An toàn sinh học trong trang trại chăn nuôi của bạn đã thực sự tốt chưa?

| Ngày01/11/2017

An toàn sinh học trước giờ vẫn là một trong những chủ đề muôn thuở của ngành chăn nuôi cả thế giới. Tuy vậy, phần lớn các trang trại lại chưa thực sự thực hành tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học như yêu cầu. Vậy, làm thế nào để bạn có thể đánh giá được 1 trang trại đã làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học hay chưa?

 

Vấn đề của an toàn sinh học không nằm ở văn hóa mà nằm ở ý thức con người – là ý kiến của tiến sĩ Manon Racicot và cộng sự Vaillancourt, tác giả của bài viết này (bài viết tổng kết quá trình nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn sinh học trong một trang trại chăn nuôi bất kỳ).

 

Tại sao các trang trại chăn nuôi lại thất bại về vấn đề an toàn sinh học?

 

Lý do phổ biến đầu tiên là do niềm tin của con người, từ chủ trang trại cho đến công nhân làm việc trong đó, mọi người không tin rằng an toàn sinh học thực sự rất quan trọng đối với trang trại.

 

Các vạch kẻ dường như vô tác dụng trong thực tế.
Các vạch kẻ dường như vô tác dụng trong thực tế.

 

Từ việc không tin như trên nên mới dẫn đến các hệ quả như:

 

- Không đào tạo bài bản cho nhân viên làm việc trong trang trại dẫn đến kiến thức về an toàn sinh học của nhân viên rất kém.

 

- Hướng dẫn người khác thực hành an toàn sinh học nhưng bản thân mình thì không làm. Họ không coi bản thân mình là nguồn gây ô nhiễm vì họ nghĩ đó là trang trại của mình dù họ chính là những người bỏ tiền để đầu tư xây dựng hệ thống thực hành an toàn sinh học một cách rất bài bản. Việc này cũng giống như việc liên quan tới sức khỏe con người – người ta biết việc giữ gìn vệ sinh là cần thiết để giữ cho chúng ta không bị ốm nhưng không mấy quan tâm và hành động theo cho đến khi bản thân nhiễm bệnh.

 

Ở Canada và nhiều nước châu Âu khác, nhiều công nhân trong trại là người nước ngoài và không biết đọc tiếng anh, họ cũng không được đào tạo bài bản về kiến thức an toàn sinh học, không ai nói với họ tại sao lại phải làm như vậy và đồng thời trong quá trình làm việc tại trang trại, họ cũng không mấy khi thấy chủ trại thực hành an toàn sinh học.

 

Các hàng rào vật lý không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng tới hành động thực hành an toàn sinh học. Ví dụ như: thiếu biển báo thích hợp; thiếu vật tư, dụng cụ chăn nuôi; phân vùng chưa hợp lý (báo cáo thực tế cho thấy các vạch vôi kẻ trên sàn nhà dường như không có tác dụng. Một hàng rào vật lý tốt nhất nên là một cánh cửa hoặc ít nhất là một vách ngăn “giả”).

 

Hàng rào vật lý là vách ngăn “giả”.
Hàng rào vật lý là vách ngăn “giả”.

 

Tác giả bài viết còn cho biết hầu hết các sai lầm về an toàn sinh học có liên quan tới quy hoạch. Mà cụ thể là thiết kế khu vực chuyển tiếp từ khu vực “bẩn” sang khu vực “sạch” chưa hợp lý.

 

Các yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn sinh học cho biết trang trại của bạn có tiềm ẩn nguy cơ không?

 

1. Thời gian chuyến thăm.

 

2 tác giả bài viết cho biết, thực tế cho thấy thời gian thăm trại không ảnh hưởng nhiều tới an toàn sinh học của trại mà yếu tố ảnh hưởng chính là các giao thức, hành động trong quá trình thăm trại.

 

2. Quần áo.

 

Racicot, Vaillancourt – 2 tác giả của bài viết và các đồng nghiệp của họ cũng chỉ ra rằng quần áo là một nguồn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan bệnh nhưng nhiều trang trại lại không mấy ý thức được việc này.

 

3. Sổ ghi chép.

 

Việc ghi chép lại các hoạt động trong trại thực sự là một việc làm vô cùng cần thiết nhất là khi trại muốn đảm bảo an toàn sinh học tốt. Khi ghi chép lại mọi hoạt động, chúng ta có thể dễ dàng phân tích, nhìn nhận lại sau một quá trình dài liệu có chỗ nào chưa hợp lý hay không.

 

Hơn nữa khi phát sinh vấn đề, nhờ vào sổ ghi chép mà chúng ta cũng có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguyên nhân.

 

»› [Mẹo] – Sử dụng thẻ nái nhiều màu để quản lý heo nái.

 

4. Lắp đặt camera giám sát.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng việc sử dụng camera để giám sát xem nhân viên có thực hiện các biện pháp an toàn sinh học hay không là một việc làm không đem lại hiệu quả như mong muốn.

 

Mấu chốt vấn đề vẫn là bạn nên làm sao cho nhân viên họ hiểu và tự giác thực hiện chứ không phải giám sát, ép buộc.

 

 

5. Hợp tác giữa các trang trại trong cùng khu vực.

Nếu không có sự đoàn kết giữa các trang trại trong cùng một khu vực thì rất khó để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.

 

6. Điểm an toàn sinh học phù hợp?

 

Một bức ảnh phản ánh việc xác định điểm an toàn sinh học chưa thực sự hợp lý.
Một bức ảnh phản ánh việc xác định điểm an toàn sinh học chưa thực sự hợp lý.

 

7. Đào tạo nhân viên.

 

Mục tiêu là để mọi nhân viên đều có thể có đủ kỹ năng để phát hiện những khu vực có nguy cơ chứa và lây lan mầm bệnh.

 

Nhắc nhở nhân viên thường xuyên đến mức việc thực hành các biện pháp an toàn sinh học cũng quan trọng như các nhiệm vụ khác trong chuồng nuôi.

 

Luôn kiểm tra, đào tạo, nhắc nhở thường xuyên nhằm đảm bảo toàn bộ nhân viên đều thực hiện đúng, đủ các biện pháp an toàn sinh học trong trại.

 

Nhấn mạnh với toàn bộ nhân viên rằng các biện pháp an toàn sinh học mà họ thực hiện cần đảm bảo an toàn cho tới khi họ rời khỏi chuồng nuôi cho dù thời gian họ ở lại trong chuồng là bao lâu đi nữa.

 

Chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý cho người lao động trong việc đảm bảo an toàn sinh học và hướng dẫn họ cách đào tạo cho các nhân viên mới.

 

8. Hệ thống khử trùng.

Nên dán một tờ giấy trước cửa vào phòng khử trùng để mọi người biết mình cần thực hiện các hành động nào.

 

Ngoài ra nên bố trí mọi vật dụng trong phòng từ bồn rửa tay, ủng, quần áo…một cách hợp lý và dễ sử dụng.

 

 

9. Tuyển dụng nhân viên.

Chất lượng nhân sự là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn tới an toàn sinh học trong trại vì rõ ràng một đội ngũ nhân viên có ý thức tốt bao giờ cũng hiệu quả hơn một đội nhân viên có ý thức không tốt.

 

Theo nghiên cứu của Racicot và Vaillancourt cùng với nhà tâm lý học André Durivage cho thấy có 3 đặc điểm tính cách có liên quan đến mức độ tuân thủ quy tắc là: tính trách nhiệm, tính phức tạp và hành động định hướng.

 

Trách nhiệm thì rõ ràng rồi; “tính phức tạp” thường là những người có suy luận logic và sắp xếp cuộc sống một cách hợp lý. Những người này cũng thường áp dụng các chiến lược phức tạp để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Đây chính là những người phù hợp để thực hiện các biện pháp an toàn sinh học một cách chính xác.

 

Hành động định hướng là những người làm việc có mục tiêu, mục đích, kế hoạch.

 

Để phát hiện ra những ứng viên có các đặc điểm phù hợp, chúng ta có thể đặt các câu hỏi xoáy quanh 3 đặc điểm tính cách trên, xem biểu hiện thái độ của họ hay thậm chí kiểm tra cá tính và các thông tin về ứng viên thông qua mạng xã hội, internet.

 

Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên đầu tư thêm chi phí nếu đó thực sự là một nhân sự tốt, đạt chuẩn.

 

Thảo luận

 

10. Khách thăm trại.

Toàn bộ du khách thăm trại cần phải được giáo dục ngay tại chỗ về các biện pháp an toàn sinh học mà họ cần thực hiện trước khi vào thăm trại, đồng thời trại cần phải giám sát chặt chẽ đảm bảo khách mời hành động đúng như hướng dẫn.

 

Chỉ cử những người lao động có kinh nghiệm hộ tống khách (người đó phải làm việc trong trại ít nhất là sau một vài tháng).

 

Đảm bảo toàn bộ cửa ra vào trại phải được kiểm soát sao cho không ai hay con vật nào có thể xâm nhập khi chưa được phép.

 

»› Các bệnh thường gặp trên heo bạn nhất định phải biết

 

VietDVM team biên dịch.
(theo thepoultrysite).

Ý kiến bạn đọc (1) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status