
Cúm gia cầm là chủ đề chưa bao giờ hết hot trong chăn nuôi gà từ trước đến nay. Không chỉ bởi những thiệt hại mà chúng mang đến mà bởi vì có những lúc, con người thực sự cảm thấy bất lực trước sự tàn phá của nó.


Dù chân đã tím tái nhưng chú gà thả vườn này vẫn có thể di chuyển hoạt động bình thường. Nếu là gà thịt công nghiệp nhiễm cúm gia cầm trong trường hợp này thì đa phần đã bại liệt, trầm cảm và nằm im một chỗ.

Đàn gà này không hề tiêm vaccine cúm gia cầm trước đó nên khi mầm bệnh tấn công thì xuất hiện các triệu chứng rất điển hình: chân xuất huyết tím tái. Một số con đã chết trước đó 2 ngày.






Triệu chứng điển hình nhất trong trường hợp gà nhiễm cúm gia cầm H5N1 này chính là xuất huyết dưới da gây tím tái ở 2 chân; mào sưng phù nề và tím tái. Tiếp đó là tỷ lệ tử vong tăng cao, gà chết đột ngột.
Tuy vậy trong thực tế, không phải lúc nào bệnh cũng biểu hiện rõ ràng như trên. Đa phần, gà nhiễm bệnh sẽ chết rất đột ngột thậm chí ta không nhìn thấy một dấu hiệu bệnh lý nào của cúm gia cầm nên việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng bệnh tích trong thực tế thường không khả thi. Chúng ta cần được hỗ trợ các biện pháp kiểm tra nhanh để chẩn đoán sớm.
VietDVM team biên dịch.
(theo các trường hợp nghiên cứu thực địa).

Giá heo hơi hôm nay giảm đồng loạt trên cả nước, nguyên nhân chính được cho là do sự việc heo bị tiêm thuốc an thần, dẫn tới nhiều người lo ngại, gây ra tình trạng sức tiêu thụ giảm trong những ngày qua.
»› Cập nhật tình hình tin tức thị trường
Giá heo hơi tại Miền Bắc dao động từ 28.000 - 30.000 đ/kg. Tại Hà Nam, giá heo hơi hôm nay chỉ còn 28.000 đ/kg (đã giảm 2.500 đ/kg so với các ngày trước). Giá heo hơi trung bình toàn miền Bắc giảm từ 5.00 - 1.500 đ/kg.
Tại Miền Trung và Tây Nguyên, giá heo hơi trung bình từ 28.000 - 31.000 đ/kg. Hầu hết các tỉnh giá heo hơi đều giảm.
Giá heo hơi Miền Nam hôm nay ở mức rất thấp, chỉ từ 27.000 - 29.000 đ/kg. Có nhiều nơi giá heo hơi đã giảm 2.000 đ/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận được tại các tỉnh phía Nam là 29.000 đ/kg.
Với mức giá này, người chăn nuôi đang phải chịu lỗ khá nhiều, khi mà phải ít nhất phải 35.000 đ/kg thì người chăn nuôi mới có thể hòa vốn.
Sức tiêu thụ trong thời gian tới tại các tỉnh phía Nam sẽ khó tăng trở lại được do nhiều người vẫn đang lo ngại số heo tiêm thuốc an thần đang được đưa đi tiêu hủy sẽ bị "tuồn" ngược ra ngoài. Do vậy, mọi người đều đang rất thận trọng trong việc mua bán thịt heo.
............đang cập nhật
VietDVM.com

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho chó nhà mình nằm điều hòa. Và thoải mái nhất vẫ là để các chú chó nghịch nước, chơi đùa tại các hồ nước hay ao. Nhưng cũng chính lúc này, nhiều sinh vật trong nước có thể gây nguy hiểm cho chó của bạn.
Sau đây là 7 bệnh ký sinh trùng trên chó đáng sợ nhất chó thể gặp khi để cún của bạn chơi đùa với nước.
1. Bệnh do Leptospirosis trên chó
Leptospirosis là một bênh phổ biến lây qua nước gây ra bởi vi khuẩn Leptospira. Nhiều chúng của Leptospira được tìm thấy trên toàn thế giới nhưng thường gặp nhất ở các vùng nước ẩm với lượng mưa lớn. Mặc dù thường gặp ở chó, song vi khuẩn này lại có thể lây sang cả người.
Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là khi chó bơi lội tại sông, suối, hồ. Nhiễm trùng thường xảy ra khi chó có vết xước hoặc rách, hoặc vết thương hở tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.
Leptospirosis gây ra nhiều triệu chứng, làm cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do có nhiều dấu hiệu khác nhau. Các triệu chứng thường gặp: Sốt, đau cơ, run, non mửa, vàng da, suy thận.... Nếu chó nhà bạn có những biểu hiện này, thì bạn có thể nghi ngờ chó nhà mình có thể đang mắc Leptospirois
Các trường hợp này cần xử lý cẩn thận vì bệnh có thể lây sang người và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị sớm. Song việc điều trị sớm, chăm sóc hỗ trợ và kháng sinh giúp chó phục hồi nhanh.
2. Bệnh Pythiosis trên chó
Là một bệnh do nước gây ra nhưng nghiệm trọng do sinh vật có tên gọi Pythium insidiosum. Mặc dù thường gặp trên thực vật song Pythiosis vẫn có thể gây nhiễm cho động vật
Được tìm thấy ở nơi khí hậu ẩm nhiều nước như Vùng Vịnh, Đông Nam Á và Nam Mỹ. Các sinh vật tự dính vào vết thương nhỏ trên da hoặc đường tiêu hóa của chó và phát triển gây tổn thương lớn, thường là loét.
Nếu bệnh bắt đầu trên da chó, chúng ta có thể thấy các dấu hiệu như vết mẩn ngứa. Nếu bệnh bắt đầu trên đường tiêu hóa thì sẽ thấy các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy và giảm cân. Bệnh thường gặp trên giống chó Labrador.
3. Tảo xanh
Các hồ nước ngọt là nơi các chú chó rất thích chơi đùa, nhưng hãy cẩn thận vì ở đây thường có một lượng rất lớn tảo xanh lam. Trong điều kiện môi trường tốt đặc biệt trong những tháng mùa hè vi khuẩn quang hợp có thể phát triểu. Những loại tảo này có thể sinh sản những độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và chó của bạn
Các chất độc có thể ảnh hưởng tới bất kỳ cơ quan, tổ chức nào: Da, đường tiêu hóa, gan và đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương. Tùy thuộc vào loại độc tố mà chó bị phơi nhiễm mà sẽ có những biểu hiện khác nhau: phát ban, buồn nôn và nôn mửa, suy hô hấp, động kinh và tử vong. Chó không nên bơi lội trong hồ có nhiều tảo có thể gây độc
4. Giardiasis trên chó
Là ký sinh trùng được biết đến gây ra tiêu chảy trên chó và cả người. Con vật bị nhiễm đào thải noãn bào qua phân của chúng, chúng rất cứng và có thể tồn tại lâu trong những môi trường mát mẻ, ẩm ướt và chúng quay trở lại nguồn nước và trở lại vào vật chủ.
Mặc dù gặp ở cả chó và người nhưng khó có thể gọi là bệnh truyền nhiễm vì hầu hết các trường hợp ở người thường không phải lây từ chó sang.
Mặc dù một số con chó có thể mất nước nghiêm trọng nếu bị nhiễm bệnh trong thời gian dài nhưng hầy hết các trường hợp Giardiasis đều nhự và tự khỏi. Chó có thể phục hồi bằng cách điều trị triệu chứng.
5. Cryptosporidiosis ở chó
Đây là một trong những bệnh dễ gặp nhất trong nước, do ký sinh trùng Cryptosporidium. Cả ký sinh trùng và bệnh này thường được gọi là Crypto.
Nhiều loại Crypto ký sinh trên nhiều loài động vật khác nhau nhưng chỉ có một số có thể lây nhiễm sang người. Do có vỏ dày, nên chúng có thể sống sót trong môi trường trong một thời gian dài và thậm chí chống lại các chất khử trùng. Chó bị nhiễm bệnh bằng cách nuốt phải trứng của chúng trong thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.
Crypto gây tiêu chảy nặng trên chó, dẫn đến mất nước nghiêm trọng. May mắn là hầu hết các trường hợp đều nhẹ hoặc cận lâm sàng và hiếm khi đe dọa tính mạng. Nếu điều trị thích hợp, bệnh có thể xử lý trong vòng 2 tuần.
»› Làm thế nào để cún ngừng tiêu chảy?
6. Schistosomiasis - giun dẹt trên chó
Người ta tìm thấy loài giun dẹt là nguyên nhân gây ra bệnh "sán máng chó". Các sinh vật xâm nhập qua da trong khi bơi lội hoặc lội vào nước ngọt bị ô nhiễm sau đó qua phổi và gan.
Sau khi trưởng thành, chúng đẻ trứng và trứng xâm nhập vào đường tiêu hóa, qua phân và lân nhiễm qua ốc nước ngọt.
Các dấu hiệu lâm sàng: nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân... Trứng có thể tìm thấy trong phân tuy nhiên có thể gây viêm mãn tính.
Tuy không sống ở người, tuy nhiên các ký sinh trùng này có thể chui vào da gây phát ban ngứa ngáy.
7. Pseudomonas gây bệnh nhiễm trùng tai ở chó.
Chó bị nhiễm trùng tai có thể biểu hiện: Lắc đầu, vết xước ở tai, đầu gò má. Bệnh viêm tai giữa ở chó có thể do nhiều nguyên nhân: vi khuẩn, nấm men... và có thể thấy nguyên nhân gây bệnh trong nước.
Paseudomonas aeruginosa sinh vật phổ biến nhất liên quan tới nhiễm trùng tai mãn tính ở chó. Nó gây ra chất dịch đục, rát, sưng và gây đâu đớn.
Bạn nên đưa chó của mình tới nơi sạch sẽ, không nên để chó bơi lội trong những nơi nước bẩn, dễ mắc các bệnh ký sinh trùng.
Trên đây VietDVM.com đã giới thiệu tới các bạn 7 trường hợp bệnh thường gặp nhất khi chó của bạn tiếp xúc với nước. Hy vọng các bạn nắm chắc được những thông tin trên để có thể chăm sóc cho chó của mình được tốt hơn.
»› Vệ sinh tai cho cún – Đừng xem nhẹ.
VietDVM.com dịch
(Theo: PetMD)

Hầu hết người tiêu dùng mà đặc biệt là ở phương đông không thích ăn thịt heo đực vì nó có mùi đặc trưng. Một nghiên cứu mới từ Hoa Kỳ có thể sẽ giúp các trang trại giải quyết vấn đề đau đầu đó (đặc biệt là ở những nước cấm thiến heo để bảo vệ quyền lợi động vật) – đó là một công nghệ di truyền tác động vào tinh trùng để “chỉ có heo cái được sinh ra”.
»› Thụ tinh nhân tạo cho lợn và những vấn đề bạn không thể bỏ qua
Khi công nghệ phân loại giới tính tinh trùng thực sự đạt được tới cảnh giới với độ chính xác cao lên tới 99% thì các nhà di truyền học nói riêng và các nhà chăn nuôi heo nói chung sẽ nhận được những lợi ích vô cùng to lớn.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Jon Meadus và nhiều người khác tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm Lacombe, Canada: “chi phí thụ tinh nhân tạo (AI) mà chúng ta biết đến chỉ là trên danh nghĩa, trên thực tế thì nhiều hơn (nghĩa là chi phí thụ tinh nhân tạo bị đội lên do các khâu như thiến, giá heo đực không cạnh tranh…). Nhưng nếu công nghệ phân loại giới tính tinh trùng heo có độ chính xác khoảng từ 95% hoặc cao hơn thì những người làm AI thường xuyên chắc chắn sẽ áp dụng kỹ thuật này miễn sao nó có giá cả phải chăng. Nó cũng giúp ngành công nghiệp chăn nuôi heo tránh được các vấn đề về phúc lợi động vật liên quan đến việc thiến heo”.
Chỉ nuôi heo thịt cái sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Theo Jay Willis, quản lý trung tâm nghiên cứu và công nghệ heo thuộc Đại học Alberta, “xét về góc độ di truyền, tôi nghĩ rằng các công ty di truyền và các bên liên quan sẽ rất vui khi có công nghệ này. Nó giúp gia tăng số heo nái bạn cần và giảm sản xuất ra những heo đực mà bạn không cần, giúp bạn tiết kiệm 1 khoản chi phí khá lớn. Về phía thương mại, rõ ràng giá cả mỗi liều tinh đã phân loại giới tính bao nhiêu là vấn đề được quan tâm nhất. Một số lợi ích thấy rõ của công nghệ mới này như chế độ ăn tiết kiệm, phù hợp và hiệu quả hơn nên năng suất chăn nuôi được cải thiện hơn; Không phải mất thời gian, chi phí, công sức cho việc thiến heo”.

Không còn đau đầu vì thiến heo đực.
Ở châu Âu, ngành chăn nuôi heo đang vô cùng đau đầu để tìm ra các giải pháp thay thế việc thiến heo đực nhằm đảm bảo quyền lợi động vật. Tuy vậy cho đến nay vì vẫn chưa tìm ra giải pháp nào hợp lý nên các trang trại tại châu Âu đa phần vẫn đang thiến heo bình thường bất chấp những lời cam kết tự nguyện bỏ thiến cách đây khoảng 9 tháng.
Một chi nhánh của Ủy ban châu Âu gần đây đã hoàn thành một nghiên cứu về việc thiến heo đực, trong đó nêu rõ rằng: “trước khi kết thúc phương pháp thiến truyền thống một cách rộng rãi, ngành chăn nuôi heo cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề tiềm ẩn”.
Quá trình phân loại này có làm hỏng tinh trùng hay không?
Trở lại với công nghệ phân loại giới tính tinh trùng có độ chính xác cao, Tiến sĩ Michael Dyck – giáo sư khoa nông nghiệp và khoa học môi trường thuộc Đại học Alberta – đồng ý rằng có rất nhiều lợi ích từ công nghệ mới này, nhưng điều giáo sư quan tâm là liệu công nghệ này có thực sự khả thi với một khoản chi phí chấp nhận được hay không và những tinh trùng còn lại có bị ảnh hưởng gì từ quá trình phân loại trên hay không?
Câu trả lời cho những thắc mắc trên sẽ được công ty Sexing Technologies trả lời bên dưới đây.
Công nghệ phân loại giới tính tinh trùng trước đây.
Tiến sĩ Gregg BeVier thuộc nhóm nghiên cứu của công ty Sexing Technologies cho biết công nghệ mà họ sử dụng để tách tinh trùng heo đực là dựa trên sự khác biệt về hàm lượng AND của nhiễm sắc thể X và Y – là công nghệ đã được bắt đầu từ những năm 1970.
Ngoài ra cũng có những phương pháp khác được phát triển trong vài thập kỷ qua để phân loại, tách chiết tinh trùng như ly tâm hay các công nghệ hạt khác nhau.
- Ví dụ như Ovasort, một công ty của Đại học Bristol, Vương quốc Anh đã phát triển công nghệ phân loại giới tính tinh trùng dựa trên sự phát hiện của các protein bề mặt.
- Vào năm 1989, tiến sĩ Larry Johnson và các đồng nghiệp thuộc sở nghiên cứu nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA –ARS) ở Beltsville, MD, Hoa Kỳ đã nghiên cứu ra một phương pháp tách chiết tinh trùng mới dựa trên hàm lượng AND của tinh trùng. Nó được gọi là Beltsville Sperm Sexing Technology và đạt tới 90% thành công khi thử nghiệm trên nhiều loại gia súc khác nhau. Beltsville cho biết: “sau đó, công nghệ này được USDA – ARS cấp bằng sáng chế và được cấp phép cho Đại học bang Colorado và quỹ nghiên cứu đại học bang Colorado”.
“Năm 1996, các bên này tạo ra một công ty tên là XY Inc, và trong năm 2005, Sexing Technologies đã mua lại nó. Juan Moreno, Giám đốc điều hành của Sexing Technologies đã kế thừa công nghệ trên, tinh chế nó và sau đó thu nhỏ nó để làm cho nó khả thi hơn về mặt thương mại".
Để làm được như vậy, Sexing Technologies đã phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn và cũng đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ phân loại tế bào, phương tiện truyền tinh tinh trùng và kỹ thuật thụ tinh liều thấp.
Các nghiên cứu ban đầu là trên gia súc.
BeVier cho biết trong quá trình phân loại tinh trùng dựa trên cấu tạo của phân tử ADN trên tất cả các loài, gia súc là sự lựa chọn phù hợp nhất của Công ty Sexing Technologies vì sự sinh sản của gia súc đã là một phần trong các danh mục đầu tư của công ty. "Thêm vào đó, việc thụ tinh nhân tạo gia súc sử dụng số lượng tế bào thấp hơn so với nhiều loài", ông nói thêm, "và vì việc thụ tinh hậu sản cổ tử cung là cách phổ biến trong chăn nuôi bò, do đó gia súc là một sự khởi đầu hợp lý."
Trước khi đội ngũ nghiên cứu của Sexing Technologies hoàn thiện các kỹ thuật của trên, BeVier cho biết tiến bộ trong việc cải thiện việc phân loại giới tính tinh trùng gia súc đã có các bước chuyển biến qua nhiều năm:
- "Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ phân loại chậm, đạt được độ tinh khiết 83% về giới tính và 70% mức sinh sản bình thường”.
- “Từ năm 1996 đến năm 2002, tốc độ phân loại được cải thiện tới 400%, đạt được 80-85% mức sinh sản bình thường”.
- “Từ năm 2003 đến năm 2012, tốc độ phân loại được cải thiện thêm 100%”.
- “Đến năm 2015, tỷ lệ sinh sản của phương pháp của Sexing Technologies tương đương với phương pháp thụ tinh thông thường và do tiến bộ trong tốc độ phân loại tế bào và bổ sung nhiều đầu sorter cho mỗi phân loại máy tính, Sexing Technologies hiện cung cấp cho ngành công nghiệp gia súc các liều tinh đã được phân loại giới tính có độ chính xác lên tới 99%”.
Tinh trùng heo đực được phân loại giới tính chính xác lên tới 99%.
Để tiến vào ngành chăn nuôi heo, năm 2015 Sexing Technologies đã mua Fast Genetics tại Saskatoon, SK, Canada. BeVier giải thích rằng việc đưa tinh trùng heo đực được phân loại theo giới tính vào ngành chăn nuôi heo đòi hỏi một chiến dịch truyền thông mới đồng thời cần phải nghiên cứu và thử nghiệm kỹ hơn để xem hiệu quả khi thụ tinh với liều thấp có hiệu quả như trên gia súc khác hay không.
BeVier cho biết thêm: "Trong quá trình chờ thương mại hóa tinh trùng được phân loại giới tính, chúng tôi tiếp tục tiến hành các thử nghiệm tại các trại hạt nhân và trại heo giống của công ty và sau đó chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác của mình trong vài tháng tới.”
Fast Genetics có nhiều cơ sở phân loại tinh trùng heo đực ở Bắc Mỹ nhưng không muốn tiết lộ vào thời điểm này vì công nghệ này sẽ có mặt tại nhiều cơ sở khác và nhiều nơi khác nhau, hơn nữa có thể ban đầu công ty sẽ tập trung trên các thị trường chính như Canada và Mỹ.
Về công tác phòng ngừa thiệt hại do tinh trùng heo đực được phân loại giới tính mang lại khi bắt đầu quá trình sản xuất, công ty cho biết công nghệ phân loại của họ có độ chính xác cao tới 99% và hiệu quả đã được chứng minh trên thực tế.
Lợi nhuận của việc phân loại tinh trùng heo đực mang lại?
Rõ ràng với công nghệ mới này năng suất chăn nuôi của trại sẽ được cải thiện rõ rệt do giảm được các chi phí đến từ việc thiến heo hay giá thành giảm khi người tiêu dùng không thích “mùi” của heo đực.
BeVier cho biết rằng về mặt lý thuyết, một trang trại khi áp dụng công nghệ này có thể tăng sản lượng lên gấp đôi và trong bối cảnh thương mại, lợi nhuận kỳ vọng đạt được là từ 6 đến 9 USD/heo tương đương 132.000-198.000 vnđ/heo , tùy thuộc vào bản thân heo nái, môi trường chăn nuôi và từng quốc gia cụ thể. Ông nói thêm rằng vệ sinh an toàn sinh học cũng có thể được quản lý tốt hơn nếu một trang trại chỉ chú trọng phát triển một giới tính của heo.
BeVier tâm sự thêm việc phân loại thành công giới tính tinh trùng heo đực cho ngành công nghiệp chăn nuôi heo đối với ông giống như là hoàn thành một giấc mơ dài mà ông theo đuổi bao lâu. Ông nói: "Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi heo đã tưởng tượng làm thế nào mới có thể điều chỉnh được giới tính cho heo con sơ sinh. Bây giờ chúng ta không phải tưởng tượng nữa."
»› Mẹo duy trì trạng thái hưng phấn trong thụ tinh nhân tạo cho heo
VietDVM team dịch.
(Theo: pigprogress).

Thời gian gần đây, VietDVM.com nhận được rất nhiều câu hỏi, yêu cầu của các quý độc giả liên quan tới bệnh thương hàn trên gà do Salmonella gây ra. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh khá phổ biến và không phải là vấn đề khó khăn với các trang trại chăn nuôi lớn nên trước tới giờ chúng tôi ít đề cập.
Trong bài viết lần này, VietDVM.com sẽ khái quát những điểm cơ bản nhất xung quanh căn bệnh này như thương hàn gà là bệnh gì? Nó gây bệnh như thế nào? Đặc điểm nhận dạng của bệnh như thế nào? Các bước phòng bệnh và làm gì khi trại nhiễm bệnh.
Bệnh thương hàn gà do Salmonella là bệnh gì?
Có nhiều chủng Salmonella nhưng chỉ có 3 chủng gây bệnh chủ yếu là:
- Salmonella gallinarum: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con.
- Salmonella typhimurium: gây bệnh phó thương hàn trên gà con và gà lớn.
- Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi.
Trong đó, bệnh thương hàn trên gà thuộc type bệnh nguy hiểm, tốc độ gây thiệt hại nhanh, lây lan nhanh, do vậy người chăn nuôi cần hiểu về bệnh và có phương án phòng bệnh sớm, hiệu quả.
Các triệu chứng rất phổ biến và thường gặp nhất của bệnh thương hàn trên gà là ỉa chảy, phân trắng có nhiều dịch nhầy, gà ủ rũ, xù lông, kém ăn, khớp sưng to khó đi lại, phân dính bết hậu môn, trường hợp nặng khiến gà không đi ngoài được, chướng bụng và chết nhiều.
Salmonella gây bệnh cho gà như thế nào?
Bệnh do Samonella có thể lây lan thông qua cả hai phương thức truyền dọc (từ mẹ sang con) và truyền ngang (giữa các con gà trong đàn).
- Lây truyền dọc: vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi vào trong máy ấp trứng và truyền lây cho gà con.
- Lây truyền ngang: gà con mới nở trong máy ấp bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy; hoặc gà bệnh hay gà sống sót sau bệnh trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác.
»› Bạn có biết mầm bệnh lây lan qua vỏ trứng thế nào?
Quá trình lây truyền ngang có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với cá thể bệnh hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc với thức ăn, nước uống, chất thải (phân) hay dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh. Trong đó, quan trọng nhất là lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh.
Các triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh thương hàn trên gà.
Bệnh thương hàn trên gà là một bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính trên gà con và gà lớn. Mầm bệnh có thể lây lan và xâm nhập vào cả trứng và đặc trưng bởi tiêu chảy phân trắng và có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng cao sau khi gà nở khoảng 7-10 ngày.
Gà con mắc bệnh thường có các biểu hiện như gật gù, ủ rũ, chậm lớn và đặc biệt là vùng lông xung quanh hậu môn dính phân bết lại.
Khớp sưng phù là một trong những biểu hiện của gà mắc bệnh do Salmonella.
Salmonella có sức đề kháng khá cao trong điều kiện môi trường khí hậu ôn hòa và có thể tồn tại trong nhiều tháng liền. Tuy vậy, nó có thể bị tiêu diệt bởi những chất sát trùng như formaldehyde trong lò ấp.
Bệnh tích điển hình của bệnh do Salmonella là các điểm hoại tử đốm trắng trên các cơ quan nội tạng như: tim, gan, phổi, mề, ruột và phúc mạc.


Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với các chủng Salmonella khác, với Ecoli, nấm Aspergillus, tụ cầu khuẩn và bệnh gout…các hạch trên phổi cũng giống với các khối u trong bệnh Marek.
Trong trường hợp bệnh cấp tính: các biểu hiện thường bắt đầu bằng giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm khả năng sản xuất trứng. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở giảm đáng kể; tiêu chảy; tỷ lệ tử vong giao động từ 10-90%. Khoảng 1/3 gà con mới nở từ đàn gà mẹ nhiễm bệnh bị chết ngay từ khi vừa nở ra.
Một bệnh tích đặc trưng của bệnh thương hàn trên gà cấp tính nữa là gan xuất hiện những mảng màu xanh và màu đồng.
Gan của một gà nhiễm bệnh bạch lỵ cấp tính – vùng gan hoại tử và sưng to. Bệnh thường xuất hiện trên gà mái và gà tây, đôi khi bắt gặp trên gia cầm hoang dã.
Gan sưng và điểm hoại tử có đường kính 1-2cm. Bệnh thương hàn trên gà có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Lá lách sưng to gấp 2-3 lần, đôi khi có xuất hiện nốt xám trắng trên bề mặt.
Bệnh thương hàn trên gà cấp tính: thông thường, phần ruột mà đặc biệt là phần ruột non sẽ có vết lở loét trên bề mặt.
Một trường hợp hiếm gặp trong bệnh thương hàn cấp tính là hoại tử cơ tim do độc tố vi khuẩn Salmonella gây ra. Việc nhiễm trùng lây lan sang trứng là một trong những tác hại nguy hiểm nhất.
Phổi có màu nâu đặc trưng.
Trong trường hợp bệnh thương hàn trên gà mãn tính, các tổn thương chủ yếu ở các tuyến sinh dục. Thường thấy nhất là buồng trứng viêm và thoái hóa.
Bệnh thương hàn cần được phân biệt với các bệnh như: tụ huyết trùng,...
Một số trường hợp viêm phúc mạc, các sợi fibrin dính bết bên ngoài các cơ quan nội tạng trong xoang phúc mạc.
Phòng bệnh thương hàn trên gà thế nào?
Nguyên lý khi phòng bệnh cho bất kỳ đàn vật nuôi nào là làm tốt 3 việc:
- Làm sạch và hạn chế tối đa mầm bệnh khỏi môi trường.
- Tăng sức đề kháng cho con vật để nó tự chống chọi lại với bệnh.
- Phòng bệnh chủ động bằng vaccine (nếu có) và thuốc.
Bệnh thương hàn trên gà cũng không ngoại lệ. Công tác phòng bệnh cụ thể cho các trang trại như sau:
- Vệ sinh cơ học chuồng trại hằng ngày (rửa dọn chuồng nuôi, dụng cụ, không để phân bẩn tích tụ trong trại).
- Phun sát trùng 1-2 lần/tuần tùy thuộc điều kiện từng trại và dịch tễ vùng chăn nuôi.
- Đảm bảo các yếu tố môi trường, tiểu khí hậu để không có gì bất lợi xảy ra: chuồng trại không được quá nóng hay lạnh, không được quá ẩm thấp, quá bẩn, nước đầy đủ và luôn sạch…
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn, từng giống gà khác nhau.
- Tăng sức đề kháng bằng các loại thuốc bổ, vitamin, khoáng chất…
- Ngoài ra, do Việt Nam là một đất nước có rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn nên đa phần muốn phòng bệnh tốt đều phải dùng đến kháng sinh trộn vào trong thức ăn hoặc nước uống cho vật nuôi. Tùy thuộc vào kết quả kháng sinh đồ của từng khu vực trong từng thời điểm mà chọn dùng loại kháng sinh nào. Một số dòng kháng sinh thường dùng để phòng bệnh Salmonella là: Colistin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Halquynol.
- Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này hiệu quả trên gia cầm.
Làm gì nếu bệnh thương hàn trên gà xảy ra trên đàn gia cầm nhà bạn?
Khi phát hiện gà có các triệu chứng bệnh → lập tức cách ly những con yếu, bệnh ra một khu vực riêng để điều trị.
Sau đó:
- Khử trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi liên quan và ở gần khu vực phát bệnh thương hàn trên gà.
- Sử dụng các thuốc giải độc và tăng chức năng gan thận uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
- Bổ sung đồng thời vitamin tổng hợp, vitamin K để tăng sức đề kháng cho gà.
- Bổ sung men tiêu hóa vào trong thức ăn, thúc đẩy và hỗ trợ gà trong quá trình tiêu hóa.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bệnh thương hàn trên gà mà VietDVM.com muốn gửi đến các quý độc giả và bà con chăn nuôi. Hy vọng sẽ giúp cho bà con chủ động hơn trong việc kiểm soát mần bệnh cũng như xử lý khẩn cấp khi bệnh bùng phát trong trang trại, tránh những thiệt hại không đáng có.
»› 14 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được ngay bệnh ORT trên gà
VietDVM team.

Giải cứu lòng tin
Có thể nói, việc thương lái vào tận lò mổ tiêm thuốc an thần cho heo khiến chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo của TP.HCM đang bị vô hiệu hóa.
»› Xem thêm: Phát hiện cơ sở giết mổ heo lở mồm, long móng với số lượng lớn
Đầu tiên, đây là khu giết mổ lớn nhất, cung cấp một nửa số lượng heo mỗi ngày cho TP. Chỉ riêng lò mổ này được bố trí mỗi ngày 17 cán bộ thú y kiểm tra giám sát. Ấy thế mà chẳng ai sợ, hàng ngàn con heo vẫn được tiêm thuốc công khai. Vậy cán bộ thú y có vai trò, nhiệm vụ gì ở đây, có hay không sự bắt tay thông đồng của cán bộ thú y? Bởi để phát hiện vụ việc, trước đó các chiến sĩ của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phía nam đã nhận được nguồn tin cơ sở. Nghĩa là việc tiêm thuốc chắc chắn đã từng xảy ra. Tới vụ lần này, các chiến sĩ đã mất gần 2 tháng đóng vai người nuôi heo, công nhân vệ sinh…, cuối cùng mới tóm tận tay hành vi của thương lái tiêm thuốc an thần cho heo.

Thứ hai, hành vi tiêm thuốc diễn ra ngay khi TP tuyên bố “100% heo vào TP phải được truy xuất nguồn gốc”. Mục tiêu cuối cùng của chương trình này là không để “heo bẩn” lọt vào TP, nhưng nếu heo bị tiêm thuốc ở lò mổ thì việc biết nguồn gốc thực tế không còn ý nghĩa gì.
Thứ ba, theo Quy trình áp dụng đeo vòng truy xuất nguồn gốc thịt heo thì người chăn nuôi, thương lái, chủ lò mổ và người bán hàng có mã số kích hoạt riêng. Mã số này đăng ký với Sở Công thương TP.HCM. Nhờ đó khi truy xuất ngược, người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý sẽ biết được chủ thể của từng công đoạn. Tuy nhiên ngay công đoạn đầu tiên, người chăn nuôi heo phải đeo vòng và kích hoạt thông tin về trang trại của mình đã bị biến dạng khi hầu hết người nuôi đều “nhờ” thương lái mua và đeo giúp vòng. Thậm chí có nhiều hộ nuôi không đăng ký với Sở Công thương TP.HCM nên thương lái không chỉ mua, đeo giúp mà còn tìm giúp một mã trang trại nào đó nhằm kích hoạt “ké” để đưa heo vào TP.HCM.
Thứ tư, chúng ta luôn nói quy trình “từ chuồng nuôi tới bàn ăn” nhưng quy trình thực tế là “mua đứt – bán đoạn”. Heo ra khỏi chuồng là người nuôi hết trách nhiệm, heo vào lò mổ là người vận chuyển phủi tay, ra tới chợ thì việc còn lại là của… người bán. Chẳng thế mà trong vụ hàng ngàn con heo bị tiêm thuốc an thần nói trên, chủ lò mổ khẳng định chỉ cho thuê chỗ; người nuôi kêu trời vì bị “ảnh hưởng”. Tới giờ vẫn chưa biết trách nhiệm của ai.
Cuối cùng, nếu chỉ bị phạt 30 – 35 triệu đồng, heo vẫn được giữ lại nuôi chờ “nhả” hết thuốc rồi lại giết mổ tiếp thì liệu có thể răn đe được những người đã bất chấp sức khỏe của cộng đồng, bất chấp quy định của pháp luật, bất chấp đạo đức kinh doanh… hay không?
Chúng ta có thể vận động toàn xã hội giải cứu giá heo, giúp người nuôi nhưng sẽ rất khó để “giải cứu lòng tin” của người tiêu dùng nếu vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm lại hổng hầu như toàn bộ quy trình như thế này.
Theo: Nguyên Hằng
Nguồn: Báo Thanh Niên

Cơ hội lớn cho thịt gà Việt Nam xuất sang EU
Thống kê mới nhất cho thấy, năm 2017 EU có nhu cầu nhập khẩu 950.000 tấn thịt gia cầm, trong đó 85% là ức gà.
»› Xem thêm: 6 quan niệm sai lầm phổ biến về chăn nuôi gà thịt công nghiệp

Theo thông tin từ Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có cuộc trao đổi, làm việc với ông Gabo, Giám đốc Công ty Jan Zandbergen (Hà Lan) và một số đối tác xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các nước thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU).
Tại buổi làm việc, ông Gabo cho biết, EU với khoảng 500 triệu dân đang có nhu cầu sử dụng thịt gà nhiều và hiện đang có 3 nước xuất khẩu thịt gà chính vào thị trường EU là: Brazil, Thái Lan và Ucraina.
Thống kê mới nhất cho thấy, năm 2017 EU có nhu cầu nhập khẩu 950.000 tấn thịt gia cầm, trong đó 85% là ức gà. Riêng Công ty Jan Zandbergen, dự kiến năm 2017 nhập 85.000 tấn gia cầm, thịt lợn, bò (chủ yếu là gia cầm) với doanh thu khoảng 400 triệu Euro.
“Hiện 1 tuần Công ty chế biến sâu 250 tấn các sản phẩm của heo, gia cầm và nhập 500 tấn thịt mát từ Ucraina để phân phối cho các siêu thị, nhà hàng”, ông Gabo chia sẻ.
Đánh giá về cơ hội xuất khẩu thịt gà sang EU, ông Gabo cho rằng Việt Nam có cơ hội lớn về xuất khẩu sản phẩm chế biễn sẵn sang EU, những sản phẩm này công ty ông hiện đang nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan.
Đối với mặt hàng này, Thái Lan đang bị giới hạn bởi một hạn mức quota và sản lượng nằm trong quota đóng thuế nhập khẩu là 8%, nếu vượt thì phải đóng mức thuế cao hơn. Quy định này cũng áp dụng tương tự đối với Brazil và Ucraina.
Trong khi đó, khi Hiệp định FTA Việt Nam – EU có hiệu lực, theo lộ trình, thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0% và quan trọng hơn EU sẽ không bị áp dụng hạn mức quota đối với sản phẩm thịt gà của Việt Nam. Vì thế, ông Gabo cho rằng, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gà chế biến đi EU được thì sẽ tốt hơn xuất ức đông lạnh.
Tuy nhiên, để Việt Nam xuất khẩu được thịt gà vào EU thì phải đáp ứng các thủ tục: về thú y, nhất là những quy định về an toàn sản phẩm, thú y tại các trại nuôi, cơ sở giết mổ; truy suất nguồn gốc từ chăn nuôi, giết mổ; thực hiện các quy định của OIE trong truy suất và giám sát dịch bệnh; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết Việt Nam đã có Luật Thú y và 13 văn bản hướng dẫn dưới Luật và năng lực chuẩn đoán, xét nghiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các nước, trong đó có thị trường khó tính như Nhật Bản.
Tuy nhiên, để cơ hội xuất khẩu thịt gà chế biến sang EU sớm thành hiện thực, ông Đông đề xuất Công ty Jan Zandbergen hoặc các đối tác của công ty xem xét đầu tư, liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến đảm bảo theo tiêu chuẩn của EU.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết Việt Nam vừa xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Nhật Bản. Đây là lô thịt gà được sản xuất từ chuỗi liên kết sạch và đã vượt qua hàng loạt rào cản kiểm soát khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm để được Nhật Bản chấp nhận.
Với thành công bước đầu này, Thứ trưởng mong muốn với sự quan tâm và hợp tác từ phía Công ty Jan Zandbergen, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có nhiều chuỗi xuất khẩu thịt gà sang EU và các thị trường khó tính khác.
Theo: Quang Huy
Nguồn: PLO

Giá heo hơi hôm nay 03/10 thế nào?
Nhiều người dự đoán sau sự việc heo bị tiêm thuốc an thần tại TP.HCM sẽ giúp giá heo hơi tăng lên. Nhưng thị trường vẫn không có nhiều biến động.
Giá heo hơi miền bắc hôm nay trung bình từ 28.500 - 31.000 đ/kg. Tại Miền Trung và Tây Nguyên, giá heo hơi dao động 28.000 - 32.000 đ/kg, so với hôm qua, tại giá heo hơi tăng nhẹ. Giá heo hơi tại Miền Nam từ 27.500 - 31.000 đ/kg.

Liệu rằng từ giờ tới cuối năm 2017, giá heo hơi có tăng trở lại?
Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Theo dự báo của ngành chăn nuôi, do số lượng heo còn tồng đọng khá nhiều, đồng thời vẫn chưa có tín hiệu nào từ việc đàm phán mở rộng thị trường nên từ giờ tới những tháng cuối năm 2017, giá heo hơi khó có thể phục hồi và tăng trở lại.
Do vậy, người chăn nuôi không nên đầu tư ồ ạt, ổn định đàn heo, giảm bớt những con xấu, kém chất lượng. Tránh tình trạng tái đàn ồ ạt chuẩn bị cho dịp Tết sẽ gây tình trạng giá heo hơi giảm giá xuống thấp.
Đang cập nhật....
VietDVM.com

Người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và nhiều nước kém phát triển, đang phát triển nói chung cho đến hiện nay vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc thực phẩm nhiễm Salmonella sẽ nguy hiểm như thế nào. Trường hợp thực tế ở Canada sau đây hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cũng như bài học cho nhiều quốc gia khác trong vấn đề an toàn thực phẩm nói chung và quản lý Salmonella trên thịt gà đông lạnh nói riêng.

Theo báo cáo ngày 28/9 vừa qua của cơ quan y tế công cộng Canada (PHAC) có tới 13 người thuộc 4 tỉnh khác nhau bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thịt gà đông lạnh nhiễm Salmonella.
PHAC hiện đang kết hợp với cơ quan kiểm tra thực phẩm và bộ y tế Canada điều tra chân tướng sự việc. Thông tin được tiết lộ cho đến hiện nay là toàn bộ 13 người bị bệnh đều đã ăn thịt gà đông lạnh, còn các thương hiệu liên quan cho đến nay vẫn đang được giữ bí mật.
Theo cơ quan y tế, hiện chưa có trường hợp tử vong nào xảy ra. 4 trong 13 người đã nhập viện. 13 ca bệnh xảy ra từ giữa tháng đến tháng 8 năm 2017 và độ tuổi trung bình của 13 người bệnh là 38 tuổi.
Trước đó, vào hồi tháng 7 vừa rồi, một vụ ngộ độc Salmonella tương tự do ăn thịt gà đông lạnh chưa nấu chín cũng gây bệnh cho 12 người thuộc các tỉnh Alberta, Ontario, British Columbia và New Brunswick.

Các biện pháp phòng ngừa.
PHAC cảnh báo rằng sản phẩm thịt gà đông lạnh nguyên con có thể ở dạng sơ chế, nhưng chúng vẫn chưa chín hoàn toàn và cần được xử lý và chuẩn bị không khác gì so với những sản phẩm gia cầm tươi sống khác. Vậy nên, khi mọi người sử dụng sản phẩm thịt gà đông lạnh nên có những biện pháp phòng ngừa sau đây để bảo vệ sức khỏe của mình:
- Không ăn thịt gà đông lạnh nấu chưa chín. Khi nấu tất cả các sản phẩm đông lạnh tẩm bột cần đảm bảo nhiệt độ trung tâm thân thịt cần đạt ít nhất 74 ° C (165 ° F) để đảm bảo chúng được an toàn để ăn.
- Không khuyến khích dùng lò vi sóng hoặc các thiết bị điện tử có khả năng làm nóng không đều để chế biến thịt gà đông lạnh.
- Luôn luôn làm theo hướng dẫn chế biến cụ thể trên bao bì.
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi chế biến thịt gà đông lạnh.
- Sử dụng các dụng cụ chế biến riêng biệt từ dao, thớt, các vật dụng khác để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại.
- Sử dụng một nhiệt kế điện tử chuyên dụng để đo thực phẩm nhằm đảm bảo tâm thân thịt sau khi chế biến đạt ít nhất 74 ° C (165 ° F).
VietDVM team biên dịch.
(theo: wattagnet).

Tại sao heo của tôi bị vàng da?
Heo bị vàng da hay hoàng đản là một hiện tượng bệnh lý có nguyên nhân là do tăng một số loại muối của dịch mật trong máu, hiện tượng này trên heo xảy ra khi có 1 trong 3 nguyên nhân sau:
- Rối loạn chức năng gan.
- Tan huyết.
- Một lượng lớn máu bị phá hủy làm mất khả năng giải độc của gan.
Màu vàng được quyết định do các tế bào sắc tố. Những tế bào sắc tố mang màu vàng chỉ xuất hiện khi gan bị tổn thương hoặc túi mật bị tắc.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của hiện tượng heo bị vàng da đó là các mô liên kế có màu trắng trong cơ thể như da và mắt có màu vàng.
Một số bệnh trên heo cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới gan hoặc phá hủy tế bào máu như: Leptospira, mycoplasma, E. coli và Salmonella, và khi heo mắc bệnh giun đũa do Ascaris suum gây tắc ống mật cũng có thể gây ra hiện tượng heo bị vàng da.

Ngoài ra, khi heo bị trúng một số loại chất độc như: đồng (Cu) (thường do bổ sung dư thừa trong thức ăn) và trúng độc Mycotoxin, các chất độc này có tế bào đích là gan cũng có thể làm cho heo bị vàng da. Đặc biệt khi nồng độ của aflatoxin và fumonisin (2 loại độc tố nấm mốc) cao trong thức ăn.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc heo bị vàng da hay còn gọi là hoàng đản (vàng da và niêm mạc một số vùng như mắt) nhưng đa phần đều có liên quan tới gan. Trong nhiều trường hợp, nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và tìm ra nguyên nhân có thể dẫn đến những thiệt hại không hề nhỏ. Bởi vậy VietDVM.com hy vọng những thông tin trên phần nào có ích và giúp quý độc giả chủ động hơn trong quá trình chăn nuôi đặc biệt là khi gặp trường hợp heo bị vàng da.
VietDVM team dịch.
(theo wattagnet)