Một công ty đầu tư 130 triệu USD phát triển giải pháp kiểm soát ASF bị điều tra

| Ngày15/06/2019

Trong một báo cáo mới của hãng tin Reuters, sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến của Trung Quốc đang làm rõ thông tin từ tập đoàn Highsun (có địa chỉ tại Quảng Đông - Trung Quốc) về việc tuyên bố đầu tư vào 1 dự án nghiên cứu giải pháp kiểm soát bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF).

Hiện vaccine về bệnh dịch tả heo châu Phi chưa được phát triển thành công
Hiện vaccine về bệnh dịch tả heo châu Phi chưa được phát triển thành công

Tập đoàn Highsun cho biết, vào ngày thứ 3 (11/6/2019) họ đã chi 900 triệu nhân dân tệ (tương đương 130,09 triệu USD), tương đương 26% tài sản ròng năm 2018 (tài sản ròng là số dư cuối cùng có được khi lấy tổng tài sản bạn đang có trừ đi tất cả nợ nần bạn đang gánh) , để nghiên cứu một hợp chất tự nhiên nhằm kiểm soát bệnh dịch tả heo châu Phi  (ASF), một căn bệnh gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi nhiều nước ở châu Á và trên thế giới.

 

Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã cố gắng rất nhiều thập kỷ, tuy nhiên chưa phát triển thành công một loại vaccine để kiểm soát căn bệnh này.

 

Sau thông báo trên, cổ phiếu của tập đoàn Highsun đã tăng gần 10% và được yêu cầu ngừng giao dịch.

 

Sàn giao dịch cho biết họ đang tìm kiếm sự minh bạch và bổ sung thêm thông tin tính khả thicủa dự án, cũng như dự án trên có được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc trong việc nghiên cứu virus ASF hay không? Các nghiên cứu về bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) và virus gây bệnh ASF đang được chính phủ Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ.

 

Việc trao đổi đã xác nhận thông tin một sản phẩm thuốc tiêm có thành phần polysacarit đã được cấp bằng sáng chế trong việc kiểm soát ASF. Nghiên cứu sơ bộ của Highsun cho biết, sản phẩm này có hiệu quả lên tới 92% trong các thử nghiệm lâm sàng.

 

Một quan chức từ tập đoàn Highsun cho biết công ty đang chuẩn bị trả lời các câu hỏi của Sàn giao dịch Thâm Quyến và từ chối bình luận thêm.

 

 

Bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) có tỷ lệ chết lên tới 100% đối với heo mắc bệnh. Sản lượng thịt heo của Trung Quốc đã thiệt hại lên tới 24% do căn bệnh này và được dự báo còn tăng thêm trong thời gian tới.

 

Trước đó, Cục Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hải Nam đã đăng tải trên trang web của mình ngày cho biết đang hỗ trợ một nhóm nghiên cứu phân lập một hợp chất polysacarit từ thực vật nhiệt đới, cho thấy "tác dụng phòng ngừa nhất định" chống lại sốt ở lợn châu Phi. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít các nghiên cứu về các tác động có thể gây đột biến virus, giải pháp phòng ngừa, tính an toàn, sự ổn định và có khả thi sản xuất công nghiệp của hợp chất này.

 

Hiện chưa rõ liệu Cục Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hải Nam và tập đoàn Highsun có cùng hỗ trợ một nhóm nghiên cứu hay không.

 

Cục Nông nghiệp Hải Nam đã không trả lời các cuộc gọi hay bình luận gì về tuyên bố này.

 

Trên đây là bài báo được đăng trên Reuters, VietDVM sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhật về các nghiên cứu ASF trong và ngoài nước.

 

VietDVM team biên dịch
Nguồn tin: af.reuters.com

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status