Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 2 tháng đầu năm 2020 giảm 20,7%

| Ngày13/03/2020

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 2/2020 đạt 271 triệu USD, tăng 22,44% so với tháng trước đó và tăng 12,13% so với cùng tháng năm ngoái.

 

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 2/2020 vẫn là Argentina, Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan… Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 135 triệu USD, tăng 84,67% so với tháng trước đó và tăng 48,37% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 2 tháng đầu năm 2020 lên 209 triệu USD, tăng 3,36% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 42,4% thị phần.

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020 giảm 20,7%
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020 giảm 20,7%

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2/2020 đạt hơn 29 triệu USD, tăng 11,48% so với tháng 1/2020 song giảm 29,85% so với tháng 2/2019. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 55 triệu USD, giảm 56,79% so với cùng kỳ năm 2019. chiếm 11,3% thị phần.

 

Đứng thứ ba là Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu hơn 11 triệu USD, tăng 9,58% so với tháng 1/2020 và tăng 52,17% so với tháng 2/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 21 triệu USD, giảm 30,73% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 4,4% thị phần.

 

Tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 494 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Philippines với 4,2 triệu USD, tăng 123,75% so với cùng kỳ năm 2019, UAE với 8 triệu USD, tăng 91,97% so với cùng kỳ năm 2019, Mexico với 869 nghìn USD, tăng 47,35% so với cùng kỳ năm 2019, sau cùng là Chile với hơn 2,9 triệu USD, tăng 34,64% so với cùng kỳ.

 

Nhập khẩu TĂCN& NLtháng 2/2020 theo thị trường
Thị trường T2/2020 So vớiT1/2020 (%) 2T/2020 So với 2T/2019 (%
Tổng kim ngạch 271.938 22,4 494.186 -20,7 
Argentina 135.930 84,7 209.535 3,4
Ấn Độ 9.489 99,9 14.223 -61,4
Anh 94   96 -29,4
Áo 28 -84,9 214 -72
Bỉ 961 107,9 1.424 -42,0
Brazil 3.749 -88,2 35.448 -28,1
UAE 4.102 3,7 8.059 92
Canada 1.100 1,9 2.181 -49,9
Chile 2.501 489,2 2.926 34,6
Đài Loan (TQ) 6.797 85,8 10.456 22,6
Đức 926 53,2 1.532 -9,3
Hà Lan 1.073 40,8 1.856 -53,5
Hàn Quốc 3.315 26,6 5.934 -6,1
Mỹ 29.362 11,5 55.760 -56,8
Indonesia 4.199 7,35 8.064 -45,1
Italia 2.263 -19,7 5.083 -50,6
Malaysia 940 -56,1 3.080 -23,2
Mexico 762 612 869 47,4
Nhật Bản 31 -90,9 382 -22,9
Australia 2.006 231,8 2.611 -57,3
Pháp 1.704 8,7 3.273 -44,2
Philippin 1.857 -23,1 4.273 123,8
Singapore 2.151 36,2 3.730 16,7
Tây Ban Nha 330 -59,1 1.137 -62,3
Thái Lan 10.754 90,7 16.393 -5,1
Trung Quốc 11.188 9,6 21.516 -30,7

(Vinanet tính toán từ số liệu công bố ngày 11/3/2020 của TCHQ)
ĐVT: nghìn USD

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật 2 tháng năm 2020.

 

 

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 2 tháng đầu năm 2020
Mặt hàng  2T/2020  So với 2T/2019 
Lượng (nghìn tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (%) Trị giá (%)
Lúa Mỳ 708 177.818 113,5 89,4
Ngô 1.106 229.812 -31,4 -32,5
Đậu tương 219 90.770 -29,1 -25,4
Dầu mỡ động thực vật   55.795   -42,4

 

Lúa mì:

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2/2020 đạt 331 nghìn tấn với kim ngạch đạt 82 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2020 lên hơn 708 nghìn tấn, với trị giá hơn 177 triệu USD, tăng 113,53% về khối lượng và tăng 89,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 2 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 35% thị phần; Brazil chiếm 16%; Nga chiếm 10%; Canada chiếm 7% và Mỹ chiếm 6%.Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ, Brazil, Canada và Australia. Trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng gấp hơn 11 lần về lượng và hơn 13 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng hơn 2 lần về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Nga giảm 50,77% về lượng và giảm mạnh 56,98% về trị giá so với cùng kỳ.

 

Đậu tương:

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 2/2020 đạt 129 nghìn tấn với trị giá hơn 53 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 2 tháng đầu năm 2020 lên 219 nghìn tấn và 90 triệu USD, giảm 29,06% về lượng và giảm 25,4% về trị giá so với năm 2019.

 

Ngô:

Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 2/2020 đạt hơn 354 nghìn tấn với trị giá đạt 82 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1,1 triệu tấn, trị giá hơn 229 triệu USD, giảm 31,41% về khối lượng và giảm 32,54% về trị giá so với năm 2019.Đồng thời, nhập khẩu ngô trong 2 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 52% và 42,7% thị phần.

 

 

Nguồn: VITIC
Tổng hợp: Vũ Lanh
Nguồn tin: Trung tâm TT CN&TM

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status