12 lời khuyên về an toàn sinh học giúp bạn chăn nuôi hiệu quả

| Ngày22/03/2019

Trước xu hướng cấm sử dụng kháng sinh ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia như hiện nay thì việc tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả là điều cấp thiết.

 

Bên cạnh các giải pháp kiểu như bổ sung probiotics hay emzyme thủy phân, thực khuẩn thể, các yếu tố kích thích miễn dịch…thì thắt chặt an toàn sinh học (ATSH) cũng là một trong những giải pháp rất hiệu quả nếu như làm tốt. Cụ thể, ATSH đạt chuẩn có thể giúp trại giảm đáng kể áp lực mầm bệnh trong môi trường, giảm tỷ lệ mắc bệnh thậm chí loại bỏ kháng sinh khỏi chế độ ăn uống của vật nuôi.

An toàn sinh học hiện đại là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của tất cả mọi người
An toàn sinh học hiện đại là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của tất cả mọi người

Tuy nhiên, ATSH mà chúng tôi nói ở đây là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của cả cộng đồng chứ không phải là những khái niệm ATSH lạc hậu, cũ kỹ như từ trước tới nay.

 

Những quan niệm sai lầm về ATSH từ trước tới nay.

Một số người cho rằng ATSH chỉ đơn giản là cần 1 cái vòi xịt nước để làm sạch toàn bộ trang trại mà không có nhận thức về màng sinh học và tác động của màng sinh học trong việc dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.


  • Nhiều vi khuẩn khi xâm nhập vào một bề mặt nào đó, nó có khả năng hình thành một lớp màng nhầy bao phủ xung quanh nó. Lớp màng này bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, nó được gọi là màng sinh học

 

 Một số khác lại cho rằng họ đang làm tất cả những gì tốt nhất có thể để kiểm soát bệnh tật, thậm chí là sử dụng nhiều hơn liều lượng thuốc kháng sinh được khuyến cáo trên bao bì, nhưng rất ít hoặc thậm chí không ai trong số họ có thể kiểm soát bệnh thành công với cách này. Bởi vì họ đã quên mất việc kiểm soát các yếu tố trung gian truyền bệnh không phải là sinh vật sống (ví dụ như các dụng cụ chăn nuôi, xe tải ra vào trại…).

 

 Một phần lớn các trại thì vẫn làm theo hướng dẫn của các bác sỹ thú y hay cố vấn riêng của trang trại nhưng lại không thực sự tin vào giải pháp này nên họ làm 1 cách rất đối phó và thường có xu hướng cắt giảm chi phí không hợp lý dẫn đến những sai lầm không đáng có. Ví dụ như sử dụng các chất khử trùng giá rẻ, kém hiệu quả.

 

 Nhiều trang trại khi có dịch bệnh đe dọa như cúm gia cầm hay lở mồm long móng, tai xanh…thì rất nghiêm túc và tuân thủ quy trình vệ sinh ATSH. Nhưng khi kết thúc đợt dịch thì ngay lập tức không có biện pháp ATSH nào được áp dụng nữa.

 

 

12 lời khuyên về ATSH tổng thể giúp bạn chăn nuôi hiệu quả hơn.

1. Hiểu về chính trang trại của mình.

Giống như trong binh pháp tôn tử của Trung Quốc đã từng nói: “Nếu bạn muốn giành chiến thắng, bạn phải biết kẻ thù của bạn là ai nhưng cũng đừng quên nắm rõ về quân đội của bạn”, trong chăn nuôi cũng vậy, muốn thành công bạn phải hiểu rõ trang trại của mình càng chi tiết càng tốt.

 

Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…

 

2. Sử dụng chất sát trùng thường xuyên và nhất quán.

Chất sát trùng giúp bạn tiết kiệm chi phí lao động. Hơn nữa, 80% chi phí của một chương trình ATSH không đến từ sản phẩm sát trùng hay thiết bị, mà là công lao động.

 

Những công nhân làm việc trong trại và những người phụ trách trực tiếp các công việc liên quan đến vệ sinh sát trùng cần phải hiểu 1 cách rõ ràng, đầy đủ về tầm quan trọng của công việc họ đang làm.

 

Sử dụng chất sát trùng cũng có thể tiết kiệm tới 50% lượng nước sử dụng, và trong một số trường hợp, việc sử dụng hiệu quả chất sát trùng có thể giúp chủ trang trại tiết kiệm được chi phí cho 1 nhân công.

 

3. Sử dụng sản phẩm được cấp phép.

Không phải bàn cãi gì nữa, đây là cách duy nhất để giúp trang trại đảm bảo các yếu tố an toàn, cẩn thận và hiệu quả.

 

4. Chú ý đến hệ thống nước uống của bạn.

Hệ thống nước uống sẽ có tầm quan trọng ngày càng tăng trong tương lai, và đừng quên 1 nguyên tắc là: “ý nghĩ muốn đơn giản hóa hệ thống nước uống này là một ý nghĩ ngu xuẩn”. Nguyên tắc ATSH cơ bản là giống nhau. Đầu tiên, bạn làm sạch, và sau đó bạn khử trùng.

 

5. Vệ sinh sạch luồng không khí ra vào trong chuồng nuôi.

 

Xem thêm:
- Cập nhật tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi
Bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại Thừa Thiên - Huế

 

6. Khử trùng là tuyến phòng thủ đầu tiên của trang trại.

Hãy cẩn thận khi xe tải vào trang trại, nhưng cũng khi chúng rời đi để không lây bệnh từ trang trại này sang trang trại khác.

 

7. Sử dụng các thùng, chậu chứa nước sát trùng.

Các thùng nước sát trùng như thế này nên được đặt xung quanh trại
Các thùng nước sát trùng như thế này nên được đặt xung quanh trại

Các thùng này nên được đặt xung quanh trang trại và nên được thay mới khi bạn thấy nó đã bẩn.

 

8. Quản lý độc tố nấm mốc.

Bạn sẽ phải chi một lượng lớn tiền cho chế độ ăn uống của vật nuôi nếu bạn không quản lý tốt các vấn đề độc tố nấm mốc.

 

9. Đừng phạm những sai lầm ngớ ngẩn.

Ví dụ, không di chuyển 1 heo nái bẩn, chưa được tắm rửa sạch sẽ vào một ô chuồng đẻ mà bạn đã bỏ ra hàng giờ để dọn sạch thậm chí phun sát trùng và để trống chuồng trong nửa tháng.

 

10. Đảm bảo các yếu tố phúc lợi động vật.

Điều này thường chỉ thích hợp với các nước phát triển Mỹ hay các quốc gia châu Âu hơn là Việt Nam hiện tại

 

11. An toàn sinh học mật độ là quan trọng.

Tránh chăn thả với mật độ cao dẫn đến quá tải và cạnh tranh ở máng ăn hoặc núm uống.

 

12. Hành vi ATSH cũng rất quan trọng.

Bạn nên rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với heo hoặc gà trong trang trại của mình. Điều này không chỉ để bảo vệ chính bạn mà còn để đảm bảo rằng bạn không truyền tải bất kỳ mầm bệnh nào cho các con vật khác trong trại hay không phát tán mầm bệnh ra môi trường.

 

Tác giả: Phạm Nga

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.
Xem thêm:

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status