Chăm sóc heo con sau cai sữa thành công bằng những việc đơn giản

| Ngày08/09/2016

Đối với heo con, thời kỳ cai sữa được xem như một giai đoạn “nền tảng” quyết định phần lớn hiệu quả chăn nuôi của đàn heo ở các giai đoạn sau đến khi xuất chuồng. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều trang trại vẫn mắc những sai lầm cực kỳ cơ bản trong giai đoạn này. Bài viết này ngoài việc chỉ ra những sai lầm đó còn đề cập đến những lưu ý cơ bản, đơn giản nhất trong khi nuôi heo con cai sữa nhưng hiệu quả không hề nhỏ.

 

Các nhu cầu của heo mới cai sữa gần như không thay đổi nhiều trong những năm qua, ngay cả khi tuổi cai sữa có dao động ít nhiều và hiểu biết của con người về nhu cầu ăn uống của heo con cai sữa cũng được cải thiện nhiều.

 

 

Mục tiêu của tất cả các nhà quản lý heo cai sữa là cung cấp cho heo một môi trường sống khô ráo, rộng rãi, thoáng đãng, nguồn nước uống sạch và đầy đủ, không khí trong lành, chế độ ăn uống thích hợp nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng của heo.

 

Nghe qua chúng ta cứ nghĩ là dễ dàng, tuy nhiên thực tế lại cho thấy trong những điều kiện chăn nuôi khác nhau, việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như trên cho heo con cai sữa cũng không hề giống nhau.
Những phân tích dưới đây sẽ làm rõ với quý độc giả tại sao chúng tôi lại nói như vậy!

 

Chuồng trại cho heo con cai sữa phải ấm áp, khô ráo, thoáng gió.

 

Những điều kiện cơ bản tưởng chừng như rất dễ thực hiện này lại chính là yếu tố quyết định vô cùng lớn tới hiệu quả của giai đoạn cai sữa nhưng trong thực tế rất ít trang trại có thể đáp ứng được một cách triệt để. Nhất là trong trường hợp heo con cai sữa bị tiêu chảy (do thức ăn hay rotavirus hoặc vi khuẩn E.coli) làm cho chuồng nuôi ẩm ướt, lạnh và ngột ngạt hơn.

 

Kiểu sàn được ưa chuộng hiện nay cho heo con cai sữa vẫn là sàn nhựa. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn giữ nguyên quy định chỉ có một phần diện tích chuồng heo cai sữa được cấu tạo từ các tấm đan, nghĩa là hệ thống sàn theo kiểu “vừa kín vừa hở” – một phần là tấm đan thông thoáng bên dưới, 1 phần còn lại là nền kín (như trong hình 1 bên dưới). Mặc dù kiểu sàn này thuận tiện cho heo con khi chọn một khu vực nằm nghỉ phù hợp với nhiệt độ và độ thông thoáng mà nó cần. Nhưng kiểu sàn này cũng có thể ảnh hưởng tới sự thoải mái, thông thoáng, khô ráo và tốc độ tăng trưởng của heo cai sữa.

 

Như vậy, người chăn nuôi có thể tùy thuộc vào điều kiện thực tế cũng như quy định pháp luật của từng quốc gia mà chọn kiểu sàn cho phù hợp với trang trại của mình. Không nhất thiết phải chọn một cách rập khuôn. 

Sàn heo cai sữa kiểu “vừa kín vừa hở”
Sàn heo cai sữa kiểu “vừa kín vừa hở”

Nói chung, các cửa thông gió trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất âm trong chuồng và từ đó quyết định đến độ thoáng khí, theo các chuyên gia, trong chuồng cần có sự chênh lệch áp suất là 12,5pa để đảm bảo thông thoáng → tốc độ gió ở đầu vào cần đạt 4m/s.

 

Nếu trang trại không có hệ thống thông gió tự động điều chỉnh và kiểm soát, chúng ta có thể sử dụng quạt hút gió để thay thế. Tùy thuộc vào nhu cầu thông thoáng của chuồng nuôi mà bật/tắt quạt hay tăng/giảm tốc độ quạt. Khi đó theo bản năng, heo con sẽ tự động thay đổi vị trí sinh hoạt (chỗ ngủ, chỗ vệ sinh) để tránh gió lùa cũng như phù hợp với nhiệt độ không khí trong và ngoài chuồng nuôi tại thời điểm đó.

 

Khi mới cai sữa heo con thường phải giảm lượng thức ăn thu nhận trong vòng 1-3 ngày đầu tiên nên heo sẽ thiếu năng lượng để sản sinh nhiệt trong giai đoạn này. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, đảm bảo cho chuồng trại thông thoáng…để cung cấp một không gian nghỉ ngơi có đủ nhiệt độ thích hợp cho heo phát triển (30 oC) trong ít nhất là 3 ngày đầu tiên cho đến khi heo con ăn uống bình thường trở lại và có thể tự sản sinh đủ lượng nhiệt cho cơ thể. Khi đó, nhiệt độ chuồng nuôi có thể hạ xuống từ 2-3 oC . Ở Mỹ, thông thường người ta sẽ điều chỉnh lượng không khí lưu thông trong chuồng nuôi để hạ khoảng 0,28 oC mỗi ngày.

 

Vì thiếu sản lượng nhiệt sinh ra trong những ngày đầu cai sữa nên heo con rất nhạy cảm với những sự biến đổi nhiệt độ trong những ngày này. Bằng chứng cho thấy là khi nhiệt độ giao động trên 2 oC mỗi ngày thì mức độ tăng trọng của heo cũng thay đổi theo, đặc biệt là trong 3 ngày đầu sau khi cai sữa.

 

Các bằng chứng cũng cho thấy, nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn ban ngày khoảng 4-5 oC và heo con cũng tỏ ra rất thoải mái khi về đêm. Trong các thử nghiệm nghiên cứu, người ta cũng điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp dần trong khoảng thời gian từ 16h00 chiều hôm trước cho đến 5h00 sáng hôm sau. Song song với đó, các chỉ số thông gió cũng được thiết lập sao cho giúp nhiệt độ chuồng nuôi hạ xuống khoảng 5,5 oC từ 19:00h tối hôm trước cho đến 07:00h sáng hôm sau.

 

 

Phân loại heo con vào các ô chuồng nuôi tùy thuộc vào kích thước heo con cai sữa và tình trạng sức khỏe.

 

Lúc cai sữa, sự khác biệt về cân nặng trong cùng một nhóm heo con cai sữa chỉ cách nhau 1-2 ngày tuổi là khoảng 22-25%. Do có sự thay đổi lớn khi cai sữa nên đa phần các trang trại đều tùy thuộc vào kích thước của heo cai sữa mà phân loại chúng vào cùng 1 ô chuồng để tiện chăm sóc. Ví dụ như heo con cai sữa có kích thước lớn ở cùng 1 ô, rồi đến “ô trung bình”, “ô bé”. Tuy nhiên, độ đồng đều về kích thước heo cuối giai đoạn cai sữa không tương quan với độ đồng đều về kích thước của heo con lúc mới bước vào giai đoạn cai sữa.

 

Thực tế đã chứng minh rằng, những ô có độ đồng đều kích thước lúc cai sữa cao hơn (CV≥10%) thì vào cuối giai đoạn cai sữa độ đồng đều lại thấp hơn (CV≥15%). Ngược lại, những ô có độ đồng đều lúc cai sữa thấp (CV≥ 20%) thì cuối giai đoạn cai sữa độ đồng đều về kích thước của các heo trong ô chuồng lại cao hơn ban đầu (CV=15-17%).

 

Một sai lầm của hầu hết mọi trang trại là thường nhặt những heo con ốm, bị bệnh, gầy, nhỏ vào 1-2 ô chuồng cuối trong dãy chuồng nuôi thay vì tiến hành xem xét để loại bỏ chúng. Điều này vô hình chung tạo nên một ô chuồng chứa đầy mầm bệnh luôn thường trực trong dãy chuồng nuôi và có thể bùng phát, lây lan sang những ô chuồng khác bất cứ lúc nào có điều kiện thuận lợi.

 

Mặt khác, tình trạng của chúng chưa chắc được cải thiện nếu ta không giành cho chúng một chế độ chăm sóc, điều trị đặc biệt. Chúng còn có thể bị những stress đáng tiếc khác do vận chuyển hay lân lan bệnh từ những heo bệnh khác. 

Không phải cứ heo ốm, bệnh là chúng ta cách ly và nhốt chung chúng với nhau vào một ô
Không phải cứ heo ốm, bệnh là chúng ta cách ly và nhốt chung chúng với nhau vào một ô

Như vậy, nguyên tắc là không phải cứ heo con ốm, bệnh là chúng ta cách ly và nhốt chung chúng với nhau vào một ô mà chỉ trong những trường hợp đặc biệt như bệnh truyền nhiễm hay việc tách chúng ra giúp cơ hội phục hồi bệnh và tốc độ tăng trưởng của chúng tốt hơn. Tốt nhất là nếu việc tách riêng heo con ốm ra mà có thể cải thiện được tình trạng của chúng trong vòng khoảng 5-7 ngày thì chúng ta nên cân nhắc. Còn nếu không như vậy, đa số trường hợp chúng ta nên tiến hành loại bỏ heo con đó. Đây là một việc tưởng chừng đơn giản nhưng hầu hết các trang trại đều làm không tốt vì tâm lý “tiếc” hay “không nỡ”.

 

Tóm lại, chăm sóc heo cai sữa có thành công hay không mấu chốt thường nằm ở những công việc tưởng chừng như đơn giản (đảm bảo chuồng trại thông thoáng, ấm áp, khô ráo, cách phân loại heo con…) nhưng không phải trang trại nào cũng hiểu được tầm quan trọng của nó và không phải trang trại nào cũng có thể làm được tốt như kỳ vọng.

 

Tiến Dũng biên dịch.
(Theo pig333)     

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status