Tìm thấy gen kháng Colistin mới ở Trung Quốc

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày07/12/2016

Colistin là kháng sinh thường được dùng để kiểm soát việc nhiễm khuẩn E.coli, đặc biệt là trên heo. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy gen kháng với colistin ở Trung Quốc. Sự khác biệt nằm ở chỗ các gen kháng thuốc được tìm thấy trong một plasmid và có thể di chuyển qua lại giữa các vi khuẩn với nhau.

 

Các báo cáo của một gen mới có khả năng kháng lại colistin được tìm thấy trên một đàn heo nhiễm E.coli ở Trung Quốc. Trong đó, nhiều khả năng các gen kháng này có thể chuyển vào cơ thể người qua thịt heo – một điều rất đáng lo ngại. 

gen khang colistin o trung quoc
Trung Quốc là nơi sản xuất chính các loại thuốc kháng sinh thông thường lớn nhất hiện nay

 

Trước đây, gen kháng colistin trên cả người và động vật được cho là có liên quan tới nhiễm sắc thể và được nhận định là không thể chuyển giao từ người sang động vật và ngược lại, mặc dù các dòng vi khuẩn vô tính có khả năng kháng colistin có thể phát triển và nhân bản ra nhiều gen kháng.

 

Cần lưu ý rằng toàn bộ công trình nghiên cứu di truyền này được thực hiện trên cơ sở plasmid chứ không phải nghiên cứu trực tiếp trên gen kháng colistin. Vì vậy nên vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể về dịch tễ học trong mối liên quan giữa heo, thịt heo, người bình thường và các bệnh nhân nhiễm E.coli. Tuy nhiên, người ta đã tìm thấy gen kháng colistin trong:

- 20,9% heo nhiễm E.coli tại cơ sở giết mổ. 

- 22,3% trên các sản phẩm thịt heo sống.

- 28% sản phẩm thịt gà sống.

- 1,4% (13/902 trường hợp) số bệnh nhân đang điều trị nhiễm trùng E.coli.

- 0,7% (3/420 trường hợp) số bệnh nhân nhiễm trung đường hô hấp do Klebsiella pneumoniae.

 

 

Chúng ta nên nhớ rằng Trung Quốc là nước chăn nuôi heo lớn nhất thế giới, gấp hai lần châu Âu. Đây cũng là quốc gia sản xuất chính các loại thuốc kháng sinh thông thường và ở Trung Quốc các cơ quan thú y không kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trên vật nuôi.

 

May mắn thay, việc cung cấp heo hơi và thịt heo đang theo chiều hướng từ châu Âu xuất sang Trung Quốc và với tình hình dịch bệnh phức tạp của nước này (ví dụ như lở mồm long móng) thì việc thịt heo “đi” theo chiều hướng ngược lại là điều gần như không thể trong tương lai gần. Tuy nhiên với sự tăng cường hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu thì nguy cơ lây lan gen kháng colistin là điều khó tránh khỏi. Đây là một ví dụ điển hình về sự phức tạp và tính chất toàn cầu của kháng kháng sinh và lời nhắc nhở cho việc cần phải tăng cường hợp tác giữa các nước với nhau mới có thể giải quyết được triệt để vấn nạn này.

 

Trong câu trả lời của cơ quan y tế châu Âu với ủy ban châu Âu vào năm 2013 về vấn đề “sử dụng các loại kháng sinh cũ (như colistin) trong việc điều trị các vi khuẩn đa kháng thuốc trên người” có khuyến cáo: “mặc dù colistin đã được sử dụng từ lâu nay trong thú y và cũng đã có những bằng chứng cho thấy gen kháng colistin có thể truyền lây theo chiều ngang. Tuy nhiên sự xuất hiện nhanh chóng của việc kháng colistin trên người sau khi sử dụng theo đường uống nhằm khử trùng đường tiêu hóa trong điều trị chuyên sâu (hoặc trong điều trị nhiễm khuẩn E.coli) cho thấy các vi khuẩn kháng thuốc thường xuất hiện sau khi dùng thuốc theo đường uống.

 

Một số trường hợp dù chưa có biểu hiện kháng thuốc nhưng chúng ta cũng nên thận trọng vì hiện nay colistin vẫn đang được dùng một cách tràn lan không kiểm soát trong thú y. Những nghiên cứu khoa học kết hợp giữa khả năng tiêu diệt vi khuẩn của colistin và tính kháng thuốc của vi khuẩn với colistin còn nhiều hạn chế do các xét nghiệm về độ nhạy cảm với colistin chưa hoàn toàn đáng tin cậy.

 

Một nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là tăng cường kiểm soát, giám sát mạnh mẽ để phát hiện bất kỳ trường hợp tiềm năng của kháng colistin nào trong tương lai nhằm có hướng xử lý hiệu quả cho hiện tại.

 

Biểu đồ 1: sản lượng Colistin của một số nước thuộc khu vưc châu Âu
Biểu đồ 1: sản lượng Colistin của một số nước thuộc khu vưc châu Âu 

Tại châu Âu, 80% thuốc kháng sinh Polymixin (thành phần chủ yếu là colistin) được bán cho 3 nước châu Âu là Tây Ban Nha, Đức và Ý (như trên biểu đồ 1) và thường được sử dụng trong trường hợp heo con tiêu chảy (chủ yếu do E.coli) sau cai sữa thay cho Zinc Oxide.

 

Tuy nhiên mọi diễn biến liên quan được theo dõi sát sao và thực tế cho thấy có khá nhiều biến đổi trong những năm gần đây. Người ta vẫn đang tiếp tục theo dõi và cân nhắc trước khi hạn chế sử dụng colistin một cách triệt để hơn nữa như trước đây. Ngoài ra, các vấn đề như sức khỏe và phúc lợi động vật có liên quan đến loại thuốc kháng sinh này cũng đang được suy xét kỹ lưỡng nhằm chống lại bất kỳ phản ứng thái quá nào của vật nuôi với thuốc.

 

VietDVM team biên dịch          
(theo tạp chí phát triển chăn nuôi heo)

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status