Bệnh Circo virus trên heo - Hiểm họa tiềm tàng trong chăn nuôi

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày11/09/2014

Khi nhắc đến những bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo người ta thường nhắc đến các bệnh gây chết hàng loạt như tai xanh (hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản – PRRS), lở mốm long móng, hay cúm heo… Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ngoài các bệnh trên, ngành chăn nuôi của chúng ta đang phải đối đầu với hàng loạt bệnh khác dù không làm cho heo chết hàng loạt nhưng cũng gây ra thiệt hại không hề nhỏ mà đôi khi ta không thể thấy bằng mắt thường. Trong đó, bệnh Circo trên heo do virus Porcin Circo (PCV) là một ví dụ điển hình vì đã có lúc, người ta không thể phân biệt được rõ ràng bệnh nào có mức độ nguy cấp hơn giữa PRRS và PCV, ít nhất là trên khía cạnh tổn thất kinh tế.

 

 

Virus gây bệnh Circo trên heo được phát hiện từ những năm 1971 nhưng là type1 (PCV1) và được xác định là không gây bệnh. Mãi đến năm 1997, các nhà khoa học mới phân lập thành công circovirus type2 (PCV2) từ một ổ dịch. Sau đó virus được cấy vào trong cơ thể lợn trong phòng thí nghiệm và một loạt các triệu chứng của bệnh đã được báo cáo lại như: hội chứng gầy còm sau cai sữa, viêm da, dấu hiệu thần kinh, sưng hạch bạch huyết…

 

Bệnh Circo trên heo có các tên khoa học khác như: PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa – hay hội chứng còi cọc. Và PDNS (porcin dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận. 

 

 

Tác nhân gây bệnh Circo trên heo

 

Bệnh Circo trân heo PCV (Porcine circovirus) thuộc họ Circoviridae (Lukert va ctv. 1995), là một trong những virus nhỏ nhất xâm nhiễm vào tế bào động vật có vú. PCV là virus không có vỏ bao với đường kính 17 nm và chứa một bộ gen vòng đơn khoảng 1,76 kb (Tischer va ctv. 1982, Hamel và ctv. 1998).

 

Gồm có 2 loại được tìm thấy trên heo, PCV1 và PCV2. PCV1 đã xuất hiện từ rất lâu trên heo và thường nhiễm vào tế bào nuôi cấy thận heo và không gây bệnh trên heo. PCV2 mới xuất hiện gần đây, nó thường ghép với nhiều bệnh nghiêm trọng trên heo và ảnh hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi heo trên thế giới.

 

Những tiểu phần virus PCV2 gây bệnh Circo trên heo rất bền vững và có thể tồn tại khá lâu trong môi trường của đàn heo bị nhiễm bệnh (4-18 tháng hoặc lâu hơn), việc tiêu diệt triệt để virus này là rất khó.

 

Virus tồn tại ở hầu hết các trang trại chăn nuôi heo và được tìm thấy trên tất cả các lứa tuổi.

 

 


Đường truyền lây của bệnh Circo trên heo

 

Bệnh Circo trên heo có thể dễ dàng lây nhiễm và gây bệnh trầm trọng khi các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động vào như: mật độ quá dày, heo đang bị stress, chăm sóc vệ sinh kém, hệ thống cùng vào cùng ra chưa áp dụng đúng mức yêu cầu.

 

Cơ chế xâm nhập của virus gây bệnh Circo trên heo
Cơ chế xâm nhập của virus gây bệnh Circo trên heo

Cơ chế gây bệnh Circo trên heo

 

Bệnh Circo trên heo (PCV2) có thể xâm nhập vào cơ thể heo con ngay từ những ngày đầu sau khi sinh.

 

Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào các hạch bạch huyết, hạch amidan, hạch phổi, lách và các mô tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch.

 

Sau đó, virus xâm nhập vào các tế bào lympho  → làm giảm số lượng các tế bào lymphocyte  → giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch  → tăng độ mẫn cảm với các loại vi khuẩn, virus khác. 

Cơ chế gây bệnh Circo trên heo
Cơ chế gây bệnh Circo trên heo


Tùy vào số lượng, độc lực của PCV2 và cơ địa của con vật mà có thể có hoặc không có những biểu hiện lâm sàng của bệnh hay có ghép với bệnh khác hay không.

 

Các biểu hiện hay gặp nhất của bệnh là hội chứng còi cọc và viêm da, viêm thận.

 

Những heo con sinh ra từ nái có mức kháng thể thấp đều rất mẫn cảm với bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả những heo nhiễm mầm bệnh đều biểu hiện triệu chứng bệnh tích. Những heo con sinh ra từ nái có mức kháng thể cao cũng có thể nhiễm virus và sinh ra miễn dịch chống lại, do đó những heo này phát triển bình thường và khỏe mạnh. 

Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh

Triệu chứng bệnh tích của bệnh Circo trên heo

 

Heo thường phát bệnh ở giai đoạn nuôi vỗ béo 6-16 tuần tuổi hay lớn hơn và biểu hiện bệnh dưới hai thể chính là thể còi cọc và thể viêm da, viêm thận.

 

Thể còi cọc của bệnh Circo trên heo:

 

Hơn 95% heo bị bệnh ở thể này đều có triệu chứng còi cọc, chậm lớn, xù lông. Ngoài ra heo còn có các biểu hiện khác như hô hấp khó khăn (do phổi bị tổn thương), hệ thống hạch sưng to, vàng da, sốt, tiêu chảy, chết đột ngột.

Heo còi cọc chậm lớn ở các giai đoạn, tăng trưởng kém, gầy yếu
Heo còi cọc chậm lớn ở các giai đoạn, tăng trưởng kém, gầy yếu 
pp3 pp4

Hạch lympho sưng to (nhất là hạch bẹn, màng treo ruột, phổi)

 

Ngoài ra, khi mổ khám heo còn nhiều tổn thương trên các cơ quan nội tạng như ruột sưng, dạ dày loét, sưng gan, phổi viêm và nhục hóa... 

Tổn thương trên phổi trong bệnh Circo trên heo
Tổn thương trên phổi trong bệnh Circo trên heo

Thể viêm da, viêm thận:

Biểu hiện chủ yếu của thể này là heo xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau trên vùng da toàn thân → sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy.

 

Viêm da trên heo trong bệnh Circo trên heo
Viêm da trên heo trong bệnh Circo trên heo 

 

 

 

 

 

 Heo bị viêm da do Circo virus

 

 

Ta có thể phân biệt giữa viêm da do bênh Circo trên heo (PCV2) và 1 số thể viêm da do các nguyên nhân khác như sau:

 

Phân biệt PCV2 thể viêm da với một số bệnh khác

Viêm da do
PCV2

- Xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau.
-Sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy.
-Vị trí viêm: trên vùng da toàn thân.

Viêm da do bệnh
ban nước

-Các kẽ móng chân bị viêm và xuất hiện mụnnước, sau 2-3 ngày thì bị vỡ ra tạo vết loét hở.
-Nốt ban thường chỉ xuất hiện tại một số vùng da nhất định như miệng,lợi, lưỡi, môi, mõm, da chân, bầu vú và da bụng.

Bệnh viêm da
tiết dịch
(staphylococcus)

-Xuất hiện các mụn nước và có thể có mủ bên trong.
-Bệnh thường liên quan đến môi trường bẩn.

Viêm da do ghẻ 

-Da sần sùi,rất ngứa.
-Heo thường cọ vào thành chuồng.
-Vùng viêm: toàn thân.
-Tỉ lệ lây lan trongđànrất nhanh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm da do suy
dinh dưỡng

-Da khô, lông xù, có thể bị nứt nẻ (do thiếu kẽm).
-Khi kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ dinhdưỡng thì những vùng da viêm tự khỏi.

 

Tổn thương trên thận: Thận sưng (dẫn đến hai đầu quả thận không cân đối) viêm, nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt. Trong một số trường hợp bề mặt thận xuất hiện nhiều điểm màu trắng.

 

pp5 pp6

Thận xuất huyết

 

Trong một số trường hợp, heo nái có thể bị sảy thai
Trong một số trường hợp, heo nái có thể bị sảy thai

 

 

Những thiệt hại do bệnh Circo trên heo (PCV2) gây ra

 

Bệnh Circo có tỷ lệ nhiễm rất cao, gần 100%, nghĩa là hầu hết mọi con heo đều có mang mầm bệnh trong cơ thể.

 

Tuy nhiên không phải những heo nào mang mầm bệnh Circo cũng đều biểu hiện triệu chứng bệnh tích. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (cơ địa, giống, môi trường, dinh dưỡng…) mà số heo bệnh có thể chiếm từ 3-50%.

 

Bệnh có tỷ lệ chết của bệnh Circo không cao. Vậy tại sao chúng ta lại nói bệnh do PCV2 là bệnh nguy hiểm và gây ra thiệt hại lớn về kinh tế?

 

Thứ nhất, vì virus gây bệnh Circo PCV2 có khả năng tấn công thẳng vào hệ thống miễn dịch và làm suy yếu hệ thống đó đồng thời mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Như vậy, thiệt hại kinh tế ở đây không chỉ đơn thuần là thiệt hại do PCV2 gây ra mà còn do cả các bệnh kế phát.

 

Thứ hai, đa phần những heo bị bệnh Circo do PCV2 sẽ không chết ngay mà chúng chỉ còi cọc, chậm lớn. Số heo này hàng ngày vẫn tiêu tốn một lượng thức ăn nhất định nhưng tăng trọng thì không thay đổi nhiều. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chăn nuôi giảm, lợi nhuận thu được cũng vì đó mà giảm theo.

 
Ví dụ: Trang trại nuôi 1000 heo thịt, với tỷ lệ bệnh từ 3-50%. Mỗi con heo mỗi ngày (tính từ lúc cai sữa đến lúc xuất chuồng, trung bình = 120 ngày) tiêu tốn trung bình 1,7 kg cám/con/ngày. Với giá cám trung bình hiện nay là 11.500 VNĐ/kg.
 
 
Ta giả sử:

- Trường hợp 1: heo bị bệnh ngay từ lúc cai sữa (3 tuần tuổi) → số ngày heo mắc bệnh mà vẫn tiêu tốn cám là 120 ngày → tổng số tiền thiệt hại
 
= 120 (ngày)  x  1,7 (kg)  x  11.500 (VNĐ)  x  3%(50%)  x  1000 (con heo)
 
= 70.380.000 (VNĐ) đến 1.173.000.000 (VNĐ) /1000 con heo.


- Trường hợp 2: Heo bị bệnh ở giai đoạn nuôi vỗ béo lúc 10 tuần tuổi → số ngày heo mắc bệnh mà vẫn tiêu tốn cám là 50 ngày → tổng số tiền thiệt hại
 
= 50 (ngày)  x  1,7 (kg)  x  11.500 (VNĐ)  x  3%(50%)  x  1000 (con heo)
 
= 29.325.000 (VNĐ) đến 488.750.000 (VNĐ) /1000 con heo
 

Như vậy, nếu không kiểm soát được bệnh Circo trên heo PCV2, trang trại trên có thể thiệt hại lên đến hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng trong vòng 5 tháng (1 lứa heo). Một con số không hề nhỏ nhưng lại ít ai để ý tới.

 

 

Kiểm soát mầm bệnh Circo trên heo

 

Trước hết nên loại bỏ ngay những con còi cọc ra khỏi đàn càng sớm càng tốt.

 

Bệnh không có thuốc đặc trị nên quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh cẩn thận.


Chăm sóc tốt Heo mắc bệnh Circo trên heo:

 

Chăm sóc heo thật tốt ngay từ khi vừa mới sinh ra như: cho bú sữa đầu càng sớm, càng nhiều càng tốt, úm heo con đúng kỹ thuật, bấm răng và cắt đuôi đúng, tập ăn sớm…

 

Hạn chế ghép heo và chuyển đàn để giảm sự tiếp xúc giữa các đàn với nhau. Quản lý tốt nhiệt độ và thông thoáng trong chuồng nuôi. Thực hiện nguyên tắc cùng vào cùng ra, mật độ nuôi phù hợp. Loại thải những con ốm yếu và ủ rũ.


Kiểm soát các mầm bệnh kết hợp:

 

Tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm các mầm bệnh thường ghép, kế phát cùng với Circo (PCV) như bệnh tai xanh (PRRS), suyễn heo, cúm, tụ huyết trùng, viêm phổi màng phổi (APP), liên cầu khuẩn.

 

Dùng kháng sinh và thuốc kháng viêm để điều trị các bệnh vi khuẩn kế phát.

 

Nói tóm lại, ta cần phải thực hiện đầy đủ 3 bước giúp hạn chế ảnh hưởng của mầm bệnh: 

 
 
1, Hạn chế tiếp xúc giữa heo – heo.
 
 
2, Giảm các nguyên nhân gây stress.
 
 
3, Quản lý vệ sinh, chăm sóc tốt.

 

 

Vaccine phòng bệnh Circo trên heo:

 

Hiện nay, nhiều loại vaccine cho PCV2 đã được dùng phổ biến ở châu Âu, Bắc Mỹ và mang lại những hiệu quả ban đầu nhất định.

 

Các loại hiện có trên thị trường bao gồm: vaccine virus PCV2 vô hoạt, vaccine protein capsid của virus PCV2, vaccine virus tái tổ hợp PCV1 và PCV2 vô hoạt. Ngoài ra, có những loại vaccine còn đang được thử nghiệm.

 

Ở Châu Âu, Bắc Mỹ người ta thường khuyến cáo nên tiêm vaccine mũi đầu tiên sau 3 tuần tuổi.

 

Ở nước ta đa phần các trang trại thường dùng loại vaccine protein capsid của virus PCV2 và đẩy thời gian tiêm lên sớm hơn so với khuyến cáo. Sau đây là một số liệu trình tiêm vaccine phổ biến ở Việt Nam mà chúng ta có thể tham khảo:

 

Liệu trình 1: tiêm 1ml vaccine cho heo con lúc 14 -21ngày tuổi và một lần duy nhất.

 

Liệu trình 2: heo được tiêm 2 lần, mỗi lần 2ml, thời điểm tiêm lần đầu vào 14-21 ngày tuổi và lần 2 cách lần đầu 3 tuần.

  

 

Tóm lại, do bệnh Circo trên heo không có thuốc đặc trị, nên khi phát hiện thấy trong đàn có heo biểu hiện triệu chứng bệnh, ta cần nhanh chóng loại bỏ những con heo đó ra khỏi đàn, bởi nếu có để lại trong đàn thì những con heo đó tăng trọng rất kém trong khi vẫn tiêu tốn thức ăn và còn làm lưu cữu mầm bệnh trong đàn, gây khó khăn trong vấn đề kiểm soát bệnh. Đồng thời với đó, ta tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng thể đối với bệnh Circovirus như đã đề cập ở trên.

 

Như vậy, cho đến thời điểm này, bệnh Circo trên heo do PCV2 vẫn là một trong các mầm bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi heo và được cả thế giới quan tâm. Nên nếu kiểm soát tốt mầm bệnh chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.

  

 (Còn nữa ...)

VietDVM Team

Ý kiến bạn đọc (2) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status