Bệnh dịch tả Heo Châu Phi (ASF) có nguy cơ vào Việt Nam: Bộ trưởng khẩn cấp ra công điện “chặn”

| Ngày31/08/2018

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đến ngày 25.8, Trung Quốc báo cáo có 4 ổ dịch tả heo Châu Phi (DTLCP) và hơn 10.000 con heo bệnh đã bị tiêu hủy. Ngày 30.8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã phát công điện yêu cầu khẩn cấp phòng, chống.

Bộ NNPTNT yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và tiêu hủy lợn nhập lậu qua biên giới
Bộ NNPTNT yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và tiêu hủy lợn nhập lậu qua biên giới

Theo OIE, bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài heo; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại heo, tỉ lệ chết cao lên đến 100%.

 

Virus gây ra bệnh heo châu Phi (ASF) có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, heo vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.

 

Hiện nay, chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh heo châu Phi (ASF), vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển heo và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.

 

Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus heo châu Phi (ASF) vào Việt Nam, Bộ NNPTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các cấp và các ban, ngành liên quan tăng cường công tác chống buôn lậu heo và các sản phẩm của heo từ nước ngoài vào Việt Nam; tuyệt đối không cho phép buôn bán, vận chuyển heo và sản phẩm của heo bất hợp pháp qua biên giới, không rõ nguồn gốc, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới; phát hiện và kiên quyết xử lý tình trạng buôn lậu heo, sản phẩm của heo theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác kiểm dịch động vật;

 

Tăng cường theo dõi, giám sát đàn heo tại địa phương, nếu phát hiện heo bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh, hoặc nghi là heo, sản phẩm heo nhập lậu trái phép thì cần lấy mẫu gửi đến Chi cục Thú y vùng quản lý địa bàn hoặc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

 

Bộ NNPTNT giao Cục Thú y chủ động liên hệ với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO), các nước để nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh; đề nghị hỗ trợ và phối hợp tìm các giải pháp chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh heo châu Phi (ASF) vào Việt Nam.

 

Các chi cục kiểm dịch động vật vùng Lào Cai, Lạng Sơn và Quảng Ninh chủ động phối hợp, hướng dẫn các chi cục chăn nuôi và thú y tham mưu và đề xuất với chính quyền địa phương các tỉnh phía Bắc chỉ đạo tăng cường việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển bất hợp pháp heo và các sản phẩm heo vào Việt Nam...

 

Các chi cục thú y vùng và Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương khẩn trương rà soát năng lực, xây dựng và ban hành quy trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh DTLCP để thống nhất áp dụng trong phạm vi toàn quốc; chuẩn bị các điều kiện, trang thiết bị và các nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm bệnh…

 

Tác giả: KH.V       
Nguồn tin: Báo Lao Động

Ý kiến bạn đọc (2) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status