Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Bệnh Histomonas hay còn được biết đến với những tên sau:

-Bệnh đầu đen.

-Bệnh kén ruột.

-Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm.

 

Giới thiệu về tên bệnh đầu đen:

 Gà mắc và chết do bệnh "đầu đen" có biểu hiện ở đầu .... không đen chút nào. Cái tên đầu đen ra đời bắt nguồn từ những người chăn nuôi, nó được lan rộng và phổ biến tới mức hiện nay cả những người điều trị, những người trong ngành chăn nuôi - thú y biết tới nó, gọi tên nó đều thông qua tên gọi này là chủ yếu.


Thực chất những con gà mắc bệnh “đầu đen” và bị chết có đầu mặt màu tái và hốc hác, một số ít trường hợp có màu tái tới mức xanh xao, chứ chưa ghi nhận trường hợp nào gà trong bệnh đầu đen có đầu biến đổi màu đen cả, có tên gọi như vậy bắt nguồn từ những bà con chăn nuôi gà thả vườn dựa trên triệu chứng không điển hình của gà mắc bệnh này.

Mặt khác biểu hiện ở đầu, mặt của gà mắc bệnh này không điển hình do có thể nhầm lẫn với triệu chứng mặt tái nhợt, mặt gầy hốc hác trong các bệnh khác như: Newcastle, tiêu chảy mãn tính do Ecoli, kí sinh trùng máu, cầu trùng . . . Vì vậy, nếu chỉ dựa vào triệu chứng bên ngoài thường không chẩn đoán chính xác được bệnh, đối với những đàn nghi mắc bệnh đầu đen, khuyên nên dựa vào bệnh tích điển hình (đặc biệt trên manh tràng, gan) để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.


 

 

Bản chất và nguyên nhân gây bệnh.

 

Là một bệnh kí sinh trùng, do đơn bào có tên Histomonas Meleagridis thuộc ngành Protozoa, họ Tripanosomatidae, giống Histomonas, loài Histomonas Meleagridis và H. Wenrichi, kí sinh ở niêm mạc ruột thừa và gan, gây nên các biểu hiện bệnh tích điển hình tại đây.

 

 

Đối tượng của bệnh

 

- Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôi chăn thả và một số hoang cầm cùng nòi.


- Chưa ghi nhận trường hợp nào gà công nghiệp mắc phải bệnh này.


- Bệnh xảy ra ở tuổi gà sau 2 tuần tới 3-4 tháng tuổi, thực tế với các giống gà nuôi thả vườn, bệnh xảy ra sau 1 tháng tuổi là mạnh nhất, tuổi gà càng cao bệnh càng nặng, đã ghi nhận trường hợp gà đẻ trứng nuôi nền 7 tháng tuổi vẫn mắc bệnh.  

 


Con đương lây truyền

 

- Truyền qua đường ăn uống, bởi dùng chung máng ăn máng uống, qua chất độn, môi trường chăn thả chứa mầm bệnh Histomonas Meleagirdis.


- Trung gian truyền bệnh là giun kim Heterakis galline, thông qua việc gà ăn phải trứng giun kim có chứa mầm bệnh, khi vào cơ thể gà, histomonas sẽ kí sinh tại gan và manh tràng rồi gây bệnh, mầm bệnh được thải ra ngoài qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân tạo thành vòng lây nhiễm và gây bệnh ra đàn gà.


- Mặt khác, khi bị thải ra cơ thể gà, trứng giun kim lại được giun đất ăn vào, tồn tại rất lâu trong môi trường khu vực chăn nuôi, đó là lí do bệnh rất khó thanh trừ hoàn toàn ở những khu vực chăn nuôi đã từng mắc bệnh, tỉ lệ tái bệnh cho những đàn sau luôn rất cao.


Lưu ý rằng:

Mầm bệnh thật sự ở đây truyền lây là do Histomonas chứ không phải là trung gian giun kim Heterakis galline hay giun đất, vì vậy trong quá trình điều trị và phòng bệnh cũng cần phân biệt rõ nhằm thanh toán tận gốc bệnh mang lại hiệu quả cao nhất.

 

 

Biểu hiện bệnh

 

- Là bệnh đặc thù của gà và gà tây nuôi thả vườn, nhưng cũng phát hiện thấy ở một số giống gà kiêm dụng nuôi lấy trứng trong điều kiện nuôi nhốt ở môi trường đã từng nhiễm bệnh.

Các triệu chứng không điển hình

Ủ rũ, sốt, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm, phân sáp vàng, sáp đen, phân dạng giống gạch cua, phân nước có thỏi phân sống ở giữa ...

 

Gà ủ rũ

 

phân gà mắc bệnh histomonat

Phân gà mắc bệnh

 

Thể quá cấp và cấp tính

 

Gà sốt cao, gà lù rù, mặt hốc hác tái nhợt và chết nhanh trong vòng 1 -2 ngày kể từ khi phát hiện những triệu chứng không điển hình, nếu chỉ dựa vào triệu chứng thường rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh phục vụ công tác điều trị, vì khi đàn gà mắc bệnh đầu đen thường có hiện tượng đi phân sáp, sáp vàng, sáp đen, phân lẫn máu rất giống với bệnh cầu trùng, mặt khác biểu hiện sốt rất cao, lù rù, mặt hốc hác, tái nhơt có thể lẫn với bệnh Kí sinh trùng đường máu hoăc một số bệnh khác tương tự.


Tỉ lệ chết trong trường hợp này có thể lên tới 85-90% nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.


Thể mãn tính

 

Xảy ra với mức độ và thiệt hại đầu con nhẹ hơn, chủ yếu ở những đàn gà lớn (trên 5 tháng) bệnh kéo dài, thiệt hại chủ yếu là giảm năng suất chăn nuôi, tỉ lệ chết không cao.

 

 

Biểu hiện bệnh khi mổ khám

 

Bệnh tích của bệnh đầu đen biểu hiện chủ yếu ở gan và ruột thừa, cũng là biểu hiện đặc trưng, là bệnh tích điển hình của bệnh giúp chẩn đoán chính xác và chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác (cầu trùng, Marek, Leuco, Lao hạch....)


Bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen có thể biểu hiện rõ ràng ở cả gan và ruột thừa cùng lúc, có trường hợp chỉ biểu hiện ở gan hoặc ở ruột thừa. Trong đa số các trường hợp gà mắc bệnh đầu đen, bệnh tích ở ruột thừa (manh tràng) là biểu hiện đặc trưng luôn đi kèm và dễ dàng nhận biết nhất.


Bệnh tích ở gan: Đặc trưng nhất là gan sưng to hơn bình thường và xuất hiện những vết hoại tử hình hoa cúc với bề mặt hoai tử hơi lõm khắp bề mặt gan, (ý kiến cá nhân: thực ra thì rất khó để hình dung ra vết hoại tử hình hoa cúc là như thế nào, nên tôi hay gọi nó là vết hoại tử loang lổ). – Phần chẩn đoán phân biệt sẽ nói rõ hơn làm sao để phân biệt vết hoại tử gan trong bệnh đầu đen với vết hoại tử gan trong các bệnh khác.


Gan gà mắc bệnh histomonas

 

Bệnh tích ở manh tràng: tình trạng đặc trưng nhất là ruột thừa sưng to, thành ruột thừa tăng sinh dày, chất chứa bên trong ruột thừa trở thành dạng cứng chắc tạo khối dạng như canxi hóa lấp đầy bên trong, khi mổ khám sẽ dễ dàng phát hiện 2 manh tràng rắn lại, chất chứa bên trong rắn có màu trắng, cũng từ đây mà bệnh có thêm một tên gọi nữa – Bệnh kén ruột, nhiều trường hợp có thể phát hiện thấy giun kim nhỏ li ti tại đây. Một số dạng khác của manh tràng trong bệnh đầu đen.

  +  Bên trong không có chất chứa dạng canxi hóa, mà chỉ thấy thành ruột thừa tăng sinh dày lên, bên trong có chất màu nhờ nhờ máu cá (dạng máu lẫn trong dịch thẩm xuất, màu hồng nhạt, nhớt nhớt). Có thể tìm thấy giun kim hoặc không.


  +  Manh tràng không tăng sinh sưng to, mà tăng sinh kiểu teo nhỏ, nhìn manh tràng có cảm giác nhỏ quắt lại, nhưng thực chất là do thành ruột tăng sinh dày làm cho toàn bộ manh tràng co lại, cắt đôi cảm thấy lòng manh tràng hẹp lại, bên trong không có chất chứa, có thể thấy giun kim hoặc không .


  +  Manh tràng bắt đầu tăng sinh dày lên, bên trong không có chất chứa nhưng có máu tươi bắt đầu khô lại . Thường gặp trong trường hợp đàn gà mắc bệnh Cầu trùng máu tươi, sau đó kế phát bệnh đầu đen.

Manh tràng chứa kén

 

Trong quá trình mổ khám phát hiện bệnh, ngoài kết hợp những triệu chứng không điển hình thì việc dựa vào những bệnh tích điển hình là việc quan trọng không thể bỏ qua, nên mổ khám ít nhất 2 con gà mang triệu chứng chung của đàn để đưa ra kết luận chính xác nhất có thể, nên mổ cả con đã chết và con còn sống (nếu có). Nếu phát hiện ra dù chỉ 1 trong 2 biến đổi đặc trưng ở ruột thừa (manh tràng) hoặc gan thì đều có thể kết luận chẩn đoán nghi bệnh đầu đen, nếu phát hiện cả 2 biểu hiện bệnh tích thì chính xác hơn nữa, ngoài ra cần phát hiện những bệnh ghép hoặc các dạng kế phát để đưa ra phác đồ điều trị hợp lí.

 

 

Điều trị bệnh đầu đen

 

Hiện trên thị trường có rất nhiều bộ sản phẩm trị bệnh Viêm gan ruột truyền nhiễm – bệnh đầu đen – bệnh kén ruột. Dù sử dụng bất cứ bộ sản phẩm của công ty nào, bà con nên điều trị liệu trình ít nhất 4 ngày cho toàn đàn gà, kết hợp với giải độc gan thận lách và hạ sốt để mang lại hiệu quả cao nhất. Khi kết thúc liệu trình bà con nên cho gà uống monosunfa kết hợp với ivermectin 1% pha 1ml vào 1lit nước cho đàn gà uống.

 

 

Phòng bệnh

 

- Không nuôi chung gà với gà Tây.

- Bắt đầu từ 20 ngày tuổi trở đi, định kì 20 ngày 1 lần nên pha thuốc tím hoặc sunphat đồng cho gà uống (uống theo chỉ định ở phần điều trị ).


- Phòng bệnh thông qua diệt trung gian truyền bệnh: Kết hợp các loại sát trùng để diệt Histomonas, đồng thời định kì hàng tháng nên rắc vôi ở bãi chăn thả và khu vực chuồng trại chăn nuôi nhằm diệt trung gian truyền bệnh giun kim và giun đất, có thể dùng foocmon 2% phun chuồng trại và khu vực chăn nuôi để diệt giun đất và khử trùng chuồng trại


Lưu ý: Bà con khi mua vôi nên mua loại vôi củ về để nguyên bao, sau 1 thời gian vôi sẽ tự bở ra thành vôi bột, rắc vôi này là tốt nhất, không nên mua vôi bột loại đóng bao sẵn để khử trùng chuồng trại vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều vôi bột không đảm bảo (thực chất là bột đá được gom lại trong quá trình khai thác đá – loại này không có tác dụng khử trùng chuồng trại). Việc rắc vôi ở khu vực chăn nuôi nên rắc khi chuồng trại không có gà, có thể nhốt gà và rắc phía ngoài bãi chăn thả, nên rắc khi trời chuẩn bị mưa hoặc khi trời vừa mưa xong, rắc khi vừa cuốc xới sân vườn.. như vậy vừa đỡ bụi , vừa đạt được hiệu quả cao trong tiêu diệt trung gian truyền bệnh.

 

 

Chẩn đoán phân biệt.

 

Bệnh tích trên gan của bệnh đầu đen có thể chẩn đoán phân biệt với các trường hợp gan hoại tử ở một số bệnh khác: Marek, tụ huyết trùng, lao ở gà.

 

Bệnh đầu đen

Vết hoại tử loang lổ hoa cúc, có dạng hơi lõm xuống chứ không lồi lên như dạng khối u, vết hoại tử ăn sâu xuống dưới, càng sâu phía dưới thì càng nhỏ lại, vì thế khi cắt dọc xuống tại bề mặt vết hoại tử ta thấy mặt cắt có dạng như hình nón ngược. Vết hoại tử xuất hiện ở bề mặt gan, không xuất hiện ở mặt nơi tiếp giáp giữa 2 thùy gan.

 

Bệnh Marek

Vết hoại tử chính là khối u tăng sinh, bề mặt gồ lên, khối U thường có màu vàng nhạt đến vàng chanh trên nền gan sưng, cắt đôi vết hoại tử ta không thấy có dạng hình nón ngược, ổ hoại tử gọn gàng hơn, vết hoại tử (khối u) xuất hiện cả ở mặt tiếp giáp giữa 2 thùy gan.

 

Gan có u marek


Bệnh tụ huyết trùng

Gan cũng sưng và xuất hiện những vết hoại tử nhưng vết hoại tử trong bệnh tụ huyết trùng rất nhỏ, xuất hiện lấm chấm màu vàng ngà, chỉ bé bằng đầu đinh ghim tới hạt kê, nhìn vào bề mặt gan trong bệnh tụ huyết trùng có thể liên tưởng đến một vùng trời nhiều sao lấm chấm sáng.

 

Gan mắc bệnh tụ huyết trùng


Bệnh Lao

Ổ hoại tử bề mặt gan trong bệnh lao không rõ ràng, nhưng khi cắt đôi sâu xuống vết hoại tử ta có thể thấy vết hoại tử ăn sâu vào lòng gan tạo thành dạng hang hốc phức tạp.

 

 

Một số trường hợp bệnh đầu đen  ghép với các bệnh khác

 

- Bệnh hen ghép đầu đen.
- Bệnh đầu đen kế phát trong trường hợp đàn gà mắc Cầu trùng ghép Ecoli bại huyết (cầu trùng ỉa máu tươi – cầu trùng cấp).
- Đầu đen ghép bệnh đậu gà (gặp ở những đàn chưa được chủng đậu).


Các trường hợp trên cần có những phác đồ điều trị đặc biệt và kết hợp liệu trình hợp lí để đảm bảo kết quả điều trị mong muốn, sẽ được trình bày chi tiết hơn trong các bài viết kế tiếp.

 

  

(Còn nữa ...)

VietDVM team


Hiện tượng sa trực tràng trên đàn heo công nghiệp
Published in Bệnh trên Heo

So với những vật nuôi khác thì Heo là vật nuôi dễ bị bệnh sa trực tràng nhất. Bệnh có thể sảy ra ở mọi độ tuổi từ heo 1-2 ngày tuổi cho đến heo nái đẻ thuần. Nguyên nhân cơ bản của bệnh là do sự gia tăng áp lực ổ bụng cũng như tăng co bóp bất thường ở trực tràng, kết hợp với điều kiện sinh lý heo không bình thường (các cơ, dây chằng tại xoang chậu bị yếu). Có cả sự khác nhau về giống, giới tính trong việc hình thành căn bệnh này.

 

 


Nguyên nhân của bệnh sa trực tràng

 

Sau đây là một số nguyên nhân chính gây sa trực tràng được tổng hợp trong quá trình chăn nuôi heo.

 

+ Hội chứng tiêu chảy: đặc biệt chú ý tới các bệnh liên quan tới viêm ruột già, bao gồm cả bệnh viêm trực tràng hay một số bệnh như Salmonela, sốt heo châu phi (African Swine Fever – ASF), bệnh lỵ.

 

+ Táo bón: Thường xảy ra với heo nái trước khi sinh.

 

+ Đẻ: Thường xảy ra với heo nái đẻ lứa đầu do gắng sức rặn đẻ qúa mức.

 

+ Thiếu nước: Ảnh hưởng của việc thiếu nước đẫn đến giảm lượng nước trong phân dẫn đến tăng quá trình co bóp và tăng khả năng nhiễm độc cho cơ thể.

 

+ Thuốc: việc sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm, phù như tylosin, licomycin . . . cũng làm tăng nguy cơ sa trực tràng, đặc biệt khi sử dụng chúng với liều cao.

 

+ Chất độc: Một số độc tố nấm mốc từ thức ăn có thể dẫn tới hiện tượng sưng trực tràng cũng là một nguy cơ gây bệnh.

 

+ Tổn thương cơ học trực tràng: Ví dụ như heo đuổi đánh nhau cũng có thể gây bệnh sa trực tràng.

 

+ Ho: quá trình này sẽ làm tăng áp lực ổ bụng và trong một số trường hợp đây là nguyên nhân chính gây sa trực tràng. Nhiều khi heo đang rặn ỉa kết hợp với áp lực khi ho đẩy trực tràng ra khỏi hậu môn trong trường hợp nặng nó không quay trở lại được >> sa trực tràng.

 

+ Tăng trưởng nhanh: Sa tử cung thường có thể là một vấn đề ở heo ở giai đoạn phát triển nhanh, đặc biệt là từ 30 – 60kg với chế độ ăn cao.

 

+ Nhiệt độ thay đổi: khi heo bị lạnh chúng nằm túm tụm lại và đè lên nhau trong một số trường hợp chúng nằm đè lên đầu và bụng làm tăng áp lực lên hậu môn cũng gây ra hiên tượng sa trực tràng nhưng đây là trường hợp hiếm gặp trong chăn nuôi heo công nghiệp.

 Sa trực tràng ở heo sau cai sữa
Sa trực tràng ở heo sau cai sữa

 

Sa trực tràng ở heo mới đẻ
Sa trực tràng ở heo mới đẻ 

 

Heo bị hẹp trực tràng
Heo bị hẹp trực tràng 

 

Ruột già trướng hơi trong hẹp trực tràng
Ruột già trướng hơi trong hẹp trực tràng

Kết quả

 

- Trong trường hợp nhẹ nó nhanh chóng trở về hậu môn --> heo bình thường.

 

- Trong trường hợp nặng nó không thể trở về vị trí ban đầu và do đó các mạch máu bị thắt nên phần ở bên ngoài thường sưng to. Như vậy phần bên ngoài rất dễ bị hỏng do sự cọ sát, thiếu nước và không đủ dinh dưỡng.

 

- Phần trực tràng thoát ra ngoài bị những heo khác cắn, ăn. Gây hậu quả là:

 

   + Không có ảnh hưởng khi trực tràng sa trở về bình thường mà không gây tổn thương gì.

 

   + Heo chết : do phần trực tràng ở bên ngoài bị nhiễm trùng và phá hủy mô gây chết từ từ.

 

 

- Hẹp trực tràng : khi giải quyết sa trực tràng thành công nhưng chúng hình thành các mô sẹo bên trong trực tràng dẫn đến heo nhìn như hình 3. Với heo như vậy cần loại bỏ ra khỏi đàn.

Trực tràng hẹp

 

Hẹp trực tràng là một hiện tương bệnh lý phổ biến ở heo đang phát triển, trong đó mô sẹo tạo thành một vòng bên trong trực tràng do vậy cản trở sự lưu thông bình thường của các chất chứa trong ruột.

 

Kết quả của việc chất chứa lưu thông không bình thường trong manh tràng, đại tràng và trực tràng (ruột già) dẫn đến heo bị chướng bụng (hình 3). Tình trạng cơ thể bị mất cân bằng dẫn đến heo gầy dần cuối cùng trở thành heo còi cọc, lông xơ và dài. Thỉnh thoảng trên da có thể có màu vàng như mật loãng. Thông thường heo sẽ bị loại thải.

 

»› Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp

 

Khi mổ khám ta thấy ruột già căng, sưng to và hình thành viêm, bên trong ruột già xuất hiện vết sẹo hình nhẫn đôi khi vết sẹo phát triển khá rộng gây cản trở sự co dãn của ruột. Thông thường sẽ tìm thấy những áp xe xung quanh trực tràng.

 

Nếu điểm hẹp bắt đầu là nơi tiếp giáp gần với hậu môn thì nguyên nhân là do trước đây con vật bị sa trực tràng nhẹ và cũng có thể do kỹ thuật xử lý sa trực tràng tốt nên vết thắt tại vị trí sát với hậu môn. Tuy nhiên trong một số trường hợp giữa điểm hẹp và hậu môn còn một khoảng niêm mạc bình thường cho thấy việc xử lý sa trực tràng chưa thực sự tố ngoài ra khi bị chấn thương như dương vật trong giao phối, hoặc viêm hay nhiễm trùng do nhiễm Salmonella, haemophilus parasuis, streptococcus suis cũng có thể gây ra các vết sẹo như trên.

 

 »› Các trường hợp kháng kháng sinh bạn nhất định phải biết!

 

Trong trường hợp hẹp xảy ra mà không liên quan đến sa trực tràng cần phải nhanh chóng xác định nguyên nhân chính và có biện pháp xử lý.

 

Nếu hẹp được phát hiện sớn và trực tràng hoàn toàn bị chặn ta có thể sử dụng các biện pháp can thiệp để kéo căng trực tràng để heo có thể phóng uế bình thường. Cần chú ý chăm sóc đề không bị vỡ trực tràng.

 

Tại một số trang trại tổn thất do hẹp trực tràng có thể chiếm 1% tức là chiếm 5 -10% các ca tử vong hay loại thải trên tổng đàn heo.

 

 

Xử lý khi heo bị sa trực tràng

 

Khi gặp bất kỳ một ca sa trực tràng nào ta cần cách ly với những heo khác trong đàn ngay lập tức.

 

Nếu heo đến tuổi giết thịt cần đưa tới lò mổ.

 

Nếu phần trực tràng bên ngoài không bị hư hại nhiều ta có thể xử lý bằng cách bôi dung dịch muối loãng để khoảng 30 phút sau đó nhẹ nhàng đẩy nó trở lại. Muối có tác dụng thẩm thấu rút các chất lỏng ra khỏi lòng mạch và co lại các phần bị sa.

 

Nếu cần thiết ta cần khâu quanh trực tràng phần giáp với hậu môn để cố định phần vừa đưa vào.

 

Đối với heo nái dùng một chiếc găng tay cao su đặt lên trên phần trực tràng bị sa (nó không ảnh hưởng tới heo nái) với cách này có thể đủ áp lực để giữ phần trực tràng đó không bị thoát ra ngoài do lực co bóp của cơ bụng.

 

Trong trường hợp một phần trực tràng thoát ra ngoài bị hư hỏng ta cần cắt bỏ phần đó rồi mới đưa vào trong. Cách tốt nhất là ta nên sử dụng ống thông để cố định (ống có đường kính 2.5cm với heo thịt và 3,5 - 4cm với heo nái) khâu cố định phần bị sa vào ống. Ống này giúp cho việc cố định lại phần bị sa ra ngoài trở lại trạng thái bình thường. Điều này làm giảm lượng máu tới vùng bị sa để nó nhanh trở lại trạng thái bình thường và ống thường được tháo bỏ sau 7 ngày, tùy trường hợp mà ta có thể tháo bỏ sau 3 - 4 ngày. Có thể sử dụng những vật liệu có sẵn như ống dây điện, ống nước, dây cao su . . .

Sử dụng kháng sinh trong điều trị sa trực tràng

 

Trong trường hợp phần sa trực tràng bị tổn thương lớn, vết mổ, vết khâu cần sử dụng kháng sinh chống hiện tượng viêm nhiễm. Tương tự khi xử lý hẹp trực tràng có kết quả tốt ta cần cung cấp thêm kháng sinh giúp con vật nhanh hồi phục và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm. Đối với những con quá nặng khó điều trị cần loại thải bằng phương pháp nhân đạo.

Phòng ngừa

 

Việc phòng ngừa sa trực tràng là công việc cần thiết trong đó việc xác định nguyên nhân giúp ta đưa ra quyết định điều trị, hay loại bỏ là quan trọng nhất.

 

 

Thiệt hại kinh tế

 

Rất khó để biết được những tổn thất do sa trực tràng gây ra trong hầu hết các trường hợp. Việc xác định nguyên nhân chính và biết được tổn thất do nguyên nhân chính là điều quan trọng nhất.

 

Tuy nhiên khi không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, một ca sa trực tràng làm giảm tốc độ tăng trưởng gây thiệt hại lớn cho trang trại.

 

Ví dụ: Một trang trại có tỷ lệ chết do sa và hẹp trực tràng là 2%. Chi phí cho 1 heo chết khoảng 1.6 triệu đồng. Đối với trại với quy mô 500 heo nái (để nuôi 100% không bán giống), thiệt hại do sa trực tràng là 230 heo thịt như vậy thiệt hại kinh tế là 368 triệu đồng mỗi năm.

 

»› Các biện pháp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo - phần 1

»› Các biện pháp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo – phần 2

 

Ngoài ra còn thiệt hại do sự giảm tăng trọng khi mắc bệnh sa trực tràng.

 

Ví dụ: nếu tăng trọng giảm 50g/ngày từ 30kg đến 100kg vậy cần thêm 6 ngày để đạt được trọng lượng giết mổ như vậy chi phí cộng thêm cho một đầu heo tới khi giết mổ ít nhất là 20.000đ với mô hình 500 heo nái, điều này làm tăng thêm khoảng 220 triệu đồng mỗi năm. Do vậy đầu tư để kiểm soát sa trực tràng cũng cần được xem xét tuy nhiên cần hạnh toán chi phí kiểm soát sa trực tràng để đưa ra phương án cho lợi nhuận cao nhất. 

 

theo BSTY Mark White

VietDVM team biên dịch

Khi vật nuôi của bạn bị nhiễm độc, thao tác cấp cứu nhanh chóng, kịp thời là vô cùng quan trọng đến sự sống còn của vật. Nhưng khi bạn mất bình tĩnh, bạn có biết phải làm gì lúc đó? Dưới đây là bốn bước xử lý đơn giản và hiệu quả, mong các bạn có thể ghi nhớ phòng trường hợp cần dùng đến.

 

xu ly cun bi ngo doc 1

 

Bước 1: xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ nghiêm trọng.

Xác định loại độc tố mà cún nhà bạn đã tiếp xúc hoặc ăn phải. Tìm các nhãn hiệu, thành phần, và số lượng ăn vào hoặc tiếp xúc của chất độc với cún. Hủy bỏ bất kỳ độc tố nguy hiểm nào có mặt xung quanh đó. Đánh giá các triệu chứng của con vật để xem mức độ nặng hay nhẹ. Ngay cả khi con vật hành động bình thường, nó vẫn có thể đã tiếp xúc với chất độc.

 

xu ly cun bi ngo doc 2

 

Bước 2: Gọi điện cho bác sỹ thú y nhờ giúp đỡ.

Sau khi đã nắm rõ “bối cảnh, tình hình” lúc đó, bạn có thể miêu tả cho bác sỹ thú y để họ chẩn đoán sơ bộ nếu tiếp xúc (hoặc ăn, uống…) đó được xem là độc hại và có cần thiết phải điều trị bổ sung hay không dựa vào tình trạng nguy hiểm như thế nào.

Đối với các chất độc đã vào bụng, trong một số trường hợp (ngộ độc hydrocacbon, pin, các chất ăn mòn, vvv) hay trong một số trường hợp đặc biệt khác có chỉ định của bác sỹ thú y bạn phải tìm cách gây nôn cho cún tránh để độc tố ngấm sâu hơn gây nguy hiểm.

Đối với những độc tố gây ngộ độc cho cún qua tiếp xúc, bạn hãy tắm cho cún sau đó cho chúng ăn các thức ăn loãng.


xu ly cun bi ngo doc 3


Bước 3: Không được dùng bất cứ cách gì điều trị cho cún trừ khi được hướng dẫn bởi bác sỹ thú y.

Nhiều người nghĩ rằng họ đang giúp cún cưng của họ bằng cách đưa ra các biện pháp khắc phục mà có thể họ đã nghe nói trước đó, chẳng hạn như dùng sữa, muối, aspirin,…phản ứng bất lợi giữa độc tố với các chất trên đôi khi có thể nguy hiểm hơn đáng kể hơn so với độc tính của chính nó. Hãy giữ bình tĩnh và không cho cún cưng của bạn uống (tiêm..) bất cứ điều gì trước khi được hướng dẫn bởi một bác sĩ thú y.

 

xu ly cun bi ngo doc 4

 

Bước 4: Nhận sự trợ giúp.

Nếu cần thiết phải điều trị bổ sung thêm, hãy đưa vật nuôi của bạn đến bác sĩ thú y, hoặc các cơ sở cấp cứu thú y gần nhất. Hãy nhờ một ai khác lái xe trong khi bạn ngồi trông thú cưng để tránh mất tập trung và đảm bảo an toàn. Hãy ghi nhớ một số nguyên tắc đặc biệt để tránh nhiễm bệnh từ cún cưng của bạn trong trường hợp chất độc có thể lây lan sang người.

 

 

Như vậy, khi bạn nghi ngờ cún bị ngộ độc, việc đầu tiên là hãy bình tĩnh và gọi ngay cho bác sỹ thú y để được tư vấn kịp thời. Sau khi cấp cứu sơ bộ, bạn nên mang cún đến phòng khám thú y gần nhất để được điều trị bổ sung nếu cần thiết. Trong thời gian đó, hãy nhớ không nên cho cún sử dụng bất kỳ loại thuốc, chất bổ trợ, thức ăn gì…nếu không có chỉ định của bác sỹ.

 


Hoa Đá.

Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại miền Bắc tuần 21 năm 2017

Giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc nước ta trong tuần 21/2017 tăng nhẹ từ 21.000 đ/kg - 22.000 đ/kg lên 24.000 đ/kg - 25.000 đ/kg, rất ít địa phương có giá heo hơi cao hơn.

 

Giá heo hơi tại các địa phương có sự chênh lệch nhau khá nhiều, kể cả ngay trong cùng địa phương giá heo hơi cũng khác nhau tương đối nhiều. 

 

»› Cập nhật tin tức biến động thị trường

»› Giá cả thị trường miền Nam tuần 21 năm 2017

»› Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam

 

gia ca thi truong mien bac 1
Giá cả thị trường miền Bắc tuần 21 năm 2017

 

Giá heo hơi hiện chưa có tín hiệu khả quan. Giá heo hơi tại các tỉnh phía Bắc đối với heo lai, áp siêu chỉ đạt 19.000 đ/kg - 21.000 đ/kg.

 

Tuy có thông tin việc đàm phán xuất khẩu heo chính ngạch sang Trung Quốc có nhiều tiến triển, song vẫn chưa đạt được thỏa thuận chính thức, vì vậy chúng ta vẫn cần chủ động nguồn đâu ra cho trại heo của mỗi người.

 

Giá heo hơi giảm sâu trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tới giá heo giống siêu không tăng lên được, giữ ở mức 350.000đ/con.

 

Các sản phẩm gia cầm không có quá nhiều thay đổi và chưa có dấu hiệu tăng trở lại

 

»› Trung Quốc đồng ý mở cửa thị trường cho heo Việt Nam

»› Chăn nuôi lợn vỡ trận vì tái cơ cấu nửa vời và yếu khâu thị trường

  

Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 21/2017 tại các tỉnh miền Bắc

 

Giá cả thị trường tuần 21 năm 2017

  Heo thịt

 Heo siêu 22.000 - 26.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 19.000 - 21.000 đ/kg
 Heo lai 16.000 - 18.000 đ/kg 

  Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp >3kg 18.000 - 20.000 đ/kg
Gà thịt lông màu 40.000 - 55.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 4,5 tháng) 68.000 - 72.000 đ/kg
Gà lai chọi 75.000 - 802.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 70.000 - 73.000 đ/kg
Gà đẻ loại 32.000 - 35.000 đ/kg

   Trứng gà

Gà ai cập trắng 1.300 - 1.450 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 1.550 - 1.650 đ/quả
Gà công nghiệp (trứng đỏ) 1.100 - 1.400 đ/quả
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 23.000 - 27.000 đ/kg
Trứng vịt
Trứng thường 1.400  - 1.500 đ/quả
Trứng vịt lộn 1.800 - 2.000 đ/quả
Trứng cút  Trứng cút thường 200 - 220 đ/quả
Trứng cút lộn 320 - 370 đ/quả

 

  

Giá giống
Vịt Giống vịt thịt 6.000 - 10.000 đ/con
Gà ta lai (gà lông màu) bắt xô 8.000 - 10.000 đ/con
Gà lại trọi 9.000 - 15.000 đ/con
Giống gà Ai Cập 14.000 - 17.000 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 300.000  - 350.000 đ/con
Heo lai (22 - 30kg) 28.000 - 32.000 đ/kg

 

 

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên

 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.

 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 VietDVM team tổng hợp

Mầm bệnh cầu trùng trên heo và những ứng dụng vào thực tế
Published in Bệnh trên Heo

Khái niệm bệnh bệnh cầu trùng trên heo

Bệnh cầu trùng trên heo do 1 loài ký sinh trùng có tên là coccidia sống và nhân lên trong tế bào vật chủ, thường là trong đường ruột gây ra chủ yếu trên heo con 7-10 ngày tuổi. Biểu hiện chính của heo bệnh thường là tiêu chảy phân màu vàng đến xám sền sệt và chuyển sang lỏng hơn khi nhiễm trùng nặng hơn. Người heo con dính đầy phân lỏng, luôn ẩm ướt và có mùi ôi của sữa chua.


cau trung heo
(Nguồn internet)


Ứng dụng thực tế: Trường hợp Kỹ thuật nuôi heo con mà điều trị bằng kháng sinh không thấy hiệu quả → nghi ngờ heo nhiễm bệnh cầu trùng trên heo.


Vòng đời của cầu trùng heo

 

Trứng cầu trùng trong cơ thể heo bệnh theo phân ra ngoài môi trường và phát triển dần thành bào tử rồi thành các kén bào tử. Kén bào tử này có thể vào cơ thể heo và gây bệnh trong vòng 12-24h ở 20-35oC. 

 

Sau khi các bào tử trong kén đi qua miệng heo vào đến ruột non thì tiếp tục phát triển và trải qua 3 giai đoạn để hình thành nên các bào tử mới (như hình dưới).

Vòng đời cầu trùng heo
Vòng đời cầu trùng heo


Ứng dụng thực tế khi biết vòng đời của cầu trùng heo: 

 

3 giai đoạn phát triển của trứng cầu trùng trong ruột heo diễn ra trong vòng từ 5-10 ngày. Sau thời gian đó, heo bắt đầu có các biểu hiện triệu chứng tiêu chảy đầu tiên. Chính bới vậy, Giả sử heo con sơ sinh nhiễm bệnh ngay từ 1 ngày tuổi thì ít nhất phải 5 ngày sau heo mới tiêu chảy → những heo con tiêu chảy nhỏ hơn 5 ngày tuổi chắc chắn không phải do mắc bệnh cầu trùng trên heo.

 

Cầu trùng heo sống và nhân lên trong tế bào vật chủ chủ yếu là tế bào đường ruột → gây tổn thương đường ruột và tiêu chảy.

 

Vòng đời của cầu trùng heo trải qua 2 giai đoạn lớn: giai đoạn trong cơ thể heo và giai đoạn ngoài cơ thể heo (trong môi trường sống). Muốn tiêu diệt cầu trùng heo ta phải tiến hành tiêu diệt 1 trong 2 hoặc cả 2 giai đoạn lớn đó. Tuy nhiên, trứng cầu trùng ngoài môi trường có sức đề kháng rất cao với các thuốc sát trùng nên rất khó tiêu diệt. Bởi vậy, biện pháp phòng bệnh hiệu quả đối với cầu trùng chính là đưa các thuốc đặc trị cầu trùng vào hệ thống tiêu hóa của từng cá thể heo con để tiêu diệt chúng ngay từ trong cơ thể heo.

 

 

Các đặc điểm của mầm bệnh cầu trùng heo

 

Mầm bệnh cầu trùng heo gồm có 3 loại, loại 1 tên là Isospora, gây bệnh chủ yếu cho heo con từ 7-21 ngày tuổi. Đa phần trong thực tế heo mắc bệnh cầu trùng là do Isospora suis gây ra. Loại 2 tên là Eimeria, heo con từ 1-3 tháng tuổi thường mang mầm bệnh này trong cơ thể nhưng hầu như không có biểu hiện triệu chứng gì ra ngoài. Loại 3 tên là Cryptosporidia hầu như không thấy gây bệnh cho heo.

 

Sức đề kháng và khả năng gây bệnh: Trứng cầu trùng kháng với hầu hết các loại thuốc sát trùng nên nó có thể tồn tại rất lâu trong môi trường. Điều kiện thích hợp nhất cho mầm bệnh lây nhiễm là từ 20-36oC, là khung nhiệt độ thường gặp trong các ô chuống nái đẻ → điều này lý giải tại sao hầu hết heo con ở các trang trại lại rất dễ dàng mắc cầu trùng nếu không được phòng bệnh ngay từ đầu.

 

Ứng dụng thực tế: Đối với cầu trùng, chỉ cần quan tâm chủ yếu đến heo con từ 7-21 ngày tuổi. Heo có biểu hiện tiêu chảy sớm nhất là lúc 7 ngày tuổi, nghĩa là khi heo con được 2 ngày tuổi, mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể heo → ủ bệnh trong ruột non của heo (trải qua 3 giai đoạn) trong 5 ngày → đến 7 ngày tuổi thì heo bị tiêu chảy. Bởi vậy, muốn phòng bệnh cầu trùng trên heo hiệu quả, nhất định phải phòng cho heo con lúc 1 hoặc 2 ngày tuổi.

 

VietDVM team

Gà Ai Cập là một giống gà ngoại, được du nhập vào nước ta một thời gian gần đây, do đặc tính của gà Ai Cập với tỷ lệ lòng đỏ cao, thơm, thịt chắc, gà nhanh nhẹn, chịu đựng tốt; khá phù hợp với môi trường chăn nuôi ở Việt Nam. Bài viết này nói về một số chỉ tiêu giống cơ bản của gà Ai Cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.

 

Gà Ai Cập đang được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Bắc

 

Gà Ai Cập
Đặc điểm
Chỉ tiêu
Mật độ 0 - 9 tuần 15-20 con/m²
10 - 21 tuần 7-8 con/m²
 > 21 tuần 5 -7 con/m²
Sinh sản Tuổi đẻ 5% 140 - 145 ngày
Tuổi đẻ 50% 163 - 175 ngày
Sản lượng 200 - 220 quả / mái / năm
Tỷ lệ nở/ tổng trứng 91 -93 %
Tỷ lệ có phôi 95 -99%
Tỷ lệ nuôi sống 0 - 20 tuần 95 -97%
giai đoạn đẻ 94 - 95%
Lượng ăn trung bình giai đoạn đẻ 100 - 115g/ngày
Trọng lượng trứng 1.95 - 2 kg/30 quả
Trọng lượng gà 0 - 6 tuần (ăn tự do)  
7 tuần (ăn tự do → 12 giờ đêm) 500g
8 tuần (ăn tự do → 8 giờ tối) 580g
9 tuần (cắt điện hoàn toàn) 670g
Đẻ (điện thắp: 16 giờ) trống: 1.8kg
mái: 1.45kg

 VietDVM team

Giống chó Miniature Schnauzer - Thành viên đáng yêu của nhiều gia đình hiện nay
Published in Giống thú cưng

Giống chó Miniature Schnauzer là một giống chó săn nhỏ ban đầu được lai tạo ở Đức vào thế kỷ thứ 19. Bề ngoài của nó được phân biệt bằng những chỏm "râu nhỏ". Nổi tiếng là ít tích cực hơn so với các giống chó săn điển hình, Miniature Schnauzers là thành viên đáng yêu của nhiều gia đình hiện nay.

 

Giống chó Miniature Schnauzer
Giống chó Miniature Schnauzer

 

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Miniature Schnauzer

Bộ lông của Miniature gồm có 2 lớp, một lớp lông tơ ngắn và mịn màng bên trong và một lớp lông bên ngoài thô ráp hơn bao trùm luôn cả phần lông mày, chân và mõm. Những biểu hiện phong phú trên khuôn mặt của Miniature, thể hiện sự quan tâm và sự thích thú của nó khi được khen. Với một cấu trúc cơ thể vuông vắn, vững chãi và mạnh mẽ, Miniature được huấn luyện để bắt những chú chuột –một công việc yêu cầu độ khéo léo và nhanh nhẹn cùng những bước nhảy dài, chính xác.

 

Giống chó Miniature Schnauzer có ngoại hình rất thu hút
Giống chó Miniature Schnauzer có ngoại hình rất thu hút 

Đặc điểm tính cách của giống chó Miniature Schnauzer.

Với sự thân mật, vui tươi, can đảm, tò mò và cảnh giác của mình thì Miniature là một chú chó giữ nhà lịch sự, nhẹ nhàng và thích được tham gia vào các hoạt động xung quanh. Nó ít khi gây gổ và chiến đấu với những chú chó khác hơn những chú chó săn bình thường khác. Bình thường nó rất biết nghe lời nhưng nó cũng có thể trở nên bướng bỉnh và ranh mãnh bất cứ lúc nào. Chỉ có một số Miniature mới có xu hướng sủa rất nhiều, tuy nhiên hầu hết mọi chú chó thuộc giống này đều yêu thích trẻ em.

 

 

Chăm sóc giống chó Miniature Schnauzer.

Chiếc “Áo khoác” của Miniature đòi hỏi phải chải mỗi tuần, đồng thời phải cắt tỉa thêm cho nó thường xuyên. Một cơ thể với bộ lông “được cạo trọc một cách nghệ thuật” (như hình dưới) là sự chọn lựa hợp lý đối với những chú chó biểu diễn, trong khi đó, những chú chó nuôi bình thường thì chỉ cần cắt tỉa gọn gàng là được vì việc cắt tỉa giữ cho bộ lông của Miniature luôn mềm mại.

 

Chú Miniature biểu diễn với bộ lông nghệ thuật
Chú Miniature biểu diễn với bộ lông nghệ thuật

 

Chú Miniature nuôi bình thường.
Chú Miniature nuôi bình thường.

 

Đối với Miniature, để duy trì một cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, bạn chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tập luyện rất đơn giản của nó hằng ngày bằng việc cho nó đi dạo với một dây xích vừa phải hay cho nó vui chơi tự do trong một không gian thoáng đãng như trong vườn chẳng hạn. Mặc dù nó là một giống chó có khả năng sống ngoài trời ở những vùng khí hậu ôn đới hoặc ấm áp nhưng nhu cầu về tình cảm của nó được đáp ứng tốt nhất khi nó được sống trong một khu vực riêng dành cho nó ở trong nhà.

 

Những lưu ý về sức khỏe của giống chó Miniature Schnauzer

Miniature có tuổi thọ trung bình khoảng 12-14 năm, trong quá trình sống nó có thể mắc một số bệnh như đục thủy tinh thể, loạn sản võng mạc, sỏi niệu, teo võng mạc, hội chứng mụn trứng cá Schnauzer, dị ứng, bệnh “myotonia congenita”…Một bác sỹ thú y muốn xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác nên tiến hành kiểm tra ký một số vị trí như mắt hay chạy phản ứng AND.

 

 

Lịch sử của giống chó Miniature Schnauzer

Phát triển ở Đức vào những năm cuối thế kỷ 19, ban đầu, Miniature được nhân giống và xem như một chú chó “trang trại” nhỏ với mục đích giúp những người nông dân bắt những con chuột hay những con sâu bọ nhỏ cho trang trại. Nó không chỉ là giống Schnauzer phổ biến nhất mà còn là giống chó săn nhỏ bé nhất, Nó còn được coi là một thành viên của giống chó terrier ( giống chó đào đất để bắt chuột , thuộc lớp chó nhỏ). Nó cũng được cho là các Schnauzer Miniature được bắt nguồn từ việc lai giống giữa Affenpinschers - Poodles với Schnauzers thuần chủng nhỏ. Cái tên “Schnauzer” được lấy ngẫu nhiên từ một chú chó cùng tên 1 cuộc triển lãm ở Đức, và “Schnauzer” có nghĩa là “râu nhỏ”. 

 

Lịch sử hình thành giống chó Miniature Schnauzer
Lịch sử hình thành giống chó Miniature Schnauzer

 

 

Tại Đức, những chú Miniature được xem như là một giống riêng biệt có nguồn gốc từ những chú Schnauzer thuần chủng vào cuối những năm 1890. Tuy nhiên, phải đến năm 1933, KCA mới tách biệt Miniature thành 1 giống chó nhỏ riêng biệt. Tại Hoa Kỳ, Miniature là giống chó nhỏ duy nhất thuộc nhóm chó săn. Ở Anh, giống chó này đã trở thành một phần của họ Schnauzer thuộc “tập đoàn Utility” – Những chú chó mang những đặc điểm đặc biệt hiếm thấy trong mỗi giống chó.

 

Mãi thời gian sau này, Miniature Schnauzer mới được giới thiệu đến Hoa Kỳ và với các tiêu chuẩn giống của một Schnauzer cỡ lớn, tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ II, những chú Schnauzer cỡ bé trở nên phổ biến hơn những chú Schnauzer khác. Cuối cùng, nó trở thành giống chó phổ biến thứ 3 tại Mỹ với sự cảnh giác cao, sự thông minh trong công việc giữ nhà và là một chú chó biểu diễn được đông đảo người chơi thú cưng yêu thích.

 

VietDVM team biên dịch
(Theo petmd)      

Trong phần 1: Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam, VietDVM.com đã chia sẻ tới các bạn "nhiệm vụ" của mỗi cá nhân là người tiêu dùng, và các trang trại đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. Trong phần 2 này VietDVM.com nói tới "nhiệm vụ" của doanh nghiệp và tổ chức truyền thông với báo chí đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

 

3.“Nhiệm vụ” của các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi Việt Nam.

 

»› 30 doanh nghiệp cam kết chung tay “giải cứu” heo

»› Các "đại gia" chăn nuôi cam kết giải cứu giá heo như thế nào?

 

Đây là đối tượng có “chất xám” nhất trong ngành và là đối tượng có sức ảnh hưởng nhất; và cũng chỉ có những đối tượng này mới có khả năng giúp ngành xoay chuyển tình thế hiệu quả nhất.

 

Theo VietDVM, có 4 việc các doanh nghiệp có thể hành động để giúp vực lại ngành chăn nuôi 1 cách có hệ thống:

 

Thứ nhất: Hỗ trợ giá đầu vào cho các trang trại.

 

Có thể không được nhiều nhưng mỗi khâu một chút (giá giống giảm một chút, giá cám giảm một chút, giá thuốc giảm một chút…) cũng góp phần giúp trang trại giảm chi phí chăn nuôi đáng kể đặc biệt là trong lúc khó khăn.

 

Việc này có thể giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp (DN) xuống một chút, nhưng thực ra các DN chăn nuôi Việt Nam vẫn được nhiều thứ khác. Đây là lúc, các bạn cần phải thể hiện được sự đồng hành cùng với người chăn nuôi, cũng giống như là một mối quan hệ bạn bè vậy – khi bạn khó, ta giúp đỡ. Có như vậy thì mới cần nhau, mới nhớ đến nhau, và mối quan hệ mới bền chặt được. Mà suy cho cùng, người chăn nuôi chết, bạn cũng chết.

 

Thứ 2: Giúp người chăn nuôi Việt Nam hoàn thiện kiến thức và nâng tầm tư duy.

 

Nền tảng của ngành và của các doanh nghiệp chính là các trang trại chăn nuôi. Như chúng tôi nói ở trên, trang trại còn, doanh nghiệp còn; Trang trại chết, doanh nghiệp chết. Bởi vậy, việc của các doanh nghiệp là giúp trang trại sống khỏe mạnh.

 

Đừng chỉ biết nói với trang trại về thuốc hay cám của bạn tốt như thế nào. Hãy giúp họ hoàn thiện dần từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý cho đến những góc nhìn tổng thể để họ trở thành những “chủ doanh nghiệp thực sự”, để họ có thể chủ động xoay sở trước mọi biến cố trong quá trình chăn nuôi.

 

 

Chẳng hạn, hãy chia sẻ với họ những kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, các kiến thức mới, nghiên cứu mới, giá cả trong nước đang như thế nào, thế giới như thế nào, những câu chuyện về các trang trại trên thế giới, cùng với họ suy nghĩ và tìm đầu ra ổn định, tìm cách giảm chi phí…Hãy làm tất cả những gì có thể trong khả năng của bạn để giúp họ phát triển công việc và phát triển bản thân vì họ chính là người trả lương cho các bạn!

 

Muốn làm được như vậy mỗi cá nhân trong khối doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cần có 2 điều:

 

Một là kiến thức chuyên môn, kiến thức về thị trường và kỹ năng quản lý, truyền đạt; cái nhìn tổng thể.

 

Hai là cần có một cái “TÂM” đủ lớn để mong muốn hoàn thiện bản thân mình từng ngày rồi kiên trì từng bước hướng dẫn cho trang trại. Quan trọng là bạn thực sự muốn làm.

 

Mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu giúp trang trại chăn nuôi hiệu quả hơn!
Mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu giúp trang trại chăn nuôi hiệu quả hơn!

 

Thứ 3: Đào sâu nghiên cứu giúp người chăn nuôi Việt Nam giảm chi phí.

 

Nói về chi phí chăn nuôi heo, Việt Nam đang là một trong những nước có chi phí chăn nuôi heo cao bậc nhất thế giới. Trong đó, khoảng 70% chi phí là thức ăn. Vậy chúng ta (mà đặc biệt là các doanh nghiệp) có thể làm gì để giúp trang trại giảm chi phí chăn nuôi mà cụ thể là chi phí thức ăn? Có 2 cách – một là chủ động nguyên liệu; hai là nâng cấp công nghệ.

 

»› Chăn nuôi: Chi phí cao, chất lượng thấp

 

Chúng tôi biết cả hai điều này đều không hề dễ nhưng thiết nghĩ một đất nước khô cằn như Isreal còn có thể sở hữu một nền nông nghiệp thông minh bậc nhất thế giới thì tại sao chúng ta không thể? Đường dài và gập ghềnh nhưng nếu ta không bước sẽ không bao giờ đến. Chỉ cần mỗi doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam trích một phần lợi nhuận của mình đầu tư cho nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản, kiên trì thì tương lai chúng ta mới có thể chủ động được và mới có hy vọng. Doanh nghiệp có thể không làm điều này vì bản thân doanh nghiệp nhưng hãy vì tương lai của ngành, của đất nước.

 

Nhưng thực ra, đứng ở góc độ doanh nghiệp nói chung, nếu các bạn đã xác định gắn bó với ngành này, kinh doanh lĩnh vực này thì rõ ràng các bạn cần phải thay đổi, thay đổi để phát triển hơn nữa, thay đổi hoặc là chết. Rõ ràng, trong kinh doanh, không có chỗ cho việc “tạm được”, nếu bạn không thay đổi về công nghệ, về đầu vào của chính bạn, để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, thì các bạn không thể cạnh tranh với doanh nghiệp lớn hơn; đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài – họ không những làm được những việc này, mà họ còn rất quan tâm và sành sỏi trong các khâu mà bạn còn chưa nghĩ đến như: năng lực con người, hệ thống vận hành, marketing (bạn có biết họ làm gì để có thương hiệu mạnh? vì sao thương hiệu của họ mạnh như thế không?), ….

 

Thứ 4: Kinh doanh bền vững.

 

Chúng tôi biết, hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam kinh doanh nghiêm túc, bài bản nhưng cũng có không ít doanh nghiệp làm ăn chụp giật, chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt. Oái ăm thay, lợi dụng sự hiểu biết chưa nhiều của nông dân và các chủ trang trại, những công ty này đã làm ảnh hưởng không ít tới cục diện thị trường.

 

Chẳng hạn như vấn đề giảm chi phí chúng tôi nói ở trên, thay vì đưa chất này chất khác vào để heo lớn nhanh hơn, chí phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn…thì hãy suy nghĩ đến nó một cách tổng quát hơn như: công đoạn nào có thể tối ưu được? công nghệ nào có thể áp dụng? nâng cao năng lực thực sự của mỗi nhân viên để làm việc hiệu quả hơn, … Nói tóm lại, hãy tìm giải pháp lâu dài bền vững cho khách hàng và chính công ty bạn.

 

Làm được như vậy, thì doanh nghiệp của bạn mới vừa tăng được năng suất, giảm được chi phí, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, và đặc biệt, mỗi một người nhân viên trong doanh nghiệp của bạn họ thấy họ được trưởng thành hơn, được nâng cao giá trị bản thân hơn, và họ thấy tự hào về doanh nghiệp của mình hơn; bởi nhân viên của bạn là một trong những tài sản của bạn đấy.

 

Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến thương hiệu của bạn nữa. Bạn tạo nên một sản phẩm tốt là chưa đủ, mà cần phải có một thương hiệu mạnh, sản phẩm tốt chỉ là một yếu tố để tạo nên một thương hiệu mạnh. Bạn sản xuất một sản phẩm tốt mà không ai biết đến thì sao bạn có thể tồn tại? Về một mặt nào đó, bạn sản xuất lên một sản phẩm tốt thì bạn mới chỉ tạo lên một “sản phẩm thô” trong chuỗi giá trị. Mà bạn biết đấy, “sản phẩm tinh” mới mang lại nhiều lợi nhuận cho bạn. Việc này cũng giống như bạn tạo nên một đôi giầy tốt bán ở xưởng làm sao bằng được bán đôi giầy đó trong một shop sang trọng được? Bạn có thể tạo ra gà rán ngon như KFC, hay thậm chí là hơn, nhưng làm sao bạn bán nhiều thịt gà như KFC được?

 

4. “Nhiệm vụ” của cơ quan nhà nước đối với chăn nuôi Việt Nam.

 

»› Hải quan sẵn sàng làm ngoài giờ thông quan xuất khẩu thịt heo

»› Quân đội, công an hứa sẽ tiêu thụ hàng nghìn tấn thịt lợn

 

Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng các Nhà nước đã can thiệp mạnh mẽ và tích cực vào quá trình chăn nuôi theo nhiều chiến lược riêng, tùy theo đặc thù về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế của từng quốc gia. Có không ít những kinh nghiệm thành công trong các chiến lược đó đã giúp chăn nuôi chuyển đổi mạnh mẽ từ tình trạng truyền thống, lạc hậu sang hiện đại, cạnh tranh và đáp ứng được lượng lớn nhu cầu lương thực cho quốc gia.

 

Như vậy, rõ ràng là ngoài cơ chế thị trường thì các chính sách của nhà nước cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc điều tiết thị trường để hạn chế tối đa những bất lợi cho ngành, giúp ngành hoạt động ổn định, từ đó thúc đẩy ngành phát triển.

 

Vậy các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cần gì ở nhà nước? thực tế cho thấy, sự hỗ trợ mà các trang trại và doanh nghiệp cần ở nhà nước không hẳn là điều gì đó quá lớn mà chỉ cần nhà nước làm đúng vai trò của mình đặc biệt là tạo điều kiện cho người chăn nuôi cũng như các doanh nghiệp trong các thủ tục hành chính công.

 

Tuy vậy, chủ đề này đã được nói quá nhiều gần đây nên chúng tôi chỉ lướt qua một số đầu mục chính mà không đi sâu vào phân tích vì hơn ai hết, chính phủ họ hiểu rõ họ cần làm gì nên thay vì việc muốn nhà nước làm gì đó cho chúng ta thì mỗi người hãy làm tốt nhiệm vụ của mình trước.

 

Sau đây là một số đầu mục sơ lược mà nhà nước có thể tác động để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi Việt Nam:

- Hỗ trợ giảm thuế cho chăn nuôi.

- Hỗ trợ các gói tín dụng ưu đãi với các đối tượng trong ngành.

- Tạo điều kiện cho trang trại trong việc thầu, thuê đất canh tác, chăn nuôi.

- Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính rườm rà.

 

5. “Nhiệm vụ” của các tổ chức truyền thông báo chí đối với chăn nuôi Việt Nam.

 

Trước giờ ít ai quan tâm tới đối tượng này và vai trò của họ với chăn nuôi. Tuy nhiên về một góc độ nào đó, đây cũng là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp tới chăn nuôi.

 

Chẳng hạn, bạn hãy hình dung tâm lý của người dân sẽ bị ảnh hưởng tới mức nào khi một loạt thông tin trên internet đưa tin ngày đêm về việc giá heo giảm trong khi thực chất có thể nó chỉ giảm ở một vùng, khu vực nào đó mà bạn biết, tin bạn đưa lúc đó không đại diện cho toàn ngành. Nhưng khi thông tin truyền đi, tác động đến các đối tượng liên quan và giá thực sự giảm như những gì bạn đã nói. Lúc đó, người chịu ảnh hưởng lớn nhất không phải là ai khác ngoài chính những người nông dân chân chất quanh năm chỉ biết chăn nuôi.

 

Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong rất nhiều trường hợp mà chúng tôi cho là cần phải lên tiếng. Mỗi cơ quan truyền thông, đặc biệt là những phóng viên viết bài trực tiếp, các bạn nên hiểu thật kỹ không chỉ về ngành báo chí mà còn nên tìm hiểu thêm về ngành chăn nuôi. Tại sao lại như vậy? tại vì có những góc nhìn, nếu bạn không là người trong ngành thì tôi sẽ không thể giải thích cho bạn hiểu nên viết như thế nào là tốt nhất.

 

 

Thậm chí, có những thông tin cho dù LÀ SỰ THẬT bạn cũng nên cân nhắc có nên gửi đăng hay không. Không phải là chúng ta dấu giếm gì cả mà chỉ là những gì bạn biết đôi khi chỉ là 1 phần của sự thật và ngoài ra, không phải sự thật nào cũng nên được công bố. Vì sao ư? Vì bạn sẽ không thể hình dung được tầm ảnh hưởng ghê gớm của nó tới bát cơm của các trang trại, doanh nghiệp thậm chí cả một ngành chăn nuôi Việt Nam như thế nào cho đến khi bạn thực sự dùng cái “TÂM” của mình để tìm hiểu, suy nghĩ một cách thấu đáo. Hãy nhớ, việc của bạn đang làm không chỉ đơn thuần là một phóng viên đưa tin, một người viết báo, một người làm nội dung – đưa ra được những thông tin hay, nhiều người đọc…mà hơn thế nữa, bạn còn là một “chiến sỹ” dùng ngòi bút của mình để chiến đấu, để giúp đỡ cộng đồng!

 

Cuối cùng, tất cả những lời tâm huyết trên đây chỉ là quan điểm chủ quan của đội ngũ VietDVM.com. Chúng tôi biết nó không thể hoàn hảo 100% như những gì mọi người nghĩ nhưng chúng tôi vẫn muốn gửi những thông điệp này đến cộng đồng với một mong muốn duy nhất là góp chút công sức vào sự phát triển chăn nuôi của nước nhà. Vì biết đâu đấy, những gì chúng tôi nói sẽ đánh thức một ai đó tạo ra những hành động thiết thực thì sao. Và nhiều hành động thiết thực như thế là điều chúng ta cần bây giờ phải không các bạn?

 

 

VietDVM team.

Bạn đã bao giờ cảm thấy phiền phức khi ngày nào cũng phải dọn những “chiến lợi phẩm” của cún khắp nhà? Bạn đã từng muốn cún không còn đi vệ sinh bừa bãi trong nhà nhưng chưa biết làm thế nào? 

 

huan luyen cun di ve sinh dung cach 1a

“chiến lợi phẩm” của cún khắp nhà

 

Bài viết cô đọng dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn huấn luyện cún đi vệ sinh đúng chỗ 1 cách nhanh và hiệu quả nhất. Để huấn luyện cún, chúng tôi đưa ra 5 bước như sau:

 

Bước 1: Xác định chỗ bạn muốn cún đi vệ sinh.

Chỗ đó có thể là trong nhà vệ sinh của gia đình bạn hay 1 góc sân, góc ban công, sân thượng.

 

Bước 2: Lập thời gian biểu cho các bữa ăn

Mục đích của việc này là biết được lúc nào cún cần đi giải quyết vì đa phần cún thường đi vệ sinh sau khi ăn. Đa phần cún to thường ăn 2 lần/ngày vào lúc 12h trưa và 7h tối. Cún nhỏ thường ăn 3 lần/ ngày vào 7h sáng, 12h trưa và 7h tối.

huan luyen cun di ve sinh dung cach 2

Đa phần cún thường đi vệ sinh sau khi ăn

 

Nên cho cún ăn uống đúng chỗ, đúng thời gian quy định. Thông thường 1 bữa ăn của cún chỉ nên diễn ra trong vòng 20 phút. Sau 20 phút hãy cất hết đồ ăn, nước uống để kiểm soát được lượng thức ăn thu nhận cũng như để cún hiểu rằng nó chỉ được ăn trong khoảng thời gian đó.

 

Bước 3: Nghiên cứu thói quen và quy luật đi vệ sinh của cún.

Nắm được thói quen cũng như quy luật đi vệ sinh của cún là cơ sở để thiết lập thời gian biểu huấn luyện cho thích hợp.

Cách đơn giản nhất để bạn biết được thói quen đi vệ sinh của cún là theo dõi và ghi chép lại trong khoảng 2-4 ngày. Khi ghi chép nhớ tách riêng thời gian cún đi nặng và đi nhẹ. Một số chỉ tiêu bạn nên chú ý theo dõi và quan tâm đó là:

- Thời gian cún đi vệ sinh tính từ khi cún ăn và uống bữa gần nhất.

- Thời gian cún đi vệ sinh tính từ khi cún ngủ dậy.

 

Bước 4: Các chuẩn bị cần thiết cho việc huấn luyện.

Lồng chó :

Chuẩn bị một chiếc lồng phù hợp sẽ giúp việc huấn luyện cún nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều. Vì đa phần cún sẽ không đi bậy trong chuồng nó ở và ngoài ra, chuồng còn là công cụ để cún chịu hình phạt khi không nghe lời (cụ thể ở phần dưới).

Các bạn nên chọn chuồng chó sơn tĩnh điện vì có sẵn khay nhựa phía dưới hứng phân và nước tiểu đồng thời giá chuồng cũng không hề đắt.

 

huan luyen cun di ve sinh dung cach 3

Lồng không được rộng quá kích thước của cún

 

Vậy chọn chuồng như thế nào cho phù hợp với mỗi chú cún?

 

- Kích thước lồng chỉ được phép vừa đủ cho cún nằm và xoay người, không được rộng quá kích thước của nó.

 

 

- Các bạn chọn lồng sao cho cún nằm vào thấy hơi chật, nếu đi nặng hoặc tè ra chuồng thì sẽ nằm lên phân hoặc nước tiểu. Các bạn đừng lo cún sẽ nằm đè lên phân và nước tiểu vì trừ khi con nào bí quá không kiềm chế được nữa mới tiểu và ị ra chuồng, còn đa phần cún sẽ không tiểu hay ị rồi nằm lên. Vì lồng chật chỉ đủ nằm, không đi vệ sinh được nên cún sẽ nhịn và khi không nhịn được sẽ kêu ầm lên, lúc đó bạn biết cún đã muốn đi vệ sinh.

 

»› Xem ngay các mẫu chuồng chó dùng để huấn luyện chó đi vệ sinh

 

Thời gian biểu huấn luyện:

Tùy thuộc vào thời gian biểu của các bữa ăn, thói quen đi vệ sinh của cún cũng như thời gian rảnh của mỗi người chủ mà các bạn có thể lập thời gian biểu huấn luyện cho cún 1 cách phù hợp nhất.

 

huan luyen cho di ve sinh 4

Thời gian biểu dành cho mỗi cún là khác nhau

 

Dưới đây là thời gian biểu chúng tôi thiết kế dành riêng cho đa phần người Việt Nam - những người chủ đi làm cả ngày từ 8h sáng đến 18h tối hàng ngày (cún lớn hơn 1 năm tuổi và ăn 2 lần/ngày):

- 6:30: Thức dậy. Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh.

- 6:40 – 7:00: Cho cún chơi đùa tự do.

- 7:00 – 7:20: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong).

- 7:20 – 7:30: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng khi chủ đi làm (Hãy bỏ vào chuồng vài món đồ chơi cho cún gặm, ko được bỏ đồ ăn và nước uống).

- 18:00: Chủ đi làm về. Thả cún ra.

- 18:15 – 18:30: Dẫn cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh và sau đó cho cún chơi đùa tự do.

- 18:30: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong).

- 19:00: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh.

- 19:15: Nhốt cún vào chuồng.

- 23:00: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng đến sáng.

 

Bước 5: Huấn luyện

Ngoài việc thực hiện theo thời gian biểu, để huấn luyện cún đi vệ sinh thành công chúng ta cần lưu ý một số chi tiết quan trọng như sau:

Việc bắt cún thay đổi 1 thói quen không phải là việc có thể cho kết quả nhanh chóng được. Bởi vậy để thành công, bạn cần rất kiên trì, yêu thương và độ lượng với cún như đối với trẻ con.

 

Chọn khẩu lệnh:

Tức là khi muốn cún đi vệ sinh, bạn có thể nói “Milu, đái” hay “bắt đầu”…không quan trọng là bạn nói từ gì mà quan trọng là bạn phải nhất quán. Đã nói từ gì thì chỉ nói từ đó khi đưa cún ra đúng chỗ đi vệ sinh.

Những ngày đầu cún có thể không hiểu bạn nói gì nhưng sau 1 thời gian làm quen, thậm chí bạn chỉ cần hô đúng khẩu lệnh đó là cún sẽ làm đúng hành động như bạn muốn (đi vệ sinh đúng chỗ đã được huấn luyện) mà không cần bạn phải dắt cún đi.

 

Khen thưởng:

Khen thưởng là việc làm rất cần thiết và quan trọng giúp cún hiểu rằng nó làm như vậy là đúng và rất giỏi. Khi cún đi vệ sinh đúng chỗ, bạn hãy khen thưởng cún bằng lời nói, hành động (ôm ấp, xoa đầu…), hay thức ăn…Nên nhớ việc khen thưởng chỉ nên diễn ra trong vòng 5 giây sau khi cún đi vệ sinh xong vì nếu lâu hơn, cún sẽ không hiểu bạn đang khen thưởng cho việc gì.

huan luyen cun di ve sinh dung cach 5

Khen thưởng cún đúng lúc

 

Làm gì khi cún đi vệ sinh sai chỗ:

Khi cún đi sai chỗ và bạn chứng kiến thấy, hãy làm 1 hành động để cún ngưng việc đó lại nhưng không được làm cún quá giật mình và hoảng hốt. Ví dụ như bạn có thể vỗ tay hay nói “không được”…Sau đó bạn dọn sạch chỗ đó để cún không ngửi thấy mùi và nghĩ đó là chỗ đi vệ sinh nữa.

Bạn tuyệt đối không nên phạt hay làm cún giật mình, sợ hãi vì cún sẽ không hiểu nó đang làm sai chuyện gì mà nó sẽ nghĩ việc đi vệ sinh là 1 việc xấu và nó sẽ có xu hướng trốn kỹ hơn khi đi để không bị bạn phát hiện cho đến khi “sản phẩm” bốc mùi.

Nếu cún vẫn đi vệ sinh sai chỗ, bạn có thể nhốt cún trong chuồng khoảng 10’, sau đó mới dẫn đi vệ sinh, tới chừng nào đi thì thôi. Sau khi nó đi vệ sinh rồi mới cho nó chơi còn không thì phải ở trong chuồng.

Hy vọng với phương pháp 5 bước như trên, việc đi vệ sinh của cún sẽ không còn là vấn đề đối với bạn nữa và những chú cún sẽ trở nên đáng yêu hơn bao giờ hết. Chúc các bạn thành công!

 

 

Vietdvm team.

Nguyên nhân gây ho ở Heo
Published in Bệnh trên Heo

Tất cả các yếu tố gây kích thích niêm mạc đường hô hấp hoặc viêm, sưng đường hô hấp sẽ tạo ra những phản ứng sinh lý bình thường như hắt hơi hay ho hay là cả hai.

 

»› Xem thêm: Tổng hợp bệnh trên heo

 

Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh trên đường hô hấp đều có dấu hiệu lâm sàng như dự đoán. Ở heo, bệnh viêm phế quản phổi mạn tính thường là bệnh gây ra những cơn ho dữ dội nhất kèm theo đó là các dấu hiệu thở rất nặng nhọc.

 

Do đó, ho thường là một dấu hiệu cảnh báo về các triệu chứng ban đầu của các bệnh trên đường hô hấp hay là dấu hiệu cảnh báo về 1 sự kích thích bất thường nào đó.

 

cac nguyen nhan heo ho

Heo ngồi thở dốc trong các bệnh gây triệu trứng ho

 

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, ta có thể quan sát heo ho để đưa ra những nhận định, nghi ngờ ban đầu như sau:

 

- Nếu dấu hiệu ho chỉ xảy ra trên 1 cá thể heo thì nhiều khả năng heo ho là do niêm mạc đường hô hấp bị kích thích.

 

»› Xem thêm: Bệnh Suyễn lợn (heo) - lời giải nào cho người chăn nuôi!

 

- Nếu heo ho dữ dội và tỷ lệ heo ho tăng lên trong đàn thì nguyên nhân thường do 1 bệnh cấp tính nào đó.

 

»› Xem thêm: Viêm phổi dính sườn (APP) CẤP TÍNH trên heo nguy hiểm thế nào?

 

- Nếu heo ho dai dẳng, tỷ lệ có tăng lên chậm (có nhiều heo trong đàn bị ho) thì nhiều khả năng heo đang mắc 1 căn bệnh mãn tính trên đường hô hấp hay có yếu tố môi trường bất lợi nào đó tác động vào cả đàn heo.

 

Dưới đây là các mầm bệnh truyền nhiễm thường là các nguyên nhân gây cho heo ho và khó thở. Những trường hợp gặp nhiều trong thực tế được in đậm.

 

 

Các nguyên nhân gây ho của heo
Vi Khuẩn Mycoplasma Virus
 Acinetobacter  M. hyorhinis Cúm
Actinobacillus  M. hyopneumoniae PRRS 
Arcanobacterrium    Coronavirrus đường hô hấp 
Bordetella   PCV2
Haemophilus   Cytomegalovirus ở heo
Klebsiella   Virus giả dại
Pasreurella   Sốt heo cổ điển
Salmonella   Sốt heo châu Phi
Streptococcus    

Bảng 1: Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể gây ho cho heo.

Xem thêm

»› Xem thêm: Dịch tả heo - CSF

»› Xem thêm: Bệnh hô hấp phức hợp trên heo - PRDC

 


Ho là 1 phản xạ phòng thủ quan trọng của cơ thể để tống các dịch rỉ viêm, các dị vật lạ ra ngoài đường hô hấp. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu vì 1 lý do nào đó mà phản xạ ho bị ức chế, các dị vật và dịch viêm không được tống ra ngoài và rất có thể sẽ trở thành bệnh mãn tính.

 

Bởi vậy, mặc dù đáng báo động và xuất hiện như 1 dấu hiệu bệnh lý nhưng phản xạ ho cho thấy phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể đang diễn ra và chúng ta không nên can thiệp giúp heo cắt ho mà hãy điều trị nguyên nhân gây ho cho heo.

 

 

Các nguyên nhân gây ho cho heo
Ký sinh trùng Bệnh lý khác Môi trường
Giun tròn Ascaris Bệnh thiếu máu Stress nhiệt
Metastrongylus Suy tim Khí phân bón
Toxoplasma Hội chứng căng thẳng ở Heo Ngộ độc nitrate
Chlamydia Thoát vị hòanh Bụi
Pneumocystis   Nội độc tố vi khuẩn
    Bào tử nấm
    Fumonisin

Bảng 2: các nguyên nhân gây ho, khó thở khác.


Heo nhiễm giun tròn, giun đũa Ascaris suum, thường đi kèm với ho do khi ấu trùng giun di hành xuyên qua phổi → gây tổn thương phổi và có thể viêm phổi.

Heo bị thiếu máu có thể thấy khó thở khi heo bắt buộc phải tăng nhịp hô hấp để bù lại lượng oxy bị thiếu phát sinh từ việc giảm tuần hoàn tế bào máu. Do đó heo càng dễ hít phải vật lạ làm kích ứng niêm mạc đường hô hấp dẫ đến ho. Ngoài ra, nếu heo thiếu máu nặng → suy tim nhanh → heo mệt → các dịch tiết đường hô hấp khó bị loại ra ngoài → gây ra các tình trạng bệnh nguy cấp hơn.

 

Nguyên nhân môi trường của ho là tương đối phổ biến. Cá nhân tôi biết một số trang trại nơi mà ho xảy ra ở heo thịt nhưng có rất ít mầm bênh bệnh lý có thể được tìm thấy trên các dây chuyền giết mổ. Trong những tình huống này, sự kích ứng từ các tác nhân môi trường kết hợp với cơ chế bảo vệ phổi của cơ thể sẽ gây ra hiện tượng ho.

 

 »› Xem thêm: Chỉ 3 phút nhận diện ngay bệnh cúm heo

 

Các nguyên nhân phổ biến nhất từ môi trường gây ho là nóng và bụi. Ngoài ra, bụi có thể kết hợp thêm với 1 số chấy độc hại, ô nhiễm khác như độc tố vi khuẩn, bào tử nấm...làm cho vấn đề càng thêm tồi tệ.

 

Như vậy, nắm được các nguyên nhân gây ho trên heo sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất, từ đó có cơ sở giúp chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra các phương pháp điều trị tổng quát, hiệu quả nhất.

 

VietDVM team biên dịch và tổng hợp.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status