Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm đang là một trong nhiều loại hình chăn nuôi phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng tại các địa phương. Tuy nhiên chăn nuôi gà đẻ giai đoạn này đòi hỏi người chăn nuôi cần có kinh nghiệm cũng như phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.

 

Trong giai đoạn gà đẻ (>20 tuần) là giai đoạn thu hoạch những thành quả của giai đoạn nuôi hậu bị, nhưng đây cũng là giai đoạn đòi hỏi người nuôi cần áp dụng kỹ thuật, và kinh nghiệm vào thực tế sản xuất để có thể kéo dài thời gian khai thác trứng, giảm các chi phí không cần thiết, duy trì đàn gà đẻ đều và ổn định.

 

ky-thuat-chan-nuoi-ga-de

 

 

Để làm được điều đó người chăn nuôi cần chú y một số nội dung sau:
- Chuồng nuôi.
- Thức ăn.
- Quản lý chăn nuôi


Chuồng nuôi

Thực tế chăn nuôi hiện nay có 3 kiểu chuồng nuôi gà đẻ thương phẩm giai đoạn này đó là chuồng nền, chuồng sàn và chuồng lồng. Mối kiểu chuồng nuôi phù hợp với mỗi điều kiện chăn nuôi, giống gà và quy mô sản xuất.

 

- Với chuồng nuôi nền:

Phù hợp với hầu hết các giống gà đẻ thương phẩm và gà nuôi lấy giống.

Phù hợp với điều kiện chăn nuôi nhỏ với chi phí thấp.

Dễ dàng thực hiện không cần yêu cầu kỹ thuật về chuồng nuôi cao.

 

Nhược điểm

+ Khó kiểm soát dịch bệnh.

+ Không phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn do không áp dụng được một số tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.

+ Hiệu quả kinh tế không cao do chất lượng sản phẩm chăn nuôi không cao do trứng không đồng đều, trứng bẩn, tỷ lệ đẻ thấp.

+ Hao phí chăn nuôi tăng cao do một phần thức ăn và thuốc thú y trong quá trình chăn nuôi.


- Với chuồng sàn:

Đây là kiểu chuồng nuôi vẫn chưa phổ biến tại nước ta, thường được các cơ sở giống sử dụng để giảm thiểu việc sử dụng thuốc thú y cho đàn gà giống.

Thường phù hợp với nuôi gà giống và gà thịt thương phẩm

Có chi phí ban đầu lớn nên chỉ phù hợp cho quy mô chăn nuôi lớn.

 

- Chuồng lồng.

Đây là kiểu chuồng nuôi phù hợp với gà đẻ trứng công nghiệp do dễ đang quản lý thức ăn, nước uống, dịch bệnh (cầu trùng) . . .

Áp dụng được khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi: dây chuyền nhặt trứng, cho ăn tự động, cho uống tự động, hệ thống xử lý chất thải tự động . . 

+ Chi phí đầu vào lớn.
+ Không áp dụng được với gà bố mẹ.


Với ưu nhược điểm của 3 kiểu chuồng nuôi phổ biến trên, các trại chăn nuôi lựa chon xây dựng sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện chăn nuôi của mỗi vùng, mỗi trại.

Đối với các giống gà đẻ thuong phẩm hiện nay, giai đoạn hậu bị kết thúc lúc 18 tuần tuổi, sau đó được chuyển tới chuồng đẻ, lồng đẻ và tiến hành chăm sóc cũng như dinh dưỡng chuẩn bị cho giai đoạn vào đẻ.


Thức ăn

Trong chăn nuôi gà đẻ thương phẩm hiện nay dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.
Với mỗi giống gà ta có khẩu phần khác nhau, trong quá trình chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi ta có những điều chỉnh sao cho phù hợp với sức khỏe đàn gà và tỷ lệ đẻ.

Dinh dưỡng cho gà đẻ giai đoạn > 20 tuần tuổi

 Dinh dưỡng Protein cho gà bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của gà đẻ trứng thương phẩm
(Theo lượng thức ăn ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng)(NRC-1994)

 

Chất Dinh dưỡng   Đơn vị Mật độ dinh duỡng trong thức ăn cho gà đẻ trứng 

Nhu cầu hàng ngày/gà mái

(mg hoặc IU/kg)

Thức ăn ăn vào (1)  gam  80 100 120 100 100 110
Protein thô  18.8 15 12.5 15000 15000 16500
Agrinine  0.88 0.7 0.58 700 700 770
Histidine  0.21 0.17 0.14 170 170 190
Isoleucine  0.81 0.65 0.54 650 650 715
Leucine  1.03 0.82 0.68 820 820 900
Lysine  0.86 0.69 0.58 690 690 760
Methionine  0.38 0.3 0.25 300 300 330
Methionine+Cystine  0.73 0.58 0.48 580 580 645
Phenylalanine  0.59 0.47 0.39 470 470 520
Phenylalanine+tyrosine  1.04 0.83 0.69 830 830 910
Threonine  0.59 0.47 0.39 470 470 520
Tryptophan  0.2 0.16 0.13 160 160 175
Valine  0.88 0.7 0.58 700 700 770
Linoleic axit  1.25 1 0.83 1000 1000 1100

 

(1)Trên cơ sở thừa nhận mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 2900 Kcal/kg và tỷ lệ đẻ là 90%

Lượng thức ăn cung cấp cho gà giai đoạn này phục vụ cho nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất trứng. Do dó tùy vào tình hình của đàn gà mà ta có những điều chỉnh sao cho phù hợp

Đối với gà đẻ trứng công nghiệp (gà đẻ trứng đỏ).

- Khi gà hậu bị đẻ lên 5% bắt đầu cho ăn theo tiêu chuẩn
- Gà đẻ đạt đỉnh vào 36 tuần tuổi cho ăn 2 bữa / ngày
- Thức ăn chia làm 2 bữa sáng 40% và chiều 60%.


Mỗi ngày cho gà ăn hết cám 1 – 2h sau đó làm vệ sinh máng

Thời gian cho ăn

Sáng : 7- 7.30 giờ: ăn khoảng 40% tổng lượng cám, 10.30 giờ đi đảo cám và kiểm tra san cám cho gà ăn đều.
Chiều : 1.30 kiểm tra máng ăn cho gà ăn hết thức ăn còn lại sau đó khoảng 2.30 cho ăn khoảng 40% cám sau khoảng 30 phút ăn 20% cám.


Chú ý: Nếu hậu bị mới vào phải đảo cám nhiều lần trong ngày. 

 

Bảng khẩu phần ăn cho gà
Tuổi  (tuần) Khẩu phần (g/con/ngày)
18 75-80
19 85-90
20 95-100
21 100-105
22 105-110
23 110-115
24 >115
25 >115
26 >115

 

Quản lý và chăm sóc


Nước uống:

Nước uống với gà đẻ là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp nào cần
- Luôn đảm bảo gà có nước sạch và mát.
- Thường xuyên kiểm tra vi khuẩn trong nước.
- Nhiệt độ của nước cần đạt 25oC

 Dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gia cầm


Với chuồng nuôi sử dụng núm uống và máng uống tự động

- Kiểm tra nước 2 lần một ngày.

- Làm vệ sinh núm uống 2 tuần /lần

- Tốc độ dòng chảy 75ml/phút (không được chảy quá mạnh hoặc quá yếu)

- Độ cao bình uống cần đặt cao khoảng 40cm.


Với chuồng sử dụng máng uống tự chế cần chú ý thêm nước 3 – 4 lần /ngày. Cần vệ sinh máng uống 1 ngày/lần.


Nhiệt độ, gió và ánh sáng

- Nhiệt độ thích hợp cho chăn nuôi gà đẻ là từ 23 – 270C. Tuy nhiên cần duy trì nhiệt chuồng nuôi ấm trong tuần đầu của gà mới chuyển chuồng (250C – 280C) cần luôn luôn duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng nuôi tránh hiện tượng quá nóng hay quá lạnh làm gà bị stress ảnh hưởng tới sản lượng trứng.

- Cần duy trì hệ thống thông gió và đảm bảo tốc độ gió trong chuồng nuôi cần đạt 5m/s.

 

 Sự quan trọng của vận tốc gió trong chăn nuôi gà

 

- Ánh sáng: Phải bật điện trong khoảng 1 tuần đầu 24 giờ sau đó sang tuần thứ 2 sẽ giảm ánh sáng 12 giờ và sau đó tăng mỗi tuần 1 giờ thắp sáng đến 16 giờ/ngày. Buổi sáng lúc 4.30- 5h sáng cần bật điện và đảo cám còn trong máng, Kiểm tra núm uống nước.

Các hoạt động khác như cho uống thuốc: chia làm 2 lần sàng 8- 10 giờ, chiều 2-4 giờ, trưa dùng thuốc bổ hoặc vitamin. Trước khi cho dùng thuốc phải cắt nước khoảng 30 phút, pha thuốc vào xô sau đó mới đổ vào bình, nếu thuốc bổ và vitamin không phải cắt nước.

Phải thường xuyên kiểm tra gà, có vấn đề phải đánh dấu và xử lý những con có vấn đề khác thường để tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời.

Đối với những trại chăn nuôi quy mô chưa lớn cần có quy trình chăm sóc sao cho phù hợp với điều kiện nuôi và đảm bảo hiệu quả chăn nuôi.

Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc thú y cần chú ý tới nhằm duy trì ổn định đàn gà và nâng cao hiệu quả chăn nuôi; đồng thời quản lý, khống chế dịch bệnh đảm bảo đàn gà có sức khỏe tốt. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời hạn chế hiện tượng kháng thuốc sẽ được đề cập trong bài viết sau.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ giai đoạn này cần đòi hỏi người nuôi có kinh nghiệm và am hiểu khao học để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh và sản xuất tốt đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Với mỗi vùng, mỗi trại đều có nhưng kinh nghiệm riêng để có thể nâng cao năng xuất đàn gà đẻ thương phẩm và giảm những chi phí trong chăn nuôi cũng như hạn chế dịch bệnh. Với những chia sẻ trên hi vọng giúp các trại có thêm thông tin để có thể quản lý trại được tốt nhất.

VietDVM team

Virus cúm lợn trên đàn heo nái – Điểm kiểm soát bệnh
Published in Bệnh trên Heo

Bệnh cúm lợn đã và đang được quan tâm đặc biệt do những khó khăn trong kiểm soát sự lây nhiễm ở các trang trại ngày càng nhiều. Một nguyên nhân dẫn tới điều đó là sự biến chủng nhanh và có sự khác biệt về mặt di truyền của virus cúm. Các biện pháp tiêm chủng hiện đang được sử dụng ở heo nái mang thai trước khi đẻ hoặc heo con có thể làm giảm tỷ lệ mắc cúm lúc cai sữa nhưng chúng không thể ngăn chặn hòa toàn lây truyền của virus. Chương trình tiêm chủng hiện tại có hiệu quả đáng kể làm giảm các triệu chứng lâm sàng và làm giảm các các thiệt hại về kinh tế do bệnh gây ra.

 Virus cúm A gây bệnh trên heo (ảnh minh họa)

Virus cúm A gây bệnh trên heo (ảnh minh họa) 

 

Dựa vào nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Minnesota về việc lưu hành và lây nhiễm virus gây bệnh cúm lợn trong các đàn heo nái, các đàn heo hậu bị mới được công bố gần đây. Những con heo nái và hậu bị được kiểm tra 30 ngày/lần và heo con cũng được kiểm tra hàng tháng trong vòng một năm liền. Kết quả nghiên cứu cho thấy, heo nái hậu bị và heo con là mẫn cảm với virus gây bệnh cúm lợn hơn cả. Khoảng 8% của heo con và 19% nái hậu bị có kết quả xét nghiệm dương tính. Tuy nhiên có một sự khác biệt đáng kể giữa quy mô các trang trại khác nhau và điều kiện chăn nuôi khác nhau.

 

Heo hậu bị đóng một vai trò quan trọng trong dịch tễ của virus cúm lợn. Heo hậu bị có vai trò đưa các chủng virus mới vào trại và cũng có thể đóng vai trò như bộ khuếch đại của virus đã có mặt trong các trang trại nếu chúng có hệ miễn dịch. Ngày nay, nhu cầu về giống con giống âm tính với virus cúm không còn quá quan trọng. Tuy nhiên sự ra đời những con giống có khả năng miễn dịch mà không đào thải virus cúm ra môi trường vẫn rất được quan tâm. Một cách đơn giản để làm được điều này đó là cách ly heo giống thay thế mới hoặc cách ly theo từng đơn vị, theo dõi chúng và chỉ nhập đàn khi chúng không còn bài thải virus. Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem xét các chương trình vaccine cho heo hậu bị thay đàn trước khi đưa chúng vào đàn giống.

 

 

Một nhân tố quan trọng nữa là heo con trước cai sữa. Heo con đến độ tuổi cai sữa là một thách thức lớn vì chúng có thể dương tính với virus cúm mặc dù chưa có các dấu hiệu lâm sàng, chủ yếu là do sự hiện diện của kháng thể mẹ truyền. Một kết luận quan trọng là virus cúm lợn không di truyền qua nhau thai, do đó heo con sinh ra có miễn dịch với virus.

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm trùng ở heo con tăng theo độ tuổi kể từ sau 10-14 ngày tuổi (tuần thứ hai), và ngay trước khi cai sữa, số lượng heo con dương tính với virus cúm lợn là cao hơn. Nhìn chung, sự phổ biến của virus cúm ở heo con ở độ tuổi cai sữa trong trang trại dương tính là khá thấp nên đòi hỏi chẩn đoán rộng rãi với số lượng lớn con giống để biết liệu có tồn tại virus hay không. Trong trường hợp có nhiều chủng cùng tồn tại, các kháng thể của mẹ không có khả năng ngăn chặn hoàn toàn lây truyền virus thì heo con đến tuổi cai sữa có vai trò duy trì các chủng virus cúm tồn tại trong trang trại. Một thách thức nữa của hệ thống chăn nuôi nhiều chuồng là heo con cai sữa được chuyển đến các trang trại khác cách trang trại ban đầu một khoảng cách đáng kể, do đó heo con khi cai sữa được xem là một nguồn lây truyền virus giữa các trang trại và các vùng xung quanh. Khoảng một nửa số đàn giống khi cai sữa có thể dương tính với virus cúm ở Mỹ (kết quả không được công bố).

 

 

Ngoài ra, trong một nghiên cứu tương tự đã chứng minh rằng người ta thường thấy nhiều chủng virus cúm đồng lưu hành trong đàn bò sinh sản. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng đều tồn tại với số lượng virus như nhau và sự xuất hiện hay biến mất của nó cũng dao động. Các chủng cúm lưu hành cùng nhau có thể thuộc chủng tương tự hoặc các phân nhóm khác nhau nên sự kiểm soát của virus trong trang trại trở nên khó khăn hơn nhiều. Thật vậy, trong nghiên cứu này cũng tìm thấy các chủng mới mà là kết quả của quá trình các chủng virus tồn tại song song ở trang trại, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải loại bỏ các chủng có mặt tại trại trước khi virus gây bệnh cúm lợn mới được tạo ra.

 

Những hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải có các quy trình phòng, chống virus cúm lợn. Trong các quy trình cần chú ý hạn chế sự xuất hiện các biến chủng virus mới thông qua đàn heo giống cũng như giảm hoặc loại bỏ sự có mặt của virus cúm ở heo con cai sữa để chúng không trở thành nguồn lây truyền virus tiềm ẩn giữa các trang trại.

 

Thanh Huyền biên dịch

(theo pig333)       

 

Bệnh Suyễn lợn (heo) - lời giải nào cho người chăn nuôi!
Published in Bệnh trên Heo

Bộ máy hô hấp là cơ quan chủ yếu làm nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Nhờ sự trao đổi đó mà cơ thể có thể hấp thu được oxy từ môi trường bên ngoài và đào thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Vai trò của hệ hô hấp vô cùng quan trọng với sự sống, nếu hệ thống hô hấp ngừng hoạt động quá 5 phút là cơ thể đã có thể bị hủy diệt. Chính vì vậy mà các bệnh xảy ra trên đường hô hấp luôn là mối lo ngại rất lớn của các nhà chăn nuôi.

 

 

 Nhắc đến các bệnh xảy ra trên đường hô hấp của heo, ta không thể không nhắc đến bệnh suyễn lợn (heo) hay còn gọi là viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Bởi vì bệnh suyễn lợn (MH) luôn là yếu tố mở đường cho rất nhiều các mầm bệnh khác xâm nhập vào hệ thống hô hấp của vật nuôi.

 

Bệnh thường xảy ra ở dạng mãn tính, tỷ lệ mắc bệnh rất cao nhưng tỷ lệ tử vong thường rất thấp (khảng 3-10%) nếu không ghép với các bệnh truyền nhiễm khác. Những heo có sức đề kháng thấp thường rất dễ mắc bệnh.

 

 

Nguyên nhân sinh bệnh suyễn lợn (heo)

 

Mycoplasma hyopneumoniae (MH) được phân lập từ phổi heo bệnh vào năm 1965. Nó là thực thể hữu cơ trung gian giữa virus và vi khuẩn. MH ký sinh ngoại bào với cấu tạo không có màng tế bào mà chỉ có màng nguyên sinh chất và bộ gen bao gồm cả ADN và ARN nên hình dạng biến đổi rất linh hoạt.

 

Cũng chính bởi vậy mà vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn MH rất dễ bị tiêu hủy bởi các chất sát trùng thông thường hay ở nhiệt độ 45-55oC trong vòng 15 phút. Ngoài ra, tất cả các loài Mycoplasma đều đề kháng với penicillin (nhóm kháng sinh tác động vào tế bào thông qua màng tế bào).

 

Mầm bệnh phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém và trên những cơ thể có sức đề kháng thấp nên tỷ lệ bệnh thường cao hơn vào mùa xuân và mùa đông, vào lúc thời tiết thay đổi.

 

Mầm bệnh có thể di chuyển trong không khí với khoảng cách 3 – 3,5 km. Bệnh suyễn lợn xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo nhưng chủ yếu ở heo con lúc 6 tuần tuổi trở lên.

 

 

Thiệt hại kinh tế do bệnh suyễn lợn MH gây ra

 

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao (97% trang trại trên thế giới nhiễm bệnh) nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh suyễn lợn rất thấp nếu không có mầm bệnh kế phát khác (3-10%) nên thiệt hại do tỷ lệ chết là không đáng kể.

 

Tuy nhiên, Bệnh suyễn lợn MH lại chính là nguyên nhân mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể heo thông qua đường hô hấp và gây ra các thiệt hại trầm trọng khác.

 

Bên cạnh đó, bệnh suyễn heo đa phần là ở dạng mãn tính.Tức là heo sẽ không chết ngay mà chỉ giảm tăng trọng trong khi vẫn tiêu tốn thức ăn như bình thường đồng thời kéo dài thời gian nuôi làm tăng chi phí sản xuất.

Ảnh hưởng của phổi viêm đến tăng trọng/ngày (ADG)
Tỷ lệ viêm phổi (%) 0 1-10 11-20 21-30 31-40 41-50 >50
Tỷ lệ ADG (%) 0 3 8 15 19 24 30

 

Theo thống kê, cứ mỗi 10% phổi bị viêm thì tốc độ tăng trọng giảm 37 g mỗi ngày.

 

Cụ thể người ta đã thống kê được như sau, trung bình:
  • MH làm giảm 12-16% tăng trọng bình quân/ngày (ADG)
  • Làm tăng 14-22% chi phí thức ăn (FCR).
  • Tăng chi phí do dùng thuốc điều trị.

 

Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chăn nuôi giảm, lợi nhuận thu được cũng vì đó mà giảm theo.

 

Ví dụ:

 

Giả sử trang trại nuôi 1,000 heo thịt, bắt đầu nhiễm bệnh lúc 2 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm là 97% (970 con nhiễm bệnh), tỷ lệ chết là 5% (5% x 970 con = 48 con chết). Tổng thời gian nuôi đến lúc xuất chuồng là 150 ngày.

 

Mỗi heo giống có giá = 800,000/con, giá heo thịt hiện nay là 45,000 vnđ/kg. Tiêu tốn trung bình 1,7 kg cám/con/ngày, giá cám trung bình hiện nay là 11,500 VNĐ/kg. Giả sử tăng trọng bình quân/ngày (ADG) = 0,75 kg/ngày, FCR = 2,05. Và ADG giảm 12%, FCR tăng 18%.

 

Như vậy, thiệt hại do MH gây ra cho trang trại trên bằng tổng thiệt hại do:Tỷ lệ chết + giảm ADG + tăng FCR + chi phí điều trị.

 

Thiệt hại do tỷ lệ chết (giả sử trung bình số heo bệnh chết ở 60 ngày tuổi):

 

= 48 con x (800,000 tiền giống +[(1.7kg x 60 ngày)x11,500])

 

= 94.704.000 (vnđ)

 

Thiệt hại do giảm ADG xuống 12% :

 

Số ngày heo tiêu tốn thức ăn sau bị bệnh = 150 – 60 = 90 (ngày).

 

Số heo bệnh còn lại = 970 con bệnh – 48 con chết = 922( con).

 

Tổng tăng trọng bình thường của 922 heo nếu không bị bệnh

 

= 922 x 90 x 0,75 = 62,235 (kg).

 

Số kg tăng trọng bị mất đi do bệnh = 12% x 62,235 = 7,468 (kg).

 

Số tiền thiệt hại = 7,468 kg x 45,000 vnđ/kg = 336.060.000 (vnđ).

 

Thiệt hại do tăng FCR lên 18%:

 

Tổng lượng thức ăn bình thường tiêu tốn của 922 heo trong 90 ngày bị bệnh

 

= 62,235 kg x 2,05 (FCR) = 127,582 (kg thức ăn)

 

Tổng lượng thức ăn tiêu tốn tăng thêm khi heo bị bệnh

 

= 18% x 127,582 kg = 22.965 (kg)

 

Tổng số tiền thiệt hại do tăng 18% FCR là

 

= 22.965 kg x 11,500 vnđ =264.097.500 (vnđ)

 

Tổng thiệt hại cho thuốc điều trị suyễn ước tính = 120,000 vnđ/con x 922 con

 

= 110.640.000 (vnđ)

 

→ Như vậy tổng thiệt hại là: = 805.501.500 (vnđ)/ 1.000 heo/5 tháng.

 

Một con số không hề nhỏ đối với các nhà chăn nuôi heo hiện nay.

 

 

Bệnh suyễn lợn (MH) gây bệnh cho heo như thế nào?

 

Khi heo khỏe tiếp xúc với heo ốm, mầm bệnh từ heo ốm thông qua đường hô hấp ra ngoài môi trường (ho, thở, hắt hơi) sau đó lại theo đường hô hấp đi vào cơ thể heo khỏe.

 

Lúc này, nếu cơ thể heo có sức đề kháng yếu kết hợp với số lượng mầm bệnh nhiều thì bệnh có thể phát luôn hoặc ở dạng ẩn tính trong vòng 11 ngày. Nếu số lượng mầm bệnh vừa phải, thời gian ủ bệnh là 4-6 tuần. Nếu số lượng mầm bệnh thấp, bệnh sẽ ở dạng mãn tính và không biểu hiện triệu chứng.

 

Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn MH bám trên các lông mao trong đường hô hấp của heo (khí quản và phế quản)  MH tăng sinh  gây vón cục các lông mao đó  các lông mao sẽ rụng ra, tạo nên nhiều dịch nhầy trong đường hô hấp → đường hô hấp mất khả năng giữ, lọc các bụi bẩn, mầm bệnh  tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh kế phát xâm nhập vào cơ thể như PRRS, PCV2, P.multocida (tụ huyết trùng)…và gây bệnh. Đồng thời các tế bào viêm tăng sinh  heo rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài.

 

Ngoài ra, MH còn điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ như ức chế miễn dịch, kích thích tế bào lympho, sản xuất các cytokine gây viêm.

 

Các tổn thương ban đầu là:

 

- Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản, viêm phế nang  lan rộng ra trở thành viêm phổi  tắc nghẽn phổi  xẹp phổi.

 

- Đường hô hấp rụng lông mao, tăng sinh chất nhầy  nhiễm các mầm bệnh khác  viêm phổi nặng hơn  tử vong.

 

Sơ đồ cơ chế gây bệnh suyễn lợn
Sơ đồ cơ chế gây bệnh suyễn lợn 

 

Triệu chứng, bệnh tích của bệnh suyễn lợn

 

Triệu chứng bệnh: Bệnh thường biểu hiện dưới 4 thể.

 

Thể cấp tính:

 

Đối tượng chủ yếu của bệnh suyễn lợn cấp tính: heo con trên 2 tháng tuổi. Ban đầu con vật sốt cao, ăn ít hoặc bỏ ăn. Heo ốm thường chui vào 1 xó chuồng nằm tách biệt với đàn.

 

Triệu chứng trên đường hô hấp:

 

- Hắt hơi từng hồi dài do dịch tiết trong khí quản.

 

- Thở thể bụng, tư thế ngồi thở như chó ngồi.

 

- Ho: thường ho vào sáng sớm hay chiều tối muộn (nếu bệnh nặng, ho liên tục cả ngày). Ban đầu ho khan, ho từng tiếng 1. Sau đó ho liên tục từng chuỗi, từng hồi dài. Lúc ho, heo thóp bụng để thở (vừa thở khò khè, vừa ho từng tràng dài).

 

Sau 2-3 tuần heo suy kiệt nhanh chóng và chết. Tỷ lệ chết có thể > 10%, nếu kế phát bệnh khác thì có thể cao hơn nữa.

 

 

Thể thứ cấp tính:

 

Ban đầu con vật có thể bỏ ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn. Đối tượng chủ yếu: heo con bú mẹ, heo mẹ đang cho con bú.

 

Triệu chứng trên đường hô hấp:

 

- Khó thở, thở khò khè, há miệng thở.

 

- Ho từng hồi dài.

 

Sau 2-3 tuần heo suy kiệt nhanh chóng và chết. Tỷ lệ chết có thể > 10%, nếu kế phát bệnh khác thì có thể cao hơn nữa.

 

Thể mạn tính

 

Đối tượng chủ yếu: heo con, heo hậu bị. Ban đầu con vật ăn ít, hoặc bỏ ăn. Thân nhiệt bình thường. Heo con có tăng trọng kém, da khô.

 

Triệu chứng trên đường hô hấp:

 

- Tần số hô hấp tăng cao (40-100 lần/phút).

 

- Hắt hơi, thở khò khè, khó thở, há miệng thở.

 

- Ho: thường ho vào sáng sớm hoặc chiều tối muộn.

 

Ban đầu ho khan từng tiếng một, sau đó ho liên tục từng tràng dài và ho cả ngày.

 

 

Thể ẩn tính:

 

Đối tượng chủ yếu: Heo vỗ béo, heo đực giống. Vẫn ăn như bình thường, rất khó nhận biết heo bệnh vì triệu chứng không rõ ràng (đôi khi thấy heo vận động khó khăn, tăng trọng kém).

 

Triệu chứng trên đường hô hấp: Thi thoảng heo có ho khan, ho từng tràng dài.

 

Tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng khá nguy hiểm vì heo không biểu hiện triệu chứng nhưng mầm bệnh vẫn được bài thải ra ngoài môi trường.

 

<pLưu ý: Mặc dù chia ra 4 thể bệnh nhưng trên thực tế, tùy thuộc vào mầm bệnh kế phát mà heo có những biểu hiện triệu chứng rất đa dạng.

 

Mẹo nhỏ phát hiện heo bệnh:
  • Khua đuổi heo cho chúng đứng dậy và vận động trong chuồng hay ngoài sân chơi, những con bị bệnh sẽ đứng 1 chỗ và ho từng hồi dài → ta có thể dễ dàng nhận ra chúng.

 

Quá trình diễn biến của bệnh Suyễn lợn

Thời gian trung bình (ngày)

Diễn biến bệnh
0 Nhiễm mầm bệnh
18 Xuất hiện bệnh tích ở phổi
28 Xuất hiện triệu chứng ho
32 Cơ thể tự đáp ứng tạo miễn dịch  

Đường truyền lây bệnh trong trại
Đường truyền lây bệnh trong trại

 

 

Phân biệt ho do MH và ho do các nguyên nhân chính  khác?

Ho do MH

 Ho do APP

 Ho do giun sán

 Ho do chăm sóc quản lý không tốt

-Thường ho vào sáng sớm hay chiều tối muộn (nếu bệnh nặng, ho liên tục cả ngày).

 

-Ban đầu ho khan, ho từng tiếng 1. Sau đó ho liên tục từng chuỗi, từng hồi dài.

 

-Lúc ho, heo thóp bụng để thở (vừa thở khò khè, vừa ho từng tràng dài).

-Ở thể cấp tính, khoảng cách giữa các lần ho ngắn, khoảng 1-3 cái/lần, khi ho con vật đau đớn.

 

-Thể mãn tính, heo ho nhiều vào ban đêm, heo khó thở, ngồi thở kiểu chó.

 

 

 

 

 

 

-Heo ho thường xuyên, ho nặng khi có kích thích, lúc vận chuyển hoặc khi thời tiết thay đổi heo cũng ho.

 

-Khi ho nước mũi liên tục chảy ra và có cảm giác như muốn khạc vật vướng trong cổ họng.



 

 

 

 

-Thường do các nguyên nhân như chất độn chuồng quá nhiều bụi, thông thoáng chuồng nuôi không tốt dẫn đến nồng độ amoniac tăng cao, những heo gần giàn mát  ho do quá lạnh.


-Các biểu hiện thường không rõ ràng cụ thể mà tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân.


-Heo thường có hiện tượng ho sinh lý kéo dài dai dẳng cả ngày.


-Heo ngừng ho khi ta điều chỉnh lại cách chăm sóc, quản lý.

 

 Bệnh tích của bệnh suyện lợn:

 

Bệnh tích chủ yếu ở hệ thống hô hấp và hạch phổi. Thường viêm phổi bắt đầu từ thuỳ đỉnh sau đó lan qua thuỳ tim và thuỳ hoành cách mô có tính chất đối xứng. Sở dĩ như vậy là vì theo cấu tạo giải phẫu của phổi, không khí đi từ mũi  khí quản  phế quản  vào thùy đỉnh  các thùy còn lại.

 

Các ổ viêm lan từ khí quản vào tận phế nang gây tắc nghẽn phổi, cản trở hô hấp đồng thời phổi bị xẹp dần và lâu ngày vùng phổi đó bị nhục hóa  gan hóa  không thực hiện được chức năng hô hấp.

 

Khi không có mầm bệnh thứ phát xâm nhập, bệnh tích thường chỉ khoảng 1/10 phổi, nếu có mầm bệnh thứ phát, bệnh tích lan rộng 1/2 - 2/3 phổi. 

Rìa phổi bị nhục hóa
Rìa phổi bị nhục hóa

 

Rìa phổi bị nhục hóa
Rìa phổi bị nhục hóa 

 

Phổi thường nhục hóa bắt đầu từ thùy đỉnh
Phổi thường nhục hóa bắt đầu từ thùy đỉnh  

 

Phổi nhục hóa đối xứng nhau
Phổi nhục hóa đối xứng nhau 

Phổi viêm, gan hóa
Phổi viêm, gan hóa 

 

 Hạch bạch huyết phổi sưng to gấp 2 - 5 lần bình thường
Hạch bạch huyết phổi sưng to gấp 2 - 5 lần bình thường

 

 

Nhằm giúp các nhà chăn nuôi có thể chẩn đoán sớm bệnh suyễn lợn và đưa ra kết quả chính xác, ta phân biệt bệnh tích phổi do MH với bệnh tích phổi do các nguyên nhân chính gây bệnh trên đường hô hấp như sau.

Phân biệt bệnh tích trên phổi của các bệnh chủ đạo
Tên bệnh  Bệnh tích đặc trưng trên phổi 
 Suyễn heo do MH Phổi nhục hóa chủ yếu ở rìa phổi và thùy đỉnh 
 Dịch tả heo Phổi xuất huyết lan tràn 
 Viêm phổi màng phổi (APP)

Mặt lưng của phổi: màng viêm, có phủ fibrin và dính với xương sườn.

Trong phổi có các ổ viêm 

Viêm đa xoang (Glasser) Viêm phổi lan tràn cả mặt lưng và mặt bụng, đồng thời có cả fibrin và dịch viêm màu vàng
Bệnh giun ký sinh trong phổi Phổi viêm tại những chỗ giun di hành qua và thường viêm theo vệt dài

 

 

Kiểm soát bệnh suyễn lợn (MH)


Phòng bệnh:

 

* Chuồng trại phải luôn luôn khô ráo – điều này rất quan trọng đối với công tác phòng bệnh suyễn lợn.

 

* Vệ sinh chuồng trại và khu vực quanh trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm kín vào mùa đông.

 

* Heo nhập vào trại phải có nguồn gốc sạch bệnh và phải được nuôi cách ly theo dõi kỹ trước khi nhập đàn.

 

* Áp dụng biện pháp cùng nhập cùng xuất.

 

* Định kỳ kiểm tra huyết thanh học nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh trong trại để có biện pháp khắc phục kịp thời.

 

 * Tiêm phòng vaccine phòng bệnh suyễn lợn cho heo con và hậu bị trước khi phối giống. Thời gian tiêm tùy thuộc vào đặc điểm dịch tễ cũng như điều kiện khí hậu của từng địa phương cụ thể.

 

Việc tiêm phòng cho heo hậu bị, nhất là hậu bị mới nhập đàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu tất cả heo hậu bị trong vùng được tiêm phòng MH tốt thì trong tương lai vùng đó sẽ sạch bệnh đối với MH. Dù vậy, do chi phí vaccine cao nên hầu hết các trại ở Việt Nam hiện nay chỉ tiêm phòng cho heo con.

 

Cách tiêm:

 

+ Heo hậu bị: Nên được tiêm trước khi nhập về trại, liều 2ml/con.

 

+ Heo con: Nguyên tắc là tiêm vaccine trước khi heo có biểu hiện bệnh (ho) 9 tuần.

  

 

Cách tính thời gian tiêm phòng cho heo
Cách tính thời gian tiêm phòng cho heo

 

 

Lịch tiêm vaccine hiện nay đang phổ biến ở Việt Nam:
  • Tiêm 1 mũi: 14 ngày tuổi
  • Tiêm 2 mũi: mũi 1 lúc 7 ngày tuổi, mũi 2 lúc 21 ngày tuổi.

 

Các bước điều trị heo ốm:

 

Cần có biện pháp phát hiện heo bệnh suyễn lợn sớm để có hướng xử lý thích hợp:

 

- Quan sát và phát hiện triệu chứng bệnh điển hình: ho, khó thở.

 

- Nếu cần, mổ khám xem bệnh tích đặc trưng: phổi nhục hóa đối xứng.

 

- Khi vẫn nghi ngờ ta tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để có kết luận chính xác nhất.

Chuyển những heo có biểu hiện triệu chứng hô hấp ra chuồng cách ly.

 

Sử dụng kháng sinh tiêm cho những con bệnh: dùng cùng lúc kháng sinh đặc trị bệnh suyễn lợn (MH) (như: Tylosin, limcomyxin, tiamulin, flophenicol…) và kháng sinh trị bệnh kế phát (thường là kháng sinh có hoạt phổ rộng).

 

 

Liệu trình ví dụ:

 

- Tiamulin 10% liều: 1 ml/10kg thể trọng

 

- Kanamycin: 1-2 ml/10kg thể trọng 

 

 Tiêm trong 3-5 ngày đối với heo lớn.

 

Song song sử dụng thuốc trợ sức, trợ lực cho heo như: vitaminC, B.complex, vitaminADE ...

 

Sau khi điều trị 3-5 ngày, trộn kháng sinh vào trong thức ăn cho heo tầm 4-5 ngày liên tục (thời gian trộn tùy tiên lượng của mỗi đàn).

 

Ví dụ: điều trị: trộn 1kg Flophenicol/1 tấn thức ăn trong 5 ngày liên tục.

 

Phòng bệnh: 1kg Flophenicol/2 tấn thức ăn trong 3 ngày  nghỉ 7 ngày  trộn tiếp 3 ngày …(Thời gian dùng thuốc tùy thuộc mức độ nguy hại của bệnh tại trại đó).

 

Cải thiện điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng: vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn phù hợp.

 (Còn nữa ...)

 

 VietDVM team

Công ty TNHH Acespace cần tuyển nhân sự trại heo có địa chỉ Hớn Quản- Bình Phước. Quy mô trang trại 1200 heo nái.

 

Công ty Acespace tuyển dụng kỹ thuật trại heo
Công ty Acespace tuyển dụng kỹ thuật trại heo

 

Vị trí cần tuyển: Kỹ thuật trại bầu.

 

Số lượng: 03 nhân sự

 

Yêu cầu:

- Nam/Nữ tuổi từ 18+

- Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học các ngành chăn nuôi, chăn nuôi thú y, thú y hoặc các ngành có liên quan

- Không yêu cầu kình nghiệm (sẽ được đào tạo), Ưu tiên: Sinh viên mới ra trường.

- Với những anh chị có 02 năm kinh nghiệm trở lên sẽ được ưu tiên vào các vị trí có mức đãi ngộ cao hơn.

 

Phúc lợi:

- Lương: trao đổi chi tiết khi phỏng vấn

- Thưởng hiệu suất 6 tháng/ lần.

- Cô ty hỗ trợ chỗ nghỉ và có nuôi ăn.

- Tháng nghỉ 4 ngày.

 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trang trại: Hớn Quản- Bình Phước.

Liên hệ: Ms Phượng-0972284514.

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Phượng      

Mô hình 3D chuồng sàn cho heo nái đẻ (kiểu mới)!
Published in Chuồng trại Heo

Kiểu chuồng sàn cho heo nái kiểu mới với các ưu điểm như sau:

 

- Có thể tháo rời nhiều bộ phận của chuồng như vách ngăn, ô úm .... như vậy sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuận tiện trong việc vệ sinh trại chăn nuôi

 

- Sử dụng vách ngăn trong mùa đông sẽ giúp giữ nhiệt cho heo con mà vẫn duy trì độ thông thoáng trong chuông nuôi khi dùng quạt hút.

 

- Trong thời tiết mùa hè có thể dùng lại song sắt như kiểu chuồng truyền thống để đảm bảo sự thông thoáng mát mẻ trong chuồng nuôi.

 

- Ô úm cũng có thể tháo rời và lắp ghép trở lại khi cần thiết. Điều đó cho phép tạo không gian thoải mái hơn cho heo con vui chơi, cũng như có  thể tiết kiệm diệt tích đối với những trại có quy mô nhỏ. Thay vì 3 hàng sàn nhựa cho mỗi chuồng thì ta có thể làm 5 hàng sàn nhựa cho 2 chuồng đẻ (nếu có điều kiện vẫn nên làm đủ 3 hàng sàn nhựa cho mỗi chuồng đẻ).

Mô hình chuồng sàn cho heo nái  đẻ cải tiến
Mô hình chuồng sàn cho heo nái đẻ cải tiến

 

Vơi những ưu điểm đó VietDVM.com giới thiệu mô hình 3D một số cải tiến nhỏ trong thiết kế chuồng sàn cho heo nái đẻ. Các chủ trại có thể tận dụng thợ cơ khí ở địa phương để tự làm với chi phí rẻ hơn việc mua từ các nhà cung cấp.

 

Dưới đây là các bước tham khảo để tự làm một chuồng sản cho heo nái kiểu cải tiến này.

 

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 1 Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 2

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 3

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 4

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 5

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 6

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 7

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 8

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 9

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 11

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 12

Mô hình 3d chuồng sàn cho heo nái đẻ kiểu có vách ngăn - bước 13

 

Chúng ta có thể tham khảo mô hình 3D sau đó có thể tự cải tiến cho chuồng nuôi hiện tại của mình.

 

Những trại muốn làm theo mô hình 3D chuồng sàn cho heo nái đẻ - mẫu mới, nhưng chưa có thông số kỹ thuật vui lòng tham khảo tại đây!

 

Nội dung: VietDVM team

Thiết kế: VietDVM team

Thân gửi các bạn ứng viên quan tâm thị trường thuốc thú y và phát triển bản thân!

 

SVT Thái Dương tự hào là một trong bốn công ty đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO. Công ty đã có thương hiệu uy tín trên 15 năm, được bà con cả nước tin dùng,
sản phẩm có nhiều công nghệ khác biệt, chính sách chiết khấu và hậu mãi cạnh tranh.

 

SVT Thái Dương luôn tâm niệm “Con người là yếu tố quan trọng nhất” và “Sự phát triển của nhân viên làm nên sự thịnh vượng của công ty”. Chúng rôi rất mong sẽ được hợp tác với những đồng nghiệp mới có trách nhiệm, tâm huyết và sẵn sàng nắm bắt cơ hội.

Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương tuyển dụng
Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương tuyển dụng

SVT Thái Dương tuyển dụng nhân sự cho 3 thương hiệu SVT, Sunvet, Việt Bỉ Farm

Vị trí tuyển dụng:

- 05 Giám đốc vùng

- 10 Nhân viên kinh doanh

- 10 Cộng tác viên

 

Địa điểm làm việc: Các tỉnh Miền Bắc và Bắc Trung bộ ( Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định,….)

 

Mô tả công việc:

- Chăm sóc khách hàng cũ, mở rộng và phát triển hệ thống khách hàng mới.

- Tư vấn, hỗ trợ đại lý phát triển

- Tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.

- Mổ khám, tư vấn phòng trị bệnh và sử dụng sản phẩm cho khách hàng.

- Tham gia hỗ trợ hội thảo, hội nghị khách hàng do công ty tổ chức.

 

Yêu cầu:

- Nam, nữ sức khỏe tốt, kỹ năng giao tiếp tốt.

- Tốt nghiệp các ngành thú y, chăn nuôi thú y, kinh tế và một số ngành khác có liên quan tới kinh doanh.

- Giám đốc vùng có kinh nghiệm 1 năm trở lên, nhạy bén cơ hội và biến động thị trường.

 

Quyền lợi được hưởng:

- Giám đốc vùng: thu nhập từ 20 – 40 tr + Hỗ trợ xe ô tô.

- Nhân viên kinh doanh:thu nhập 15 – 25tr.

- Cộng tác viên kĩ thuật: thu nhập 8 – 14tr.

- Liên tục đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân viên, sau 3 tháng làm việc bạn sẽ hoàn toàn tự tin về kỹ năng khám chữa bệnh cho vật nuôi, kỹ năng bán hàng, chốt sale sẽ thay đổi vượt bậc.

- Mức lương thưởng cạnh tranh nhất.

 

 

Cách ứng tuyển:

CV tiêu đề:

Khu vực đăng ký - Vị trí ứng tuyển - Họ tên Ứng viên

Vui lòng gửi CV về hòm thư : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Liên hệ phỏng vấn :

Hotline : 0936.420.766 - Zalo Mr. Thơm 0965.951.428 (Giám Đốc Kinh Doanh)

 

Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của bạn.




Thông tin được chia sẻ                            
Ms. Giang                                   
Phòng nhân sự công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2022 – Công ty Dịch vụ Triển lãm SES Việt Nam – trực thuộc Tập đoàn Informa Markets tổ chức họp báo và chính thức thông báo về Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 - Triển lãm quốc tế thương mại hàng đầu Việt Nam về ngành Chăn nuôi, Thức ăn Chăn nuôi, và Công nghiệp chế biến Thịt tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 12 - 14 tháng 10 năm 2022. Được chủ trì bởi Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, triển lãm dự kiến có quy mô lớn nhất Việt Nam và khu vực lân cận, bao quát các giải pháp toàn diện trong ngành Chăn nuôi, Thức ăn chăn nuôi, và Chế biến thịt.

 

Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022, được diễn ra tại TP HCM tháng 10 năm 2022
Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022, được diễn ra tại TP HCM tháng 10 năm 2022

 

Tại họp báo tiền Triển lãm, đại diện Informa Markets cho biết sự kiện Triển lãm lần này sẽ được kết hợp cùng VIETFEED - Triển lãm chuyên ngành thức ăn chăn nuôi, và VIETMEAT - triển lãm chuyên ngành chế biến thịt, là diễn đàn giao thương, nơi hội tụ, gặp gỡ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của cộng đồng chuyên gia trong chuỗi giá trị chăn nuôi - thủy sản - chế biến, qua đó tìm ra những giải pháp, cơ hội và sự hợp tác mới cho ngành. Việc kết hợp tổ chức các sự kiện này mang đến cho doanh nghiệp một sân chơi chuyên ngành toàn diện và độc đáo nhằm kết nối và thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn.

 

Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 dự kiến có sự tham gia của hơn 150 đơn vị trưng bày đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Argentina, Úc, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Hà Lan, Singapore, Thụy Sĩ, Thái Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Việt Nam và các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới như Famsun, Big Herdsman, Pigtek, Big Dutchman, De Heus, Điện Tự động Thuận Nhật, Provimi, Peja, AB Agri, Buhler, Miavit, Stolz Asia, SKOV, Amandus, Pericoli, CPM, Nabel Asia, R.E.P Bio, và nhiều thương hiệu khác.

 

Trong 3 ngày triển lãm từ này 12 – 14 tháng 10 năm 2022 cũng sẽ diễn ra các hoạt động bên lề như Chương trình Hội thảo quốc tế, Hội thảo kỹ thuật nhằm mang đến các hoạt động bổ ích, cung cấp kiến thức chuyên sâu cũng như cập nhật các xu hướng mới nhất của ngành chăn nuôi. Ngoài ra, triển lãm còn thiết kế riêng Chương trình Kết nối Doanh nghiệp miễn phí dành cho Đơn vị trưng bày và Khách mua hàng giao thương tại triển lãm. Sự kiện không chỉ là Diễn đàn kinh doanh hoàn hảo trưng bày các Công nghệ & sản phẩm ưu việt mà còn là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kiến thức chuyên ngành mới cũng như cơ hội được vinh danh trong ngành Chăn nuôi.

 

Các đại diện của Vietstock 2022, giới thiệu và giải đáp các nội dung của sự kiện;

 

 

Giải thưởng danh giá ngành chăn nuôi Vietstock Awards 2022 cũng sẽ trở lại. Giải thưởng được chủ trì bởi Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, nhằm vinh danh các doanh nghiệp, tổ chức cũng như hợp tác xã có đóng góp to lớn và ý nghĩa cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam. Hạn chót nộp hồ sơ đề cử là ngày 26/9/2022 và Lễ trao giải sẽ diễn ra trong Lễ khai mạc Triển lãm và Hội thảo Vietstock 2022 vào ngày 12/10/2022.

 

 

Năm nay tại Triển lãm, lần đầu tiên Khu gian hàng Waste-to-Energy Pavilion với chủ đề Xử lý Chất thải trong chăn nuôi thành Năng lượng tái tạo được ra mắt nhằm giới thiệu mô hình Biogas, Biomass cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lượng tái tạo trong cộng đồng chăn nuôi. Hơn thế nữa, Khu gian hàng Waste-to-Energy Pavilion sẽ tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ & công nghệ Biogas trong nước và quốc tế kết nối với nông dân và khách mua hàng ở Việt Nam và các nước khác trong khu vực.

 

Vietstock Expo & Forum 2022 dự kiến sẽ thu hút hơn 10,000 khách mua hàng & chuyên gia là các thành viên trong chuỗi giá trị gồm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt tạị Việt Nam & các nước lân cận. Triển lãm được kỳ vọng là sự kiện thương mại lớn nhất phục vụ cho Ngành công nghiệp Chăn nuôi, Thức ăn Chăn nuôi và Chế biến Thịt hàng đầu tại một trong những thị trường có nền kinh tế phục hồi nhanh nhất khu vực ASEAN.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về Triển lãm, vui lòng liên hê Ban tổ chức:

- Ms. Uyên – This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để đăng ký gian hàng

- Ms. Phương – This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để đăng ký tham quan

- Website: www.vietstock.org

 Đăng ký tham quan triển lãm tại đây: Link

 

 

VỀ INFORMA MARKETS
  • Informa Markets đem tới nền tảng giao dịch, sáng kiến và phát triển cho các ngành nghề và thị trường chuyên biệt. Chúng tôi cung cấp cho khách hàng và đối tác toàn cầu cơ hội tham gia, trải nghiệm và kinh doanh thông qua kết nối trực tiếp, nội dung kỹ thuật số chuyên sâu va giải pháp dữ hiệu ứng dụng. Với danh mục hơn 550 sự kiện và thương hiệu B2B quốc tế ở nhiều lĩnh vực, bao gồm Chăm sóc sức khỏe & Dược phẩm, Cơ sở hạ tầng, Xây dựng & Bất động sản, Thời trang & Trang phục, Khách sạn, Thực phẩm & Đồ uống, Sức khỏe & Dinh dưỡng, cùng rất nhiều các lĩnh vực khác. Là nhà tổ chức triển lãm hàng đầu thế giới, chúng tôi giúp hiện thực hóa các thị trường chuyên dụng đa dạng và mở ra cơ hội phát triển.
  • Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ www.informamarkets.com

 

Khoáng chất là phần vô cơ trong thành phần thức ăn chăn nuôi gia cầm, thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khẩu phần thức ăn, tuy nhiên khoáng chất có một vai trò vô cùng quan trọng đối với gia cầm. 

Trong cơ thể vật nuôi và con người khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tổ chức trong cơ thể như xương, răng, máu, mô thịt….., một số chất khoáng có vai trò trong quá trình tạo các kênh ion như Na+, K+….. một số khác lại có tác dụng trong việc kích thích sự hoạt động của các enzyme, khoáng chất còn có tác dụng trong việc tham gia hệ thống đệm trong cơ thể …..

Dựa vào nhu cầu và sự có mặt ở trong cơ thể ta có thể chia ra thành các chất khoáng đa lượng và các chất khoáng vi lượng.

 - Chất khoáng đa lượng là những chất khoáng có tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn thường được tính bằng tỷ lệ %.

- Khoáng vi lượng thường được tính bằng mg/kg khẩu phần thức ăn hoặc ppm/kg.

 

Vai trò của các chất khoáng trong chăn nuôi gia cầm

 Các chất khoáng đa lượng

Ca, P: trong cơ thể Ca chiếm 1,3 – 1,8% khối lượng cơ thể, P chiếm 0,8 – 1% khối lượng cơ thể.

Na+, K+, Cl-: là các chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể mất nước do các tác nhân bệnh lý (tiêu chảy) làm mất cân bằng điện giải và mất cân áp xuất thẩm thấu giữa các tế bào làm gia cầm bị rối loạn có thể dẫn đến chết.

 

Vai trò của Ca

- Ca cùng P cấu tạo nên xương do vậy nó là chất vô cùng quan trọng trong cơ thể gia cầm, ngoài ra Ca còn có vai trọng trong quá trình hình thành vỏ trứng trong gia cầm sinh sản.

- Xúc tác chuyển hóa protrombin thành trombin (trong cơ chế đông máu), nồng độ Ca trong máu duy trì ở mức ổn định sẽ giúp hình thành cục máu đông nhanh trong các tổn thương vật lý.

- Ca còn có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh.

- Hấp thu vitamin B12.

- Hoạt hóa enzyme tuyến tụy tiêu hóa lipit.

- Xúc tác cho enzyme trypsin tiêu hóa protein.

- Duy trì hệ đệm trong cơ thê.

  

Vai trò của Photpho

P là thành phần của photpho-lipit, photpho-protein (là thành phần cấu tạo nên màng tế bào), acid nucleotic trong cấu tạo AND của tế bào.

Photpho còn có vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng tạo năng lượng và là thành phần trong hợp chất dự trữ năng lượng ATP.

 Việc dư thừa Canxi trong khẩu phần sẽ làm ảnh hưởng tới việc hấp thu các chất khoáng khác như P, Mg, Mn, Zn . . .

Trong khẩu phần cho gà tỷ lệ Ca/P là 2/1, tuy nhiên trong khẩu phần cho gà đẻ giai đoạn sản xuất trứng tỷ lệ trên không phù hợp, tỷ lệ cần thiết trong giai đoạn này là 12Ca/1P (hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ).

Việc bổ sung nhiều CaCO3 (đá vôi) và Ca3 (PO4)2 vào khẩu phần thức ăn có thể dẫn tới giảm tính ngon miệng và làm loãng các thành phần dinh dưỡng khác.

Nếu nguồn cung cấp Ca có lẫn Magnesium thì không nên bổ sung vào thức ăn chăn nuôi cho gia cầm.

  

Vai trò của NaCl

Khẩu phần có hàm lượng NaCl cao sẽ gây gây độc cho gà, chỉ với 14 – 18g muối ăn có thể giết chết gà trong vòng 8 – 12h.

Muối ăn được hòa tan trong nước độc hơn so với muối ăn trộn vào thức ăn, nước có 0,9% muối đã gây độc cho gia cầm, nếu nồng độ muối trong nước lên tới 2% sẽ làm cho tất cả gia cầm chết trong vòng 3 ngày.

Gà nếu sử dụng khẩu phần có chứa NaCl >0,8% sẽ xuất hiện các triệu chứng phân ướt, tiêu chảy. Khi mức NaCl là 3% trong khẩu phần thức ăn, gà bị tiêu chảy dữ dội sau 3h sử dụng, phân chuyển sang màu xanh (xanh lá chuối) sau chuyển sang màu vàng. Khi lên tới 4 – 6% gà giảm tiêu thụ thức ăn và tăng uống nước, giảm đẻ và chết.

Bình thường trong khẩu phần dinh dưỡng của gà nên bổ sung NaCl 0,3 – 0,5%.

  

Khoáng vi lượng

 Các khoáng vi lượng gồm có Cu, Fe, Iodine, Mn, Zn vad Selenium cũng rất cần thiết cho sự phát triển của gia cầm.

Đối với gia cầm việc bổ sung thêm Cu và Fe không cần thiết do trong khẩu phần thức ăn vì hai chất này thường dư thừa so với nhu cầu.

Các khoáng này tồn tại dưới dạng thành phần của các đại phân tử hữu cơ lớn như hemoglobin và cytochromes. Sắt là thành phần của thyozine, Cu, Mn, Zn và selenium là thành phần quan trọng trong enzyme, Zn còn có chức năng trong AND. Nếu một trong các khoáng chất này thiếu có thể dẫn tới rối loạn chức năng trong cơ thể.

Trong khẩu phần thức ăn thường cân đối đầy đủ các chất khoáng, các nguyên liệu cấu thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi cũng chứa đầy đủ các chất khoáng vi lượng, tuy nhiên hiện nay việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa tăng cao do vậy tại một số vùng đất canh tác nông nghiệp thiếu một số chất khoáng vì thế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chưa thể đáp ứng nhu cầu của gia cầm, do đó cần bổ sung thêm các khoáng chất để có được sự cân bằng trong công thức.

Ngoài ra cần chú ý tới việc tương tác các chất khoáng trong khẩu phần thức ăn tạo ra các chất không thể hấp thu được để có những tính toán chi tiết, ví dụ như: đồng với molubdenum, selenium với thủy ngân, Ca với Zn, Ca với Mn . . .

  

Nhu cầu các chất khoáng trong khẩu phần của gà Broiler
Các chất dinh dưỡng Đơn vị 0 - 3 tuần tuổi 3 - 6 tuần tuổi 6 - 8 tuần tuổi
Khoáng đa lượng    
Canxi 1 0.9 0.8
Clo  0.2 0.15 0.12
Magie mg 600 600 600
Nonphytate Phosphorus % 0.45 0.35 0.3
Kali % 0.3 0.3 0.3
Natri % 0.2 0.15 0.12
Khoáng vi lượng
Đồng mg 8 8 8
Iod mg 0.35 0.35 0.35
Sắt mg 80 80 80
Mangan mg 60 60 60
Selen mg 0.15 0.15 0.15
Kẽm mg 40 40

40

90% Vật chất khô
NRC-1994

  

 

Nhu cầu các chất khoáng của gà đẻ trứng thương phẩm
Chất dinh dưỡng Đơn vị  Mật độ dinh dưỡng trong thức ăn cho gà đẻ trứng màu trắng

Nhu cầu hàng ngày cho một gà mái

(mg hoặc UI/kg)

Gà giống bố mẹ đẻ trứng màu trắng Gà thương phẩm đẻ trứng màu trắng Gà thương phẩm đẻ trứng màu nâu

Thức ăn ăn vào

 

gam 80 100 120 100 100 100
Khoáng đa lượng    
Canxi 4.06 3.25 2.71 3250 3250 3600
Clo  0.16 0.13 0.11 130 130 145
Magie mg 625 500 420 50 50 53
Nonphytate Phosphorus % 0.31 0.25 0.21 250 250 275
Kali % 0.19 0.15 0.13 150 150 165
Natri % 0.19 0.15 0.13 150 150 165
Khoáng vi lượng
Iod mg 0.044 0.035 0.029 0.01 0.004 0.004
Sắt mg 56 45 38 6 4.5 5
Mangan mg 25 20 17 2 2 2.2
Selen mg 0.08 0.06 0.05 0.006 0.006 0.006
Kẽm mg 44 35 29 4.5 3.5 3.9

90% Vật chất khô
NRC-1994

Trên cơ sở thừa nhận mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần là 2900 Kcal/kg và tỷ lệ đẻ là 90%.

 

 

Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của vịt trắng Bắc kinh
Các chất dinh dưỡng Đơn vị 0 - 2 tuần tuổi 2 - 7 tuần tuổi > 7 tuần tuổi
Khoáng đa lượng    
Canxi 0.65 0.6 2.75
Clo  0.12 0.12 0.12
Magie mg 500 500 500
Nonphytate Phosphorus % 0.45 0.35 0.3
Kali % 0.4 0.3  - 
Natri % 0.15 0.15 0.15
Khoáng vi lượng
Mangan mg 50  -   - 
Selen mg 0.2  -   - 
Kẽm mg 60  -   - 

90% Vật chất khô

NRC-1994

   

Nhu cầu các chất khoáng của chim cút Nhật Bản
Các chất dinh dưỡng Đơn vị Cút con và cút dò Cút đẻ
Khoáng đa lượng    
Canxi 0.8 2.5
Clo  0.14 0.14
Magie mg 300 500
Nonphytate Phosphorus % 0.3 0.35
Kali % 0.4 0.4
Natri % 0.15 0.15
Khoáng vi lượng
Đồng mg 5 5
Iod mg 0.3 0.3
Sắt mg 120 60
Mangan mg 60 60
Selen mg 0.2 0.2
Kẽm mg 25 50

90% Vật chất khô

NRC-1994

 

Ảnh hưởng của việc thiếu khoáng chất trong khẩu phần thức ăn

 

Thiếu Calcium và phosphorus

Việc thiếu một trong ba chất Ca, P và vitaminD3 thì quá trình tổng hợp xương của gà bị rối loạn dẫn tới hiện tượng còi xương, chậm lớn.

Tuy nhiên cũng nên tránh tình trạng bổ sung quá nhiều hai chất khoáng này có thể dẫn tới việc giảm hấp thu các chất khoáng khác.

Không nên sử dụng P có nguồn gốc từ thực vật (đó là phytin) do

- Gia cầm không thể hấp thu P ở dạng này.

- Chất này có thể gắn kết với Ca, Zn, Fe và Mn chuyển chúng thành hợp chất khó tiêu hóa.

Cần lưu ý tới gà giai đoạn đầu lên đẻ vì nhu cầu Ca tăng đột biến do vậy cần theo dõi chặt chẽ và nên có những phương án can thiệp kịp thời. Hiện nay ở một số trang trại vẫn bổ sung đá vôi trong những tuần đầu khi gà lên đẻ.

 


Thiếu Magnesium

Thiếu Mg trong khẩu phần dẫn tới gà bị kích thích thần kinh, rất dễ bị náo loạn và streess, nếu thiếu Mg trần trọng làm gà chậm phát triển, nếu nặng có thể dẫn đến chết.

Gà đẻ nếu bị thiếu Mg làm sản lượng trứng tụt giảm rất nhanh nếu nặng cũng dẫn tới tử vong, nếu gà giống bị thiếu Mg dẫn tới tỉ lệ ấp nở giảm. Thường hàm lượng Ca, P trong thức ăn cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của gia cầm.

Thường thì thức ăn tự nhiên hàng ngày cũng đã cung cấp đủ lượng Mg cho gia cần.

  

Thiếu Manganese

 Thiếu Mn trong khẩu phần sẽ dẫn tới bệnh Perosis, thiếu các chất dinh dưỡng khác như choline và biotin cũng có thể dẫn tới bệnh Perosis.

Các dấu hiệu thường thấy của bệnh Perosis là các chi, khớp chi sưng tấy và bị duỗi thẳng, gân achilles bị trẹo ra khỏi lõi cầu; xương chân, ống chân có thể bị cong gần chỗ nối với khớp khửu. Hiện tượng này có thể bị cả hai chân hoặc chỉ bị một chân.

Hiện nay còn ghi nhận được hiện tượng xương chân và xương cánh của gia cầm bị ngắn lại do thiếu Mn, sự rối loạn này còn trầm trọng hơn nếu lượng Ca và P trong khẩu phần quá lớn.

Đối với gà đẻ trứng giống và gà đẻ thương phẩm việc thiếu Mn dẫn tới hiện tượng giảm sản lượng trứng, giảm độ cứng của vỏ, các xương ức, chân bị biến dạng.

 

Thiếu Iodine

Do có vai trò quan trọng trong tổng hợp các hoocmon nên việc thiếu Iodine có thể dẫn tới viêm tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoocmon tuyến giáp gây giảm tỷ lệ ấp nở và hiện tượng sưng tuyến giáp.

  

Thiếu Cu

Gia cầm bị thiếu Cu sẽ dẫn tới thiếu máu, khi mắc các bệnh này thì tế bào hồng cầu giảm đi và lượng hemoglobin cũng giảm. Xương có thể bị biến dạng do thiếu chất này. Thiếu Cu còn làm cho tim của gia cầm sưng to hơn mức bình thường.

  

Thiếu Fe

Gà và gà tây khi bị thiếu Fe dẫn tới thiếu máu, giảm hồng cầu về kích thước và số lượng. Khi thiếu Fe quá trình hình thành các sắc tố lông và da cũng không được tổng hợp.

  

Thiếu Zn

Thiếu Zn dẫn tới giảm phát triển lông gây cho gà có biểu hiện xơ xác. Ngoài ra còn tác động tới xương ức và xương chân gây biến dạng.

  

Thiếu Selenium

Do Seledium có quan hệ mật thiết tới sự tổng hợp vitamin E. Việc thiếu Selenium có thể dẫn tới các bệnh ở mào và tích ở gà tây, nó còn ảnh hưởng tới tuyến tụy. Việc bổ sung quá nhiều Selenium có thể dẫn đến gà bị ngộ độc, tại Mỹ và Canada có quy định về nồng độ tối đa cho Selenium.

Như vậy các chất khoáng có vai trò rất lớn trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gà đẻ trứng giống và gà đẻ thương phẩm. Chúng ta có thể bổ sung thêm các chất khoáng tinh khiết đang bán ngoài thị trường vào khẩu phần để cân bằng được sự thiếu hụt do sử dụng nguyên liệu ở các vùng khác nhau.

Các chất khoáng có thể làm giảm hiệu quả chăn nuôi do vậy việc cần thiết để có được một khẩu phần cân đối cho chăn nuôi gà công nghiệp là điều vô cùng cấp thiết, đòi hỏi các nhà khoa học và các công ty thức ăn chăn nuôi luôn luôn có những điều chỉnh sao cho hợp lý.

VietDVM team

Asentech Pharma có địa chỉ KCN Tân Đông Hiệp B, TP. Dĩ An, T. Bình Dương. Asentech Pharma là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thuốc thú y, thuốc thủy sản và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Quốc tế.

 

Asentech Pharma chi nhánh Miền Bắc tuyển dụng
Asentech Pharma chi nhánh Miền Bắc tuyển dụng

 

Asentech Pharma chi nhánh Miền Bắc tuyển dụng nhân sự mới.

Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh.

Địa điểm làm việc: Địa điểm các tỉnh phía Bắc.

Số lượng: không giới hạn

 

Yêu cầu

Không yêu cầu kinh nghiệm (sẽ được đào tạo về sản phẩm, hướng dẫn cách tiếp xúc khách hàng, kinh nghiệm tìm hiểu thị trường ....)

 

Quyền lợi

- Thu nhập hấp dẫn (Lương cơ bản + lương doanh số + trợ cấp).

- Tham gia bảo hiểm đầy đủ, ngày phép trong năm theo quy định của Luật lao động.

- Thưởng tháng lương thứ 13, thưởng tết, các loại thưởng và hỗ trợ khác.

- Du lịch, nghỉ mát hàng năm.

- Môi trường chuyên nghiệp, thân thiện và có cơ hội thăng tiến cao.

- Thường xuyên được hỗ trợ, đào tạo thêm kiến thức để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm.

 

Thông tin liên hệ

Asentech Pharma có địa chỉ KCN Tân Đông Hiệp B, TP. Dĩ An, T. Bình Dương

Cách thức ứng tuyển:

Gọi điện: 0981.358.190/ 0901.299.411

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Lý          

Sử dụng kháng sinh phòng bệnh và kích thích tăng trưởng có thể giúp cho sức khỏe đàn gà được ổn định hơn, sức đề kháng với mầm bệnh tốt hơn nhưng đồng nghĩa với đó là vấn đề tồn dư kháng sinh trong thực phẩm khiến cho nhiều người tiêu dùng ngày càng không thích điều này, chưa kể tới chi phí cho kháng sinh cũng là một con số không nhỏ trong tổng chi phí chăn nuôi.

Các nguồn ô nhiễm tiềm tàng trên các trang trại chăn nuôi gà
Các nguồn ô nhiễm tiềm tàng ở các trang trại chăn nuôi gà

Bởi vậy, các trang trại chăn nuôi gà số lượng lớn hiện nay tất cả đều đang hướng đến việc cung cấp ra thị trường những sản phẩm (thịt hoặc trứng) sạch, chất lượng, hàm lượng kháng sinh tồn dư thấp hoặc không có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

 

Tuy nhiên, vì phụ thuộc quá nhiều, quá lâu vào kháng sinh nên nhiều trang trại chăn nuôi gà hiện nay chỉ cần ngừng sử dụng kháng sinh một thời gian ngắn thôi cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề từ việc gà dễ bị ốm, tỷ lệ tử vong cao, chất lượng sản phẩm giảm do nhiễm trùng…

7 yếu tố quan trọng giúp nâng cao sức khỏe đường ruột của gia cầm
7 yếu tố quan trọng giúp nâng cao sức khỏe đường ruột của gia cầm

Trước thách thức đó, theo các chuyên gia, để đàn gà của bạn luôn khỏe mạnh mà lại không quá phụ thuộc vào kháng sinh, bạn chỉ cần quản lý tốt 7 yếu tố sau đây.

 

01 An toàn sinh học.

Thực tế cho thấy, yếu tố an toàn sinh học trong trại giống và trại chăn nuôi gà thương phẩm càng đảm bảo thì số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột gà con càng thấp.

 

Nghĩa là tiêu chuẩn vệ sinh của trại ngay từ ban đầu càng cao thì càng giúp hạn chế việc gà con phơi nhiễm với các loại vi khuẩn cộng sinh bấy nhiêu. Bởi lẽ, nếu hệ tiêu hóa gà con nhiễm mầm bệnh ngay từ nhỏ thì việc giúp chúng có một đường ruột khỏe mạnh sau này sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn rất nhiều, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chăn nuôi.

 

Bổ sung vi khuẩn hữu ích có trong probiotics ngay từ khi gà vừa nở ra là một giải pháp hữu ích và an toàn lúc này, giúp gà con nâng cao sức đề kháng cũng như hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh gây tổn thương hệ tiêu hóa.

 

 

02 Hệ thống nước uống.

Nước cũng là một trong những chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với gà nhưng người chăn nuôi lại thường lãng quên điều này (xem thêm: dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gà). Lượng nước mà 1 con gà cần hấp thu thường sẽ gấp 2-3 lần lượng thức ăn chúng ăn vào.

 

Ở các nước đang phát triển, đa phần các trang trại chăn nuôi gà thường dùng nước giếng đào hoặc giếng khoan cho gà uống. Nguồn nước này thường bị ô nhiễm và có thể là một trong những “con đường” chính dẫn các vi khuẩn gây bệnh vào trang trại. Nhất là trường hợp nhiễm khuẩn coliform từ nguồn nước.

 

Chính vì thế nên bà con chăn nuôi muốn gà khỏe mạnh thì phải quản lý thật tốt nguồn nước. Ngoài việc luôn vệ sinh sạch hệ thống ống dẫn nước thì bà con có thể bổ sung thêm các chất axit hóa lỏng vào trong nước để duy trì độ PH thấp giúp nước luôn sạch.

 

03 Thức ăn sạch – không nhiễm khuẩn.

Một số thành phần trong thức ăn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn so với các thành phần khác, đặc biệt là nhiễm salmonella. Tuy nhiên, việc đóng gói và bảo quản kém dẫn đến bất kỳ thành phần nào của thức ăn cũng có thể bị ô nhiễm.

 

Việc xử lý nhiệt bằng cách sấy khô hoặc nén viên có thể giúp làm sạch thức ăn và hạn chế nhiễm khuẩn, tuy nhiên nếu như việc đóng gói và bảo quản không tốt thì thức ăn rất dễ dàng bị ô nhiễm trở lại.

 

Có nhiều cách để làm sạch thức ăn, đảm bảo chúng không nhiễm bệnh. Ngoài việc đảm bảo từ khâu nguyên liệu đầu vào, khâu sản xuất cho đến đóng gói và bảo quản sản phẩm thì hiện nay trên thị trường cũng đã có một số loại sản phẩm chuyên dụng dùng trộn vào thức ăn để hạn chế vấn đề này.

 

04 Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Các chất “anti-nutritional” (là những chất không có tác dụng dinh dưỡng, thậm chí 1 số còn gây hại cho cơ thể) có thể có mặt tự nhiên trong các nguyên liệu thô (ví dụ: polysaccharides không phải dạng tinh bột trong lúa mì) hoặc qua các phương pháp xử lý nhiệt không hoàn chỉnh (ví dụ như các chất ức chế trypsin trong bột đậu nành).

 

Các chất “anti-nutritional” như vậy có thể hạn chế được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại nguyên liệu thô hay sử dụng các enzym cụ thể để trung hòa chúng.

 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm căng thẳng cho đường ruột của gà và do đó cho phép giảm sử dụng kháng sinh.

 

05 Quản lý khả năng tiêu hóa thức ăn của gà.

Việc giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của con vật dẫn tới kết quả là các chất dinh dưỡng khó tiêu đi đến đoạn sau của ruột. Tại đây, chúng được các vi khuẩn gây bệnh (như clostridium perfringens) dùng làm thức ăn để giúp vi khuẩn phát triển và là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm ruột hoại tử.

 

Chính vì vậy mà ngoài thành phần dinh dưỡng hợp lý thì khả năng tiêu hóa của con vật cũng rất quan trọng. Nên ngoài các biện pháp chăm sóc cẩn thận ra thì bà con chăn nuôi có thể sử dụng thêm các sản phẩm chuyên dụng nhằm giúp đỡ gà tăng khả năng tiêu hóa để hạn chế mầm bệnh phát triển.

 

Các chất dinh dưỡng được con vật tiêu hóa tốt hơn cũng có nghĩa là ít chất dinh dưỡng có sẵn cho các vi khuẩn trong phần sau của ruột hơn, dẫn đến khả năng điều tiết hệ vi sinh vật trong ruột một cách tự nhiên.

 

 

06 Quản lý độc tốt nấm mốc Mycotoxins.

Độc tố nấm mốc có mặt trong tất cả các nguyên liệu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố môi trường và quản lý. Các độc tố nấm mốc phổ biến nhất là fumonisins, trong đó trichothocenes và zearalenone là phổ biến nhất.

 

Nhiều cuộc khảo sát độc tố nấm mốc trong hàng ngàn thử nghiệm được tiến hành trên toàn cầu bởi công ty Biomin cho thấy, deoxynivalenol (DON) và fumonisin B1 (FUM) là các độc tố nấm mốc phổ biến nhất làm ô nhiễm thức ăn và nguyên liệu thô.

 

DON và FUM được biết là có thể làm tổn thương ruột thông qua các cơ chế khác nhau. Do đó, việc theo dõi thường xuyên nồng độ độc tố nấm trong nguyên liệu thô và thức ăn thành phẩm được luôn khuyến khích. Sử dụng thêm một chất khử độc tố nấm mốc mycotoxin ở mức độ thích hợp cũng có thể là một cách hay giúp kiểm soát bất kỳ sự nhiễm khuẩn tiềm tàng nào.

 

07 Cầu trùng.

Ở một số nước, chủng cầu trùng coccidiostats ionophore không được phép có mặt trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà nếu nhà sản xuất muốn không trộn kháng sinh vào trong các bao “cám gà” đó.
Trong những trường hợp như vậy, việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cầu trùng được thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi sử dụng vaccine kết hợp với các sản phẩm cộng sinh có thể tăng cường tác dụng chống cầu trùng của vaccine.

 

Như vậy, để có một đàn gà khỏe mạnh mà không cần sử dụng đến kháng sinh thì mỗi một chủ trang trại chăn nuôi đều cần quản lý 1 cách nghiêm túc từ khâu an toàn sinh học trong trại, độ sạch của thức ăn, nước uống, chế dộ dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa của con vật, độc tố nấm mốc cho đến cầu trùng.

 

Thanh Hòa biên dịch.
(theo Biomin)    

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status