Tại sao nhiệt độ chuồng gà úm (1 tuần tuổi) là 33 - 35oC mà gà vẫn có biểu hiện nằm chồng đống hoặc túm tụm dưới bóng đèn?
Tại sao nhiệt độ chuồng gà đẻ (24 tuần tuổi) là 25oC mà chúng vẫn há mồm ra để thở và giảm 38.8% lượng thức ăn tiêu thụ?
Bởi vì đa phần các trang trại đều nhầm lẫn giữa NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI với NHIỆT ĐỘ CẢM NHẬN của gia cầm. Do đó, khi thiết lập tiểu khí hậu chuồng nuôi sẽ có những sai số đáng kể, từ đó dẫn đến hậu quả như trên.
Vậy nhiệt độ "cảm nhận" của gia cầm là gì?
Nhiệt độ cảm nhận là nhiệt độ thực mà gia cầm cảm nhận so với nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ cảm nhận của gia cầm phụ thuộc và nhiều yếu tố trong chuồng nuôi như: độ tuổi, giống, mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi, tốc độ gió …
Làm thế nào để biết chính xác nhiệt độ cảm nhận của gà khi mà chúng không biết “nói chuyện”?
Mặc dù nhiệt độ cảm nhận của gia cầm chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, tuy nhiên các chuyên gia đã nhận thấy có 3 yếu tố chính tác động đến nhiệt độ cảm nhận của gia cầm, đó là: Nhiệt độ môi trường, độ ẩm tương đối và tốc độ gió trong chuồng.
Các nhà khoa học cũng đã khái quát ra một công thức để tính nhiệt độ cảm nhận của gà, từ đó có những điều chỉnh phù hợp khi chăn nuôi.
Chi tiết công thức cách tính nhiệt độ cảm nhận và bảnh chỉ số "lạnh" của gia cầm theo độ tuổi
Dựa vào công thức và bảng chi số “lạnh” của gia cầm, ta có thể tính nhiệt độ cảm nhận của gà 3 ngày tuổi khi nhiệt độ môi trường là 35oC, độ ẩm môi trường là 60%, tốc độ gió là 1m/s như sau:
Như vậy; với đàn gà trên: nhiệt độ cảm nhận của gà chỉ ở mức 24oC. Đây cũng là lý do đàn gà này tụm lại dưới đèn úm hoặc 1 góc chuồng úm mặc dù nhiệt độ quây úm ở mức 35oC. Để điều chỉnh nhiệt độ này bạn cần điều chỉnh tốc độ gió để tăng nhiệt độ cảm nhật của gà.
Hy vọng rằng với thông tin trên có thể giúp trang trại tính toán được nhiệt độ cảm nhận của gà, từ đó biết cách điều chỉnh thiết bị làm mát/ sưởi ấm để thiết lập được tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp, tránh ảnh hưởng đến năng suất.
VietDVM team