
Nuôi gia cầm trong mùa nóng - nghiên cứu mới
Một công bố mới đây cho thấy một vài sự thay đổi về dinh dưỡng và quản lý để giúp gia cầm vượt qua được vấn đề stress nhiệt.
Gia cầm có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể chúng trong phạm vi hẹp của nhiệt độ môi trường ( từ 16 – 26 oC). Ở vùng nhiệt đới, hầu như quanh năm nhiệt độ môi trường thường thường là trên khoảng giới hạn này, S.S. Diarra and P. Tabuaciri của trường đại học Nam Thái Bình Dương – Samoa đã viết trong tạp chí quốc tế khoa học gia cầm. Nhiệt độ môi trường xung quanh cao ảnh hưởng bất lợi cho quá trình phát triển của gia cầm, đối với gia cầm lấy thịt dễ bị ảnh hưởng hơn gia cầm lấy trứng. Các tác giả dựa trên những tài liệu đã được công bố để giải thích cho chủ đề này.
Tác giả đã có những phát hiện quan trọng khi gia cầm có hiện tượng giảm hiệu suất, chủ yếu là giảm lượng thức ăn thu nhận do đó giảm tốc độ tăng trưởng và chất lượng thịt, giảm số lượng và chất lượng trứng và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
Một số phương thức cho ăn đã được sử dụng để giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao đến năng suất gia cầm.
Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng khi stress nhiệt đã được tiến hành trên gà thịt, ngoài ra cũng có 1 vài nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng trên gà đẻ trong điều kiện stress nhiệt.
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả thấy rằng việc cho ăn thức ăn viên tốt hơn thức ăn bột hoặc ẩm ướt có thể giúp duy trì lượng thức ăn thu nhận. Thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cũng cần thiết như mức năng lượng giảm và protein tăng trong điều kiện nắng nóng vừa phải. Lựa chọn cách cho ăn cũng được xem là có hiệu quả khi những con gia cầm được cung cấp chất dinh dưỡng chúng cần vào 1 thời điểm cụ thể trong ngày.
Bổ sung thêm thức ăn hoặc nước uống có điện giải có thể hữu ích nhưng việc này cần làm cẩn thận nếu không có thể bị ướt chất độn chuồng hoặc phản tác dụng.
Nhiều tài liệu hay về các lọai vitamin A, D, E và B tổng hợp cũng cho thấy tác dụng có lợi của vitamin trong năng suất gia cầm, tuy nhiên kết quả của vitamin C đã có những thay đổi.
»› Dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi gia cầm
Không nên cho ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày, cho ăn vào buổi sang sớm và chiều tối sẽ đạt hiệu quả cao, và điều này có thể tăng không gian của người cho ăn khi di chuyển , hoặc cung cấp thêm thức ăn trong thời gian nhiệt độ cao.
Cuối cùng, quan trọng là cung cấp nhiều nước cho gia cầm trong thời gian stress nhiệt. Chúng uống nhiều hơn khi nhiệt độ tăng, nhiệt độ nước và nguồn nước (kiểu, chiều cao, hình thức) tất cả đều ảnh hưởng đến hiệu suất của gia cầm.
»› Dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gà bao nhiêu là đủ?
Diarra and Tabuaciri kết luận, thực hiện quản lý chế độ ăn uống cũng như thay đổi năng lượng : tỉ lệ protein, thức ăn ướt, bổ sung chất điện giải,thời gian cho ăn, hình thức và chiều cao nước uống để cải thiện hiệu suất khi stress nhiệt.
Họ bổ sung thêm hiệu quả của thực tiễn này có thể thay đổi bởi 1 số lí do bao gồm thời gian và cường độ của nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ không khí , loại và tuổi gia cầm.
VietDVM team biên dịch
Theo tạp chí quốc tế về khoa học gia cầm

Tại sao cún nhà bạn bỏ ăn?
Đã bao giờ bạn thấy cún đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường bỗng dưng bỏ ăn hay ăn ít hơn hẳn? Bạn có lo lắng và muốn biết nguyên nhân tại sao? Dưới đây là một số lý do có thể làm cho cún bỏ ăn cũng như 1 số cách giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Sức khỏe
Khi cún có dấu hiệu bỏ ăn, lý do đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến chính là sức khỏe của cún đang có vấn đề. Có thể là vấn đề do bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng hay do cún đang “đau”, khó chịu chỗ nào đó trên cơ thể như răng miệng chẳng hạn. Đôi khi trời quá nóng, quá lạnh cũng có thể làm cún cảm thấy không buồn ăn uống.
Cún bỏ ăn có thể do sức khỏe đang có vấn đề
Nếu bạn nghi ngờ cún bỏ ăn do các vấn đề về sức khỏe, bạn cần theo dõi xem ngoài bỏ ăn ra cún có các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, đi lại bất thường, sút cân…không để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra những biện pháp kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cún.
Các thói quen xấu:
Nhiều chú cún do chủ quá chiều nên thường có những thói quen xấu ảnh hưởng đến việc bỏ ăn như thay đổi thức ăn ngon thất thường làm cho cún không muốn ăn trở lại thức ăn cũ.
Trong trường hợp này, các bạn có thể khắc phục bằng cách để tô thức ăn của cún đúng vị trí và đúng giờ cún ăn. Nếu cún vẫn không ăn, bạn cất thức ăn đi và cho cún nhịn bữa đó. Bữa ăn tiếp theo bạn lại để thức ăn của cún ra đúng giờ và vị trí đó, sau 1-2 bữa hay 1-2 ngày cún sẽ tìm lại được cảm giác thèm ăn và cún sẽ tự hiểu là đây là loại thức ăn duy nhất mà nó nhận được.
Cho cún ăn ngon thất thường là “thương mà hại”
Lưu ý: phương pháp này không nên áp dụng với những chú cún quá nhỏ tuổi hay những chú đang mang bệnh trong người.
Ngoài ra, nhiều chủ không quy định giờ ăn cố định nên làm cho cún không có phản xạ và không cảm thấy đói khi đến bữa ăn. Dẫn đến hiệu quả hấp thu và tiêu hóa kém.
Do thức ăn
Một lý do có thể làm cún bỏ ăn nữa là thức ăn có vấn đề, có thể thức của cún ăn đã bị mốc, ôi thiu…mà bạn không biết.
Có thể thức ăn của cún đã bị mốc mà bạn không biết
Ngoài ra, bạn không nên thay đổi đột ngột loại thức ăn của cún. Ví dụ như từ thức ăn khô sang ướt, thức ăn của hãng này sang hãng kia…Nếu loại thức ăn hiện tại của cún không ngon và bạn muốn thay đổi hay bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác, tốt nhất hãy tiến hành từ từ. Cho cún tập ăn thức ăn mới mỗi ngày 1 ít cho đến khi cún có thể hoàn toàn ăn được loại thức ăn đó.
Một số giải pháp giúp cún điều chỉnh các thói quen xấu:
Đôi khi cún bỏ ăn vì muốn gây sự chú ý với chủ nên bạn hãy khen, thưởng cho cún khi nó ăn hết khẩu phần của mình. Điều này sẽ góp phần giúp nó hình thành các thói quen tốt.
Hãy bố trí cho cún 1 không gian yên tĩnh tro để không bị làm phiền bởi các vật nuôi khác trong khi ăn kết hợp với ăn đúng giờ, đúng chỗ. Điều này sẽ giúp cún ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Nếu cún ăn quá thời gian cho phép, hãy cất thức ăn đi. Làm như vậy để cún hiểu rằng 1 bữa ăn của nó chỉ được phép diễn ra trong thời gian quy định đó, từ đó giúp nâng cao hiệu suất thu nhận và tiêu hóa thức ăn.
Để cún không bỏ ăn hãy dạy nó tuân thủ thời gian, tính kỷ luật và nhất quán
Trên hết, hãy kiên nhẫn với chú cún của bạn và theo dõi sát sao các dấu hiệu bệnh lý. Hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y hay phòng khám tốt nhất nếu bạn có bất kỳ lo lắng, nghi ngờ nào về sức khỏe của cún.
Cuối cùng thì tuân thủ thời gian, tính kỷ luật và nhất quán sẽ là những cách thức hiệu quả giúp cún không kén chọn trong ăn uống và việc cún bỏ ăn sẽ trở thành quá khứ.
VietDVM team biên dịch
theo pet360, petmd

ạn đã bao giờ cho heo nái ăn bã bia hay bã hèm rượu chưa? Bạn có bao giờ nghĩ những thức ăn đó lại gây nguy hiểm như thế nào cho chú heo nhà mình?
Bã bia (Hình minh họa)
Mới đây, 1 nhóm nghiên cứu thuộc khoa thú y trường Đại Học Zaragoza, Tây Ban Nha đã phát hiện ra 1 trường hợp bệnh mới trên heo mà từ trước tới giờ chưa từng có ai nghiên cứu và tổng quát mặc dù ngoài thực tế có thể có khá nhiều trang trại gặp phải.
Cuộc nghiên cứu bắt đầu khi chủ 1 trang trại gồm 800 heo nái (và toàn bộ heo con, heo thịt đẻ ra nuôi hết, không bán giống) tìm đến nhóm nghiên cứu với những chú heo sơ sinh hoặc là chết, hoặc là mang những dị tật bẩm sinh như què quặt, yếu ớt, sưng phù, ngoại hình biến dạng…(như hình dưới) và chết sau một vài ngày.
Heo con sưng phù
Heo con sưng phù, nhẹ cân, yếu ớt
Chủ trang trại cho biết thêm 1 số thông tin về trại như:
- Trại là dương tính với PRRS nhưng ổn định.
- Tất cả heo trong trại đều được cho ăn bằng 1 khẩu phần ăn lỏng giống nhau.
- Trung bình mỗi lứa heo có khoảng 20-30% heo con chết và nhiễm bệnh.
- Heo con nhiễm bệnh chủ yếu là con của heo nái tơ (heo nái để lứa đầu).>
→ Bệnh đặc biệt nghiêm trọng sau khi trại trải qua 1 đợt dịch PRRS.
Sau khi tiến hành kiểm tra thực địa, nhóm nghiên cứu bắt đầu mổ khám, kiểm tra, phân tích và làm các xét nghiệm sinh hóa cũng như các chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng tương tự…kết quả nhóm xác minh đây là 1 bệnh mới với các đặc điểm như sau:
- Tên bệnh (do nhóm nghiên cứu đặt): “Hội chứng bào thai heo nhiễm độc rượu”.
- Nguyên nhân: do heo nái hấp thu rượu ethyl trong khi mang thai.
- Triệu chứng lâm sàng: Heo con sinh ra mang các dị tật bẩm sinh như què quặt, yếu ớt, sưng phù, ngoại hình biến dạng…và chết sau một vài ngày.
- Bệnh chủ yếu xảy ra trên heo con của heo nái đẻ lứa đầu.
- Bệnh tích đại thể: Phù dưới da, thay đổi hình dáng (chân nhỏ, đầu phình to, mắt sưng phù…), xuất hiện các bọc huyết thanh trong gan.
Phù nề dưới da
Nang huyết thanh trong gan
Bệnh tích vi thể:
Gan: các tế bào gan phát triển tràn lan, đảo lộn. Nhiều tế bào gan phình to và thoái hóa.
Tim: Chảy máu trong màng bao tim, bạch cầu đơn nhân rời rạc thâm nhiễm và gây viêm trong các động mạch vành. Viêm cơ tim và hoại tử tế bào cơ tim.
Viêm cơ tim ở heo con 1 Viêm cơ tim ở heo con 2
Tế bào gan phình to, thoái hóa Tế bào gan đảo lộn tràn lan
- Hóa sinh: Giảm nồng độ Albumin và Globilin; tăng nồng độ ALT.
*Chú thích: ALB (albumin), ALT (Alanintransferasa), BIL (bilirubin), BUN (urê), CRE (creatinine), TP (tổng protein), GLOB (globulin).
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh:
o Cosanguinity Parental.
o Avitaminosis B.
o Protein-mất ruột (PPE).
o Viêm cơ tim ở lợn (PMC) Hội chứng.
o Suy thận với bệnh cầu thận.
heo con phù nề do hội chứng "Jelly piglets"
- Chẩn đoán: Heo con phù nề dưới da; gan và tim tổn thương. Hóa sinh: giảm nồng độ albumine và globulin.
- Điều trị:
o Loại bỏ các chất độc hại là nguyên nhân chính (bã bia, bã rượu…).
o Bổ sung Vitamin B12.
o Bảo vệ gan.
o Tăng methionine trong khẩu phần ăn.
Thực tế: Sau khi loại bỏ toàn bộ các thành phần bã bia trong khẩu phần ăn của trang trại 800 heo nái trên, khoảng 6 tháng sau thì trại hoàn toàn không có sự xuất hiện của heo con “bất thường” như trên nữa.
Bã hèm rượu (Hình minh họa)
Như vậy, đây là một phát hiện vô cùng có giá trị của các nhà nghiên cứu đối với bà con chăn nuôi heo. Cũng như 1 lời nhắc nhở với bà con khi có ý định bổ sung bã bia, bã rượu vào trong khẩu phần ăn của heo nái đang mang thai, đặc biệt là heo nái mới đẻ lứa đầu.
VietDVM team
(theo pig333).

Biến chủng mới của bệnh IB trên gà (IB-D388)
Trong năm 2004 ở Hà Lan ngành công nghiệp gia cầm nước này gặp phải tình trạng một loạt các trang trại bị tụt giảm năng xuất trứng một cách trầm trọng, các nhà khoa học đã phải vào cuộc để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này.
Sau các nỗ lực của các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân là do virus IB, tuy nhiên các triệu trứng lâm sàng và bệnh tích lại không thể hiện rõ điều đó, các trang trại gặp vấn đề gà tụt giảm trứng mạnh mẽ, có đàn lên tới 55% mà gà vẫn khỏe mạnh.
Một số dấu hiệu giống với IB gây ra cho gà thịt trên một tháng tuổi nhưng vẫn chưa rõ ràng, sau khi có các kết quả về chẩn đoán phòng thí nghiệm đã kết luận đây là một chủng mới của IBv, chủng mới này có một số kháng nguyên tương đối giống với chủng đã tìm thấy ở Trung Quốc (chủng QX), các nhà khoa học ở Hà lan lấy tên là chủng D388.
Gà mắc bệnh IB-D388
Virus này tiếp tục gây ra các ổ dịch lớn khác ở châu Âu và đã có không ít nhưng nghiên cứu về chủng virus mới này được đưa ra. Sau đây là các hình ảnh được tổng hợp từ các báo cáo trên.
Gà mắc bệnh IB chủng mới
Gà chết do Virus IB-D388
Túi khí và khí tích trong ống dẫn trứng của gà sưng to
Túi khí và dịch tích ở ống dẫn trứng căng to
Buồng trứng của gà mắc bệnh
Buồng trứng của gà mắc bệnh
Bộ phận sinh sản của gà mắc bệnh
Xuất huyết ở ống dẫn trứng
Kiểm soát chủng IB mới
Việc kiểm soát chủng IBv mới này cũng đã được đưa ra. năm 2008 các chuyên gia tại Italia đã sử dụng kết hợp 2 vaccine để bảo hộ cho đàn gà thí nghiệm với IB-D388. Kết quả là số gà được tiêm đã có bảo hộ tốt đối với chủng IB-D388 này.
Để có kết quả trên các nhà các nhà khoa học đã dùng vacine chủng Massachusetts (M41) cho lần chủng vaccine đầu tiên sau đó 14 ngày chủng lại bằng vaccine chủng 4/91 sau đó lấy máu kiểm tra kháng thể, tiến hành công cường độc với chủng IB-D388 để kiểm tra khả năng bảo hộ.
Sau khi kiểm tra kháng thể chỉ số kháng thể đạt 3,5
Được bảo vệ ≤50%
Không được bảo vệ >50%.
Sau khi công cường độc số gà thí nghiệm đã được bảo hộ tốt đối với IB-D388.
Bạn muốn đọc thêm?
- Bệnh viêm phế quản truyền nhiềm ở gia cầm - IB
- Biến chủng mới của IB virus trên gia cầm (IB-D388)
Ga_8xx
(Bài có sử dụng tài liệu và hình ảnh của MSD)

Huấn luyện các động tác cơ bản ban đầu cho chó là có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm rèn luyện cho chó có kỷ luật cao, hạn chế những hành vi hoang dã, rèn luyện cho chó cả về thể lực, cho chó vận động cơ bắp nở nang, phát triển cân đối, có tính linh hoạt, dũng cảm, bền bỉ. Việc huấn luyện các động tác cơ bản cho chó làm cơ sở cho chó tăng thêm mối quan hệ thân thiết giữa chủ và chó. Việc huấn luyện ban đầu cần có xích “kỷ luật” để đeo vào cổ chó làm cho chó học thuộc bài nhanh hơn. Trước khi bắt tay vào dạy chó, các bạn cũng cần chú ý những điều sau, mà theo tôi đó là cần thiết.
»› Vì sao cún ăn nhiều mà vẫn gầy?
01 Đầu tiên là phải thương mến chó:
Phải coi chó như người bạn đồng hành, gọi tên, vuốt ve, chơi đùa tạo cho chó sự quyến luyến, vui vẻ giúp người và chó có tình cảm tốt cho việc huấn luyện sau này.
02 Phải kiên nhẫn:
Điều này là vô cùng quan trọng trong huấn luyện chó, chủ chó không được nóng tính chửi rủa đánh đập chó, làm chó sợ hãi dẫn tới không tiếp thu được.
03 Ra lệnh cho chó:
Lệnh phải ngắn, gọn, rõ ràng, cương quyết, có uy lực để bắt buộc chó làm theo, không được bỏ qua nhằm tạo kỷ luật. Gữa các lệnh phải có thời gian nghỉ (tối thiểu là 30 giây) để chó kịp nghe và làm theo.
04 Thời gian học:
Có thể dạy chó vào sáng hoặc chiều. mỗi lần khoảng 10 – 15 phút, 1 ngày 2 lần. dạy chó tại nơi cách biệt, tránh nhiều người làm phân tán sự tập trung.
05 Tính nết chó:
Tùy tính nết từng con chó mà ta có phương pháp huấn luyện khác nhau. Nếu chó hiền và nhát, ta vuốt ve, động viên, khuyến khích. Nếu chó bướng bỉnh thì ta phải ép buộc, cứng rắn để chó học.
06 Tuổi phù hợp:
Chó từ 6-12 tháng là dễ dạy nhất. những tuổi khác hoàn toàn có thể dạy được song mức độ tiếp thu sẽ chậm hơn.
MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI DẠY CHÓ
I. Dạy chó lệnh ngồi:
1. Lệnh ngồi khi đang đứng
Cách 1:
Đứng trước mặt chó, giơ tay cầm thức ăn ngay phía trên mũi rồi từ từ di chuyển bàn tay lên đỉnh đầu, vị trí giữa 2 tai. Theo phán xạ cún sẽ ngồi xuống đất. Ngay khi cún ngồi xuống, hô lệnh ngồi và thưởng cho cún.
Cách 2:
Để cún đứng bên cạnh. Sau đó kéo nhẹ xích cổ lên, đồng thời tay còn lại ấn nhẹ mông cún xuống và hô “ngồi”, sau đó thì thưởng cho cún.
Lặp đi lặp lại khoảng 10 - 15 lần.
2. Lệnh ngồi khi đang nằm.
Cách 1: khi cún đang nằm, ta đứng trước mặt, giơ tay cầm thức ăn gần sát mũi.
Di chuyển tay cầm thức ăn hướng lên trên, như vậy cún sẽ theo đến độ cao nhất định sẽ ngồi theo.
Ngay lúc đó hô ngồi và thưởng cho cún.
Cách 2: khi cún đang nằm, 1 tay giữ mông cún, một tay kéo nhẹ xích cho cún ngồi lên.
Ngay khi cún ngồi lên, hô ngồi và thưởng cho cún.
Lặp đi lặp lại khoảng 10-15 lần rồi cho cún nghỉ.
II. Dạy chó lệnh đứng:
Cách 1: Khi chó đang ngồi.
- Cầm thức ăn để ngang tầm với mũi chó.
- Bước lùi lại 1 bước, kéo tay cầm thức ăn theo, theo phản xạ chó sẽ dí mũi theo và chuyển thành tư thế đứng.
- Ngay khi chó đứng lên hô “đứng” và thưởng cho chó.
Cách 2
- Khi chó đang ngồi, nằm, bạn luồn tay qua bụng chó và đẩy nhẹ lên, tay còn lại kéo nhẹ xích về phía trước.
- Lúc này chó sẽ đứng lên, hô “đứng” và thưởng cho chó.
Làm khoảng 10-15 lần rồi cho chó nghỉ.
III. Dạy chó lệnh nằm
Cách 1: Bạn để tay có cầm thức ăn trước mũi cún, từ từ hạ thấp tay xuống sát mặt đất. Cún sẽ đưa mũi theo và nằm xuống.
Khi chó nằm xuống thì hô nằm và thưởng cho chó.
Cách 2: bạn đặt tay lên vị trí giữa 2 xương bả vai và mông có, ấn nhẹ cho chó nằm xuống.
Khi chó nằm xuống thì hô nằm và thưởng cho chó.
Làm từ 10-15 lần để chó quen sau đó cho chó nghỉ.
IV. Dạy chó lệnh lại đây
Cách 1: Bạn đứng xa cún 1 chút tay cầm đồ ăn và gọi tên cún, theo thói quen cún sẽ chạy lại phía bạn.
Ngay khi đó nói “lại đây” và thưởng cho cún.
Cách 2: bạn đứng cách cún 1 khoảng, kéo nhẹ dây xích về phía mình và gọi tên, động viên cho cún chạy tới phía mình.
Ngay khi cún chạy tới hô “lại đây” và thưởng cho cún.
V. Dạy cún lệnh “YÊN”
Lệnh đứng yên hoặc ngồi yên sẽ giúp bạn kiểm soát chó của bạn khi ra ngoài tốt hơn.
Để dạy chó lệnh này bạn thực hiện như sau:
Sau khi chó của bạn thực hiện lệnh ngồi hoặc đứng, thay vì thưởng ngay thì bạn chờ 1 lúc khoảng 3-4 giây rồi mới thưởng cho chó.
Dần dần kéo dài thời gian ra lâu hơn và hô lệnh “yên”.
Lặp đi lặp lại cho chó quen rồi nghỉ.
VI. Lệnh bắt tay
Mình chỉ dậy chó 5′ là nó đã rất thành thạo rồi. Hàng ngày ôn đi ôn lại là sẽ luyện thành.
Bạn ngồi xổm để thức ăn khay thức ăn vào lòng, khi đó con chó ngồi đối diện mình sẽ nhìn vào khay thức ăn.
01 Ra lệnh ngồi. Khi chó ngồi xuống hô "Yên".
02 Hô to ” Bắt Tay ” . Bạn cầm tay trái nhấc chân phải của nó lên để bắt tay. Tay phải thưởng đồ ăn cho nó.
03 Lặp đi lặp lại động tác này ( bước 2 ) khoảng 10 lần thì bạn chỉ cần đưa tay ra hô ” Bắt Tay ” là nó nhấc chân lên bắt tay với bạn rồi.
04 Lặp đi lặp lại nhiều lần chó sẽ nhớ lệnh.
VII. Lệnh giả chết
- Bước 1: Để chó ở tư thế nằm đối điện với bạn.
- Bước 2: Giơ tay cầm thức ăn đến trước mũi của chó để nó dí mũi theo rồi từ từ kéo sang 1 bên hướng đến phía gần cổ của nó. Chó do dí mũi theo hướng tay cầm thức ăn và vì tay cầm thức ăn gần quá nên nó khi ngoài đầu theo sẽ mất thăng bằng mà ngã ra.
- Bước 3: Ngay khi chó ngã ra đất, các bạn lập tức thưởng đồ ăn cho nó.
- Bước 4: Lặp đi lặp lại nhiều lần cho cún quen với hành động này rồi các bạn bắt đầu ghép khẩu lệnh vào cho nó (các khẩu lệnh như: Giả chết, Pằng….).
VietDVM team

Thời gian gần đây, nhận thấy các thành viên của cộng đồng VietDVM.com đang tranh luận rất sôi nổi về bệnh ghẻ trên heo. Chúng tôi quyết định cho ra đời bài viết này nhằm cung cấp thêm cho các bạn những thông tin xung quanh bệnh ghẻ như cách “con ghẻ” gây bệnh; cách phát hiện, phòng, trị bệnh…

»› Xem thêm: Tổng hợp các bệnh trên heo
Bệnh ghẻ trên heo do một loài ngoại ký sinh trùng có tên là Sarcoptes scabiei gây ra. Ký sinh trùng này lưu trú và phát triển trên da. Nếu heo nái bị nhiễm ghẻ sẽ lây sang heo con, khi nuôi đến giai đoạn heo thịt sức khỏe của heo bị ảnh hưởng (chậm lớn, còi cọc và giảm sức đề kháng nên dễ nhiễm một số bệnh khác).
“Bệnh ghẻ trên heo” gây bệnh như thế nào?

Làm sao khẳng định được là heo bị ghẻ?
Thông thường khi thấy trên bề mặt da của heo xuất hiện các nốt đỏ chúng ta mới bắt đầu để ý và nghi ngờ. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh cũng có thể tạo ra các nốt đỏ trên da giống bệnh ghẻ trên heo như bệnh viêm da, nấm da, bệnh đậu heo, heo bị bỏng nắng và dị ứng với ánh sáng hay các bệnh truyền nhiễm…

Có 2 căn cứ giúp bạn có thể khẳng định chắc chắn heo bị ghẻ (khi đó trên bề mặt da đã xuất hiện các nốt đỏ):
Thứ nhất, những chú heo đó hầu như không khi nào ngồi, nằm yên 1 chỗ. Chúng luôn tỏ ra ngứa ngáy và rất khó chịu, hay có hành động cọ xát mạnh vào thành tường cho đã ngứa. Nhất là vào ban đêm, khi những chú heo khác ngủ thì nó vẫn ngứa ngáy không ngủ được.
Thứ hai, Nếu để yên không chữa trị, rất nhanh sau đó (khoảng 2-5 ngày sau) cả ô chuồng rồi đến thậm chí cả đàn heo đều có dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu, da nổi mẩn đỏ, đóng vảy như trên.
Có đôi khi bạn sẽ thấy những dấu hiệu như viêm da, viêm tai có mủ hay viêm bộ phận sinh dục. Đó là khi bệnh đã bị biến chứng nặng nề hơn.
Heo bị ghẻ sốt
»› Heo nổi mẩn đỏ, viêm da làm sao để biết nguyên nhân?
Làm gì để phòng và điều trị khi heo đã mắc bệnh ghẻ?
Bệnh ghẻ dù gây thiệt hại kinh tế lớn nhưng lại rất dễ điều trị vì mầm bệnh không xâm nhập vào các cơ quan nội tạng bên trong.
Các bước điều trị khi phát hiện heo mắc bệnh.
01 Cách ly toàn bộ heo bệnh ghẻ ra 1 nơi riêng biệt.
02 Dọn dẹp, phun sát trùng định kỳ 2-3 lần/tuần toàn bộ trong và ngoài trại.
03 Tắm rửa sạch sẽ, khô ráo cho từng heo bệnh.
04 Sử dụng thuốc tiêm có chứa thành phần Ivermectin tiêm cho mỗi con 1 mũi duy nhất. Liều dùng tùy thuộc khuyến cáo của nhà sản xuất. (Ivemectin vừa có tác dụng trị ghẻ (ngoại ký sinh trùng), vừa có tác dụng trị nội ký sinh trùng như giun sán).
05 Tăng sức đề kháng cho heo: bổ sung điện giải, vitamin, các nguyên tố vi lượng, các vi sinh vật có lợi để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột…
Lưu ý
- Ivermectin không ảnh hưởng đến heo nái mang thai.
- Nếu sau khi điều trị mà thấy heo vẫn không khỏi, hãy kiểm tra lại toàn bộ vệ sinh của trang trại, rất có thể mầm bệnh vẫn còn lưu cữu trong trại. Sau đó có thể dùng các loại thuốc sát trùng đặc hiệu dạng dung dịch phun lên da của toàn bộ heo bệnh 1 lần/ngày, trong 3-4 ngày liền.
- Sau khi phát hiện heo bệnh, tiêm càng sớm càng tốt.
Các bước phòng bệnh ghẻ trên heo tổng thể.
01 Dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên để chuồng luôn khô và ấm.
02 Nuôi cách ly heo khỏe với các heo ốm, còi, heo bệnh.
03 Phun sát trùng định kỳ 1-2 lần/tuần trong và ngoài trại.
04 Định kỳ tiêm phòng theo lịch cho các đối tượng heo như sau:
05 Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Thường xuyên bổ sung các chất khoáng, vitamin, men tiêu hóa… nhằm nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn.
VietDVM team

Provimi là ngành kinh doanh về premix, phụ gia và thức ăn chuyên biệt cho vật nuôi của tập đoàn Cargill.
Provimi hiện có 80 nhà máy sản xuất đạt chất lượng tại 28 quốc gia trên toàn thế giới với sản phẩm được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia. Với 8000 nhân viên, trong đó gồm 450 chuyên gia Provimi phục vụ khách hàng trên mọi thị trường, Provimi hiện đang là nhà cung cấp giải pháp dinh dưỡng vật nuôi hàng đầu thế giới.

Hiện tại Provimi tại Việt Nam đang tìm kiếm ứng viên tiềm năng
Vị trí: Nhân viên Kinh doanh thủy sản với công việc chính như sau:
- 50%: Phát triển và quản lý đơn hàng từ đại lý hiện có và tiếp cận mở rộng mạng lưới đại lý.
- 10%: Giới thiệu sản phẩm/ giải pháp kỹ thuật tới các trại khách hàng và hỗ trợ trại trong việc lựa chọn đúng sản phẩm/giải pháp kỹ thuật phù hợp với nhu cầu
- 10%: Nhận diện, nghiên cứu và kết nối với các đại lý tiềm năng. Xây dựng mối quan hệ tích cực trong tương lai.
- 10%: Phát triển kế hoạch kinh doanh dài hạn với các đại lý lớn để phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- 10%: Xem xét các báo cáo, phản hồi của đại lý/trại và thông tin của đối thủ cạnh tranh để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
- 10%: Thiết lập các kế hoạch kinh doanh định kỳ và sắp xếp công việc sao cho đạt chỉ tiêu đặt ra
»› Thông tin tuyển dụng nhân viên kinh doanh của các công ty khác
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản.
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm kinh doanh thức ăn cho Tôm.
- Khả năng giải quyết vấn đề, nhận định vấn đề của khách hàng.
- Có định hướng rõ ràng, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, cũng như xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Sẵn sàng đi công tác.
Cách nộp hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui long gửi hồ sơ trực tiếp qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ bởi
Ms. Phương Thảo

Giống chó Becgie Đức (GSD)
Giống chó Becgie Đức (GSD) là giống chó có kích thước lớn thuộc nhóm chó chăn gia súc. Là một giống rất thông minh và linh hoạt, nó được phát triển ở Đức với mục đích ban đầu là bảo vệ và chăn dắt đàn gia súc. Nó cũng là giống chó rất năng động và là sự lựa chọn tuyệt vời cho mục đích bảo vệ.
Đặc điểm cơ thể giống chó Becgie Đức
Giống chó Becgie Đức có hai lớp lông dày bao phủ giống như hai chiếc áo khoác. Lớp áo ngoài dày hơn lớp trong và hơi lượn sóng hoặc thẳng tùy thuộc từng con. Bộ lông của GSD thường có màu nâu pha đen hoặc màu đỏ pha đen, có độ dài vừa phải và rụng quannh năm. Ngoài ra, còn có một số biến dị màu sắc khác mà chúng ta thường ít gặp đó là đen tuyền, màu trắng hay màu xanh.
Cơ thể của chó Becgie Đức khá cao – trung bình khoảng từ 55,88 cm – 66.04 cm – tương ứng với chiều dài của nó. Điều đó mang lại cho GSD sức mạnh vượt trội hơn so với nhiều giống khác cũng như sự nhanh nhẹn, linh hoạt và có những sải bước thanh lịch.v

Tính cách đặc trưng của giống chó Becgie Đức (GSD)
GSD luôn có “ý thức” bảo vệ rất tốt và rất phù hợp cho công việc kiểu như trông giữ nhà cửa vì nó luôn duy trì một thái độ nghi ngờ và cách biệt với người lạ. Trong những lúc cần thiết, nó tỏ ra rất quyết đoán và có uy lực đối với những chú chó khác tuy nhiên bình thường thì chúng lại rất thân thiện với những vật nuôi khác trong nhà. GSD là một giống chó vô cùng linh hoạt, nó thể hiện rất thông minh và nghiêm túc trong các hoạt động tình báo.
Chăm sóc
GSD có thể sống ngoài trời trong điều kiện thời tiết lạnh hay khí hậu ôn đới, tuy nhiên nó cũng rất thích sống trong nhà.
Các buổi huấn luyện cũng như luyện tập thường xuyên là việc làm rất cần thiết để giữ cho tâm trí và cơ thể của GSD luôn trọng trạng thái tốt nhất.>
Lông của chó Becgie Đức rụng quanh năm nên chúng ta nên chải lông thường xuyên chó nó, tốt nhất là khoảng 1-2 lần/ tuần nhằm kích thích sự mọc lông cũng như giảm thiểu sự tích tụ lông trong nhà.
Sức khỏe.
Chó Becgie Đức có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 12 năm. Tuy nhiên nó thường mắc một số bệnh nghiêm trọng như loạn sản khớp khuỷu tay (chi trước) hay loạn sản khớp xương hông, cũng như các vấn đề nhỏ như bệnh cơ tim, thoái hóa tủy sống, dị ứng da, xoăn dạ dày, đục thủy tinh thể, rò hậu môn.
Ngoài ra, GSD còn rất dễ nhiễm các loại nấm độc gây tử vong.
Bởi vì giống chó Becgie Đức rất nhạy với các điều kiện ngoại cảnh nên cũng như những giống chó khác, chúng cần được các bác sỹ thú y kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Khi đó, chúng sẽ được kiểm tra đầy đủ từ khớp hông, khuỷu tay cho đến xét nghiệm máu, mắt và các xét nghiệm khác.

Lịch sử và bối cảnh ra đời giống chó Becgie Đức (GSD)
Trong nhiều năm trở lại đây, GSD đã giúp ích cho con người trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiệp vụ cảnh sát, bảo vệ, hướng dẫn, phát hiện ma túy, tìm kiếm cứu hộ, và đặc biệt là chăn dắt đàn gia súc.
Thuyền trưởng Max von Stephanitz, nhà lai tạo chính thức đầu tiên của GSD đã dùng nhiều con chó chăn gia súc khác nhau của người Đức lai tạo với nhau để cho ra sản phẩm là giống chó Becgie với nhiều đặc điểm nổi bật được giới thiệu sau này. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng có nhiều loại chó chăn cừu khác nhau nhưng ông thích nhất là những loại có diện mạo giống như chó sói với phần cơ thể phía trên khỏe mạnh, đôi tai nhọn đồng nghĩa với một tâm trí sắc bén và sẵn sàng làm việc. Năm 1889, ông mua một con chó chăn cừu rất hợp với lý tưởng của mình rồi sau đó ông đổi tên cho con chó từ Hektor Linkrshein thành Horand von Garfrath và đăng ký cho nó như một con chó đầu tiên của giống chó béc giê Đức. Cùng năm đó, hiệp hội chó GSD được thành lập bởi Stephanitz và Artur Meyer nhằm cải tiến các tiêu chuẩn cho giống GSD.
Đã có nhiều tranh luận liên quan đến việc có bao nhiêu phần “sói” trong máu của giống chó béc giê Đức này. Người ta nói rằng Horan là một phần của con sói và rằng Stephanitz đã dùng chó sói trong khi lai tạo. Trong cuốn sách phối giống của Stephanitz có viết rằng: đã có 4 con chó sói được sử dụng để lai tạo tại các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của giống chó Becgie Đức. Tuy nhiên, theo một số người thì vào thời điểm đó nhiều nhà lai tạo thường sử dụng thuật ngữ “con sói” để khái quát, mô tả một mô hình mà hiện nay được gọi là “sable”. Các ý kiến khác lại cho rằng, nếu Stephanitz đã sử dụng gen sói tinh khiết thì ông rất có thể đã sử dụng nguồn gen chó sói từ các sở thú làm vật liệu lai tạo. Vào năm 1923 khi Stephanitz đang viết cuốn sách của mình, trong các từ cũng như các bức tranh trong cuốn sách, ông nhấn mạnh việc không sử dụng những con sói cho việc lai tạo giống.
Từ đầu đến cuối của quá trình lai tạo, Stephanitz luôn tập trung vào sức mạnh, trí thông minh và khả năng làm việc tốt với mọi người của GSD, và ông đã rất thành công khi ngày càng có nhiều con chó béc giê Đức hội tụ đầy đủ các ưu điểm như trên. Trong thế chiến thứ I, nhiều quốc gia đã lựa chọn giống chó này để làm nhiệm vụ như một lính canh. Đồng thời, các CLB chó giống của Mỹ (AKC) cũng đã chọn lọc, nhân giống và thay đổi tên cho GSD từ “German Sheepdog” thành “Shepherd Dog”. Trong khi đó, nước Anh lại thay đổi tên cho giống chó này thành Alsatian Wolfdog sau khi đã nỗ lực lai tạo và tách dòng riêng cho những con chó này từ giống GSD gốc ở Đức
Đến năm 1931, các AKC lại quay trở lại với tên gốc của giống chó này là GSD. Kể từ đó, GSD bắt đầu nổi tiếng thậm chí còn lên cả màn bạc. Đồng thời, giống chó Becgie Đức cũng đã trở thành “trụ cột” trong các gia đình người Mỹ - duy trì vị trí là một trong 10 giống chó phổ biến nhất ở Mỹ, thậm chí đứng ở vị trí số 1 tại nhiều thành phố của Mỹ.
VietDVM team tổng hợp

Các biện pháp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo
(phần 1: thiết kế công thức thức ăn chăn nuôi tiết kiệm, hiệu quả)
Điều quan trọng mấu chốt cấu thành nên chi phí thức ăn chăn nuôi chính là giá thành sản xuất. Trong những năm gần đây giá nguyên liệu thô luôn biến động bất thường, làm cho người chăn nuôi rất khó có thể dự đoán được sự thay đổi của nó. Đồng thời, giá thịt heo thành phẩm không những không cao lên mà lại còn có lúc giảm xuống, biến động không tùy thuộc vào giá nguyên liệu mà tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi
Từ 2 thực trạng trên, các chủ trang trại bắt đầu tự trộn thức ăn nhiều hơn, không phụ thuộc vào giá thành thức ăn chăn nuôi sản xuất sẵn nữa, họ bắt đầu chủ động tìm hiểu, tận dụng các nguyên liệu có sẵn và phối trộn phù hợp với trại của mình.
Tuy nhiên, nhiều trại vẫn đang còn rất khó khăn, lúng túng trong quá trình tự phối trộn do thiếu kiến thức, kinh nghiệm về vấn đề này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ góp phần hoàn thiện hơn góc nhìn cho các chủ trang trại.
1. Quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi tự trộn.
Điều quan trọng nhất nếu bạn muốn chủ động tự trộn thức ăn cho trại mình là bạn phải kiểm soát được chất lượng của thức ăn từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm, tránh việc thức ăn chăn nuôi thành phẩm có biên độ an toàn giao động quá lớn.
Ngày nay đã có các thiết bị máy móc công nghệ cho phép bạn biết được thành phần của một công thức thức ăn gần như ngay lập tức.
»› Nghiên cứu mới về bổ sung Vitamin D3 cho heo
»› Phương pháp ép đùn mang lại hiệu quả cho thức ăn heo con
2. Cân bằng năng lượng cho khẩu phần thức ăn chăn nuôi tự phối trộn.
Năng lượng hiện là thành phần chiếm giá trị lớn nhất trong khẩu phần thức ăn. Như chúng ta đã biết, năng lượng rất cần thiết trong mọi hoạt động của vật nuôi. Tuy nhiên, lysine lại là một acid amin thiết yếu có lượng thấp nhât (trong tổng hợp protein ở vật nuôi người ta thường căn cứ vào lượng acid aminh thiết yếu có lượng thấp nhất để đánh giá cũng như cân bằng công thức dinh dưỡng một cách khoa học, tiết kiệm và hiệu quả) do đó chúng ta có thể lựa chon loại nguyên liệu nòa giàu năng lượng nhưng có chứa thêm lysine trong khẩu phần sẽ giúp tăng hiệu quả di truyền, tăng trọng lượng cũng như hiệu quả sinh sản của vật nuôi đồng thời giảm chi phí của khẩu phần thức ăn.

3. Sử dụng nguyên liệu phối trộn thức ăn chăn nuôi hợp lý.
Những khẩu phần ăn giành cho heo từ 15kg trở lên có thể tốn kém hơn do độ tuổi này nhu cầu về dinh dưỡng cũng như số lượng thức ăn đều tăng cao hơn những giai đoạn trước.
Việc sử dụng đầy đủ các thành phần trong công thức thức ăn chăn nuôi không phải lúc nào cũng hợp lý, tùy thuộc từng giai đoạn phát triển của heo mà ta có thể rà soát và loại bỏ bớt một số thành phần như bột cá, huyết thanh, plasma…(theo Landblom, 2001). Bởi nhiều khi lợi nhuận sinh ra không đủ để bù đắp vào chi phí đầu tư cho những thành phần trên.
4. Chất phụ gia.
Hầu hết các chất phụ gia đều có tác động tích cực đối với vật nuôi nhưng không phải tất cả chúng đều đáng để ta đầu tư bổ sung vào trong khẩu phần ăn cho heo. Chúng ta nên cân nhắc chọn lựa chất phụ gia phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của đàn heo, có những chất phụ gia có thể rất tốt với heo con nhưng lại không phù hợp với heo vỗ béo chẳng hạn.
Ngoài ra cũng cần phải cân đối hợp lý giữa lợi ích chúng mang lại và chi phí đầu tư để đảm bảo lợi nhuận tốt nhất trong chăn nuôi heo (Pettigrew, 2006).
5. Khả năng tiêu hóa của thức ăn chăn nuôi tự trộn.
Khi giá nguyên liệu ngày càng cao thì điều quan trọng là phải khai thác được tối đa những nguyên liệu đó bằng cách nâng cao hiệu suất tiêu hóa cho tổng đàn. Có nhiều cách khác nhau có thể giúp heo nâng cao khả năng tiêu hóa như:
- Giảm kích thước hạt thức ăn cho heo: (theo Goodband và cộng sự, 2002) việc giảm kích thước hạt thức ăn có thể giúp cải thiện hiệu suất tiêu hóa lên một mức nhất định như trong bảng 1.
Kích thước hạt cứ giảm 100 µm (kích thước cuối cùng không nhỏ hơn 600 µm) có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn 1,2% (theo: National Pork Board, 2011)

- Sản xuất thức ăn dạng hạt: Thức ăn dạng hạt có thể cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn lên 5-8% so với thức ăn dạng bột (theo Wondra và cộng sự, 1995; Amornthewaphat và cộng sự, 2000).
- Giãn nở viên thức ăn: Việc sử dụng các biện pháp giãn nở có thể giúp cải thiện chất lượng của viên thức ăn chăn nuôi từ đó nâng cao khả năng tiêu hóa của thức ăn, đặc biệt là các loại sợi. Xem bảng 2 (theo Traylor và các cộng sự, 1998; Amornthewaphat và các cộng sự, 2000).
Việc sử dụng các biện pháp làm giãn nở viên thức ăn đồng nghĩa với việc nâng cao chi phí điện năng nên không phải lúc nào cũng cho lợi nhuận hợp lý.
- Bổ sung các chất kích thích tiêu hóa: Việc sử dụng Phytase và các Enzyme bổ sung vào trong khẩu phần ăn đã được chứng minh là có thể giúp cơ thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định một cách tốt hơn ( theo Kornegay và cộng sự, 1996; Bedford và cộng sự, 1998). Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận không được bổ sung Enzyme vượt quá định mức cho phép.
- Bổ sung các axitamin dễ tiêu hóa: Xây dựng khẩu phần ăn với các phospho, axitamin dễ tiêu hóa và các thành phần cung cấp năng lượng đơn thuần là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thực sự của heo và tối ưu hóa chế độ ăn uống cho heo.
6. Dạng thức ăn (dạng hạt, dạng bột, dạng lỏng).
Nhiều nghiên cứu cho thấy heo ăn thức ăn chăn nuôi dạng viên có mức tăng trọng trên ngày (ADG) tốt hơn những heo ăn thức ăn dạng bột. Tuy nhiên, chất lượng thức ăn dạng viên lại quyết định chỉ số ADG là cao hay thấp.

Lượng bột còn sót lại trong máng thức ăn không nên vượt quá 20% (theo ủy ban thịt heo quốc gia của Mỹ, 2011).


Thức ăn chăn nuôi dạng lỏng cũng có khả năng tiêu hóa và hấp thu rất cao đối với heo, tuy nhiên chi phí sản xuất và vận chuyển cũng như bảo quản chúng lại quá cao so với thức ăn khô.
Như vậy, việc tự thiết kế công thức và sản xuất thức ăn cho heo là một biện pháp giúp giảm chi phí thức ăn một cách tốt nhất và đang được nhiều trang trại sử dụng hiện nay. Tuy nhiên việc tự trộn thức ăn cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ trong đó (như độc tố nấm mốc, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng…) nếu như chúng ta không có đủ kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề này.
VietDVM hy vọng những lưu ý trong bài viết trên phần nào giúp các trang trại có thêm thông tin, từ đó chủ động hơn trong quá trình tự trộn thức ăn chăn nuôi tiến tới nâng cao năng suất, lợi nhuận cho trại heo nhà mình.
VietDVM team biên dịch.
(theo pig333).

Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại miền Bắc tuần 23 năm 2017
Giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc nước ta trong tuần 23/2017 giảm nhẹ từ 26.000 đ/kg xuống 23.000 đ/kg. Giá heo hơi loại heo lai đẹp vẫn chỉ ở mức 19.000 đ/kg - 20.000 đ/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương có sự chênh lệch nhau khá nhiều, kể cả ngay trong cùng địa phương giá heo hơi cũng khác nhau tương đối nhiều.
»› Cập nhật tin tức biến động thị trường
»› Giá cả thị trường miền Nam tuần 22 năm 2017

Giá heo hơi hiện chưa có tín hiệu khả quan. Giá heo hơi tại các tỉnh phía Bắc đối với heo lai, áp siêu chỉ đạt 19.000 đ/kg - 21.000 đ/kg.
Giá heo giống siêu giữ ở mức 350.000đ/con, và chưa có dấu hiệu phục hồi
Các sản phẩm gia cầm biến động không nhiều. Giá gà thịt công nghiệp tăng lên 20.000 đ/kg. Giá vịt thịt trong tuần thay biến động khá mạnh. Trong cùng một ngày, giá có thể lên xuống chênh nhau rất nhiều.
»› Bấp bênh "nền nông nghiệp giải cứu"
»› Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 23/2017 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp