Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Hóc-môn Cortisol do tuyến thượng thận- nằm kế bên thận tiết ra. Cortisol cũng được dự trữ ở tuyến thượng thận và được giải phóng nhằm giúp cơ thể phản ứng với những căng thẳng. Bằng việc huy động dự trữ chất béo và đường, cortisol đảm bảo chúng ta sẵn sàng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Có hai bệnh nội tiết liên quan đến cortisol, ảnh hưởng đến cách sản sinh cortisol, khi màcortisol được tiết ra qúa ít hoặc quá nhiều, đó là bệnh Cushing và bệnh Addison. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung thảo luận về bệnh Cushing.

 

333333333333


Bệnh Cushing có hai nguyên nhân. Cả hai đều liên quan đến lượng cortisol trong cơ thể. Việc một đứa trẻ “u uất” có nhiều năng lượng quá mức, một vật nuôi bị chứng Cushing là do dư thừa cortisol. Điều này có thể do một trong hai nguyên nhân sau:


● Bệnh Cushing do tuyến yên


● Bệnh Cushing do tuyến thượng thận


Do tuyến yên

 

Tuyến yên nằm ở vỏ não và chỉ đạo tuyến thượng thận sản sinh hóc môn cortisol. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh Cushing là do khối u nhỏ ở tuyến yên. Khối u này tiết ra quá nhiều hóc môn chỉ đạo tuyến thượng thận sản sinh cortisol; do đó có sự dư thừa cortisol do tuyến thượng thận tiết ra.

 


Do tuyến thượng thận

 

Khoảng 15% ca bệnh Cushing do vấn đề của chính tuyến thượng thận. Khối u này có ở một hay cả hai tuyến thượng thận, dẫn đến sản sinh quá mức cortisol.

 


Các dấu hiệu của bệnh Cushing

 

Với cả hai loại bệnh Cushing, cortisol được tiết ra quá nhiều. Bạn có thể quen thuộc với các tác dụng phụ của các hợp chất béo hữu cơ hòa tan nếu trước đây, vật nuôi của bạn đã từng phải trải qua trong thời gian ngắn. Khát nước, thèm ăn và đi tiểu nhiều đều có thể đi lẫn với các chất béo hữu cơ. Trong thời gian dài, gây ra chứng teo cơ vì thế bạn sẽ thấy các cơ của vật nuôi yếu đi và bụng to lên. Những thay đổi trên da và sự gia tăng các bệnh lây nhiễm trên da cũng đi kèm với bệnh Cushing. Phần lớn chủ nhân vật nuôi đến phòng khám với những chú chó luôn thèm ăn và uống sạch nước trong bát.

 


Chuẩn đoán bệnh


Khi thấy vật nuôi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Cushing, bạn có thể nhờ Bác sỹ kiểm tra máu để có kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, ta có thể siêu âm ổ bụng để quan sát tuyến thượng thận. Những kiểm tra cần thiết để dự đoán bệnh Cushing có thể hơi nhiều nhưng điều quan trọng là chuẩn đoán bệnh do khối u ở tuyến yên hay ở tuyến thượng thận gây ra. Bảo hiểm vật nuôi không chỉ trang trải chi phí điều trị mà còn cả khám bệnh (cho dù có chuẩn đoán bệnh hay không).

 


Điều trị


Điều trị bệnh Cushing phụ thuộc vào nguyên nhân. Động vật bị bệnh Cushing do tuyến yên có thể chữa bằng thuốc với một trong hai lần kê đơn. Trong lịch sử, thuốc Lysodren đã được dùng để điều khiển sự sản sinh quá mức cortisol; tuy nhiên, nó làm mòn tuyến thượng thận. Hiện tại, thuốc Trilostane là lựa chọn của hầu hết bác sĩ thú y vì nó điều khiển sự sản sinh cortisol mà không làm mòn tuyến thượng thận. Hai loại thuốc đều cần kiểm tra máu định kỳ để đảm bảo đạt lượng cortisol phù hợp. Nếu vật nuôi của bạn bị bệnh Cushing do tuyến thượng thận, cần kiểm tra thêm để xác định khối u là lành tính hay ác tính. Phẫu thuật có thể phải tiến hành để cắt bỏ tuyến thượng thận bị ảnh hưởng. Đôi khi, người ta dùng thuốc Lysodrencan liều lượng cao để hỗ trợ điều khiển sản sinh cortisol.


Nếu vật nuôi của bạn có triệu chứng của bệnh Cushing, hãy đến gặp bác sĩ thú y. Một số bệnh khác cũng có các triệu chứng tương tự vì thế cần phải kiểm tra máu định kỳ cho vật nuôi. Nếu bị chuẩn đoán mắc bệnh Cushing, bạn và bác sĩ thú y cần ngồi lại và thảo luận các lựa chọn điều trị hiệu quả nhất cho vật nuôi.

VietDVM team 

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ soạn thảo những tiêu chuẩn an toàn mới với vi khuẩn Campylobactor ở gia cầm trong những tháng tới.

 

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thông báo Bộ sẽ soạn thảo những tiêu chuẩn an toàn mới với vi khuẩn Campylobactor ở gia cầm, cùng với tiến độ đã thông báo trước với vi khuẩn Salmonella. Những tiêu chuẩn này được dự kiến sẽ ban hành vào cuối tháng 9.

 

Bước đi này của Bộ nhằm phản ứng lại một lá thư gửi vào tháng 4 từ các Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (California), Dick Durbin (Illinois), Kirsten Gillibrand (New York) thể hiện sự quan ngại về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và đề xuất Bộ phát triển những tiêu chuẩn rõ ràng hơn nhằm làm giảm đáng kể mức độ vi khuẩn Campylobacter và Salmonellan ở gia cầm.

 

GTY chickens jef 131018 16x9 992

 

Thượng nghị sĩ Feinstein bình luận: “ Nhìn chung, mức độ vi khuẩn Campylobacter và Salmonellan ở gà quá cao. Ngài thư ký Vilsack đã quyết định đúng khi đẩy nhanh quá trình tạo ra những tiêu chuẩn rõ ràng với cả hai mầm bệnh. Những mầm bệnh này đang gia tăng, bệnh dịch và số gia cầm chết cũng tăng cao và hành động này rõ ràng là cần thiết. Hiện tại, điều cốt yếu là Bộ ban hành những tiêu chuẩn ý nghĩa mà thật sự mang lại hiệu quả trong làm giảm dịch bệnh và số gia cầm chết”.

 

Thượng nghị sĩ Durbin nói: “ Tôi hài lòng khi biết Bộ đang đi những bước tiên phong để giải quyết rủi ro về ngộ độc thực phẩm bằng cách thiết lập những tiêu chuẩn thi hành với sản phẩm gia cầm, bao gồm cả các bộ phận của gia cầm. Tôi mong tiếp tục công việc với USDA, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và người đồng nghiệp Senate của tôi để đảm bảo thực phẩm các gia đình Mỹ tìm thấy trên các kệ hàng và thực phẩm họ đặt lên bàn ăn tối được an toàn”.

 

Bình luận về thông báo này, Thượng nghị sĩ Gillibrand cho biết thêm: “ Tôi vui mừng khi hiện nay, USDA đã có những bước tiến để phát triển các tiêu chuẩn thị hành với vi khuẩn Campylobacter và Salmonellan. Trong hơn 10 năm qua, Mỹ không có nhiều tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Campylobacter và Salmonellan gây ra và đã đến lúc thay đổi điều đó. Tôi sẽ tiếp tục công việc với ngài thư ký Vilsack và các đồng nghiệp tại Thượng viện để cải thiện an toàn thực phẩm cho các gia đình Mỹ”.

 

 

Thanh Hòa dịch.


Ở Mỹ, tháng 5 là tháng của người cao tuổi. Nhưng vật nuôi của bạn không già đi – ít nhất chúng cũng không biết điều đó. Trong loạt bài này, tôi sẽ bỏ qua một vài lời khuyên cơ bản với những vật nuôi lớn tuổi, mõm chúng có lẽ đang chuyển sang màu xám, nhưng những vật nuôi mắc bệnh tuổi già thường vẫn thể hiển sự hăng hái trong bước chân của chúng như những đồng loại ít tuổi hơn.

Thời gian trước, một vật nuôi 12 tuổi đã được xem là già. Ngày nay, tôi ít khi gặp một chủ nhân nghĩ vật nuôi của mình ở tuổi đó là “đồ cổ”. Thực tế, ngày càng nhiều bác sỹ thú y báo cáo về những chú chó 19-20 tuổi hay mèo trên 20 tuổi. Vì sao? Khi chủ nhân vật nuôi càng có nền tảng giáo dục tốt, họ càng chú trọng việc chăm sóc sức khỏe và tiếp cận những phương pháp điều trị thú y tiên tiến để kéo dài tuổi thọ cho những người bạn có lông của mình.

1111111

Kéo dài tuổi thọ của cún cưng

 

Khi chó hay mèo của bạn lên 7 tuổi (thời điểm chúng được xem là già yếu), đây là những gì bạn có thể làm để vật nuôi tiếp tục đứng vững trên chân của chúng. Bằng cách làm theo những quy tắc đơn giản này, bạn có thể giúp vật nuôi của mình sống lâu nhất và trọn vẹn nhất- trong khả năng của chúng. 

Những thay đổi trong chức năng của thận, gan, tụy, chứng viêm khớp, đục nhân ở mắt, áp huyết cao thường phổ biến ở những vật nuôi lớn tuổi. Khi con vật bước vào những năm tháng vàng của một công dân cao tuổi, những thay đổi về sinh học có thể cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe chung của chúng và cảnh báo những dấu hiệu rủi ro.

Điều quan trọng nhất trong điều trị là phát hiện sớm. Trong y học, có một quy tắc gọi là “Quy tắc 10/90”. Nó có nghĩa nếu chúng ta chuẩn đoán hầu hết các bệnh, đặc biệt là ung thư, khi bệnh mới phát triển ở mức 10% đầu tiên, ta có 90% cơ hội điều trị hoặc thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chuẩn đoán cho tới khi đã biểu hiện rõ hoặc khi đã hình thành 90%, cú đánh thành công chỉ còn 10%. Chuẩn đoán bệnh trong thời kỳ đầu đòi hỏi các kiểm tra và thí nghiệm đều đặn.

Ngay khi vật nuôi lên 7 tuổi, bạn nên đưa chúng đi kiểm tra máu và nước tiểu cơ bản, thậm chí cả khi con vật có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Giá trị của kiếm tra định kỳ là nó thiết lập những dự liệu để tham khảo trong tương lai.

Tôi đã chứng kiến một trường hợp khi một chú mèo 10 tuổi đến kiểm tra định kỳ. Chủ nhân của nó cho biết nó rất khỏe mạnh. Các kết quả kiểm tra của chúng tôi cho thấy sự nhảy vọt của enzyme trong hai thận so với những năm trước. Trong khi các chỉ số này vẫn trong giới hạn thông thường thì sự gia tăng này khiến tôi chú ý và chúng tôi tiến hành một vài kiểm tra bổ sung để kết luận con mèo bị bệnh thân thời kỳ đầu.

Lời kết: tiền bạn chi tiêu cho kiểm tra chuẩn đoán định kỳ có thể cứu sống người bạn già to lớn của bạn trong tương lai- để chúng sống thêm nhiều năm nữa.

(Theo tiến sĩ Ernie Ward, Jr.)

VietDVM team biên dịch.

Chìa khóa của việc phân tích sức khỏe vật nuôi có thể nằm trong những sợi lông mà hàng ngày chúng ta vẫn quét dọn trên sàn nhà hay không? Các nhà nghiên cứu cho rằng có thế. Một khám phá gần đây đã cho phép các bác sĩ thú y nhanh chóng chuẩn đoán bệnh chỉ đơn giản từ mẫu lông của chó.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm với chứng bệnh Cushing. Đây là sự rối loạn hóc môn phức tạp thường xảy ra ở các giống chó nhiều tuổi với các triệu chứng phổ biến nhất là khát nước và đi tiểu nhiều, thèm ăn quá mức, rụng lông và ít lông, bụng to.

Tuy nhiên, những dấu hiệu lâm sàng thường đi kèm với nhiều loại bệnh nên bác sĩ thú y và chủ nhân của vật nuôi có thể chậm trễ trong việc kiểm tra hoặc nhầm bệnh Cushing với một bệnh khác, dẫn đến chuẩn đoán muộn và có ít lựa chọn điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.

 

chan-doan-benh-bang-long-cho

ảnh minh họa (nguồn internet)

Hiện tại, việc thử nghiệm bệnh Cushing khá phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém (đặc biệt với những người không mua bảo hiểm cho vật nuôi). Đây chính là những yếu tố gây cản trở việc chuẩn đoán bệnh. Các bác sỹ thú y cần một phương pháp thay thế nhanh chóng, đáng tin cậy, không quá đắt- và mẫu thử lông có thể là câu trả lời.

Bệnh Cushing gây ra phần lớn các thương tổn qua việc tăng sự sản xuất hợp chất béo hữu cơ hòa tan có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là chất glucoticoid. Việc có quá nhiều hợp chất béo hữu cơ hòa tan trong thời gian dài có thể dẫn đến những phức tạp nghiêm trọng và cả cái chết. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Thú y ở Viên (Áo) đã chứng minh: chất glucoticoid có trong mẫu lông của chó. Phân tích này có thể cung cấp một chuẩn đoán sơ bộ nhanh chóng và đáng tin cậy về bệnh Cushing.

Các nhà khoa học về thú y đã so sánh mức độ của ba hợp chất béo hữu cơ chính trong lông những con chó khỏe mạnh với những con bị bệnh Cushing. Kết quả cho thấy cả ba loại hóc môn là cortisol, corticosterone, and cortisone được tìm thấy ở mức cao đáng kể trong lông của những con mắc bệnh Cushing. Quan trọng hơn cả, cortisol được phát hiện ở mức đặc biệt cao - điều này đánh dấu một loại hormone cụ thể sẽ là ứng viên phù hợp cho các thí nghiệm trong tương lai.

Từ lâu, các nhà khoa học đã suy đoán rằng có thể chuẩn đoán nhiều loại bệnh của vật nuôi từ mẫu lông của chúng. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ nghi ngờ trên. Tôi hy vọng các thí nghiệm chuẩn đoán sẽ tìm ra những cách thức để phương pháp kiểm tra này thành hiện thực cho các bác sỹ thú ý và các bệnh nhân vật nuôi. Tôi mong chờ ngày mà tôi đơn giản chỉ cần lấy một vài sợi lông và chuẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe bằng sáng chế của tôi . Những nghiên cứu như thế này biến giấc mơ của tôi dần trở thành hiện thực. 

 VietDVM team

Tình trạng thiếu thịt lợn sẽ là một mối quan tâm chính ở nhiều nước trong những tháng tới. Theo báo cáo quý 2 của Rabobank, sự lây lan liên tục của dịch tiêu chảy cấp (PEDV) ở châu Mỹ và châu Á sẽ có tác động đáng kể tới nguồn cung cấp thịt lợn cho cả mùa hè này và trong những năm tới.

redv-tin-the-gioiLệnh cấm của Nga về nhập khẩu thịt lợn của EU sau khi sốt lợn châu Phi gần đây (ASF) bùng phát đã góp   phần làm trầm trọng thêm vấn đề cung ứng thịt lợn trên toàn cầu. Tuy nhiên, tình trạng thừa cung ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vẫn tiếp tục, do thanh lý lợn nái cao.

 

 

"PEDV là nguyên nhân đẩy giá thịt lợn, đặc  biệt là ở Mỹ, lên mức cao kỷ lục" nhà phân tích Rabobank, Albert Vernooij nói. "Tương lai Mỹ tăng 30%  trong quý 1 và tăng 45% so với năm ngoái, ảnh hưởng đến người sử dụng thịt lợn và khả năng của người  tiêu dùng để đủ nguồn thịt lợn cho nhu cầu của họ".

 

Rabobank tin sự bùng nổ của PEDV ở Mỹ, Mexico, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ dẫn đến một sự suy giảm khả năng sản xuất thịt lợn toàn cầu vào năm 2014 (so với mức tăng 1,3% dự kiến ​​trước đó).

 

Ở Mỹ, nơi mà dịch PEDV nghiêm trọng nhất, Rabobank ước tính sản xuất thịt lợn có thể giảm từ 6-7% trong năm 2014 do thua lỗ từ virus. Các nhà sản xuất, chế biến thịt lợn đã không được yêu cầu báo cáo các trường hợp PEDV lên Bộ Nông nghiệp, dẫn đến việc không rõ ràng trong sản xuất. Tác động của PEDV ở châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc, là khá lớn, nhưng rất khó để ước tính vì sự lây lan của mầm bệnh chưa được biết. 

 

Ở Nga, giá cả đã tăng vọt kể từ khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn của EU, sau khi phát hiện virus sốt châu phi ASF trong heo rừng ở Ba Lan và Lithuania. Lệnh cấm tương đương với việc Nga giảm 1,3 triệu tấn thịt lợn nhập khẩu, khoảng một phần ba tổng lượng nhập khẩu của Nga vào năm 2013. Điều này đã dẫn đến nguồn cung khan hiếm và giá tăng cao ở Nga, nhưng với Bắc Mỹ dự kiến sẽ chịu tác động của PEDV vào nửa cuối năm 2014, Nga cũng sẽ có vài lựa chọn thay thế để lấp đầy khoảng trống còn lại của EU. 

 

Tuy nhiên, căng thẳng về nguồn cung cấp thịt lợn toàn cầu hiện đang được nới lỏng bởi dư thừa nguồn cung ở Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Rabobank tin rằng giá thịt lợn Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong quý 2 và quý 3 vào năm 2014, hơn một năm sau khi sự suy giảm giá bắt đầu. Việc thanh lý lợn nái được bắt đầu vào tháng Tư sẽ đẩy giá thấp hơn trong mùa hè này. Nhìn vào nửa sau của năm, việc thanh lý lợn nái tiếp tục sẽ giúp giá thịt lợn Trung Quốc phục hồi vào cuối quý 3 năm 2014 phù hợp với sự gia tăng theo mùa tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc. 

 

"Ở Trung Quốc, tiêu thụ thịt lợn dự kiến ​​sẽ vẫn ổn định trong năm 2014, khi nguồn cung heo sẽ tiếp tục ở mức tương đối đầy đủ", nhận xét của Vernooij.

Hoa đá             

theo “pig progress”.

 Hiệp hội gà thịt công nghiệp của Australia (ACMF) lần đầu tiên tổ chức chương trình tour thăm của năm mang tên " Hatchery to Home" tạm dịch là từ trang trại đến bàn ăn  khi Hazeldene's RSPCA - pproved đang tổ chức tại Bendigo - Victoria - Australia.


Tour này nằm trong chuỗi các chương trình giáo dục đang diễn ra liên quan tới ngành công nghiệp thịt gà và phá bỏ nhưng quan điểm cố hữu về ngành công nghiệp này.


Tiến sĩ Andeas Dubs giám đốc điều hành tổ chức ACMF nói "Chương trình được tổ chức để cung cấp cho những người tham dự như các nhà báo, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia giảng dạy sẽ có  những trải nghiệm thực tiễn về quá trình "đưa những chú gà từ trang trại đến bàn ăn" và được trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp này. Có rất nhiều những quan điểm sai lầm  trước đây đã được giải quyết trong hội nghị này"


Hành trình được bắt đầu từ trại giống để xem những quả trứng được chọn để ấp nở, tới khi được 18 ngày tại lò ấp, sau đó gà con mới nỏ được chọn lựa  tại lò ấp và được chuyển tới trang trạichăn nuôi.


Sau đó những người tham gia được tới thăm các trang trại chăn nuôi gà gần đó để biết được những chú gà được nuôi dưỡng như thế nào.

 


Tiến Sĩ Dubs tiếp tục cho biết : "An toàn sinh học là vô cùng quan trọng. Đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của những chú gà một ngày tuổi và những loài gia cầm khác ở trang trại.


Tất cả những người tham dự được yêu cầu phải tắm trước khi vào cơ sở xản suất giống, trang trại chăn nuôi và điều quan trọng là cần phải thay quần áo bảo hộ,  khử trùng giày trong hố sát trùng và rủa tay.

 

Chuẩn bị một tour thăm quan như vậy cần có một kế hoạch chu đáo, để đảm bảo các yêu cầu về an toàn sinh học được thực hiện tốt nhưng chúng tôi tin tưởng về tầm quan trọng của việc giáo dục thực hành công nghiệp".


Sau đó mọi người được dùng bữa trưa từ những chú gà được nuôi từ những trang trại này, và buổi chiều tiếp tục vào cơ sở chế biến và giết mổ. Các quản lý cao cấp và giám đốc kinh doanh của nhà máy sẽ trả lời những thắc mắc của mọi mọi người.


"Trong suốt quá trình diễn ra tour thăm quan, mọi câu chuyện và sự kiện được diễn ra phải minh bạch là điều quan trọng nhất và cần được ưu tiên hàng đầu" , tiến sĩ Dubs nhấn mạnh.

 

 

Ga_8xx        

(thepoultrysite)

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo - PRRS
Published in Bệnh trên Heo

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo, gọi tắt là bệnh PRRS (Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome) còn gọi là bệnh tai xanh, là một bệnh quan trọng trên heo do virus gây ra. PRRS xuất hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1987, và phải đến năm 1992 thì mới được Tổ chức Thú y thế giới OIE công nhận. Còn ở Việt Nam, PRRS được phát hiện năm 1997 từ các đàn heo nhập ngoại.

 

Có 2 chủng virus PRRS là chủng Bắc Mỹ (đại diện là chủng LV) và chủng châu Âu (đại diện là chủng VR2332). Hai chủng có thể có cùng nguồn gốc nhưng có sự tiến hóa khác nhau. Ngoài ra, hiện nay còn có thông tin có thêm chủng Trung Quốc.

 

 

Bệnh tai xanh gây ra các triệu chứng chán ăn, bỏ ăn, sốt, khó thở, sảy thai, khô thai, chậm lên giống, ... Bệnh càng mang tính trầm trọng và thầm lặng hơn khi mà virus PRRS xâm nhập vào cơ thể nó kết hợp với Mycoplasma và một số vi khuẩn,virus khác. Và cũng chính bởi vậy mà hình thành lên các bệnh hô hấp phức hợp (PRDC) trên heo. PRRSv có thể kết hợp với một số bệnh sau:

 

- Virus PRRS và Mycoplasma spp (Suyễn heo)

 

- Virus PRRS và Hemophilus spp (APP)

 

- Virus PRRS và SIV (Swine Infuenza Virus - Cúm heo)

 

- Virus PRRS và Mycoplasma spp, APP

 

- Virus PRRS và Mycoplasma spp, Streptococcus spp (Liên cầu khuẩn)

 

- Virus PRRS và Mycoplasma spp, SIV

 

- Virus PRRS và APP, Streptococcus spp

 

 

Sự xâm nhiễm vào cơ thể heo và sinh bệnh tai xanh trên heo

 

Virus PRRS sau khi xâm nhập vào cơ thể thì đích tấn công của chúng chính là tế bào đại thực bào phế nang (PAMs). Nó không tạo ra sự suy giảm miễn dịch toàn diện nhưng nó làm cho các cơ chế phòng vệ của phổi bị tổn thương. Khi đó, các mầm bệnh hô hấp, phụ nhiễm dễ dàng xâm nhập vào phổi.

 

Virus PRRS sinh sản trong tế bào đại thực bào phế nang PAMs. Virus lưu hành lâu trong máu (~ 3 tuần), tồn nhiễm lâu (~ 157 ngày).

 

Độ lây nhiễm của virus PRRS cao (<10 hạt virus đã có thể gây bệnh) nhưng độ lan truyền chậm. Ban đầu không biểu hiện dấu hiện lâm sàng. Do virus biến thiên về độc lực nên thời gian miễn dịch ngắn.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể heo, trong 1 - 2 tuần virus gây bệnh tai xanh (PRRS) đã tiêu diệt khoảng 50% tế bào đại thực bào phế nang. Virus gây ra viêm vách phế nang dẫn đến viêm phổi kẽ, phù thũng phổi; trên phổi xuất hiện các lốm đốm đỏ đến đỏ nâu. Khi vách phế nang bị viêm sẽ rất dễ dẫn đến các bệnh kế phát khác.

 

Virus PRRS xâm nhập vào máu từ đó theo máu đến các Mô và khư trú tại đó, virus xâm nhập vào nhau thai gây lên sảy thai vào giai đoạn cuối, đẻ non, thai chết lưu, động dục giả, ...

 

 

Một khi đàn heo đã bị nhiễm virus PRRS, virus có xu hướng lưu hành vĩnh viễn, rất khó để bài trừ. Kháng thể mẹ truyền không đủ để bảo hộ cho heo con chống lại virus PRRS, nếu có thì thời gian miễn dịch rất ngắn.

 

Trong một trang trại, giữa các chuồng thì virus có thể lây truyền của sơ đồ sau

  

Sau đó, heo có thể bài thải virus qua: nước bọt, nước tiểu, nước mũi, sữa, tinh dịch, phân. Heo trưởng thành có thể bài thài virus trong 14 ngày. Heo con và heo choai bài thải virus trong 1 - 2 tháng. Heo con 4 tuần tuổi bài thải virus nhiều hơn heo 4 tháng tuổi. Heo con mẫn cảm với bệnh tai xanh hơn heo trưởng thành.

   

Một số đặc điểm của virus PRRS gây bệnh tai xanh

 

- Là một ARN virus có vỏ bọc, thuộc họ Arteriviridae, chi Arterivirus, trong bộ Nidovirals.

 

- Virus PRRS (PRRSv) liên tục biến đổi

 

Theo như giáo sư Paolo Martelli (bộ môn Khoa học Thú y, trường Đại học Parma, Italia) phát biểu tại Hội nghị APVS 2013 về sự đa dạng gen của PRRSv rằng các nghiên cứu về virus PRRS cho thấy, virus gây bệnh tai xanh khá đa dạng về gen ở cả chủng Bắc Mỹ và Châu Âu. Nguyên nhân do:

 

       * Đột biến ngẫu nhiên: Virus PRRS vẫn tiếp tục đột biến khi nhân lên trong vật chủ và biến chủng khác biệt trên từng heo. Đây là hậu quả của sự tích lũy đột biến ngẫu nhiên.

 

       * Tái tổ hợp: Trong thực nghiệm, tái tổ hợp xảy ra khi tế bào MA-104 được gây đồng nhiễm 2 chủng virus PRRS khác nhau, nhưng chưa thấy trong cơ thể heo thí nghiệm, giải thích tại sao Tái tổ hợp có thể không phổ biến trong thực địa.

 

-  Đa dạng gen PRRSv rất được quan tâm đến do nó sẽ liên quan đến kỹ thuật xét nghiệm bệnh tai xanh và sự đáp ứng miễn dịch của vaccine PRRS. Chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về thông tin di truyền để có thể dự đoán mức độ bảo hộ chéo giữa các chủng virus.

 

 Phân lập chủng Bắc Mỹ và chủng Châu Âu chỉ có 60 - 70% giống nhau.

 

- Độc lực của virus càng cao thì độ trầm trọng của dịch bệnh càng lớn. Tuy nhiên, sự khác biệt của độc lực virus PRRS có thể biểu hiện triệu trứng không tương ứng.

 

- Thời gian tồn tại của virus gây bệnh tai xanh:

 

Nhiệt độ  -70ºC 4ºC 37ºC 56ºC
Thời gian > 6 tháng 1 tháng 48 giờ 45 phút

 

 - Virus lây lan có thể qua một số đường sau:

 

       * Tiếp xúc trực tiếp

 

       * Qua dịch tiết, đặc biệt là tinh dịch

 

       * Qua các yếu tố khác: con người (công nhân, xe tải, xe vận chuyển, ...), côn trùng, gió và kim tiêm.

 

Đáp ứng miễn dịch chống lại virus PRRS gây bệnh tai xanh.

 

 Virus PRRS thực địa gây nhiễm trên heo mọi lứa tuổi, không đánh giá được đáp ứng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh).

 

 Chủng virus PRRS khác nhau có khả năng tạo kháng thể trung hòa khác nhau. Miễn dịch tế bào (IFN - γ SC) có thể đóng vai trò chống virus.

 

 Chủng virus PRRS khác nhau có khả năng tạo Cytokin và IFN - γ SC khác nhau.

 

  (Theo Diaz et al, 2008; Diaz et al, 2012; Ferrari et. al, 2013; Baumann et al., 2013).

 

Triệu chứng bệnh tai xanh (PRRS)

 

 - Triệu chứng lâm sàng biểu hiện cũng khác nhau, theo ước tính: cứ 3 đàn heo lần đầu tiếp xúc với virus thì có một đàn không biểu hiện triệu chứng, 1 đàn biểu hiện triệu chứng bình thường, 1 đàn biểu hiện triệu chứng ở mức độ nặng.

 

 - Có những đàn có huyết thanh dương tính với bệnh tai xanh (PRRS) nhưng lại không  biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

 

 - Heo biểu hiện ảnh về sinh sản như

 

       * Bệnh thường gây ra sảy thai trên heo nái mang thai ở tuần gần cuối của giai đoạn mang thai (tức là khoảng 105 - 110 ngày mang thai).

 

       * Bệnh có thể gây ra hiện tượng thai chết lưu, làm kéo dài thời gian mang thai lên khoảng 120 ngày. Đẻ ra thai chết khô có màu nâu đặc trưng, hoặc đẻ non, heo con yếu, heo con thở thể bụng.

 

       * Tăng tỷ lệ lên giống lại, chậm độc dục trở lại sau khi cai sữa, động dục giả. 

 

Heo nái xảy thai trong bệnh PRRS
Heo nái xảy thai trong bệnh PRRS 

 

 

Heo nái sảy thai muộn
Heo nái sảy thai muộn 

 

 

Heo chảy nước mũi
Heo chảy nước mũi 

 

 

Heo con đẻ ra yếu, chết sớm.
Heo con đẻ ra yếu, chết sớm 

 

Ngoài ra, heo còn có các biểu hiện khác trên nái và hậu bị:

 

       * Biếng ăn, chán ăn, ủ rũ (10-15% đàn).

 

       * Sốt 40 - 41ºC

 

       * Viêm phổi, gây ho. Cũng có thể có hiện tượng tiêu chảy ở heo.

 

       * Trên da xuất hiện các mảng, nốt màu đỏ/xanh, đặc biệt là vùng tai và âm hộ.

 

       * Phần dưới da và các chi bị phù nề.

 

 - Trên heo đực giống, không có biểu hiện rõ ràng, chỉ biểu hiện giống như heo bị cúm.

 

Bệnh tích heo nhiễm PRRS

 

Khi heo nhiễm bệnh PRRS, hệ miễn dịch của heo bị suy giảm và làm cho heo rất dễ mắc các bệnh kế phát, bởi vậy heo sẽ có những biểu hiện triệu chứng cũng như bệnh tích của một số bệnh kế phát. 

 

Heo con bị sưng phù mặt và có dử mắt
Heo con bị sưng phù mặt và có dử mắt  
Có hiện tượng viêm phổi dính sườn khi virus PRRS kết hợp với Hemophilus spp
Có hiện tượng viêm phổi dính sườn khi virus PRRS kết hợp với Hemophilus spp

 

Bạn có muốn xem thêm ?

VietDVM team

f-a-o

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã cam kết đẩy mạnh sự hợp tác song phương để có thể kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm đảm bảo sự an toàn của thực phẩm có nguồn gốc động vật và thúc đẩy thương mại an toàn.

 

Hai bên đã thống nhất sẽ củng cố quan hệ đối tác trong các lĩnh vực ưu tiên bao gồm sức khỏe động vật và các chương trình phòng, chống bệnh lở mồm long móng, bệnh dịch hạch trên động vật nhai lại, sốt lợn châu Phi, bệnh dại, cúm động vật và kháng kháng sinh trong thú y. Phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO ), FAO và OIE có kế hoạch tập trung vào giám sát việc sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn và dược phẩm, tăng cường hệ thống thú y của các quốc gia trên thế giới. 

 

Phát biểu tại hội nghị thế giới OIE Paris, Tổng giám đốc FAO José Graziano da Silva cho biết "sức khỏe động vật là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xóa đói, an ninh lương thực và suy dinh dưỡng". Ngoài ra ông Graziano da Silva còn nhấn mạnh thêm "chúng tôi cam kết giải quyết dịch bệnh động vật, các tác động của nó cùng với OIE, WHO và các đối tác khu vực và quốc gia". FAO và OIE đã có một số ý kiến ​​chung bao gồm FAO/OIE quản lý khủng hoảng về:

 

- Thú y: cung cấp phản ứng nhanh trong trường hợp dịch bệnh gia súc bùng phát

- OFFLU: mạng lưới các chuyên gia về cúm động vật.

 

 

Các tổ chức đã làm việc với nhau về các vấn đề như phòng bệnh, phát hiện và kiểm soát dịch cúm gia cầm H5N1, và đã đạt được một thành công lớn trong năm 2011 với việc xóa bỏ virus gây ra bệnh dịch trên trâu bò.

 

OIE và FAO hợp tác lâu dài đã chứng minh những hiệu quả trong việc phòng và kiểm soát dịch bệnh động vật trên toàn thế giới. Tổng giám đốc OIE ông Bernard Vallat cho biết " Hành động chung của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi tin chắc về sự cần thiết phải theo đuổi hợp tác tuyệt vời này và không ngừng củng cố hiệu quả của nó" OIE và FAO đã đồng ý tăng cường hợp tác chung của họ.

 

Các mối đe dọa của biến đổi khí hậu 

 

Trong tuyên bố của mình trong hội nghị OIE tại Paris, Graziano da Silva nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa ngày càng tăng về sức khỏe động vật trong thời gian tới và có tác động lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu. 

 

Bệnh truyền qua động vật nhiệt đới như sốt ở Châu Phi và sốt rét là những bệnh rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, ngoài ra sự biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sự phân bố và di cư của các loài chim hoang dã chứa các virus cúm gia cầm, ông phát biểu (trích dẫn báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)) . Ông Graziano da Silva kết luận “Sự biến đổi khí hậu là một mối quan tâm rất lớn nên cần phải chia sẻ và sửa chữa, bổ sung vào trong công việc chung” 
 

OFFLU là mạng lưới toàn cầu OIE-FAO gồm các chuyên gia về cúm động vật. Họ có nhiệm vụ giảm thiểu các tác động tiêu cực của virus cúm động vật bằng cách thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả giữa các chuyên gia sức khỏe động vật với ngành y tế của con người.

 

Vịt Bầu

The Pig Site


benh-bo-dien

Tổ chức Thú y Thế giới đã xác nhận một trường hợp có virus bò điên (bovine spongiform encephalopathy) ở Mato Grosso - khu vực cung cấp lượng thịt bò lớn nhất Brazil. Kiểm tra một nhóm 49 gia súc tại lò mổ, từ một đơn vị nằm ở phía tây Brazil, cho biết 1 con bò mười hai tuổi có dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Tất cả các gia súc khác trong nhóm thử nghiệm âm tính với bệnh bò điên.

 

Bộ Nông nghiệp Brazil đã cho rằng: "Điều này rõ ràng cho thấy rằng con bò được xác định dương tính là một trường hợp cá biệt và không đại diện cho bất kỳ mối nguy nào cho sức khỏe động vật và cộng đồng". Thông báo trên xuất hiện chưa đầy mười tám tháng sau khi một trường hợp điển hình của bệnh bò điên đã được xác nhận trong một con bò trưởng thành ở bang Parana. Con vật dương tính được lấy từ một doanh nghiệp có 1177 con bò, được nuôi trong hệ thống chăn thả rộng rãi. Ngoài cỏ nó còn được bổ sung muối khoáng một cách hạn chế. Kết quả cụ thể đang được làm rõ tại một phòng thí nghiệm tham chiếu ở Weybridge, Anh.

 

Hoa Đá tổng hợp

Theo “the cattle site”

Hà Lan đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc thực hiện mục tiêu về giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc và chăn nuôi gia cầm, theo như tiến sĩ Hetty van Beers - cơ quan thú y Hà Lan đã phát biểu tại một hội nghị VIV Châu Âu 2014.


Theo kết quả công bố hồi tháng 6/2013, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã giảm từ 50  - 60% so với năm 2007. Mục tiêu của chính phủ Hà Lan cắt giảm 70% vào năm 2015 dường như khó thực hiện, tuy nhiên một số lĩnh vực công nghiệp sản xuất protein động vật đã có những thành công vượt trội và bây giờ điều cần thiết là thiết lập mục tiêu cho mỗi trang trại chăn nuôi.


Theo như Carla van der Pol (HatchTech), một trong những yếu tố giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm đó là việc bổ sung chất dinh dưỡng cho gà con ngay sau khi gà nở. Thử nghiệm cho thấy rằng cho gà con mới nở tiếp cận sớm với thức ăn sẽ tăng cường sức khỏe cũng như sự phát triển của gà con. Khi cho đàn gà con ăn sớm, bổ sung chất dinh dưỡng cho thấy gà phát triển tốt hơn và chống chịu tốt với bệnh cầu trùng được thử nghiệm một vài tuần sau đó. Các chất dinh dưỡng có chức năng như bộ điều biến miễn dịch trong hệ tiêu hóa của gà con, làm tăng vi sinh vật có lợi ở đường ruột.

 

Hội nghị VIV châu Âu tổ chức tại Jaarbeurs Utrecht - Hà Lan từ ngày 20/5 – 22/5 năm 2014. VIV Châu Âu năm 2014: Tổ chức triển lãm thương mại ở Châu Âu với chủ đề nguyên tắc sử dụng thức ăn chăn nuôi và sản phẩm thịt cho người (feed and meat). Hội nghị kết hợp với triển lãm quốc tế về thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Các sự kiện bao gồm thịt gia cẩm, trứng, thịt heo, thịt bò và sữa.

 

Vịt Bầu          

(The Pig Site)  


 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status