Bệnh dịch tả heo - CSF

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày06/05/2014

Ngày nay, với những mô hình chăn nuôi quy mô công nghiệp ngày một phát triển thì kéo theo đó, dịch bệnh cũng ngày càng trở nên phức tạp. Trong đó, bệnh Dịch tả heo là một trong 10 bệnh mà chúng ta phải quan tâm đặc biệt, bởi chúng gây chết nhanh và tỷ lệ chết cao, gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề. Không chỉ bởi vậy, chúng nguy hiểm còn bởi ngày nay, chúng có thể gây bệnh trên cả heo con, heo thịt, heo nái, trong các mùa trong năm. 

 

 

Sơ qua về Virus gây bệnh dịch tả heo

 

Bệnh dịch tả heo - Classic Swine Fever (CSF) do một ARN virus gây nên. Chúng có một kháng nguyên duy nhất. Chúng có thể tồn tại trong phân chuồng trong 2 ngày ở 37ºC, và bị diệt ở 60ºC trong 1 giờ.

 

Chúng có thể truyền ngang trực tiếp với các heo khác qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua tinh dịch, vùng da trầy xước. Chúng cũng có thể truyền dọc từ mẹ sang cho con.

 

Chúng vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, ... → Nhân lên ở hạch Amidal và các hạch lâm ba →   Máu   → Tế bào nội bì và các hạch lâm ba khác.

 

Virus gây bệnh dịch tả heo vào máu làm cho tế bào nội mô tăng sinh khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn → xuất huyết.  Trên con nái, virus có thể thấm qua nhau thai gây ra sảy thai, thai gỗ, hoặc sinh con yếu, nhiễm trùng máu, miễn dịch kém.

 

Virus được bài thải ra phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, ...

 

Virus gây nhanh, tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%. 

 

 

Bệnh dịch tả heo có các biểu hiện các triệu chứng

 

* Thể cấp tính, quá cấp tính:

 

- Heo ủ rũ, sốt cao (40-41ºC), suy nhược.

 

- Có thể xuất hiện xuất huyết trên các cơ quan nội tạng.

 

- Da có các nốt xuất huyết

 

- Heo nằm túm tụm lại với nhau.

 

- Viêm kết mạc mắt, đóng dử ở mắt.

 

- Heo ói, một số táo bón, sau đó tiêu chảy.

 

- Heo có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, mất thăng bằng.

Heo xuất huyết trên da trong bệnh dịch tả heo
Heo xuất huyết trên da trong bệnh dịch tả heo
Heo xuất huyết trên da tai trong bệnh dịch tả heo
Heo xuất huyết trên da tai trong bệnh dịch tả heo
Heo nằm túm lại, chồng lên nhau
Heo nằm túm lại, chồng lên nhau

 

Heo bị viêm kết mạc mắt, đóng dử mắt
Heo bị viêm kết mạc mắt, đóng dử mắt

 

* Thể mạn tính của bệnh dịch tả heo:

 

- Heo có sốt nhưng không rõ ràng.

 

- Trên heo nái, gây ra sảy thai, khô thai, sinh heo con yếu.

 

- Trên heo con theo mẹ, heo cai sữa: Heo yếu, run rẩy, tiêu chảy mạn tính, heo có thể hay ho, khó thở.

 

Biểu hiện bệnh tích của bệnh Dịch tả Heo

 

Ta thấy các điểm xuất huyết điểm, mảng, nhồi huyết trên các cơ quan nội tạng:

 

- Vùng vỏ thận (80%)

 

- Trên da (50%)

 

- Nắp thanh quản (20%)

 

- Ngoại tâm mạc và lớp mỡ vành tim (10%)

 

- Niêm mạc ruột (10%)

 

- Các cơ quan khác, túi mật, bàng quang. 

Hạch bạch huyết sưng to, xuất huyết
Hạch bạch huyết sưng to, xuất huyết

 

Hạch Amidal sưng to
Hạch Amidal sưng to

 

Xuất huyết ở vỏ ngoài của thận
Xuất huyết ở vỏ ngoài của thận

 

 

Phần vỏ thận xuất huyết điểm, bể thận sưng
Phần vỏ thận xuất huyết điểm, bể thận sưng

 

 

Bàng quang xuất huyết
Bàng quang xuất huyết

 

 

Lách nhồi huyết
Lách nhồi huyết

 

 

Nắp thanh quản xuất huyết
Nắp thanh quản xuất huyết

 

 

Mỡ vành tim xuất huyết
Mỡ vành tim xuất huyết

 

Huyết thanh học

 

Ta có thể dùng phản ứng trung hòa, ELISA, PCR, gây bệnh thực nghiệm để chẩn đoán bệnh dịch tả heo.

 

- Test ELISA: Cho kết quả mang tính chất định tính: Có/Không

 

- SN Titers (Sero-neutralisation Titers):

 

Phương pháp này để kiểm tra kháng thể Dịch tả heo trong máu heo đạt chính xác là bao nhiêu. Phương pháp này mang tính chất định lượng.

 

Để bảo vệ được đàn heo vượt qua được virus dịch tả heo thì trong máu heo phải có lượng kháng thể đạt ≥ 3log2.

Điều này rất có ý nghĩa, đặc biệt là thời điểm làm vaccine phù hợp. Khi heo con được sinh ra, heo con sẽ được nhận Kháng thể mẹ truyền (MDA) bình thường cao hơn 3log2 (khoảng 6-7log2). Kháng thể này sẽ giảm xuống theo thời gian trong khoảng tuần lễ đầu. Nếu MDA xuống dưới mức 3log2, heo con sẽ bị phơi nhiễm với Virus Dịch tả heo.

 

 

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, ta không thể biết được MDA của heo con ban đầu nhận được từ mẹ là bao nhiêu? Và không biết khi nào thì MDA xuống khiến heo con phơi nhiễm với virus? Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh PRRS và Circo (PCV2) biến đổi huyết thanh như ngày nay. Mặt khác, ta cũng không thể làm vaccine phòng bệnh cho heo sớm quá được, bởi lúc đó MDA đang còn cao (có thể trên 6-7 log2), làm cho vaccine sẽ bị MDA trung hòa.

 

Đây thực sự là một trận chiến nhanh/chậm giữa con người sử dụng vaccine cho phù hợp và Virus dịch tả xâm nhập trong thời gian MDA xuống theo thời gian. Bởi vậy, việc phòng bệnh không chỉ quan trọng với heo con mà còn đối với cả heo nái khi mà MDA cũng quyết định vào việc phòng bệnh cho heo con sơ sinh.

Có một điều may mắn đó là virus dịch tả heo chỉ có 1 chủng duy nhất, miễn dịch tạo được kéo dài khá lâu. Bình thường, heo con bú được sữa đầu của heo mẹ đã phòng bệnh dịch tả heo, có thể bảo hộ heo con trong 6 - 8 tuần.

Một số trang trại lớn quy định lượng kháng thể trong máu heo khi kiểm tra bằng phường pháp SN - Titers như sau:

 

- Đối với heo con theo mẹ, hiệu giá kháng thể đạt: 6 - 9 log2

 

- Đối với heo con cai sữa, hiệu giá kháng thể đạt: 3 - 6 log2

 

- Đối với heo thịt (12 tuần tuổi), hiệu giá kháng thể đạt: 7 - 10 log2

 

- Đối với heo nái, hiệu giá kháng thể đạt: 7 - 10 log2

 

Nếu hiệu giá kháng thể đạt trên 10log2, thì có thể heo đang có vấn đề về dịch tả: có thể không phải do virus trong vaccine tạo nên mà do virus trong thực địa. Trong trường hợp này thì ta có thể kiểm tra lại triệu chứng lâm sàng, hoặc có thể thực hiện kiểm tra bằng phương pháp PCR.

 

Phòng và Kiểm soát bệnh dịch tả heo

 

 - Cần loại, hủy heo bệnh, heo mang trùng.

 

- Thực hiện an toàn sinh  học: Vệ sinh sạch sẽ, Sát trùng định kỳ, Không dùng chung dụng cụ giữa các chuồng nuôi.

 

- Hạn chế người ra vào trại. Ra vào trại cần sát trùng kỹ lưỡng.

 

- Cách ly heo nái hậu bị mới nhập về, trước khi nhập đàn.

 

- Thực hiện cùng vào cùng ra: Cùng nhập heo, đồng loạt xuất heo

 

- Thực hiện tiêm phòng vaccine định kỳ:

 

Heo con: 5 tuần tuổi (mũi 1) + 8 tuần tuổi (mũi 2)

 

Heo hậu bị: tiêm thêm mũi lúc 6 tháng tuổi.

 

Heo nái: 3 tuần trước khi đẻ đẻ tạo miễn dịch cho heo con.

 

Heo đực: 2 mũi/1 năm.

 

Tùy từng áp lực dịch của từng địa phương mà có lịch phòng vaccine phù hợp.

 (Còn nữa ...)

VietDVM team

(Bài viết có sử dụng một số tài liệu tham khảo đồng nghiệp)

Ý kiến bạn đọc (4) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status