
“Sản lượng thịt gia cầm toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 1% vào năm 2018 lên 91.300.000 tấn. Trong đó chủ yếu là từ các thị trường như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ và Liên minh châu Âu”, theo báo cáo thương mại và thị trường thế giới về chăn nuôi gia cầm của bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).
Nhịp độ sản xuất của Liên minh châu Âu và Ấn Độ được dự báo sẽ chậm lại, trong khi đó thì Hoa Kỳ và Brazil sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Báo cáo cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu toàn cầu dự kiến cũng tăng 3% lên 11,4 triệu tấn vào năm 2018. Do một số đối thủ cạnh tranh của Brazil bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cúm gia cầm và hạn chế thương mại liên quan đến việc hạn chế xuất khẩu của họ nên Brazil được dự đoán sẽ tăng xuất khẩu lên 4% trong năm 2018. Điều này cũng dễ hiểu sau khi họ gặp khó khăn vào đầu vào năm 2017 do các vấn đề chất lượng.
Trung Quốc tiếp tục vật lộn với cúm gia cầm
Theo dự kiến, năm 2018 Trung Quốc sẽ tiếp tục vật lộn với những ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) nên sản lượng sẽ tiếp tục giảm ước tính khoảng 5%. Đây là năm thứ ba liên tiếp Trung Quốc tăng trưởng âm trong sản xuất thịt gia cầm; vào năm 2017 và 2016 sản lượng thịt gia cầm của Trung Quốc sụt giảm từ 6% đến 8%.
Dịch cúm gia cầm không chỉ ảnh hưởng tới sản lượng thịt của Trung Quốc mà nó còn làm giảm chất lượng di truyền của đàn giống và giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm lên nền chăn nuôi Trung Quốc được biểu hiện khá đa dạng. “các báo cáo trực tuyến cho hay một số chỉ bị tác động nhỏ do kịp thời cải thiện an toàn sinh học trong khi nhiều trang trại khác sản lượng giảm đáng kể kéo theo mật độ chăn nuôi giảm thậm chí nhiều trang trại phải đóng cửa. Các chợ buôn bán thịt gia cầm truyền thống thậm chí cũng đã đóng cửa. Nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm rõ rệt”, Tyler Cozzens, nhà kinh tế nông nghiệp thuộc USDA cho biết.
Di truyền học sẽ tiếp tục là một yếu tố đau đầu đối với Trung Quốc. Trước đây, toàn bộ đàn giống ông bà của Trung Quốc là do Mỹ cung cấp. Sau khi Mỹ bùng phát dịch cúm gia cầm vào năm 2014-2015 buộc Trung Quốc phải hạn chế nhập khẩu gia cầm từ Mỹ và chuyển một phần sang Pháp. Tuy nhiên, sự bùng phát cúm gia cầm ở Pháp vào năm 2016 buộc Trung Quốc một lần nữa phải đi tìm một nguồn cung khác. Trung Quốc hiện đang cố gắng tìm nguồn con giống riêng của mình và đấu tranh báo cáo giải thích với các đối tác.
Do đó, theo báo cáo của USDA dự báo rằng Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu thịt gà lên khoảng 7% vào năm 2018 . Bản báo cáo cũng cho biết rằng Brazil có thể sẽ tận dụng cơ hội này để tăng sản lượng xuất khẩu của mình.
Cho đến năm 2009, Mỹ cung cấp 75 phần trăm thị phần thịt gà cho thế giới. Do gánh nặng chống bán phá giá và thuế đối kháng kết hợp với những hạn chế dịch cúm gia cầm của Trung Quốc, các lô hàng của Mỹ đã bị Trung Quốc trả lại. Sau đó, Brazil đã trở thành nhà cung cấp chính của Trung Quốc trong năm 2010 với gần 40% thị phần; đến năm 2016 Brazil chiếm 90% thị phần ở Trung Quốc và dự kiến sẽ tiếp tục dẫn đầu ở Trung Quốc trong thời gian tới, Cozzens kết luận.
Thị trường thịt gia cầm tại Mỹ

Sản xuất thịt gia cầm ở Mỹ dự kiến sẽ tăng 2% và đạt đến một mức kỷ lục mới với 19 triệu tấn vào năm 2018, theo báo cáo của USDA. Cùng với sản xuất, xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 3% lên 3,2 triệu tấn. Khác với Trung Quốc, dịch cúm gia cầm không ảnh hưởng quá nặng nề ở Mỹ. Kể từ tháng 8 năm 2017 chưa có trường hợp dịch cúm gia cầm nào được phát hiện tại nước này. Điều này sẽ giúp nhu cầu xuất khẩu thịt gia cầm của Mỹ cao hơn nhất là từ Mexico.
VietDVM team dịch.
(theo wattagnet).

Các lý do nuôi chó thì chắc hẳn ai cũng biết: người thì đam mê, người thì cần có một người bạn trung thành, người cần bảo vệ... Nhưng lý do để có thể đi đến kết luận chắc nịch:" Người yêu có thể không có, nhưng chó nhất định phải có 1 con" thì chắc ít người có thể hiểu được.
Dưới đây, VietDVM.com thống kê 7 lý do để chứng thực quan điểm trên là đúng hoàn toàn nhé!!!
»› 7 điều khiến bạn sẽ muốn nuôi mèo ngay lập tức!
7. Chẳng bao giờ quan tâm tới bề ngoài của bạn!
Những chú chó sẽ chẳng bao giờ làm gì có lỗi với bạn kể cả bạn già đi, khiếm thị hay khiếm thính... thì tình cảm chúng giành cho bạn vẫn nguyên vẹn như thế. Vẫn mừng khi bạn về, vẫn bên bạn khi bạn buồn....

Và điều này nữa, có lẽ sẽ phù hợp với chị em hơn: Dù bạn có béo lên 1kg hay cả chục kilogram thì chúng cũng vẫn yêu thương mà chẳng bao giờ hỏi: "dạo này béo lên à???".
6. Bạn được tự do, không cần phụ thuộc vào ai cả!
Đa số thì người yêu sẽ muốn bạn ở riêng với họ trong buổi tối, thậm chí cả ngày trời. Muốn bạn chỉ của riêng họ mà thôi...
Nhưng chó sẽ luôn sẵn sàng cùng bạn lang thang đâu đó tới một nơi đông người bất kỳ nơi nào chỉ đơn giản nơi đó chúng được đi cùng bạn... vậy có lẽ là đủ với chúng rồi. Bạn không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ ai cả, đơn giản là đi đến đâu bạn thích với người bạn đồng hành của mình.

5. Tình cảm của bạn & chó sẽ ngày càng tốt đẹp hơn
Điều này thì quá rõ rồi, bạn nuôi chó càng lâu thì tình cảm sẽ ngày càng khăng khít hơn. Và chắc chắn chúng sẽ luôn luôn vui vẻ khi thấy bạn dù trong bất kỳ trường hợp nào... và cả nhường nhịn bạn nữa chứ....

Còn người yêu? - Chưa chắc đâu nhé!
Có thể giận dỗi bạn, có thể tình cảm sẽ đi xuống dần, có thể cáu gắt bạn....
Điểm này chắc chắn là nên nuôi chó hơn rồi.
4. Chó không bao giờ than phiền về tài nấu ăn của bạn.
Ăn gì thật ra cũng chẳng quan trọng, quan trọng là bạn cho chúng ăn, mặn thì uống nước, nhạt thì chúng vẫn ăn như... lợn. Và chó ăn những thứ bạn cho chúng ăn như thể đây là lần đầu tiên chúng được ăn và được ăn những thứ ngon nhất trên đời.

Còn người yêu bạn của bạn??? - Coment thì thầm ở dưới nhé!!!
3. Chó luôn tìm cách chiều chuộm và làm theo những gì bạn muốn.
Chó có thể huấn luyện hay đào tạo chúng theo cách mà bạn muốn. Muốn gì thì cứ dạy, chúng sẽ làm theo hết (tất nhiên là kiên trì dạy dỗ nhé). Với người yêu, đôi lúc bạn cũng phải nhường nhịn vài phần, chiều chuộm cũng vài phần chứ chưa nói tới việc nhịn tất cả và chiều hết mình.

»› Phương pháp huấn luyện 7 lệnh căn bản trên chó bạn nhất định phải biết
2. Chó luôn thật thà!
Tất cả các chú chó sẽ cảm thấy có lỗi và biểu hiện cảm xúc rõ ràng khi chúng làm điều gì đó sai, hệt như những đứa trẻ vậy...

Còn người yêu bạn à? - Bạn chắc chứ?
Nhiều người còn giỏi cả che giấu khi họ mắc sai lầm nữa cơ.
1. Chó luôn chung thành - Không bao giờ chê bạn nghèo!

Dù bạn có thuộc tầng lớp nào của xã hội đi nữa, dù bạn có phiêu bạt bất kỳ phương trời nào mà chẳng có một xu dính túi, nhưng chắc chắn chú chó của bạn sẽ chẳng bao giờ bỏ bạn. "Chó không chê chủ nghèo" đây là câu nói được ông cha ta đã đúc kết từ rất lâu rồi. Dù bạn thế nào đi chăng nữa, hãy yên tâm, mỗi lần bạn về nhà đều sẽ thấy chó của mình chờ bạn về, vẫy đuôi mừng,....
Chó của bạn có được bao nhiều phần của 7 lý do trên???
VietDVMTeam

Công ty chăn nuôi Hòa Phước thuộc tập đoàn Hòa Phát tuyển dụng trại trưởng và kỹ thuật trang trại heo

1. Trại Trưởng
Mô tả công việc.
- Quản lý, điều hành sản xuất tại trại heo quy mô lớn.
- Chịu trách nhiệm kết quả sản xuất của trại.
- Xây dựng, đề xuất các phương pháp cải tiến quy trình làm việc tại công ty.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của BGĐ công ty.
- Báo cáo hàng ngày cho BGĐ về tình hình sản xuất.
- Chi tiết trao đổi qua buổi phỏng vấn.
2. Kỹ thuật trại
»› Xem nhiều: Các công ty khác tuyển dụng kỹ thuật trang trại heo
Mô tả công việc.
- Chăm sóc, kiểm tra sức khỏe đàn heo theo quy định của công ty.
- Điều trị heo theo phác đồ điều trị.
- Bối trí công việc cho công nhân.
- Ghi chép, báo cáo đầy đủ dữ liệu liên quan.
- Cụ thể trao đổi qua buổi phỏng vấn
Yêu cầu
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên nghành chăn nuôi, bác sỹ thú y.
- Có kinh nghiệm 5 năm trở lên làm kỹ thuật, và trên 3 năm kinh nghiệm quản lý trại đối với vị trí trại trưởng.
- Có kinh nghiệm 2 năm trở lên đối với vị trí kỹ thuật.
- Có khả năng thuyết trình, kỹ năng nói trước đám đông.
- Độ tuổi từ 28 – 45 tuổi, có sức khỏe tốt.
- Chịu được áp lực công việc.
- Thành thạo vi tính văn phòng
Quyền lợi được hưởng
- Mức lương thỏa thuận tuỳ theo năng lực.
- Thưởng tết, tháng lương thứ 13 … theo quy định của Tập đoàn;
- Được công ty hỗ trợ ăn 3 bữa, ở tại các trang trại chăn nuôi của công ty;
- Được tham gia BHXH theo quy định của Pháp luật;
- Được đảm bảo việc làm ổn định, lâu dài.
Thông tin liên hệ:
- Mr Nhẫn – Mr Định – Phòng Tổ chức
SĐT: 0978556732 - 0971 695 835
Địa điểm làm việc: Tổ 2, Ấp Đồng Dầu, Xã Minh Đức, Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước, VN
»› Công ty Hoà Phát tuyển dụng Bác sỹ thú y và Kỹ sư chăn nuôi
Thông tin được chia sẻ bởi
Mr.Nhẫn

Không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm hiện đang là một xu hướng phát triển nhanh chóng trên thế giới. Song song với những lợi ích mang lại cho người tiêu dùng thì nó cũng mang lại những rắc rối, nguy cơ tiềm ẩn khiến các trang trại chăn nuôi vô cùng đau đầu.
Theo ông Matt Salois, giám đốc khoa học toàn cầu của Elanco cho biết tại hội nghị thượng đỉnh về chăn nuôi gia cầm hồi tháng 7 vừa qua, việc ngưng sử dụng kháng sinh làm chất độn chuồng ướt hơn bình thường dẫn đến tăng nguy cơ về 3 vấn đề sức khỏe của đàn gà như sau:
1. Bỏng giác mạc do amoniac.

Khi nền chuồng ẩm ướt, lượng amoniac bốc hơi tăng gây bỏng mắt mà đặc biệt là giác mạc, gây đau đớn cho gà. Salois cho biết, tỷ lệ gà bị bỏng giác mạc tăng 3,5 lần so với những đàn có sử dụng kháng sinh.
2. Tổn thương gan bàn chân.

Tỷ lệ gà bị tổn thương gan bàn chân ở những đàn không dùng kháng sinh trong chăn nuôi cao gấp 1,4 lần so với các đàn có sử dụng kháng sinh. Các tổn thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng kế phát.
3. Viêm khí quản.
Đàn gia cầm được nuôi theo kiểu không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn các đàn còn lại. Khi đó, những gia cầm này thường có các triệu chứng như suy hô hấp, sưng cổ, khó thở và thường dẫn đến tử vong. Tỷ lệ này cao hơn gấp 1,5 lần so với những đàn có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Salois cho biết.
»› Xem nhiều: Gà khó thở do ILT
»› Xem nhiều: Gà khó thở do ORT

Như vậy, để “chiều theo nhu cầu” của người tiêu dùng là không sử dụng kháng sinh cho đàn gia cầm thì các trang trại chăn nuôi luôn phải chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như giải pháp đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn luôn chực chờ.
Trên đây chỉ là 3 nguy cơ có thể thấy rõ trong thực tế nếu các trang trại không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, ngoài ra có thể còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác nữa. Dù không muốn vậy nhưng các chủ trang trại buộc phải tự mình tìm cách khắc phục vì đơn giản không thể đi ngược xu thế thời đại nếu muốn tồn tại và phát triển.
»› Chiến lược dinh dưỡng giúp giảm lượng khí thải amoniac trong chuồng nuôi gà đẻ
Minh Hòa biên dịch.
(theo wattagnet).

Chuẩn bị cho xuất khẩu thịt lợn
Công ty Biển Đông đã có các đơn hàng từ các doanh nghiệp Hàn Quốc. Vì vậy, hi vọng cơ quan quản lý nhà nước sớm mở thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thịt lợn của Việt Nam.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi

Ông Vũ Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Biển Đông (Công ty Biển Đông) cho biết, để đón đầu cơ hội xuất khẩu thịt lợn vào thị trường Hàn Quốc, công ty đã ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty thực phẩm Hàn Quốc sẽ tiêu thụ 2.000 tấn thịt lợn/năm.
Công ty cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với Trường Đại học Minami Kyushu Nhật Bản về việc thỏa thuận hợp tác phát triển nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật chế biến thực phẩm.
Đến nay, Công ty Biển Đông đã xây dựng xong nhà máy chế biến thực phẩm sạch – khu chăn nuôi xanh. Nhà máy giết mổ lợn bằng dây chuyền tự động công suất 300 con/giờ và kho lạnh với công nghệ đồng bộ nhập khẩu từ Hàn Quốc, dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 11/2017.
Hai cơ sở chăn nuôi lợn an toàn tại Nam Định có quy mô 1.500 con nái; lợn thịt xuất chuồng 10.000 con/lứa. Đồng thời công ty đã liên kết với Trung tâm giống vật nuôi chất lượng cao của Học viện Nông nghiệp Việt Nam để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống lợn và quy trình chăn nuôi vào sản xuất.
Theo ông Vũ Trọng Nghĩa, thông qua Công ty TNHH VIETGO Việt Nam, công ty đã có các đơn hàng từ các doanh nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 6.000 tấn thịt ba chỉ và khoảng 3.000 tấn thịt chân giò trong năm đầu tiên.
Vì vậy, hi vọng cơ quan quản lý nhà nước sớm mở thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thịt lợn của Việt Nam.
»› Giá cả thị trường miền Nam tuần 44 năm 2017 (27/10 - 01/11/2017)
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN

Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại miền Bắc tuần 44 năm 2017
Trong tuần 44/2017 thị trường không có quá nhiều thay đổi. Giá heo hơi tuần qua giữ trung bình ở mức 28.000 - 30.000 đ/kg (tùy từng loại heo). Thị trường gia cầm biến động không nhiều, một số sản phẩm tăng giá nhẹ.
»› Xem nhiều: Chuẩn bị cho xuất khẩu thịt lợn

Theo thông tin từ các cộng tác viên tại các khu vực, giá heo hơi tại Hà Tây trung bình 28.000 - 30.000 đ/kg, Phú Thọ 27.000 - 29.000 đ/kg. Với mức giá heo hơi này người chăn nuôi vẫn đang chịu lỗ và nhiều người hy vọng giá heo sẽ tăng trong thời gian tới, tuy nhiên các dấu hiệu trên thị trường là không ổn định và không rõ ràng và thiếu căn cứ để giá heo hơi có thể tăng mạnh
Trong tuần 43, giá thịt gà công nghiệp (loại >3kg) tăng từ 26.500 đ/kg lên 28.000 - 30.000 đ/kg. Giá trứng gà Ai cập tăng đạt mức 2.200 - 2.400 đ/quả. Các sản phẩm khác không có quá nhiêu thay đổi.
»› Xem thêm: 7 thói quen của các trang trại chăn nuôi gia cầm thành công.
»› Xem thêm:Toàn bộ heo nái cho con bú sẽ ở cùng nhau liệu có hiệu quả?
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 44/2017 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
»› Xem thêm: Cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi
VietDVM team tổng hợp

Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 44/2017
Giá cả thị trường tại các tỉnh phía Nam trong thời gian vừa qua không có nhiều thay đổi. Giá heo hơi vẫn dao động thất thường và giữ trung bình 26.000 - 30.000 đ/kg.
Thị trường trong tuần qua không có biến động nhiều, giá cả các mặt hàng vẫn tương đối ổi định và không có thay đổi nhiều.
Hiện tại đang diễn ra cơn bão số 12 kết hợp với không khí lạnh, các trang trại và gia đình cần chú ý che chắn chuồng trại, và chuẩn bị tránh bùng phát dịch sau mưa bão.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi.

Mức giá heo hơi hiện nay đã giảm 7,6% so với tháng trước và giảm 31,6 % so với cùng kỳ năm 2016. Chưa có nhiều điều kiện để cho thấy giá heo hơi có thể tăng trong thơi gian tới. Người chăn nuôi vẫn cần cập nhật tình hình tin tức thường xuyên để chủ động đàn heo trong thời gian tới.
Giá sản phẩm gia cầm không có thay đổi nhiều. Giá trứng gà, trứng vịt không có quá nhiều thay đổi. Giá gà thịt công nghiệp hiện tại vẫn đang duy trì ở mức 23.000 - 24.000 đ/kg (tăng nhẹ so với tuần trước).
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 44/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 300.000 - 700.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 7.500 - 8.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 6.500 - 7.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 10.000 - 11.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 15.000 - 16.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
»› Xem thêm: Giá cả thị trường miền Bắc tuần 43/2017 (20/10/2017 - 26/20/2017)
VietDVM team tổng hợp

Bạn có thắc mắc tại sao người ta chăn nuôi thì thu về nhiều lợi nhuận và ngày càng giàu lên còn bạn thì chỉ hòa vốn thậm chí lỗ? Dưới đây là 7 thói quen phổ biến mà các trang trại chăn nuôi gia cầm thành công thường áp dụng.
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đề cập đến các trang trại chăn nuôi gia cầm ở các công ty lớn mà chỉ đề cập đến các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ - những trang trại độc lập và tự quyết định hướng phát triển của mình.
Sau một thời gian quan sát các trang trại có kết quả chăn nuôi tốt, chúng tôi thấy họ có chung 7 thói quen giúp họ tốt hơn các trang trại bình thường khác như sau.
1. Yếu tố di truyền trong chăn nuôi gia cầm.

Các trang trại chăn nuôi gia cầm thành công khi chọn giống họ không hoàn toàn dựa vào những đặc điểm đã được công bố của giống đó mà họ chọn giống dựa vào nhu cầu của thị trường tại địa phương.
2. Dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm
Hầu hết các trang trại chăn nuôi gia cầm có xu hướng sử dụng thức ăn sẵn có từ các nhà máy, các chất phụ gia thức ăn từ các công ty đối tác.

Các trang trại chăn nuôi thành công thì ngược lại. Họ quan điểm chi phí thức ăn chiếm tới 70% tổng chi phí nên họ rất cẩn thận trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý thậm chí họ còn đầu tư thuê chuyên gia nghiên cứu kỹ công thức thức ăn sao cho phù hợp với tình hình trang trại của mình nhất, tiết kiệm nhất.
3. Bác sỹ thú y.
Thay vì việc đợi đến lúc phát sinh vấn đề mới tìm đến bác sỹ thú y hay tìm kiếm lời khuyên từ các bác sỹ thú y, phòng khám thú y địa phương thì các trang trại chăn nuôi gia cầm thành công họ không làm thế.

Cách làm của các trang trại này là họ liên kết với các trung tâm thú y có chuyên môn cao, hiện đại và chọn dịch vụ tư vấn trọn gói của những trung tâm này. Mục tiêu của họ là tập trung cao vào vấn đề phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có thể chi phí thuê đội ngũ này không hề thấp nhưng xét tổng chi phí cho thú y của họ lại không cao như các trang trại còn lại.
4. Cơ sở vật chất đối với trang trại chăn nuôi gia cầm?

Một sự khác biệt nữa giữa 2 mô hình trang trại thành công và không thành công nữa là cách họ đầu tư vào cơ sở vật chất. Các trang trại chăn nuôi gia cầm thành công thường lựa chọn các trang thiết bị có chất lượng tốt nhất cho chuồng trại của mình dù chi phí ban đầu bỏ ra hơi cao hơn nhưng bù lại họ không phải mất thời gian, công sức, chi phí vào việc sữa chữa, khắc phục trong quá trình chăn nuôi.
5. Sử dụng thời gian thế nào?
Các nhà quản lý của các trang trại chăn nuôi gia cầm thành công không giành nhiều thời gian chỉ để tập trung vào những công việc chi tiết. Họ tập trung vào rừng cây chứ không tập trung vào 1 cái cây cụ thể nào cả.

Nghĩa là phần lớn thời gian họ giành để nghiên cứu về xu hướng của thị trường, xem lại sổ sách báo cáo hàng năm, nghiên cứu về vật tư dài hạn hay định hướng phát triển trong 5-10 năm tới…
6. Coi chi phí như một khoản đầu tư.
Các chủ trang trại chăn nuôi gia cầm thành công quan niệm chi phí giống như một khoản đầu tư và đo lường lợi nhuận thu được trên các khoản đầu tư đó. Và họ thực hiện các khoản đầu tư đó khi lợi nhuận vẫn đang tốt chứ không phải khi lợi nhuận bắt đầu đi xuống mới tiến hành đầu tư.

Trong khi đó, các chủ trang trại chăn nuôi gia cầm chưa thành công thì lại coi chi phí giống như một cái gì đó rất xấu và không tránh khỏi, bởi vậy nên với họ, các chi phí đó mất đi vĩnh viễn và không quay trở lại.
7. “Chất lượng sống” của đàn gia cầm.
Các trang trại chăn nuôi gia cầm thành công luôn đảm bảo đàn vật nuôi của họ được sống trong môi trường tốt nhất, có chế độ dinh dưỡng tốt nhất, có cơ sở vật chất tốt nhất, tình trạng sức khỏe tốt nhất…

Nếu một trong số những điều trên chưa tốt, họ sẽ chưa nghỉ ngơi cho đến khi mọi thứ đều ổn.

Đồng ý là có rất nhiều yếu tố quyết định việc chăn nuôi của trang trại của bạn có thành công hay không từ kiến thức, kỹ năng thậm chí là may mắn. Tuy nhiên xét về góc độ một nhà sản xuất và chăn nuôi gia cầm hiệu quả thì 7 thói quen trên là điều kiện cần nếu muốn chăn nuôi thành công. Vòng đời của gia cầm thường rất ngắn nên nếu chỉ cần chúng ta hỏng một lứa thôi cũng sẽ làm mất lợi nhuận của cả năm chăn nuôi đó.
»› Bản chất của việc quản lý sức khỏe đường ruột trong chăn nuôi gà là gì?
Hoàng Nam TY biên dịch.
(theo wattagnet).

An toàn sinh học trước giờ vẫn là một trong những chủ đề muôn thuở của ngành chăn nuôi cả thế giới. Tuy vậy, phần lớn các trang trại lại chưa thực sự thực hành tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học như yêu cầu. Vậy, làm thế nào để bạn có thể đánh giá được 1 trang trại đã làm tốt công tác vệ sinh an toàn sinh học hay chưa?
Vấn đề của an toàn sinh học không nằm ở văn hóa mà nằm ở ý thức con người – là ý kiến của tiến sĩ Manon Racicot và cộng sự Vaillancourt, tác giả của bài viết này (bài viết tổng kết quá trình nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn sinh học trong một trang trại chăn nuôi bất kỳ).
Tại sao các trang trại chăn nuôi lại thất bại về vấn đề an toàn sinh học?
Lý do phổ biến đầu tiên là do niềm tin của con người, từ chủ trang trại cho đến công nhân làm việc trong đó, mọi người không tin rằng an toàn sinh học thực sự rất quan trọng đối với trang trại.

Từ việc không tin như trên nên mới dẫn đến các hệ quả như:
- Không đào tạo bài bản cho nhân viên làm việc trong trang trại dẫn đến kiến thức về an toàn sinh học của nhân viên rất kém.
- Hướng dẫn người khác thực hành an toàn sinh học nhưng bản thân mình thì không làm. Họ không coi bản thân mình là nguồn gây ô nhiễm vì họ nghĩ đó là trang trại của mình dù họ chính là những người bỏ tiền để đầu tư xây dựng hệ thống thực hành an toàn sinh học một cách rất bài bản. Việc này cũng giống như việc liên quan tới sức khỏe con người – người ta biết việc giữ gìn vệ sinh là cần thiết để giữ cho chúng ta không bị ốm nhưng không mấy quan tâm và hành động theo cho đến khi bản thân nhiễm bệnh.
Ở Canada và nhiều nước châu Âu khác, nhiều công nhân trong trại là người nước ngoài và không biết đọc tiếng anh, họ cũng không được đào tạo bài bản về kiến thức an toàn sinh học, không ai nói với họ tại sao lại phải làm như vậy và đồng thời trong quá trình làm việc tại trang trại, họ cũng không mấy khi thấy chủ trại thực hành an toàn sinh học.
Các hàng rào vật lý không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng tới hành động thực hành an toàn sinh học. Ví dụ như: thiếu biển báo thích hợp; thiếu vật tư, dụng cụ chăn nuôi; phân vùng chưa hợp lý (báo cáo thực tế cho thấy các vạch vôi kẻ trên sàn nhà dường như không có tác dụng. Một hàng rào vật lý tốt nhất nên là một cánh cửa hoặc ít nhất là một vách ngăn “giả”).

Tác giả bài viết còn cho biết hầu hết các sai lầm về an toàn sinh học có liên quan tới quy hoạch. Mà cụ thể là thiết kế khu vực chuyển tiếp từ khu vực “bẩn” sang khu vực “sạch” chưa hợp lý.
Các yếu tố khác ảnh hưởng tới an toàn sinh học cho biết trang trại của bạn có tiềm ẩn nguy cơ không?
1. Thời gian chuyến thăm.
2 tác giả bài viết cho biết, thực tế cho thấy thời gian thăm trại không ảnh hưởng nhiều tới an toàn sinh học của trại mà yếu tố ảnh hưởng chính là các giao thức, hành động trong quá trình thăm trại.
2. Quần áo.
Racicot, Vaillancourt – 2 tác giả của bài viết và các đồng nghiệp của họ cũng chỉ ra rằng quần áo là một nguồn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan bệnh nhưng nhiều trang trại lại không mấy ý thức được việc này.
3. Sổ ghi chép.
Việc ghi chép lại các hoạt động trong trại thực sự là một việc làm vô cùng cần thiết nhất là khi trại muốn đảm bảo an toàn sinh học tốt. Khi ghi chép lại mọi hoạt động, chúng ta có thể dễ dàng phân tích, nhìn nhận lại sau một quá trình dài liệu có chỗ nào chưa hợp lý hay không.
Hơn nữa khi phát sinh vấn đề, nhờ vào sổ ghi chép mà chúng ta cũng có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguyên nhân.
»› [Mẹo] – Sử dụng thẻ nái nhiều màu để quản lý heo nái.
4. Lắp đặt camera giám sát.
Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng việc sử dụng camera để giám sát xem nhân viên có thực hiện các biện pháp an toàn sinh học hay không là một việc làm không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Mấu chốt vấn đề vẫn là bạn nên làm sao cho nhân viên họ hiểu và tự giác thực hiện chứ không phải giám sát, ép buộc.
5. Hợp tác giữa các trang trại trong cùng khu vực.
Nếu không có sự đoàn kết giữa các trang trại trong cùng một khu vực thì rất khó để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.
6. Điểm an toàn sinh học phù hợp?

7. Đào tạo nhân viên.
Mục tiêu là để mọi nhân viên đều có thể có đủ kỹ năng để phát hiện những khu vực có nguy cơ chứa và lây lan mầm bệnh.
Nhắc nhở nhân viên thường xuyên đến mức việc thực hành các biện pháp an toàn sinh học cũng quan trọng như các nhiệm vụ khác trong chuồng nuôi.
Luôn kiểm tra, đào tạo, nhắc nhở thường xuyên nhằm đảm bảo toàn bộ nhân viên đều thực hiện đúng, đủ các biện pháp an toàn sinh học trong trại.
Nhấn mạnh với toàn bộ nhân viên rằng các biện pháp an toàn sinh học mà họ thực hiện cần đảm bảo an toàn cho tới khi họ rời khỏi chuồng nuôi cho dù thời gian họ ở lại trong chuồng là bao lâu đi nữa.
Chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý cho người lao động trong việc đảm bảo an toàn sinh học và hướng dẫn họ cách đào tạo cho các nhân viên mới.
8. Hệ thống khử trùng.
Nên dán một tờ giấy trước cửa vào phòng khử trùng để mọi người biết mình cần thực hiện các hành động nào.
Ngoài ra nên bố trí mọi vật dụng trong phòng từ bồn rửa tay, ủng, quần áo…một cách hợp lý và dễ sử dụng.
9. Tuyển dụng nhân viên.
Chất lượng nhân sự là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn tới an toàn sinh học trong trại vì rõ ràng một đội ngũ nhân viên có ý thức tốt bao giờ cũng hiệu quả hơn một đội nhân viên có ý thức không tốt.
Theo nghiên cứu của Racicot và Vaillancourt cùng với nhà tâm lý học André Durivage cho thấy có 3 đặc điểm tính cách có liên quan đến mức độ tuân thủ quy tắc là: tính trách nhiệm, tính phức tạp và hành động định hướng.
Trách nhiệm thì rõ ràng rồi; “tính phức tạp” thường là những người có suy luận logic và sắp xếp cuộc sống một cách hợp lý. Những người này cũng thường áp dụng các chiến lược phức tạp để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Đây chính là những người phù hợp để thực hiện các biện pháp an toàn sinh học một cách chính xác.
Hành động định hướng là những người làm việc có mục tiêu, mục đích, kế hoạch.
Để phát hiện ra những ứng viên có các đặc điểm phù hợp, chúng ta có thể đặt các câu hỏi xoáy quanh 3 đặc điểm tính cách trên, xem biểu hiện thái độ của họ hay thậm chí kiểm tra cá tính và các thông tin về ứng viên thông qua mạng xã hội, internet.
Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên đầu tư thêm chi phí nếu đó thực sự là một nhân sự tốt, đạt chuẩn.
10. Khách thăm trại.
Toàn bộ du khách thăm trại cần phải được giáo dục ngay tại chỗ về các biện pháp an toàn sinh học mà họ cần thực hiện trước khi vào thăm trại, đồng thời trại cần phải giám sát chặt chẽ đảm bảo khách mời hành động đúng như hướng dẫn.
Chỉ cử những người lao động có kinh nghiệm hộ tống khách (người đó phải làm việc trong trại ít nhất là sau một vài tháng).
Đảm bảo toàn bộ cửa ra vào trại phải được kiểm soát sao cho không ai hay con vật nào có thể xâm nhập khi chưa được phép.
»› Các bệnh thường gặp trên heo bạn nhất định phải biết
VietDVM team biên dịch.
(theo thepoultrysite).

Với những thay đổi về mặt pháp lý cũng như nhu cầu xã hội trong ngành nông nghiệp chóng mặt như hiện nay, buộc người nông dân ngày một phải chủ động hơn trong việc tự tìm các giải pháp phù hợp cho những vấn đề của mình.
»› Cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi
Dưới đây là một ví dụ điển hình về tư duy sáng tạo của người nông dân do chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi, Edgar Garcia Manzanilla trình bày.
Đó là sáng kiến của một nông dân người Ireland – Colin - về việc tập trung toàn bộ heo nái cho con bú của trang trại vào nuôi chung trong một ô chuồng.
Chuyện đã không có gì đáng nói vì có thể chúng ta cũng đã thấy điều này ở đâu đó nhưng vấn đề nằm ở chỗ Colin muốn mô hình này trở nên hiệu quả, dễ áp dụng và phổ biến với các trang trại chăn nuôi heo hiện đại. Nghĩa là sao cho các trang trại chăn nuôi heo hiện đại có thể dễ dàng chuyển đổi sang mô hình này một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.

Có thể nói mô hình này không những tiết kiệm chi phí chuồng trại, chi phí chăm sóc, vệ sinh…mà nó còn giúp heo nái có thể tự do di chuyển trong một phạm vi nhất định, làm cho heo nái thoải mái hơn, giảm căng thẳng từ đó giảm bệnh tật; heo con thì có nhiều sự lựa chọn hơn nên không bị tình trạng thiếu sữa dẫn đến chậm lớn hay còi cọc…
Nhiều nhà khoa học tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả chăn nuôi của mô hình mới này và họ tiến hành nghiên cứu, theo dõi, đánh giá trong vòng 2 năm liền nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp. Thậm chí có trang trại còn nuôi nhốt chung cả các heo nái bầu cùng nhau.

Ví dụ này lại một lần nữa thức tỉnh các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu rằng đôi khi sáng tạo không nằm ở đâu xa và không phải những gì các chuyên gia nói đều đúng.
»› Năm 2018, Trung Quốc sẽ tăng đàn heo và giảm nhập khẩu thịt heo
Tiến Dũng biên dịch.
(theo pigprogress).