 

Nhóm bài về các bệnh gây mụn nước trên heo

- Bệnh mụn nước trên heo (Vesicular Disease) do một loại virus mới: link

 

Nhóm bài về các vấn đề bệnh lý khác:

- Lựa chọn vaccine phù hợp cho heo: link

- Tại sao heo của tôi bị vàng da?: link

- Heo con run bẩm sinh và những điều có thể bạn chưa biết [Video]: link

- Heo nái bị tổn thương ở vùng vai và những điều bạn nhất định phải biết: link

- Mất da bẩm sinh trên heo?: link

- Heo con bị què do mắc hội chứng Splayleg: link

- Báo động cấp quốc gia - Đan Mạch phát hiện hàng loạt heo nái loét dạ dày: link

- Bệnh hoại tử tai trên heo – giải mã những bí ẩn: link

- Hướng xử lý khi heo con bị chảy máu ở rốn: link

- Tìm thấy gen kháng Colistin mới ở Trung Quốc: link

- Đánh giá mức độ viêm phổi ở heo bằng phương pháp chấm điểm phổi: link

- Kỹ thuật nuôi heo nái - Các nguyên nhân gây què ở heo nái: link

- Nguyên nhân gây ho ở Heo: link

- Hiện tượng sa trực tràng trên đàn heo công nghiệp: link

......

 

Về kỹ thuật chăm sóc và chăn nuôi heo có thể tham khảo tại đây: link, Với nhóm thông tin này, VietDVM cũng có nhiều nội dung để chúng ta tham khảo. Đặc biệt là các kỹ thuật cần thiết trong mỗi trang trại chăn nuôi.

Các chủ đề được nhiều người quan tâm:

 

Nhóm chủ đề về An Toàn Sinh Học:

- An toàn sinh học: Chú ý lối đi trong trang trại: link

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong giám sát quy trình an toàn sinh học: link

- An toàn sinh học đối với những trại chăn nuôi nhỏ lẻ như thế nào?: link

- 05 sai lầm về an toàn sinh học trong trại heo: link

- An toàn sinh học trong trang trại chăn nuôi của bạn đã thực sự tốt chưa?: link

- Kiểm soát an toàn sinh học trong bệnh Lở mồm long móng (FMD): link

 

Nhóm chủ đề về chăm sóc heo cai Sữa

- Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P6): link

- Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P5): link

- Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P4): link

- Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P3): link

- Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P2): link

- Chăm sóc heo con từ khi sinh đến khi cai sữa (P1): link

- Đường ruột heo con nhà bạn có thực sự khỏe?: link

- Vì sao heo cắn tai, cắn đuôi nhau: link

- Các bước cai sữa cho heo: link

- Chăm sóc heo con sau cai sữa thành công bằng những việc đơn giản: link

 

Nhóm chủ đề về Stress nhiệt (chống nóng) cho heo

- Ba bước đơn giản phòng chống nóng cho heo: link

- Làm thế nào để giảm stress nhiệt cho heo?: link

- Cách cung cấp đủ nước cho heo?: link

- Cho heo uống nước như thế nào là phù hợp?: link

- Heo nái giảm khả năng sinh sản vào mùa hè: link

- Giảm thiệt hại chăn nuôi do ảnh hưởng của thời tiết theo mùa: link

 

Nhóm bài viết về kiếm soát năng suất trại heo

- Trước khi cai sữa – thời điểm vàng trong chăn nuôi heo nái: link

- Một số lưu ý giúp cải thiện năng suất chăn nuôi heo cho trại (P2): link

- Năng suất trại heo nhà bạn đang tốt hay không? (P1): link

- Tại sao năng suất trại heo nái của tôi đi xuống?: link

- [Video] 5 lời khuyên thiết thực giúp heo hậu bị và heo nái gia tăng sự hưng phấn: link

- Kiểm soát động dục trên heo nái bình thường và heo nái có vấn đề: link

- Các biện pháp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo (P2): link

- Các biện pháp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo (P1): link

- Mẹo duy trì trạng thái hưng phấn trong thụ tinh nhân tạo cho heo: link

- Quản lý năng suất heo nái sinh sản với 19 chỉ số: link

 

Nhóm bài viết về việc Úm heo

- Quản lý dịch bệnh trong giai đoạn úm heo: link

- Kỹ thuật chăm sóc heo con giai đoạn theo mẹ: link

- Úm heo trong mùa lạnh: link

 

Nhóm bài viết về tuổi cai sữa cho heo con

- Tuổi cai sữa tốt nhất cho heo con là lúc nào? (Phần 3): link

- Tuổi cai sữa tốt nhất cho heo con là lúc nào? (Phần 2): link

- Tuổi cai sữa tốt nhất cho heo con là lúc nào? (Phần 1): link

- Tại sao ngày cai sữa cho heo nên từ 21 ngày trở đi?: link

 

Nhóm bài viết về Vaccine

- Lịch vaccine cho heo nái dạ: link

- Lịch vaccine cho heo thịt: link

- Lịch vaccine cho heo nái hậu bị: link

 

Nhóm bài viết về tự trộn thức ăn chăn nuôi

- Lợi ích khi sử dụng cám trộn trong chăn nuôi: link

- Màu thịt heo đẹp - giá bán cao hơn: link

- Thức ăn chăn nuôi tự trộn - xu hướng phát triển tại thị trường chăn nuôi Việt Nam: link

 

Nhóm bài viết về các mẹo nhỏ trong chăn nuôi

- Mẹo – Chế muỗng xúc thức ăn chăn nuôi tiết kiệm, hiệu quả: link

- [Mẹo] – Sử dụng thẻ nái nhiều màu để quản lý heo nái: link

- Mẹo nhỏ chăn nuôi heo: “hộp tăng nhiệt độ” cho heo con sơ sinh: link

- Mẹo nhỏ chăn nuôi heo nái: Bảo vệ núm vú heo nái từ lúc 1 ngày tuổi: link

- Mẹo nhỏ trong chăn nuôi heo: link

- Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]: link

- Mẹo chăn nuôi heo – giảm stress trên heo nái trước khi sinh bằng giấy vụn: link

- Kỹ thuật nuôi heo nái: Các đường cấp thuốc hiệu quả cho heo: link

- Kỹ thuật nuôi heo con: mẹo bảo vệ khớp gối bằng thạch cao: link

- Mẹo nhỏ cải tiến xilanh tự động trong chăn nuôi: link

- Mẹo chăm sóc heo con: dùng dây rút nhựa để buộc dây rốn cho heo: link

 

Nhóm bài viết về Hoomon và ứng dụng trên heo Nái

- Ứng dụng hormone sinh sản trong quản lý và tăng năng suất đàn heo nái - p2: link

- Ứng dụng hormone sinh sản trong quản lý và tăng năng suất đàn nái - p1: link

- Vai trò của các hormone sinh sản trong quản lý Heo nái: link

- Heo nái - Chu kỳ sinh sản của Heo nái: link

 

Nhóm bài viết về việc bổ sung Sắt

- Bổ sung sắt cho heo con bao nhiêu là đủ?: link

- Nghiên cứu mới về bổ sung Vitamin D3 cho heo: link

 

Nhóm bài viết về trại Nái và chăm sóc heo Nái

- Gắn thẻ tai cho heo và những điều bạn chắc chắn phải biết?: link

- Các thông số trại nái: link

- Cắt móng có thể giúp heo nái sống lâu hơn: link

- Nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi heo sinh sản giai đoạn mang thai: link

- Nghiên cứu mới về việc bú sữa của heo con: link

- Các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh: link

- Kỹ thuật nuôi heo nái - Các bước xử lý khi heo nái đẻ: link

- Dinh dưỡng cho heo nái nuôi con: link

 

Nhóm bài về hạch toán chăn nuôi

- Hạch toán kinh tế chăn nuôi heo thịt công nghiệp trại 1000 con: link

 

Nhóm bài viết về heo Đực

- Tầm quan trọng và kỹ thuật huấn luyện heo đực giống nhảy giá: link

 

Nhóm bài viết về các thông tin kỹ thuật khác

- Một số quy định về sản phẩm thức ăn hỗn hợp cho heo: link

- Dinh dưỡng Protein cho heo thịt: link

- 7 công ty chăn nuôi heo có số heo nái lớn nhất thế giới: link

- 5 quốc gia có đàn heo lớn nhất thế giới: link

- Nghiên cứu mới: giảm mầm bệnh bằng công nghệ ion hóa hạt tĩnh điện: link

- Chăn nuôi heo thế giới sẽ ra sao vào năm 2030?: link

- Quản lý tiểu khí hậu chuồng nuôi trong chăn nuôi heo: link

................

 

Nhóm bài viết về phòng thí nghiệm trên heo

- Dexamethasone tác dụng tới vaccine Circo và Suyễn như thế nào?: link

- Phương pháp Multiplex RT-PCR - phát hiện nhanh bệnh tai xanh: link

 

Nhóm bài viết về chuồng trại chăn nuôi heo

- Mô hình 3D chuồng sàn cho heo nái đẻ (kiểu mới): link

- Dự toán thiết kế xây chuồng heo 30 nái: link

- Mô hình 3D trại 30 nái: link

- Mô hình trại chăn nuôi heo thịt công nghiệp: link

- Mô hình chuồng sàn cho heo cai sữa: link

- Các yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công khi xây dựng một trang trại heo mới?: link

...........

 

và còn rất nhiều chủ đề khác, chủ trang trại, bác sỹ thú y có thể tham khảo trực tiếp trên website: vietdvm.com hoặc liên hệ với chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích và thiết thực

 

VietDVM team

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng với sản lượng ước tính 10,55 tỷ USD và cần tới 25 – 26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi vào năm 2020 (Theo báo cáo của Grand View Research), thế nhưng tại thời điểm hiện tại doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí một số doanh nghiệp đang cắt giảm công suất, thu hẹp thị phần. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thị trường không ổn định trong hơn 2 năm vừa qua. Đồng thời năm 2019 khi bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng của nhiều doanh nghiệp.

Thị trường thức ăn chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn
Thị trường thức ăn chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn

 

Trong bối cảnh đó, VietDVM có cơ hội được trao đổi với ông Christophe Cuillaume - Tổng giám đốc ADM Việt Nam về những nhận định chung về thị trường cũng như những đánh giá về thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Buổi trao đổi được diễn ra trong buổi lễ khánh thành máy thức ăn chăn nuôi ADM - Hòa Mạc, đây là nhà máy thứ 05 của Tập đoàn ADM tại Việt Nam.

Ông Christophe Cuillaume tổng giám đốc ADM Việt Nam
Ông Christophe Cuillaume tổng giám đốc ADM Việt Nam

PV: Ông có thể cho biết tình hình chung của ngành chăn nuôi thế giới sẽ có diễn biến gì trong thời gian tới, ảnh hưởng có nó tới nền chăn nuôi Việt Nam như thế nào?

 

Ông Christophe Cuillaume: Thật khó cho tôi vì khó có thể biết những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng tôi đảm bảo rằng thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Thị trường Nam Á sẽ chịu sự ảnh hưởng của thị trường Nam Mỹ. Các nước Nam Mỹ sẽ tìm hiểu nhu cầu về thị trường thịt heo và gia cầm cũng như nhu cầu của Trung Quốc. Bởi vì như các bạn đã biết, chúng ta và nhiều nước Nam Á khác đang phải đối mặt với bệnh dịch tả heo châu phi (ASF và các họat động về thịt heo đang mất cân bằng và đã giảm tới 40-50%. Nhưng đây là cơ hội bùng nổ cho thịt gia cầm vịt, gà và thủy sản, đây sẽ là nguồn cung cấp protein cho người dân.

 

PV: Với tình hình thị trường như trên, Ông có đánh giá gì về những biến động của thị trường Thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam?

 

Ông Christophe Cuillaume: Trên thực tế tại Việt Nam, ngành thức ăn chăn nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp xu hướng của thị trường châu Á và Đông Nam Á. Điều này có nghĩa, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo châu Phi. Chúng tôi dự kiến sẽ giảm khoảng 40% Nhưng đây là cơ hội rất tốt cho thị trường gia cầm, vịt, gà và cũng là cơ hội rất lớn của Thủy sản: Tôm và Cá

 

PV: Thời điểm này, ADM khánh thành nhà máy mới có những thuận lợi và khó khăn gì?

 

Ông Christophe Cuillaume: Tất nhiên rồi, khi mà chúng ta đang nói về bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF), nó sẽ có những ảnh hưởng. Nhưng như tôi đã nói, đây sẽ là cơ hội cho các loài khác; cơ hội bùng nổ cho vịt, gà và thủy sản. Vì vậy, nhà máy mới sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường, vật nuôi với những sản phẩm tân tâm của chúng tôi.
Về Nhà máy Hòa Mạc, đây là một vị trí rất gần các vùng chăn nuôi tập chung và vùng nguyên liệu. Với tất cả các lợi thế đó sẽ đảm bảo một khởi đầu thành công

 

PV: VietDVM cảm ơn ông, chúc ông sức khỏe và thành công

 

Sau đây là video phỏng vấn:

 

 

VietDVM team

Trung Quốc phát hiện biến chủng mới của virus gây bệnh giả dại trên heo – HeN1, chủng mới này được phát hiện tại những trại đã được tiêm phòng vaccine giả dại chủng cổ điển và đang tiếp tục lan rộng. Thông tin mới này đã được các các nhà khoa học Trung Quốc công bố vào đầu tháng 11/2019 vừa qua.

Heo con mắc bệnh giả dại Aujeszky
Heo con mắc bệnh giả dại Aujeszky

 

Virus gây bệnh giả dại cổ điển đã tồn tại ở Trung Quốc nhiều năm, tới năm 2011 nước này cũng phát hiện một biến chủng của virus này. Những đánh giá tại thời điểm đó cho thấy biến chủng mới được phát hiện gây thiệt hại nặng nề hơn cho người chăn nuôi heo, tỷ lệ chết tăng cao và số heo mắc bệnh cũng tăng. Chủng virus mới này được phát hiện gây bệnh trên cả những đàn đã được tiêm phòng vaccine (vaccine trước đó đã được thử nghiệm đảm bảo bảo hộ được đàn heo trược virus gây bệnh giả dại cổ điển)

 

Tới năm 2013, những thông tin đầu tiên của biến chủng này được công bố ra bên ngoài. Sau vài tháng, biến chủng này đã được tìm thấy ở 9 tỉnh của Trung Quốc, và theo một số thông tin gần đây biến chủng này đã lan rộng tới hơn 20 tỉnh của nước này. Hiện tại vaccine phòng bệnh giả dại (cổ điển) trên heo không bảo hộ được biến chủng này.

 

 

Bệnh giả dại trên heo hay còn gọi là Aujeszky (Morbus Aujeszky) do 1 loại virus thuộc họ herpes gây ra, có thể lây nhiễm cho chó, mèo và nhiều loài động vật có vú khác. Chủng giả dại mới này cũng có thể đã lan sang heo rừng. Heo rừng là loại nhạy cảm với bệnh và điều này gây quan ngại rằng biến chủng này có khả năng lây sang người. Hơn thế nữa, mầm bệnh có thể tồn tại lâu dài trong thức ăn, đây cũng một đường truyền lây khác rất đáng quan ngại.

 

Hy vọng những nhà nghiên cứu bệnh học sẽ sớm làm sáng tỏ những ẩn số này và nhanh chóng có những chiến lược giúp đàn heo chống lại biến chủng giả dại – HeN1.

 

VietDVM team

Theo Bloomberg, người dân Việt Nam có thể có không được thưởng thức các món ăn truyền thống, liên quan đến thịt lợn, vào dịp Tết Nguyên đán này, khi dịch tả lợn châu Phi đã cắt giảm đàn gia súc và gây ra tình trạng thiếu hụt trên toàn Việt Nam.

 

Trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung và hạ nhiệt đà tăng của giá thịt lợn, vốn góp phần khiến lạm phát gia tăng, chính phủ các đã yêu cầu các bộ tăng cường nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn cao điểm năm mới.

Một người phụ nữ đang cân nhắc mua hàng tại quầy đông lạnh một cửa hàng tạp hóa tại TP.HCM. Ảnh: Bloomberg.
Một người phụ nữ đang cân nhắc mua hàng tại quầy đông lạnh một cửa hàng tạp hóa tại TP.HCM. Ảnh: Bloomberg.

Thị trường có thể sẽ thiếu hụt 200.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 11 đến cuối tháng 1.2020, theo ước tính của Chính phủ.

 

Sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn đồng nghĩa với việc nhập khẩu có thể sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ nhập khoảng 15.000 tấn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Việt Nam có thể sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia cũng coi thịt lợn là lẽ sống, trong nhập khẩu mặt hàng này nhằm giúp duy trì giá cả.

 

 

Tuy nhiên, việc nhập khẩu thịt lợn cũng chưa hẳn là một giải pháp tốt. Thịt nhập khẩu thường là đông lạnh, và mà đại bộ phận người dân Việt Nam thì không thích điều này.

 

Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc điều hành của Công ty Xuất nhập khẩu Hồng Linh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu chỉ chiếm 2% lượng tiêu thụ”.

Một sạp thịt lợn tại một ngôi chợ ở Hà Nội. Ảnh: Bloomberg
Một sạp thịt lợn tại một ngôi chợ ở Hà Nội. Ảnh: Bloomberg

Theo các nhà phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh có thể được dành cho các bếp ăn công nghiệp. Các nhà phân tích của công ty chứng khoán có trụ sở tại Hà Nội, nhận định rằng tác động của dịch tả lợn châu Phi có thể sẽ không kéo dài lâu. Nhập khẩu thịt lợn được dự báo sẽ trở lại mức ổn định 0,5% nhu cầu thịt vào cuối năm 2020 và sẽ tăng lên khoảng 3-4% vào năm sau đó, các nhà phân tích cho biết thêm.

 

Nguồn cung cấp lợn hiện hầu hết đến từ các trang trại và công ty lớn vì hoạt động nuôi lợn của các hộ gia đình ở các khu vực bị ảnh hưởng hầu như đã bị ngưng lại, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giá thịt lợn tháng này đã tăng lên 80.000 đồng/kg, tăng gần 30% so với một năm trước vì thiếu hụt, ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết.

 

Dịch tả lợn châu Phi bắt đầu bùng phát tại Việt Nam vào tháng 2, khiến cho 5,9 triệu con lợn chết hoặc bị thiêu hủy tới giữa tháng 11. Tổng nguồn cung thịt lợn ước tính sẽ giảm 4% xuống còn 5,14 triệu tấn trong năm nay, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sản lượng thịt lợn có thể giảm 10% so với một năm trước, tương đương 380.000 tấn.

 

Nguồn tin: Báo Nhịp Cầu Đầu Tư 
Tác giả:  Minh Đức (theo Blooberg)

Phòng khám thú y Red có địa chỉ tại:  104A Nguyễn Súy, P. Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM  thông báo tuyển Bác sỹ thú y.

Phòng khám thú y RED tuyển dụng
Phòng khám thú y RED tuyển dụng

Yêu cầu: 

- Yêu thích chó mèo

- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành chăn nuôi thú y, bác sĩ thú y, dược thú y

- Có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, có trách nhiệm với công việc.

- Có tinh thần học hỏi, tự giác

 

Công việc và mức lương sẽ được trao đổi cụ thể trong buổi phỏng vấn.

Có hỗ trợ chỗ ở cho các bạn ở tỉnh.

 

Yêu cầu hồ sơ: Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe (cấp huyện trở lên), bản sao CMND, bản sao các văn bằng và chứng chỉ liên quan.

Rất mong được hợp tác với các bạn yêu nghề và có nguyện vọng gắn bó lâu dài.

 

Thông tin liên hệ

Mọi chi tiêt xin liên hệ: 0965 535 267 ( Anh Trí )

Địa chỉ nhận hồ sơ: 47 Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM.

Nộp hồ sơ online: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Thông tin thêm về hệ thống phòng khám
  • CS1: 104A Nguyễn Súy, Tân Quý, Tân Phú
  • CS2: 17 Lê Văn Quới, Bình Trị Đông, Bình Tân
  • CS3: 214 Nguyễn Văn Luông, P.11, Quận 6
  • CS4: 47 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12

 

Thông tin được chia sẻ 
Phòng khám thú y RED

Hầu hết doanh nghiệp và hiệp hội chăn nuôi dự báo giá heo tiếp tục tăng do nguồn cung thiếu hụt, trong khi một lượng lớn bị "tuồn" qua Trung Quốc.

 

Một doanh nghiệp chuyên cung cấp thịt heo ở TP HCM cho biết, đàn heo ở trang trại của doanh nghiệp ông đã cạn, các trại nuôi trong dân cũng không còn nhiều nên ông buộc phải nhập thêm heo từ những doanh nghiệp đối thủ.

 

Cũng chính vì khan hiếm nên khi đặt mua, doanh nghiệp của ông buộc phải chịu thêm 2 giá. "Lần đầu, doanh nghiệp cung cấp báo giá heo hơi 61.500 đồng một kg, nhưng khi đặt mua chúng tôi phải trả giá 63.500 đồng. Mỗi đợt nhập là mỗi đợt tăng và chưa bao giờ chúng tôi mua được ở mức giá báo trước đó", doanh nhân này nói và nhận định nguồn cung thịt heo đang thiếu là có thật. Tuy nhiên, khó có thể thống kê cụ thể vì mô hình chăn nuôi ở Việt Nam còn manh mún, tự phát và chưa theo hệ thống.

Nguồn cung thịt heo đang cạn
Nguồn cung thịt heo đang cạn

Cũng xác nhận nguồn cung thịt heo không còn dồi dào như trước, đại diện Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cho biết đang gặp nhiều khó khăn khi giá heo liên tục tăng cao.

 

"Nguồn heo nuôi của công ty chỉ đáp ứng cho nhà máy được khoảng 10%, nên phụ thuộc khá nhiều vào thị trường. Để mua được heo, công ty buộc phải trả giá cao nhưng cũng chỉ giết mổ ở giới hạn 1.200 con một ngày. Nếu giết mổ nhiều, công ty dễ thua lỗ vì giá heo hơi bình ổn đang thấp hơn so với thực tế", vị này nói và cho biết hiện giá heo hơi tại trang trại của một đối tác báo là 68.500 đồng một kg, nhưng khi mua thì giá chính thức hôm nay lên tới 73.500 đồng.

 

Là doanh nghiệp cung cấp nguồn cung heo hơi lớn trên thị trường, đại diện CP Việt Nam khẳng định, dịch bệnh lan rộng khiến giá cả leo thang do nguồn cung thiếu hụt. "Chúng tôi không dám đưa ra con số thiếu hụt cụ thể nhưng nguồn heo cho thị trường hiện nay không nhiều. Dù công ty đã tăng 10% lượng heo cung ứng, nhưng nhu cầu thị trường vẫn khá lớn. Trong khi đó, nhiều trang trại vừa và nhỏ không dám tái đàn khiến nguồn heo càng giảm", đại diện CP nói và cho hay mỗi ngày công ty bán ra thị trường 16.000 - 17.000 con

 

Theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khẳng định giá thịt heo đang vận động theo cung – cầu thị trường. Trên thực tế, ngoài con số 5,9 triệu con bị tiêu hủy do dịch bệnh được công bố, thì số lượng heo "bán đổ bán tháo" chạy dịch trước đó cũng lên tới hàng triệu con. Ngoài ra, nhiều hộ chăn nuôi có heo dịch bệnh còn tự tiêu hủy và chôn lấp tại trang trại. Số khác đã ngưng tái đàn để chuyển qua chăn nuôi gia cầm. Do đó, theo ông Công nếu chỉ lấy số lượng 5,9 triệu con heo tiêu hủy để dự báo cho lượng heo thiếu hụt của thị trường là thiếu chính xác và con số này có thể tăng gấp 2 - 3 lần.

 

"Hiện nay, số lượng găm hàng giữ giá có nhưng không nhiều. Bởi, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia chiếm 50% nguồn cung thịt heo cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, vì lâm vào cảnh dịch bệnh nên lượng heo giảm", ông Công nói và dẫn chứng, giá heo hơi của Trung Quốc hôm qua (19/11) ở mức 13 -15 triệu đồng một tạ, chênh gấp đôi so với giá heo hơi Việt. Trong khi đó, từ trước tới nay Việt Nam vẫn xuất heo qua Trung Quốc bằng tiểu ngạch. Do đó, khó có thể khẳng định thương lái không gom heo sang Trung Quốc khi mà giá chênh lệch quá lớn. Hiện miền Bắc giáp ranh Trung Quốc, trong khi đó vùng này chịu thiệt hại nặng nề của dịch bệnh nên khi heo trong vùng khan hiếm mà hàng lại "dành" cho xuất tiểu ngạch thì vô tình đẩy giá lên cao.

 

Trong khi doanh nghiệp, hiệp hội lo lắng về thiếu nguồn cung, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, vẫn khẳng định nguồn cung sẽ ổn định trong thời gian tới. Theo ông, giá heo bình quân vẫn đang ở mức 68.000 - 75.000 đồng một kg. Một số nơi tăng tới 80.000 đồng chỉ là tăng cục bộ ở một vài cơ sở nhỏ lẻ không đáng kể. Sở dĩ có sự khác nhau này là do nguồn cung chưa đồng đều.

 

Ông Dương cho biết, Bộ đang đưa ra các giải pháp để giúp ổn định nguồn cung giữa các vùng, như khuyến khích đưa heo từ những nơi dồi dào tới nơi khan hiếm để tránh tăng giá đột biến; chỉ đạo cho tái đàn. Song song đó, bổ trợ thêm nguồn cung từ các loại thực phẩm khác. Cụ thể, nguồn cung gia cầm tăng 13,5%, gia súc ăn cỏ tăng 4,2-4.5%, thủy hải sản tăng 6,5%. Do đó, theo ông Dương, thời gian tới nguồn cung có thiếu nhưng không nhiều và giá cũng sẽ không tăng đột biến.

 

Tại cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành về bình ổn giá trong bối cảnh giá thịt lợn đang tăng cao hôm 18/11, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Bộ, ngành cần nhận định sát, đúng tình hình, tránh cực đoan duy ý chí hoặc phức tạp hóa vấn đề, tạo lạm phát kỳ vọng. Bởi, theo ông Huệ "không ai gói bánh chưng bằng thịt gà, thịt dê". Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có chủ quan quá không khi nói không thiếu hụt nguồn cung?

 

Phó Thủ tướng khẳng định giá thịt lợn đã tăng 18,64% vượt cả dự báo từ đầu năm 2019, nhất là xuất hiện tình hình phức tạp về đầu cơ thịt lợn. Một bộ phận thương lái, đầu nậu liên kết với cơ sở chăn nuôi găm hàng và đẩy giá lên cao so với thực tế, dẫn tới người sản xuất không được lợi mấy, chỉ nhóm trung gian được lợi.

 

Nhận định nguồn cung thịt lợn trong nước thiếu hụt, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Nông nghiệp nhanh chóng công bố tình trạng và đưa ra các giải pháp đáp ứng cung - cầu, bù đắp thiếu hụt, nhất là trong dịp lễ, Tết khi nhu cầu thịt lợn tăng từ 25- 30% một ngày. Đặc biệt, Bộ phải dự đoán nhu cầu thịt lợn và nguồn cung của từng tháng từ nay tới Tết Nguyên đán Canh Tý; báo cáo Chính phủ kế hoạch để bù đắp nguồn cung và không để dư thừa nguồn cung trong thời gian tới.

 

Phần thiếu hụt, Phó thủ tướng giao Bộ Công Thương tính toán từng tháng, báo cáo Chính phủ nhập khẩu thêm từ nước ngoài, bảo đảm cung - cầu thịt lợn trong nước. Việc nhập khẩu thịt lợn làm sao phải vừa đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng, nhưng không ảnh hưởng đến người sản xuất.

 

Tác giả: Thi Hà   
Nguồn tin: Vnexpress

Ngày 19/11/2019 Tập đoàn Archer Daniels Midland (ADM) đã tổ chức buổi lễ khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 5 tại Việt Nam. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 4,6ha tại Khu công công nghiệp Hòa Mạc - Duy Tiên - Hà Nam với tổng vốn đầu tư 20 triệu Euro (hơn 22,1 triệu USD).

Nghi thức cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ADM Hòa Mạc
Nghi thức cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ADM Hòa Mạc

Tham dự Lễ khánh thành có đại diện lãnh đạo: Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, chính quyền tỉnh Hà Nam, ban quản lý khu công nghiệp và ban lãnh đạo Tập đoàn ADM toàn cầu, Công ty ADM Việt Nam và các đại lý, khách hàng, đối tác của ADM…

 

Phát biểu khai mạc buổi lễ ông Pierre Duprat, Chủ tịch nhóm ngành Dinh dưỡng vật nuôi - Tập đoàn ADM đã khẳng định “Chúng tôi rất tự hào về nhà máy mới tại Hòa Mạc. Nhà máy này cho phép chúng tôi phục vụ khách hàng tốt hơn cũng như tiếp tục cải tiến quy mô vận hành.”

Ông Pierre Duprat phát biểu khai mạc buổi lễ
Ông Pierre Duprat phát biểu khai mạc buổi lễ

Nhà máy ADM Hòa Mạc được xây dựng trên diện tích 4,6 ha bao gồm 1 khu vực sản xuất, 3 kho dự trữ nguyên liệu thô và thành phẩm, khu văn phòng và 1 khu xuất hàng. Nhà máy sản xuất các loại thức ăn chủ yếu cho lợn, gia cầm và thỏ với công nghệ hiện đại như vận chuyển nguyên liệu thô trong hệ thống ống kín bằng khí nén, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo và vấn đề xử lý bao bì; hệ thống cân vi lượng tự động đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng chính xác trong từng sản phẩm; dây chuyền đóng bao tự động và robot xếp hàng nhằm duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và khả năng truy xuất nguồn gốc. Với công nghệ dẫn đầu kết hợp cùng kinh nghiệm, nhà máy sẽ đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày tăng của khách hàng. Nhà máy dự kiến tuyển dụng khoảng 200 nhân viên thời vụ và cố định, giúp tạo việc làm ổn định cho người dân và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Toàn cảnh nhà máy thức ăn chăn nuôi ADM Hòa Mạc
Toàn cảnh nhà máy thức ăn chăn nuôi ADM Hòa Mạc
Cánh tay robot và máy đóng bao tự động của nhà máy
Cánh tay robot và máy đóng bao tự động của nhà máy

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã chúc mừng ADM với những thành tựu trong hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam. Ông Dương chia sẻ “Tôi xin ghi nhận và đánh giá cao các sản phẩm thức ăn chăn nuôi , con giống và các mô hình hợp tác của công ty với người chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua. Hi vọng, thời gian ngắn nhất, bằng năng lực về công nghệ cao, quản trị tiên tiến và tiềm lực lớn mạnh của mình, Tập đoàn ADM sẽ đầu tư mạnh và toàn diện hơn nữa vào lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam, trước tiên là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của thức ăn chăn nuôi ”

 

Thông tin về tập đoàn ADM
  • Tập đoàn Archer Daniels Midland (tên gọi trên Sàn giao dịch chứng khoán New York – NYSE: ADM) là tập đoàn hàng đầu thế giới về dinh dưỡng vật nuôi, cung cấp axit amin, phụ gia, nguyên liệu, công thức premix theo yêu cầu và thức ăn hoàn chỉnh cho thị trường vật nuôi, thủy sản và thú cưng.
  • Tại Việt Nam ADM hiện có 900 nhân viên, với 05 nhà máy sản xuất TACN, 02 trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D), 09 kho trung chuyển, 02 trung tâm hỗ trợ 02 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật (01 trung tâm hỗ trợ chăn nuôi ở khu vực Đông Nam và 01 trung tâm phục vụ việc nuôi trồng thủy sản dọc sông Mê Kông phía Tây Nam), và 01 phòng thí nghiệm phân tích.
  • Xem thêm thông tin về ADM tại: www.adm.com.

 

 VietDVM team

Xu hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi tự trộn cho gà đẻ với mục tiêu giảm chi phí giá thành đang hình thành, nguyên nhân được cho rằng giá thành thức ăn hỗn hợp công nghiệp đang ở mức cao. Người chăn nuôi khó kiểm soát được giá thành loại thức ăn này.

 

Trong bài viết trước “Giảm chi phí khi chăn nuôi gà đẻ bằng TACN tự trộn” VietDVM đã cùng với các bạn tìm hiểu về lợi thế về giảm chi phí thức ăn bằng việc sử dụng thức ăn tự trộn cho gà đẻ. Trong bài viết cũng có nhắc tới sự chênh lệch giá thành giữa 2 loại thức ăn đồng thời cũng nói đến một số ưu nhược điểm của mỗi loại. Nếu chỉ đọc bài viết đó chúng ta thấy rằng sử dụng thức ăn chăn nuôi tự trộn cho gà đẻ sẽ giảm được rất nhiều chi phí đồng thời gia tăng được khá nhiều lợi nhuận cho trang trại.

 

Tuy nhiên để các trang trại chăn nuôi gà đẻ có thể tự trộn thức ăn từ những nguyên liệu có sẵn tại địa phương lại là điều không hề dễ dàng với mỗi chủ trại. Khó khăn từ việc lựa chọn nguyên liệu, công thức, cách thức thực hiện, máy móc, kiểm soát chất lượng … tất cả những khó khăn trên có thể được giải quyết chỉ với 4 bước sau đây, mỗi trại gà đẻ có thể có 1 công thức thức ăn phù hợp với giá thành hợp lý.

Sử dụng thức ăn tự trộn tại trại
Tự trộn thức ăn chăn nuôi tại trại chăn nuôi gà đẻ

Bước 1: Chọn lọc và kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Để xây dựng được khẩu phần thức ăn đáp ứng được nhu cầu của gà đẻ chúng ta cần phải nắm vững giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu dự kiến lựa chọn phối chế.

 

Một vài điểm cần lưu ý trong lựa chọn nguyên liệu:

 

- Nguồn năng lượng: Khi cần các thức ăn có năng lượng cao thì chủ yếu là hạt ngũ cốc như ngô, mì(sắn), cám gạo .... Cần lưu ý đến hàm lượng xơ của thức ăn. Nếu xơ nhiều sẽ làm giảm sự ngon miệng và độ tiêu hóa thức ăn.

 

- Nguồn protein: Nguồn protein cung cấp tốt nhất cho gà thường được sử dụng là đậu tương hoặc khô đậu.. Tuy nhiên để giảm giá thành và cân đối acid amin thiết yếu, nên phối chế thức ăn từ nhiều nguồn protein.

 

- Nguồn vi lượng: Khoáng, vitamin và các chất vi lượng khác có thể có ở trong các loại thực vật (vitamin), Khoáng có thể có ở các loại vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứng…. với nguồn này hiện nay đã có các sản phẩm thương mại.

 

- Độc tố: Một điểm cần lưu ý khi sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thường có độc tố hoặc chất kháng dinh dưỡng, do đó việc xử lý các nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào phối chế thức ăn là cần thiết, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các chất này đến sinh trưởng, sức khỏe và cả chất lượng của sản phẩm nuôi sau này.

 

- Biến đổi thành phần sinh hóa: Một số tài liệu có công bố về giá trị dinh dưỡng của một số nguồn nguyên liệu, tuy nhiên trong sử dụng nên lưu ý là chất lượng của nguyên liệu biến động theo khu vực, mùa, kỹ thuật chế biến và bảo quản. Do đó nên phân tích lại thành phần sinh hóa của nguyên liệu trước khi phối chế thức ăn.

 

- Premix và các acid amin: đây là sản phẩm được các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt dành cho mỗi công thức và mỗi thành phần của công thức. Cần tham vấn ý kiến nhà sản xuất trước khi sử dụng cho vật nuôi.

Các nguyên liệu thường dùng cho thức ăn tự trộn
Các nguyên liệu thường dùng cho thức ăn tự trộn

Kiểm tra nguyên liệu

Trước khi lựa chọn nguyên liệu cho công thức và trước mỗi đợt sản xuất chúng ta cần kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu:

- Thành phần dinh dưỡng

- Nguồn nguyên liệu có sạch, có lẫn tạp chất.

- Nguồn nguyên liệu có đảm bảo an toàn

- Độc tố có lẫn trong nguyên liệu (đặc biệt độc tố nấm mốc)

- Giá thành

- ….

 

Kiểm tra định kỳ: việc kiểm tra, đánh giá định kỳ nguồn nguyên liệu giúp chúng ta có thể điều chỉnh, thay thế thành phần công thức giúp đảm bảo thức ăn luôn ổn định và phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của gà đẻ.

 

Trong việc lựa chọn nguyên liệu chúng ta cần chú ý tới việc luôn luôn tìm nguồn nguyên liệu mới, chất lượng tốt hơn, ổn định hơn, dễ dàng vận chuyển hơn, giá thành tốt hơn…

 

Bước 02: Xác định công thức

Sau khi đánh giá nguồn nguyên liệu tại địa phương và các nguồn cung cấp chúng ta có thể nghĩ tới việc xây dựng một công thức cho đàn gà đẻ.

 

Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ trang trại xây dựng công thức cũng như sử dụng Premix của công ty. Chúng ta cần lựa chọn những doanh nghiệp uy tín trên thị trường để hợp tác, đồng thời chúng ta cũng luôn có sự đánh giá về chất lượng và giá thành của sản phẩm để có thể điều chỉnh công thức hay thay đổi công thức nếu thấy nó không còn phù hợp.

 

 

Bước 03: Lựa chọn hình thức trộn thức ăn.

Việc tự trộn thức ăn cho gà đẻ tại trại sẽ được thực hiện như sau:

 

- Sau khi các nguyên liệu được xử lý (làm chín, làm khô, loại bỏ độc tố ..) sẽ được nghiền nhỏ

 

- Tỷ lệ các nguyên liệu được lấy theo công thức

 

- Trộn đều (giai đoạn này có thể thứ tự các nguyên liệu dược cho vào hỗn hợp chung khác nhau ở mỗi công thức)

 

- Có thể lựa chọn ép viên hoặc sử dụng trực tiếp cho gà

 

Với tiến trình như vậy chúng ta có thể thấy việc tự trộn thức ăn tại nhà không cần thiết phải có quá nhiều máy móc (với quy mô nhỏ), mà chúng ta có thể hoàn toàn tự trộn.

 

Bước 04: Bảo quản sản phẩm

Chúng ta nên sản xuất thức ăn cho gà theo ngày hoặc sản xuất 3-5 ngày để đảm bảo thức ăn luôn tươi mới tránh tình trạng thức ăn bị xuống cấp do điều kiện bảo quản không đạt.
Về việc bảo quản thức ăn chăn nuôi tự trộn tương tự như việc bảo quản thức ăn hôn hợp công nghiệp.

 

- Sử dụng bao 2 lớp (có lớp ni-lông bên trong) tránh ẩm mốc để đựng thức ăn.

 

- Sử dụng kho để bảo quản thức ăn tránh côn trùng và chuột

 

- Thức ăn thừa cần được thu lại và xử lý. Không cho gà ăn thức ăn cũ, ẩm mốc và mất mùi.

 

Trên đây là 4 bước cơ bản để có những sản phẩm thức ăn tự trộn cho gà đẻ tại nhà mà không tốn quá nhiều chi phí.

 

Sau khi có những sản phẩm đầu tiên chúng ta cần định kỳ kiểm tra đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp với đàn gà đẻ của trại. Khi trại có bất kỳ bất thường gì cần liên hệ ngay với người tư vấn công thức để có những điều chỉnh phù hợp.

 

Về thương hiệu Wisium
  • Để hiểu rõ hơn về thương hiệu Wisium và các dịch vụ mà thương hiệu này mang lại, mời quý bạn đọc tham khảo đoạn video trong link sau: link
  • Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
  • Mr. NGÔ Nhật Trường - Phòng Kỹ Thuật – Thương Mại WISIUM Việt Nam
  • E: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • W: www.wisium.com

 

 

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status