Thị trường các sản phẩm chăn nuôi miền Nam nước ta trong tuần 02 tháng 11 năm 2014 giảm nhẹ một số sản phẩm. Giá heo hơi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ còn 48.000 đ/kg giảm gần 1000đ/kg so với tuần cuối tháng 10 vừa qua.
Giá gà thịt lông màu tiếp tục giảm thêm 2000 đ/kg so với tuần trước chỉ còn 40.000đ/kg .
Giá heo giảm nhẹ trong tuần
Giá các sản phẩm thịt bò, sữa bò vẫn duy trì ở mức ổn định, không có nhiều sự biến đổi lớn.
Giá con giống cũng có sự giảm nhẹ do ảnh hưởng của thị trường đầu ra. Giá heo giống dưới 20 kg chỉ còn 105.000đ/kg, giá giống ga thịt lông màu chỉ còn 10.000đ/kg.
Sau đây là thông tin một số sản phẩm mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Ga_8xx tổng hợp

Dinh dưỡng cho gà Ai Cập giai đoạn hậu bị
Hiện nay ngành chăn nuôi gia cầm lấy trứng đang ngày một phát triển, các trang trại đã và đang áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và mang lại nhiều trị kinh tế. Việc tự chăn nuôi gà giống từ giai đoạn úm đã và đang trở thành xu hướng của các trang trại chăn nuôi do tiết kiệm chi phí, hạn chế việc đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào tại, quản lý được chất lượng con giống và quan trọng nhất là sức đề kháng của virus (vaccine).
Tuy nhiên việc chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật để có được đàn gà hậu bị khỏe mạnh, thích nghi với tiểu khí hậu của trại đang đòi hỏi các trại chăn nuôi cần có những kiến thức cũng như kinh nghiệm trong chăn nuôi, đối với từng loại gà có những đặc điểm sinh lý khác nhau do vậy cần những yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
Đối với gà Ai cập, hiện nay ở nước ta chưa có nhiều cơ sở nuôi gà hậu bị nhằm mục đích bán ra thị trường (bán gà hậu bị lúc 18 tuần tuổi) nên đa số người chăn nuôi vẫn phải tự sản suất con giống. Đây là giai đoạn quan trọng để có được đàn gà sinh sản có chất lượng, khỏe mạnh để bước sang giai đoạn khac thác (1 năm tiếp theo). Do đây là giai đoạn rất quan trọng do vậy vấn đề dinh dưỡng rất cần được quan tâm.
Dinh dưỡng cho gà ai cập hậu bị được chia là 3 giai đoạn
Giai đoạn 0 đến 6 tuần tuổi là giai đoạn sinh trưởng, gà hoàn thiện các cơ quan như hệ tiêu hóa, hô hấp . . . do đó nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn này được cho là quan trọng nhất và quyết định tới sức đề kháng của gà trong các giai đoạn sau:
Về cách cho ăn trong giai đoạn này cần chú ý tập cho gà ăn theo bữa tuy nhiên lượng thức ăn không hạn chế (cho ăn tự do). Ở nước ta hiện nay giai đoạn này gà thường ăn ít và không đạt khối lượng cần thiết do đó ta cần cho ăn làm nhiều bữa và kéo dài thời gian chiếu sáng.
Giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi là giai đoạn gà được nuôi theo định mức thức ăn trong ngày và các mức dinh dưỡng cũng thay đổi để đạt được khối lượng tiêu chuẩn đây cũng là giai đoạn gà bắt đầu phát triển hệ sinh sản vì vậy cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với gà.
Giai đoạn này gà được cho ăn 2 bữa một ngày vào buổi sáng và buổi chiều do lượng thức ăn không đủ cho gà ăn tự do nên chúng thường đói vì vậy nên chú ý cách cho ăn sao cho đàn gà được ăn đồng đều.
Giai đoạn 12 tuần tuổi tới 18 tuần tuổi đây là giai đoạn gà hoàn thiện cơ quan sinh dục và thành thục tính để chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản, giai đoạn này cần tránh hiện tượng gà quá béo ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở giai đoạn sau và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Dinh dưỡng trong giai đoạn hậu bị có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của gà trong giai đoạn sau 18 tuần tuẩn ta chuyển sang cho ăn thức ăn cũng như chế độ dinh dưỡng cho gà giai đoạn đẻ trứng do vậy chúng tôi sẽ trình bày trong bài viết sau.
VietDVM team
( Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ )
Trong báo cáo khẩn gửi tổ chức y tế thế giới (OIE) ngày 17 tháng 11 cơ quan thú y Vương Quốc Anh thông báo nước này đã phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm chủng H5.
Ổ dịch xảy ra tại Yorkshire - Anh vào ngày 14 – 11 - 2014 trên một đàn vịt 6000 con làm 338 con chết.
Yorkshire - Anh nơi đang diễn ra ổ dịch
Đàn vịt đẻ 60 tuần tuổi có các triệu chứng lâm sàng nhẹ vào ngày 14 - 11 ở sau đó tăng dần và xuất hiện vịt bị chết. Các vi khuẩn kế phát và nấm là nguyên nhân gây chết chủ yếu tuy nhiên các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE (APHA) bằng phương pháp PCR cho kết quả dương tính với chủng H5 của virus cúm gia cầm.
Hiện các biện pháp sử lý dịch đang được cơ quan thú y nước này thực hiện .
Nguyên nhân của ổ dịch chưa được làm rõ.
Ga_8xx tổng hợp
Bùng phát dịch cúm gia cầm tại Hà Lan
Trong báo cáo giửi tổ chức thú y thế giới OIE ngày 16 tháng 11 năm 2014 cơ quan thú y Hà Lan thông báo nước này đã bùng phát một ổ dịch dịch cúm gia cầm có độc lực cao H5N8.
Ổ dịch sảy ra tại Hekendorp - Utrecht - Hà Lan làm chết 1000 con gà đẻ thương phẩm tại một trang trại chăn nuôi và ảnh hưởng tới 150.000 con gia cầm trong khu vực. Tất cả số gia cầm trên đã được tiêu hủy.
Hà Lan bùng phát dịch cúm gia cầm H5N8 ( ảnh wikipedia)
Mẫu thí nghiện được gửi đến phòng thí nghiệm quốc gia thuộc viện thú y trung ương (CVI), phương pháp PCR được sử dụng để kết luận chủng virus cúm H5N8 là nguyên nhân gây ra ổ dịch.
Sau khi kết luận được công bố, cơ quan thú y nước này khoanh vùng dịch với bán kính 10km, tất cả các ngả đường ra vào vùng dịch đã được kiểm tra 24/24. Tất cả động vật bị ảnh hưởng trong khu vực đang được kiểm soát chặt chẽ.
Nguyên nhân của ổ dịch vẫn chưa được công bố.
Ga_8xx tổng hợp
Sau một tháng 10 với rất nhiều những biến động, thị trường chăn nuôi miền Bắc nước ta trong nửa đầu tháng 11 tương đối ổn định giá các sản phẩm chăn nuôi không có nhiều biến động lớn. Giá tất cả các mặt hàng đều có những dấu hiệu khả quan cho người chăn nuôi.
Giá heo nuôi tại nông hộ tiếp tục giữ giá
Giá gà thịt lông màu có xu hướng tăng nhẹ sau khi tụt giảm mạnh trong tháng 10, tại các thị trường chăn nuôi lớn giá gà lông màu liên tục tăng từ đầu tuần.
Giá heo siêu tại các thị trường lớn vẫn giữ khá ổn định, tại Hưng Yên giá heo siêu nuôi công nghiệp xuất bán tại trại với giá 52.000đ/kg bằng với trung bình của tuần trước, tại thị trường Đông Anh - Hà Nội giá heo móc hàm đang được bán tại trại với giá 65.000đ/kg tương đương 51.500đ/kg heo hơi.
Giá con giống ở tất cả các thị trường trong tuần vừa qua vẫn duy trì ở mức độ ổn định, có giá giống gà lông màu giảm nhẹ chỉ còn 11.000đ/con
Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
Ga_8xx
Theo thông tin chúng tôi nhận được từ MOA về giá cả thị trường Trung Quốc trong tuần 02 tháng 11 vừa qua tiếp tục có sự tụt giảm nhẹ về giá. Tất cả các sản phẩm chăn nuôi đều có dấu hiệu giảm nhẹ ngoại trừ giá thịt cừu có xu hướng tăng chở lại sau tuần đầu giảm giá.
Giá heo trung bình trong tuần chỉ còn 19,29 CNY/kg (66.922vnđ/kg) giảm 0,145CNY/kg . Trong tuần giá trứng chỉ còn 2.394vnđ/quả.
Giá trứng bán buôn tiếp tục giảm tại thị trường Trung Quốc
Sau đây là tổng hợp giá cả thị trường trong tuần.
Giá cả thị trường Trung Quốc so với tuần trước
Giá cả thị trường Trung Quốc so với tháng trước
Ga_8xx

Môi trường chăn nuôi đang là một trong những vấn đề đang được các trang trại đặc biệt quan tâm đặc biệt là ô nhiễm không khí, đây là vấn đề nhạy cảm và đã có không ít trang trại phải đóng cửa do không quản lý được vấn đề này.
Mùi hôi và bụi được thải ra qua hệ thống quạt gió của trại chăn nuôi là chủ yếu do vậy việc hạn chế sự phát tán hay giảm nồng độ chất thải trong không khí là giải pháp mà các trang trại và người chăn nuôi đang tìm cách khắc phục.
Một bức tường chắn gió được sử dụng như một giải pháp để kiểm soát mùi hôi và bụi từ các quạt thông gió tại các chuồng chăn nuôi, đây là một trong số rất nhiều giải pháp nhằm hạn chế mùi của trang trại rất hiệu quả .
Sử dụng tường chắn gió để làm giảm mùi và bụi
Vậy tường chăn gió là gì?
Bức tường chắn gió chỉ đơn giản là một rào cản được đặt cách quạt thông gió vài mét tính từ phía chuồng. Chúng ta có thể xây kiên cố hoặc dùng các vật liệu khác (gỗ, tô, bạt . . .) để tạo thành tường chắn.
Mục đích là để tăng cường khả năng phát tán không khí có mùi hôi của trại ra môi trường rộng lớn nhằm pha loãng mùi và bụi để giảm sự ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Tường chắn gió có làm giảm mùi và bụi trong chăn nuôi?
Đã có một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng tường chắn gió trong một thời gian ngắn chưa thực sự mang lại hiệu quả trong việc giảm mùi theo hướng gió .
Nghiên cứu cũng cho thấy mùi phân tán và không khí phụ thược vào sự ổn định của khí quyển, tốc độ gió ngang, số lượng quạt hút và nhiệt độ không khí.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bức tường khá hiệu quả trong 150m đầu tiên sau bức tường tuy nhiên điều này còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và đặc biệt là tốc độ gió.
Tuy nhiên các chủ trang trại đã sử dụng tường chắn gió cho biết
- Tường chắn gió giúp trang trại giảm ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cuồng nuôi vào buổi chiều.
- Tường chắn gió giảm khá nhiều tiếng ồn từ quạt hút.
- Duy trì khả năng làm ciệc của quạt khi gió tây hoạt động mạnh.
- Lượng bụi lắng gần quạt thông gió tăng lên nhanh chóng khi sử dụng tường chắn do vậy giảm khá nhiều bụi ra môi trường.
Việc lắp thêm các chuồng chắn gió cho gia cầm là công việc đang được nhiều trại sử dụng và mang lại hiệu quả
VietDVM team

Chất dinh dưỡng chính là những thành phần có trong thực phẩm mà rất cần cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Có những chất dinh dưỡng cơ thể có thể tự tổng hợp được và ngược lại nên những chất cơ thể không tự tổng hợp được là những chất cần thiết phải bổ sung trong thức ăn.
Một số loài như chó và mèo đều có thể tự tổng hợp được vitamin C trong gan của nó, vì vậy không cần thiết phải bổ sung vitamin C vào trong khẩu phần ăn của chúng. Ngược lại, một số loài như linh trưởng, lợn Guinea không thể tổng hợp được vitamin C vì gan của chúng thiếu các vật liệu cần thiết và do đó vitamin C là 1 chất dinh dưỡng cần thiết của chúng.
Như vậy, một khẩu phần ăn hợp lý là khẩu phần có dinh dưỡng cân bằng, vừa đủ, không thừa cũng không thiếu.
(ảnh internet)
Tầm quan trọng của 1 chế độ dinh dưỡng cân bằng?
Có 6 loại chất dinh dưỡng chủ yếu là: Nước, Carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin. Mỗi loại có 1 chức năng khác nhau trong cơ thể.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trong đối với quá trình phát triển của thú cưng. Chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ dẫn đến những bệnh khác nhau như suy dinh dưỡng, béo phì. Việc cung cấp không đủ dinh dưỡng cho thú cưng đặc biệt là trong giai đoạn còn nhỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển hệ cơ xương cũng như việc phát triển tâm sinh lý. Ở chiều ngược lại việc cung cấp quá nhiều dinh dưỡng lại dẫn tới béo phì gây nên nhiều loại bệnh tim mạch, bệnh ho do chèn ép nội tạng…Việc này đặc biệt nghiêm trọng đối với thú cưng lớn tuổi. Chính vì vậy mà một chế độ ăn uống cân bằng sẽ đem lại sức khỏe tốt nhất cho bé cưng của bạn.
Cho cún cưng ăn như thế nào để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng?
Một chế độ ăn hợp lý tức là đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con vật tại thời điểm đó, không thừa, không thiếu. Để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng khẩu phần ăn dựa trên một số điểm sau đây:
Thứ nhất, tùy thuộc vào từng giống mà ta có lựa chọn khẩu phần ăn khác nhau. Ví dụ có những giống cơ thể rất bé như Phốc sóc thì chế độ ăn, lượng thức ăn không thể nhiều như những giống lớn như chó Phú Quốc hay Becgie Đức được.
Thứ hai, Tùy thuộc từng giai đoạn phát triển mà ta có chế độ ăn khác nhau như: Cún 8 tuần tuổi cần ăn 4 bữa/ngày. Khi nó 3 tháng tuổi nên cho ăn 3 bữa/ngày, 6 tháng tuổi cho ăn 2 bữa/ngày. Khẩu phần thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho cún từ 3- 7 tháng tuổi là quan trọng nhất vì đây là thời kỳ tạo xương và cún con lớn rất nhanh. Đến khi được 1 tuổi chỉ cần cho cún ăn 1 bữa sáng nhẹ và 1 bữa no vào buổi chiều.
Ngoài ra, ta cần lưu ý thêm một số điều như sau:
- Không bao giờ cho con vật ăn đồ đã ôi thiu.
- Thường xuyên cho vật cưng gặm những khúc xương bê để làm sạch răng cũng như giúp vật cảm thấy vui tươi hơn.
- Lượng thức ăn mỗi ngày ngoài phụ thuộc vào giống và giai đoạn phát triển còn tùy thuộc vào mức độ vận động của mỗi con vật.
- Không nên cho vật ăn quá no, để vật có hứng thú với 1 chiếc bánh quy cứng hay 1 khúc xương to để vật vận động cơ hàm → như thế sẽ tốt cho răng của vật hơn nhiều.
- Thịt là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần mỗi ngày của cún cưng, dưới dạng này hay dạng khác (không nhất thiết là loại thịt đắt tiền, mà có thể là thịt đóng hộp hay thịt sấy khô, nghĩa là phải được ăn đủ phần thịt hàng ngày của nó).
- Tuyệt đối không bao giờ cho cún ăn bất kỳ loại xương nhỏ nào (xương gà vịt, xương cá, xương sườn,…) vì chúng sẽ vỡ vụn ra và ghim vào cổ họng hay ruột của nó và gây tổn thương ruột.
- Tuyệt đối không nên cho vật ăn 1 số loại thức ăn như sau:
+ Thức ăn có trộn hành lá, hành củ vì những thứ này sẽ phá hoại các thành phần quan trọng trong máu của chó.
+ Mực và Bạch tuộc là thức ăn hải sản rất khó tiêu.
+ Kẹo, khoai tây chiên, lạc, mỳ ống, xúc xích, rượu bia hoặc nước sốt có gia vị. Những loại thực phẩm đó có thể làm cho cún cưng bị bệnh hoặc có một số loại cún có thể bị nghiện nên không chịu ăn theo khẩu phần cần thiết của nó.
+ Đồ hộp, bánh mỳ là những thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của cún, nhưng nếu cho ăn thường xuyên những thứ này thì vật sẽ ngán mà nên kết hợp với thịt, trứng, cá để khẩu phần ăn có đầy đủ chất.
- Nếu con vật của bạn không ăn xong bữa trong giờ ăn thường lệ, hãy cất tô thức ăn của nó đi và đến giờ ăn tiếp hãy cho ăn. Đừng ép vật ăn và đừng lo lắng nếu nó không ăn một hay 2 bữa.
- Cho vật ăn theo giờ giấc đều đặn trong tô hay đĩa riêng và sạch sẽ.
- Luôn để sẵn và đầy nước sạch trong một tô đựng nước riêng.
- Trước và sau thời kỳ cún được tiêm chủng hãy cho nó ăn thức ăn giầu protein như thịt cá và fomat.
- Nếu vật ăn hết thức ăn trong bữa mà vẫn còn nhu cầu ăn nữa thì bạn cần điều chỉnh khẩu phần hợp lý hơn.
Như vậy, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng con vật mà ta có khẩu phần ăn hợp lý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mỗi con. Ngoài ra, ta nên xem những chú cún cưng giống như những người bạn thì lúc đó ta sẽ hiểu được cơ thể nó đang như thế nào, nó muốn những gì và từ đó ta có thể chăm sóc nó tốt hơn cả.
(Ảnh internet)
Một số nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chó:
Ngoài những thực phẩm hằng ngày như cơm hay thức ăn công nghiệp chế biến sẵn ta còn rất nhiều nguồn thức ăn khác dành cho cún cưng cũng vô cùng bổ dưỡng. Nếu bạn biết kết hợp thì khẩu phần ăn của cún sẽ vô cùng đa dạng và đầy đủ dưỡng chất.
- Nên cho cún ăn những thực phẩm tươi ngon tự chế biến sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của vật hơn và hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp hay thức ăn viên công nghiệp.
- Sữa: sữa rất tốt cho sức khỏe của cún nhất là cún con đang tuổi phát triển. Ta có thể dùng sữa tươi, sữa hộp hay sữa bột pha với nước sôi cho cún con hay những con đang ốm không ăn uống được và cần nâng cao sức đề kháng (không cho cún đang bị bệnh đường ruột uống sữa). Nên cho vật uống sữa ấm có nhiệt độ bằng nhiệt độ cơ thể.
- Bánh mỳ: thi thoảng cho vật ăn 1 ít bánh mỳ xé nhỏ, bánh quy bẻ vụn hay các loại bột dinh dưỡng cho trẻ em nấu chín vừa lạ miệng giúp vật ăn ngon lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa của vật.
- Thịt: thịt bê là tốt nhất nhưng đắt tiền nên bạn có thể dùng thịt lợn, tim gan bò cắt nhỏ nấu chín hoặc có thể dùng các loại thịt hộp.
- Thịt gà, vịt: trứng là nguồn cung cấp chất béo và vitamin nhóm B. Nếu cho vật ăn nhiều trứng thì tốt nhất là cho ăn ở dạng nấu chín. Vỏ trứng là nguồn muối chứa nhiều chất khoáng khá tốt. Có thể sấy khô vỏ trứng, sau đó giã hoặc nghiền nhỏ và trộn vào thức ăn hàng ngày cho con vật.
- Cá: không những giầu chất đạm mà còn giầu vitamin, chất khoáng,… về mặt dinh dưỡng, cá hoàn toàn không thua kém thịt mà còn dễ tiêu hơn thịt. Tuy nhiên, để cún phát triển bình thường cần cho nó ăn không quá 70% các chất đạm từ cá cộng 30% chất đạm từ nguồn khác. Chú ý khi cho vật ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, con nhỏ phải rửa cẩn thận và nấu chín. Khi cún con đang đi phân lỏng không nên cho ăn cá.
- Rau: cún ăn được mọi loại rau cắt nhỏ, nấu chín mà nhà bạn vẫn thường ăn, ngoại trừ khoai tây, lạc, ngô. Các loại rau củ nấu chưa nhừ đều không thích hợp để cho vật ăn vì chó hấp thụ kém ở trực tràng.
- Các chất khoáng: các chất khoáng và vitamin không phải lúc nào cũng có đủ trong thức ăn nên cần phải bổ sung chúng dưới dạng ăn thêm. Bạn có thể sử dụng các thứ sau có bán sẵn ở các hiệu thuốc: Gluconat- canxi, Glixero, Phot phat, đường Lacto canxi + Glixero phot phat canxi, Tetravit, Trivit. Bột xương cũng là nguồn bổ sung canxi và phot pho rất tốt cho chó, cần bổ sung bột xương vào khẩu phần của mỗi bữa ăn.
- Các sản phẩm phụ khác: Gan là nguồn cung cấp dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A rất tốt, nên đưa gan vào khẩu phần thức ăn của chó con còn yếu, mới ốm dậy và chó trưởng thành trong thời gian chuẩn bị cho giao phối, trong thời kỳ chó còn nhỏ và nuôi chó choai.
Dạ dày, lá lách, thực quản, phổi, vú,… là nguồn axit amin tối cần thiết nhưng hàm lượng dinh dưỡng ít hơn từ 2-5 lần so với mỡ, fomat. Các mẩu thịt vụn, thực quản có thể sử dụng như là thức ăn chính. Đặc biệt tốt khi cho chó con ăn cổ hũ. Khi đưa phổi vào khẩu phần ăn cần bổ sung thêm đạm, mỡ vì phổi có rất ít các chất đạm hữu ích. Khí quản, tai, môi chứa protein không cao nhưng khi kết hợp với các thành phần có lượng đạm cao sẽ có ích đối với chó choai vì chúng sẽ tạo ra nhiều sụn. Vú chứa không nhiều protit, một nửa protit là loại không hữu ích nhưng lớp ngoài vú chứa nhiều mỡ, do vậy nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều đạm hữu ích sẽl à món ăn tốt. Lá lách có giá trị dinh dưỡng gần như gan nhưng chứa nhiều máu nên dễ bị hư hỏng, khi cho ăn nên nấu chín kỹ.
Đầu, chân, các loại xương sau khi đã luộc kỹ cho chó con và chó choai ăn rất tốt nếu biết phối hợp với các loại thực phẩm giầu đạm khác.
Máu (huyết, tiết) hơn hẳn về chất lượng đạm so với các cơ quan nội tạng khác của động vật nhưng lại kém về chất lượng mỡ. Nên đun sôi hoặc dùng bột máu đã sấy khô đưa vào khẩu phần ăn chính của chó.
Lòng mề của chim, gia cầm có nhiều năng lượng có thểdùng làm thức ăn tốt cho chó, nhưng không có đủ đạm hữu ích nên không thể coi là nguồn thức ăn duy nhất, khi cho ăn cần phải nấu chín. Xương, da, cẳng, đầu, cổ sườn với các mô mỡ bám theo vào là những sản phẩm phụ của xương và gia cầm → chỉ nên sử dụng làm nước dùng thì tốt hơn.
Như vậy, 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho cún cưng của bạn luôn luôn khỏe mạnh, linh hoạt và cũng không quá khó để ta có thể đưa ra những khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất cho con vật. Vấn đề là chúng ta có thực sự xem nó như một người bạn hay không vì chỉ có khi bạn thực sự yêu quý con vật thì bạn mới có thể chăm sóc nó một cách tốt nhất.
Hoa Đá
Ảnh minh họa
Trong báo cáo gửi tổ chức thú y thế giới (OIE), cơ quan thú y Nhật Bản thông báo nước này xảy ra một ổ dịch cúm gia cầm H5N8.
Ổ dịch được phát hiện tại Yasugi - Shimane - Nhật Bản vào ngày 3 -11 - 2014 khi cơ quan thú y nước này kiểm tra mẫu máu trên môt con thiên nga tại đây.
Hai mẫu máu được lấy từ chú thiên nga con ngày 3 -11 đã được chuyển đến phòng thí nghiệm thuộc Đại học Kyoto Sangyo. Ở đây các phương pháp xác định virus được thực hiện; giải trình tự gen, chạy RT-PCR, phân lập virus . Kết quả được công bố ngày 13-11 khẳng định virus cúm H5N8 là nguyên nhân của ổ dịch.
Trước đó cũng tại Nhật Bản dịch cúm H5N8 đã xảy ra vào tháng 4 năm 2014 tại tỉnh Kumamoto làm chết và tiêu hủy 112.000 con gia cầm của tỉnh này.
Nguyên nhân của ổ dịch vẫn chưa được công bố.
Các biện pháp khống chế dịch bệnh đang được có quan thú y nước này thực hiện.
Gà_8xx

Quản lý dịch bệnh trong giai đoạn úm heo
Giai đoạn úm heo hay giai đoạn heo con theo mẹ là khởi đầu quan trọng trong chăn nuôi heo, giai đoạn này heo con chưa hoàn thiện cơ thể do vậy rất dễ mắc các bệnh thông thường, ở thời kỳ này tỷ lệ chết của heo là 9,4% trên tổng số heo được sinh ra, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là do heo mẹ đè và heo con mắc bệnh.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn heo con theo mẹ tốt ta sẽ có đàn giống khỏe mạnh, rất thuận lợi cho các giai đoạn sau của quá trình chăn nuôi. Nếu heo không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt trong giai đoạn này sẽ dẫn tới việc phát triển không đầy đủ các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa --> ảnh hưởng tới quá trình phát triển của heo ở các giai đoạn sau.
Heo con theo mẹ
Heo con giai đoạn theo mẹ chủ yếu bị ảnh hưởng nặng do quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tuy nhiên cũng có không ít các tác nhân gây bệnh có ảnh hưởng tới heo trong giai đoạn này.Việc quản lý chăm sóc heo con trong giai đoạn này rất qua trọng, đặc biệt là kỹ thuật úm heo giúp giảm thiểu các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe đàn Heo. Với điều kiện miền bắc nước ta đặc biệt cần chú ý tới việc quản lý nhiệt và gió trong quá trình úm heo con.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ để giảm thiểu hiện tượng heo con bị ốm, chết hay phát triển không bình thường chúng ta cần chú ý tới các nguyên nhân sau: Heo mẹ, tác nhân môi trường, các tác nhân gây bệnh.
Heo mẹ ảnh hưởng tới heo con giai đoạn này là có thể do: Trong thời gian mang thai, heo mẹ bị bệnh suy dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, phó thương hàn, Aujeszky, leptospirosis, brucellosis, PRRS… Trong thời gian nuôi con; do heo mẹ mắc hội chứng MMA, bệnh sốt hậu sản hiện tượng sót nhau … hay do thay đổi thức ăn
Các tác nhân trên gây ảnh hưởng lớn tới heo mẹ dẫn tới nguồn sữa cung cấp cho heo con không ổn định hoặc mất hẳn, làm rối loạn tiêu hóa dẫn tới hiện tượng tiêu chảy trên heo con, đối với việc hiện tượng này cần chú ý đặc biệt tới việc chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý heo mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Đặc biệt chú ý tới việc phòng bệnh cho heo mẹ và sử dụng thức ăn hợp lý cho heo mẹ, với heo mẹ giai đoạn cho con bú cần cho heo mẹ ăn tự do (không hạn chế heo mẹ ăn) mức trung bình mà heo mẹ có thể ăn được trong giai đoạn này là 4 - 6kg thức ăn hỗn hợp.
Chăm sóc heo mẹ chưa đúng cách
- Thức ăn cho heo mẹ = thức ăn cho heo mẹ duy trì cơ thể + thức ăn cho việc tiết sữa nuôi con
- Heo mẹ cần 1,8kg thức ăn hỗn hợp duy trì cơ thể.
- Để nuôi 1 heo con heo mẹ cần ăn 0,3kg thức ăn hỗn hợp
- Như vậy thức ăn cần thiết trong quá trình heo mẹ nuôi con là: 1,8 + 0,3 x n (n là số heo con trong ổ)
- VD để nuôi một đàn 10 heo con cần cho heo mẹ ăn 1,8 + 0,3 x10 = 4,8 kg thức ăn hỗn hợp
Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố quan trọng nữa mà chúng ta cần quan tâm đó là vấn đề về các mầm bệnh thường trực, dễ mắc cho heo trong giai đoạn này.
Heo con theo mẹ rất mẫn cảm với các điều kiện môi trường do vậy việc chăm sóc không đúng kỹ thuật sẽ dẫn tới việc heo con mắc phải những bệnh thông thường gây ra hiện tượng tiêu chảy như E.coli, PED, cầu trùng, TGE, Rotavirus . . . tuy nhiên việc xử lý trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn do heo con chưa hoàn thiện hệ thống tiêu hóa, sức đề kháng còn yếu trước các tác nhân môi trường .
- Bệnh E.coli là bệnh phổ biến với heo con theo mẹ không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli có trong ruột của heo gây ra. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh là tiêu chảy phân trắng, phân trắng và có thêm bọt. Heo con không chịu bú mẹ dẫn tới bệnh càng thêm trầm trọng.
Ta có thể xử lý bằng cách cho heo con uống Colistin, Amoxicillin,Ampicilin, Lincomycin nặng có thể tiêm cho heo tuy nhiên nên hạn chế vì ảnh hưởng tới sự phát triển của heo ở các giai đoạn sau.
Phân tiêu chảy do E.coli lúc 1 tuần tuổi
- Bệnh PED là bệnh do Coronavirus gây ra làm ảnh hưởng nặng nề tới heo con, bệnh có tỷ lệ chết rất cao.
Các biểu hiện của bệnh
+ Lười bú.
+ Nôn mửa.
+ Phân lỏng, có màu vàng, có sữa không tiêu và mùi rất tanh.
+ Heo con sụt cân nhanh do mất nước, heo con thích nằm lên bụng mẹ.
+ Lây lan rất nhanh (gần như 100%), chết trong 3-4 ngày, xác gầy
Đối với PED việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tiêu chảy thường không hiệu quả ta có thể sử dụng vaccine chuồng để hạn chế sự lây lan của bệnh (xem tại đây)
- Bệnh cầu trùng heo con do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, thường xảy ra đối với các trại có quy trình vệ sinh kém và mật độ nuôi cao, độ aame chuồng cao.
+ Đầu tiên heo tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt) thường có màu trắng sữa.
+ Tiêu chảy kéo dài 5-6 ngày, phân có màu trắng chuyển dần sang màu vàng, nhưng cũng có khi có màu nâu nhạt hoặc hơi xám, phân tiêu chảy thường mịn và có dịch nhày.
+ Heo nhiễm bệnh nặng, xù lông, gầy ốm, heo mất nước, mệt mỏi nhưng vẫn bú
+ Tỉ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% heo mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho heo con cả giai đoạn trước và sau cai sữa.
Việc xử lý cầu trùng thường có tiên lượng tốt khi sử dụng Toltrazuril cho uống.
- Ngoài ra các nguyên nhân do TGE, Clostridium, Rotavirus thường ít gặp trong giai đoạn này, chúng thường xuất hiện khi môi trường chăn nuôi không phù hợp như thiếu nhiệt trong mùa đông, bị gió lùa . . .
Các tác nhân trên gây thiệt hại nặng nề cho chăn nuôi heo dẫn tới việc heo con phát triển không đồng đều, thiệt hại đầu con và lưu cữu mầm bệnh trong môi trường nuôi.
Ngoài ra các tác nhân trên yếu tố dinh dưỡng trong giai đoạn cuối của giai đoạn này cũng ảnh hưởng sự phát triển của heo.
Việc cung cấp thiếu nước sạch cho heo con cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiêu chảy trên heo con.
Chăm sóc heo con giai đoạn theo mẹ việc giữ ấm, khô và sạch là 3 yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất quyết định thàng công trong chăn nuôi heo con. Ngoài ra công tác phòng bệnh cũng cần chú ý tới.
Như vậy ngoài việc chăm sóc quản lý heo con giai đoạn theo mẹ, ta cần chú ý tới các nguyên nhân dẫn tới heo con bị nhiễm các tác nhân bên ngoài gây hiện tượng tiêu chảy, mất nước, giảm chất lượng con giống, ảnh hưởng tới các giai đoạn chăn nuôi sau và gây thiệt hại kinh tế nặng nề.
Tiến Dũng