
Công ty TNHH Nông Nghiệp Quốc tế Venus Việt Nam là doanh nghiệp chuyên sản xuất và thương mại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Công ty TNHH Nông nghiệp Quốc tế Venus VN có địa chỉ: KCN Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.

Hiện tại chúng tôi đang cần tuyển dụng nhân sự mới như sau:
Vị trí 01: Nhân viên kinh doanh
Số lượng: 30 nhân sự
Vị trí 02: Cộng tác viên
Số lượng: 20 nhân sự
Vị trí 03: Đại Lý Cộng tác
Số lượng: 20 không cần vốn
Địa điểm làm việc: Khu vực Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tây, Hoà Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.
Quyền lợi:
- Lương cơ bản Nhân viên: 10tr-40tr/ tháng theo sản lượng khoán
- Đồng trên kg cao ( 100đ- 400đ)
- Thưởng vượt sản khoán cao!
- Giá Net hấp dẫn và sản phẩm ổn định.
Ưu Tiên đội nhóm đông nhân sự và thoả thuận sản lượng khoán!
Chế độ cho đại lý và cộng tác viên vô cùng ưu tiên!
Sản phẩm chất lượng ổn định, luôn luôn cam kết " vừa tốt vừa hợp lý"
Thông tin liên hệ
Mọi chi tiết liên hệ: Ms. Hà - 0987 317 807
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ
Ms. Hà

Những tưởng dịch Covid-19 là cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam bởi đây là mắt xích đầu vào quan trọng của ngành thực phẩm, nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Nhiều doanh nghiệp tháng 5 là hết nguyên liệu
Theo số liệu thống kê, Việt Nam đang là nước có sản lượng thức ăn chăn nuôi lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với số liệu công bố năm 2019 đạt xấp xỉ 20 triệu tấn. Nếu cộng cả thức ăn thủy sản con số này có thể lên tới trên 30 triệu tấn.
Mặc dù là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của khu vực nhưng Việt Nam hiện tại chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào khi phần lớn phải nhập khẩu ngũ cốc, phụ gia lên tới hàng chục triệu tấn mỗi năm, giá trị lên tới hàng tỷ USD.

Những thị trường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính của Việt Nam là Mỹ, Nam Mỹ, EU, Nga,… khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến việc giao thương và hệ thống logistic gần như tê liệt.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đang khiến ngành vận tải biển và đường bộ gặp vô vàn khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động.
Sau khi tiến hành rà soát, ông Vũ Anh Tuấn cho biết, nguồn nguyên liệu tích trữ của C.P Việt Nam hiện chỉ đủ để sản xuất đến hết tháng 5/2020. Nếu đại dịch Covid-19 trên thế giới trong thời gian tới không suy giảm, việc nhập khẩu ngô, khô dầu đậu tương, phụ gia thức ăn chắc chắn sẽ còn khó khăn hơn nữa. Do đó, kịch bản khủng hoảng thiếu nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi trong vai ba tháng tiếp theo hoàn toàn có thể xảy ra.
Còn theo chia sẻ của lãnh đạo Tập đoàn Mavin, dịch Covid 19 diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi của Mavin cũng như của các doanh nghiệp trên thị trường.
Đó là hạn chế vận chuyển, giảm tần suất chuyến hàng, kiểm tra hàng hóa tại điểm đi và điểm đến chặt chẽ hơn khiến chi phí logistic tăng cao. Ngoài ra, giá nguyên liệu ngũ cốc trên thế giới xu hướng tăng trong thời gian qua. Thêm vào đó, tâm lý lo ngại nguồn cung nguyên liệu có thể bị ảnh hưởng do dịch bệnh ảnh hưởng tới các vùng trồng nguyên liệu trên thế giới đã dẫn tới chi phí nhập khẩu nguyên liệu cả trong và ngoài nước tăng lên.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Mavin, ở thời điểm hiện tại đối với các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn như Mavin vẫn có thể đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường từ 3 - 6 tháng. Nhưng trước rủi ro dịch bệnh có thể kéo dài, Mavin cũng đang xem vét và nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thay thế khác.
Nhiều nước trên thế giới cũng đang đau đầu vì giá ngũ cốc tăng cao, mới đây Brazil, quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu Nam Mỹ đang tính tới phương án nhập khẩu ngô từ nước ngoài sau khi nước này bị mất mùa do hạn hán. Tuy nhiên, việc nhập khẩu ngũ cốc từ thị trường lớn nhất là Mỹ của Brazil không chỉ gặp thách thức bởi đại dịch Covid-19 mà còn do sự chênh lệch tỷ giá đồng tiền nội địa với đồng đô la Mỹ khiến giá tăng cao, qua đó đẩy giá thành chăn nuôi đội lên rất lớn.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng chóng mặt còn khó mua
Dù ở thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn đủ nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong vài ba tháng tới, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi giá nguyên liệu phục vụ ngành thức ăn chăn nuôi đã tăng chóng mặt trong thời gian qua.
Cụ thể, mặt hàng ngô tăng đột biến từ 5.600 đồng/kg lên 7.000 đồng/kg, khô dầu đậu tương tăng từ 9.000 đồng/kg lên 10.200 đồng/kg, một số sản phẩm phụ gia trong ngành thức ăn chăn nuôi như lysine, a xít amin thậm chí tăng giá mấy trăm %.
Việc khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng đã vô hình chung kéo giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam thời gian gần đây phải điều chỉnh tăng 2 lần, từ 200 - 1.000 đồng/kg. Một số doanh nghiệp cố gắng không tăng giá bán thức ăn chăn nuôi thì chọn giải pháp giảm chiết khấu hoa hồng cho đại lý cấp 1, cấp 2.
Theo ông Võ Việt Dũng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Chế biến Thực phẩm Nam Hà Nội chia sẻ, kịch bản cung cầu nguyên liệu đầu vào cho ngành thức ăn chăn nuôi giai đoạn hậu Covid-19 cần phải được các cơ quan quản lý xem xét nghiêm túc ở thời điểm này.
Bởi nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, cần bù đắp lượng nguyên liệu thiếu hụt như thế nào, nguyên liệu có thể thay thế ở trong nước như ngô, gạo, sắn, khoai lang, cơm dừa,… ra sao, đáp ứng được bao lâu,... phải được thống kê đầy đủ, nếu không nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi hoàn toàn có thể xảy ra.
Hơn nữa, theo ông Võ Việt Dũng, chiến tranh dầu mỏ trên thế giới đang khiến rất nhiều nhà máy sản xuất cồn ethanol của Mỹ phải đóng cửa nên lượng DDGS bị khan hiếm nghiêm trọng, trong khi Việt Nam và Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào nguồn DDGS nhập khẩu từ Mỹ để phục vụ cho ngành thức ăn chăn nuôi.
Ông Dũng cho biết, mặc dù hiện giá DDGS đã tăng hàng chục % từ trên 200 USD/tấn lên xấp xỉ 300 USD/tấn, bột thịt xương cũng tăng từ 320 - 350 USD tấn/tấn lên 420 - 470 USD/tấn, nhưng khổ nỗi không có hàng để mà mua bởi hệ thống cảng biển trên thế giới hiện nay gần như tê liệt và chưa biết khi nào mới thể hoạt động bình thường trở lại.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi đã nhìn thấy khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nên đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Đồng thời, Cục cũng tham mưu Bộ NN-PTNT, các địa phương tạo điều kiện lưu thông các mặt hàng phục vụ sản xuất, vật tư nông nghiệp trong thời gian cách ly xã hội. Bên cạnh đó, Cục cũng chủ động liên hệ với tham tán thương mại tại một số thị trường nhập khẩu quan trọng để nắm được thông tin, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước.
Tác giả: Nguyên Huân - Kế Toại
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp

Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Thiên Bang Việt Nam có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Long Định, xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An; giấy phép kinh doanh số 501022000081, cấp ngày 16/01/2008; website: www. thienbangvn.com.

Công ty hoạt động trong lĩnh vưc sản xuất Thức ăn chăn nuôi cho Gia súc – Gia Cầm và Thủy sản cần tuyển dụng như sau:
Vị trí Tuyển dụng
Vị trí 01: Nhân viên kinh doanh thức ăn Gia súc
Số lượng: 10 người
Địa điểm làm việc: : Bến Tre,Trà Vinh,Vĩnh Long và các khu vực lân cận
Vị trí 02: Giám đốc vùng kinh doanh khu vực:
Số lượng: 03 người
Vùng làm việc: Các tỉnh Miền Tây
Mô tả công việc
- Lên kế hoạch bán hàng, phát triển & quản lý thị trường
- Phân tích, đánh giá thông tin thị trường cho Giám đốc kinh doanh.
- Hướng dẫn, kiểm tra liều lượng,cách sử dụng thức ăn chăn nuôi theo đúng kỹ thuật.
- Thực hiện công tác theo yêu cầu lãnh đạo
- Chăm sóc khách hàng củ,tìm khách hàng mới.
Yêu cầu:
- Nam, tuổi từ 23-40, Tốt nghiệp Trung cấp trở lên các ngành chăn nuôi thú y, Bác sỹ thú y...hoặc các ngành liên quan chăn nuôi.
-Lanh lợi,hoạt bát,nắm bắt vấn đề nhanh.Giao tiếp tốt.
-Lương thử việc 15.000.000 vnđ(kể cả sinh viên mới ra trường)
-Sau thử việc thu nhập bình quân 15.000.000 vnd-45.000.000vnd theo doanh số.
-Ngoài ra còn có chế độ công tác phí,tiền cơm,tiền xăng,điện thoại, ....
-Vị trí Giám đốc khu vực yêu cầu ít nhất có 2 năm kinh nghiệm trong quản lý.
Thông tin liên hệ:
Phòng hành chánh: MS Hạnh 0919 384 818, email:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Thông tin được chia sẻ
Ms. Hạnh

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tăng giá của đồng USD nên nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất chăn nuôi tại Việt Nam tăng mạnh thời gian gần đây.

Cụ thể, hiện giá khô dầu đậu tương đã tăng trên 10% từ mức 9.000 đồng/kg lên 10.200 đồng/kg. So với khô dầu đậu tương, mặt hàng ngô còn tăng mạnh hơn khi tăng gần 30%, từ mức 5.600 đồng/kg lên 7.000 đồng/kg. Đặc biệt, một số mặt hàng Lysine, axit amin còn tăng hàng trăm phần trăm và luôn trong tình trạng khan hàng.
Việc giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp khiến giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam gặp rất nhiều áp lực.
Hiện một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng giá bán từ 500 - 1.000 đồng/kg. Một số đơn vị lớn chọn giải pháp cố gắng giữ giá bán thức ăn không tăng, song lại tiến hành giảm tiền chiết khấu hoa hồng cho các đại lý.
Tác giả: Nguyên Huân
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp

VietDVM cập nhật giá cả thị trường miền Bắc tuần 33 năm 2019 (từ ngày 11- 18/08/2019). Giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc tiếp tục tăng do nguồn cung không đủ và nhu cầu thị trường tăng do dịp lễ (15/7 âm lịch). Tuy nhiên lượng tăng và mức giá ở các vùng không đồng đều. Cục bộ có những vùng giá heo hơi len tới 45.000 - 47.000đ/kg. Tuy nhiên vẫn có những vùng ghi nhận giá heo chỉ ở mức 30.000 - 33.000 đ/kg. Giá thịt gà trong tuần vừa qua ghi nhận mức tăng của gà thịt thả vườn nuôi bán công nghiệp.

Tình hình giá heo hơi tại miền Bắc
Giá heo hơi tại miền Bắc trong tuần 33/2019 tiếp tục ghi nhận mức tăng cục bộ ở nhiều vùng, các công ty lớn cũng tiến hành điều chỉnh tăng do vậy thị trường miền Bắc nói chung trong tuần vừa qua giá heo hơi đang có lợi cho người chăn nuôi.
Theo các thương lái, giá heo sẽ tiếp tục tăng do các thông tin về việc Trung Quốc dừng nhập khậu thịt của Mỹ và có xu hướng chuyển qua nhập từ các nước khác trong đó có Việt Nam. Ngoài ra lượng heo thịt trong dân không còn nhiều (do ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo châu Phi cũng như tâm lý lo ngại chưa dám tái đàn ở nhiều vùng chăn nuôi).
Giá trứng gia cầm và giá gà thịt
Giá thịt gà lông màu nuôi bán công nghiệp tăng nhẹ trong tuần 33 vừa qua, hiện tại miền Bắc giá gà thịt lông màu dao động trong khoảng 44.000 - 53.000đ/kg (gà nuôi 90 ngày). Những giống gà nuôi dài ngày hơn hiện có giá dao động từ 55.000 - 65.000đ/kg.
Giá trứng gia cầm mặc dù đã tăng 100 đ/quả so với tuần trước, hiện trứng gà Ai Cập đang ở mức 2.300 - 2.400 đ/quả.
Giá Vịt thịt hiện đang có lợi cho người chăn nuôi. Ở miền Bắc thời điểm này là giai đoạn vào vịt thịt thả đồng nên giá vịt giống tăng cao và khá khó mua giống, hiện giá vịt giống dao động khoảng 11.000 - 18.000 đ/con.
Chi tiết giá heo hơi và các sản phẩm chăn nuôi khác tại các tỉnh miền Bắc trong tuần 33 năm 2019
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
»› Xem thêm: Cập nhật giá heo hơi tại các tỉnh trên cả nước
VietDVM team

Thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới trong ngày 18/03/2020 biến động trái chiều, trong đó đậu tương tăng 1%, ngô không thay đổi song lúa mì thay đổi nhẹ.

Vào lúc 9h06 ngày 18/3/2020 (giờ Việt Nam), giá đậu tương tại Mỹ tăng 1% khi gói kích thích kinh tế có trị giá 1 nghìn tỉ USD thúc đẩy thị trường, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại động lực chính sách toàn cầu không đủ để chống lại tác động kinh tế của đại dịch virus corona.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Chicago tăng 1% lên 8,33 USD/bushel, sau khi tăng 0,3% trong phiên trước đó.
Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Chicago không thay đổi ở mức 3,44 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 3,42-1/4 USD/bushel – thấp nhất kể từ tháng 6/2018. Đóng cửa phiên trước đó giá ngô giảm 3%.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Chicago thay đổi nhẹ ở mức 4,99-1/2 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 0,6%.
Mối lo ngại về tác động kinh tế từ virus gây áp lực giá ngũ cốc, trong khi nhu cầu xuất khẩu của Mỹ suy giảm bởi đồng USD tăng mạnh khi các công ty và các nhà đầu tư tìm kiếm tiền tệ thanh khoản nhất trong thị trường bất ổn.
Đồng USD tăng mạnh khiến hàng hóa của Mỹ đắt hơn trên thị trường toàn cầu.
Chính quyền Trump hôm thứ ba (17/3/2020) đã bổ sung nỗ lực toàn cầu để chống lại đại dịch, với gói kích thích kinh tế có trị giá 1 nghìn tỉ USD có thể cung cấp tờ séc có trị giá 1.000 USD cho người Mỹ trong vòng 2 tuần.
Đồng USD tăng so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong ngày 18/3/2020, sau khi lợi tức trái phiếu Mỹ tăng và lo ngại xung quanh virus corona.
Giá dầu duy trì vững trong ngày 18/3/2020 sau khi giảm xuống mức thấp nhất 4 năm, bởi lo ngại nhu cầu nhiên liệu và nền kinh tế toàn cầu suy giảm, trong bối cảnh hạn chế du lịch do đại dịch virus corona tại một số quốc gia trên thế giới.
Chỉ số S&P 500 tăng 6% trong ngày 17/3/2020, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Nhà Trắng tiến hành các bước tiếp theo để tăng tính thanh khoản và giảm thiểu tác động kinh tế từ virus corona lây lan mạnh.
Tác giả: Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet (VITIC/Reuters)

Năm 2019, lợi nhuận gộp Anco giảm mạnh 79% chỉ còn hơn 53 tỷ đồng. Mảng tài chính cũng sụt giảm mạnh khiến Công ty báo lỗ gần 468 tỷ đồng, năm 2018 có lãi 39 tỷ.
CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2019 với doanh thu 1.875 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2019. Ngược lại, lợi nhuận gộp giảm mạnh 79% chỉ còn hơn 53 tỷ đồng. Mảng tài chính cũng sụt giảm mạnh khiến Công ty báo lỗ gần 468 tỷ đồng, năm 2018 có lãi 39 tỷ. So với kế hoạch 3.680 – 5.600 tỷ doanh thu, Anco theo đó chưa hoàn thành.

Theo giải trình của Anco, lợi nhuận gộp giảm mạnh do:
(1) Thị trường chăn nuôi heo tiếp tục gặp khó khăn do sự xuất hiện và lan rộng của dịch tả lợn châu Phi khiến tổng đàn heo bị sụt giảm trên phạm vi cả nước, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi heo trên thị trường giảm so với năm ngoái. Chịu tác động chung, doanh thu ngành thức ăn chăn nuôi của Anco giảm 29%, biên lợi nhuận còn bị ảnh hưởng do chi phí sản xuất cố định không thay đổi khi sản lượng sản xuất giảm.
(2) Ngành thịt bắt đầu đóng góp doanh thu vào quý 4/2019 sau khi Tổ hợp chế biến Hà Nam chính thức đi vào hoạt động. Trong giai đoạn đầu, doanh thu bán hàng chưa đủ bù đắp chi phí sản xuất cố định.
Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm mạnh do không còn khoản thu nhập cổ tức được chia từ 5 công ty con như trước đây sau khi Tập đoàn thực hiện dự án tái cấu trúc nhằm tập trung chuyên môn hóa ngành nghề kinh doanh theo mô hình 3F (Feed, Farm, Food).

Theo kế hoạch tập trung chuyên môn hóa ngành nghề kinh doanh 3F từ Masan, Công ty Masan Nutri-Feed sẽ chuyên nắm cổ phần tại các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, Anco đã chuyển nhượng cổ phần tại 5 công ty con sang Công ty Masan Nutri-Feed dẫn đến doanh thu năm 2018 của 5 đơn vị trên không còn hợp nhất trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Về Anco, Công ty được thành lập vào năm 2003, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2015, Công ty được Masan mua lại 70% vốn cùng với Proconco, Anco theo đó thuộc Masan Nutri – Science (đơn vị thành viên được Masan lập cũng trong năm 2015). Theo Bản cáo bạch 2016, Anco chỉ phân phối cho đại lý cấp 1, tại thời điểm 30/9/2016, Anco có gần 2.000 đại lý cấp 1 tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Anco có khoảng 30-40% nhà phân phối kéo dài, hợp đồng đại lý thường kéo dài 1 năm, thời gian trung bình hợp tác với các đại lý là 6 năm. Cũng trong giai đoạn này, Anco sở hữu 12 chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, 5 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngoài Việt Nam tại Campuchia.
Tác giả: Túc Mạch
Nguồn tin: Cafebiz

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 2/2020 đạt 271 triệu USD, tăng 22,44% so với tháng trước đó và tăng 12,13% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 2/2020 vẫn là Argentina, Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan… Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 135 triệu USD, tăng 84,67% so với tháng trước đó và tăng 48,37% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 2 tháng đầu năm 2020 lên 209 triệu USD, tăng 3,36% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 42,4% thị phần.

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2/2020 đạt hơn 29 triệu USD, tăng 11,48% so với tháng 1/2020 song giảm 29,85% so với tháng 2/2019. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 55 triệu USD, giảm 56,79% so với cùng kỳ năm 2019. chiếm 11,3% thị phần.
Đứng thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu hơn 11 triệu USD, tăng 9,58% so với tháng 1/2020 và tăng 52,17% so với tháng 2/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 21 triệu USD, giảm 30,73% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 4,4% thị phần.
Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 494 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Philippines với 4,2 triệu USD, tăng 123,75% so với cùng kỳ năm 2019, UAE với 8 triệu USD, tăng 91,97% so với cùng kỳ năm 2019, Mexico với 869 nghìn USD, tăng 47,35% so với cùng kỳ năm 2019, sau cùng là Chile với hơn 2,9 triệu USD, tăng 34,64% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật 2 tháng năm 2020.
Lúa mì:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2/2020 đạt 331 nghìn tấn với kim ngạch đạt 82 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2020 lên hơn 708 nghìn tấn, với trị giá hơn 177 triệu USD, tăng 113,53% về khối lượng và tăng 89,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 2 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 35% thị phần; Brazil chiếm 16%; Nga chiếm 10%; Canada chiếm 7% và Mỹ chiếm 6%.Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ, Brazil, Canada và Australia. Trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng gấp hơn 11 lần về lượng và hơn 13 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng hơn 2 lần về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Nga giảm 50,77% về lượng và giảm mạnh 56,98% về trị giá so với cùng kỳ.
Đậu tương:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 2/2020 đạt 129 nghìn tấn với trị giá hơn 53 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 2 tháng đầu năm 2020 lên 219 nghìn tấn và 90 triệu USD, giảm 29,06% về lượng và giảm 25,4% về trị giá so với năm 2019.
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 2/2020 đạt hơn 354 nghìn tấn với trị giá đạt 82 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1,1 triệu tấn, trị giá hơn 229 triệu USD, giảm 31,41% về khối lượng và giảm 32,54% về trị giá so với năm 2019.Đồng thời, nhập khẩu ngô trong 2 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 52% và 42,7% thị phần.
Nguồn: VITIC
Tổng hợp: Vũ Lanh
Nguồn tin: Trung tâm TT CN&TM

Cả nước đang có 37 ổ dịch cúm gia cầm, tại 11 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Từ đầu năm đến nay, cả nước buộc tiêu hủy là 137.180 con gia cầm.
Ngày 5/3, Bộ Nông Nghiệp & PTNT có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Hiện nay, cả nước đang có 37 ổ dịch cúm gia cầm, bao gồm 32 ổ dịch do H5N6 và 5 ổ dịch do H5N1 tại 11 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Từ đầu năm đến nay, cả nước buộc tiêu hủy là 137.180 con gia cầm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tất cả các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng; đặc biệt trên các đàn vịt của các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm (trước đó nuôi lợn).
Chính quyền và cơ quan chuyên môn đã xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm bị bệnh, dương tính với vi rút cúm gia cầm, chưa có hiện tượng lây lan rộng; tổ chức sát trùng bằng vôi bột, phun hóa chất; khoanh vùng và lập các chốt kiểm dịch tạm thời để chống dịch; tiêm phòng bao vây ổ dịch và tiêm phòng các đàn gia cầm có nguy cơ cao.
Với dịch tả lợn châu Phi, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước chỉ phát sinh thêm 24 ổ dịch làm 19.472 con lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy. Bệnh chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không áp dụng hoặc có áp dụng nhưng chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học. Hiện nay, cả nước còn 206 xã thuộc 79 huyện của 28 tỉnh, thành phố chưa qua 30 ngày.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc phòng, chống dịch bệnh còn nhiều tồn tại, bất cập do hệ thống thú y cơ sở, nhất là thú y cấp thôn, xã, huyện ở nhiều nơi không còn hoặc đã sáp nhập thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp nhưng không nắm được tình hình; không báo cáo đến cơ quan chuyên môn cấp trên để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.
Việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở chưa tốt, xử lý các ổ dịch chưa được thực hiện triệt để, chưa bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật; khoanh vùng, cảnh báo và quản lý ổ dịch còn khó khăn.
Một số địa phương thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện, đặc biệt tại tuyến cơ sở. Chính quyền và cơ quan chuyên môn tại một số địa phương như: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thanh Hóa chưa chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch.
Trong khi đó, việc tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp, nhiều tỉnh, thành tỷ lệ tiêm chỉ đạt khoảng 10-20%, thậm chí chỉ khi xuất hiện dịch mới làm thủ tục xin kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng.
Thời tiết còn diễn biến phức tạp, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn nhiều, bên cạnh đó tập quán, thói quen buôn bán, giết mổ động vật nhỏ lẻ, theo cách truyền thống… nên nguy cơ dịch cúm gia cầm vẫn có thể xảy ra; nguy cơ dịch tả lợn xảy ra cao, do bệnh chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh.

Trước nguy cơ trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh.
Bộ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, các trang trại, gia trại có điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học được tái đàn lợn; phát triển sản xuất, chăn nuôi các loại gia súc khác, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, đảm bảo 3 nguyên tắc: an toàn sinh học, cân bằng cung cầu và bảo đảm an sinh xã hội, để cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho thị trường và bình ổn giá.
Bộ cũng sẽ tổ chức kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán các loại thuốc, vắc xin thú y không bảo đảm chất lượng, thuốc giả, chưa được phép lưu hành, gian lận thương mại,… các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng, tăng giá gây khó khoăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua thuốc, vắc xin để phòng chống dịch bệnh trên động vật; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Thủ tướng ban hành Chỉ thị về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; cho phép Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo về hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y sau khi các địa phương thực hiện việc sáp nhập, cắt giảm lực lượng làm công tác thú y tại cơ sở.
Từ đó, đề xuất giải pháp kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định để bảo đảm lực lượng tổ chức phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả; xây dựng và trình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực ngành thú y giai đoạn 2020 – 2030./.
Tác giả: Bích Hồng
Nguồn tin: BNEWS/TTXVN

Công ty cổ phần Galovis Quốc Tế tuyển dụng
Công ty CP Galovis quốc tế là công ty chuyên sx và cung cấp thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chất lượng hàng đầu tại Việt nam. Công ty hiện có nhà máy sản xuất tại: km43 quốc lộ 5, Cẩm Giàng, Hải Dương.

Hiện tại chúng tôi cần tuyển nhân sự mới
Vị trí tuyển dụng:
- Quản lý vùng kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh
Số lượng: 10 người
Địa điểm làm việc: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái....
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y, quản trị kinh doanh.
- Ưu tiên: có kinh nghiệm trong ngành thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.người có hộ khẩu thường trú tại địa phương công tác.
Quyền lợi:
- Được hưởng đầy đủ quyền lợi của người lao động theo pháp luật việt nam quy định.
- Thu nhập: 12 -30 triệu. Bao gồm lương cơ bản + lương sản lượng + thưởng hoàn thành + thưởng thi đua và một số thưởng nóng khác.
Thông tin liên hệ
Công ty CP Galovis quốc tế
Địa chỉ nhà máy: km43 quốc lộ 5, Cẩm Giàng, Hải Dương.
Mọi chi tiết cần trao đổi vui lòng liên hệ: Mr. Hoàn 0989 123 941 hoặc truy cập web: galovis.com.vn.
Thông tin được chia sẻ
Mr. Hoàn