Tiêu thụ thịt gia cầm ở châu Á sẽ tăng 20% vào năm 2037

| Ngày30/10/2017

Với sự gia tăng dân số chóng mặt kết hợp với một sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu về trứng và thịt gia cầm ở châu Á đang thúc đẩy việc tiêu thụ thịt gia cầm trên toàn thế giới không ngừng tăng trưởng.

 

»› Cập nhật tình hình tin tức thị trường thời gian qua

 

Sản lượng thịt gia cầm tiêu thụ trên toàn thế giới dự kiến tăng 20% trong vòng 20 năm tới.
Sản lượng thịt gia cầm tiêu thụ trên toàn thế giới dự kiến tăng 20% trong vòng 20 năm tới.

 

Sản lượng thịt gia cầm tiêu thụ trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng khoảng 20% trong vòng 20 năm tới. Trong đó, 40% tăng trưởng dự kiến đến từ châu Á và 30% là đến từ châu Mỹ La Tinh.

 

Chiếm khoảng 54% dân số thế giới và nền kinh tế đang trên đà phát triển, châu Á sẽ có tác động rất lớn lên nhu cầu tiêu thụ gia cầm trên thế giới. Nếu sự gia tăng dự kiến trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm xảy ra, thịt gia cầm sẽ trở thành loại protein động vật được tiêu thụ nhiều nhất, vượt qua cả thịt heo. Dù vậy, hiện tại cá và hải sản vẫn chiếm một phần không hề nhỏ trong khẩu phần ăn của người châu Á.

 

 

Hiện tại, 42% của tổng mức tổng mức tiêu thụ protein động vật ở châu Á là cá. Nếu không có cá, thịt heo sẽ chiếm vị trí số 1. Tuy nhiên, nếu ngoại trừ Trung Quốc thì gia cầm là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Châu Á. 

 

Ở Trung Quốc, có khoảng 7-8 triệu tấn sản lượng thịt là thủy cầm. Và thị trường này ở Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển trong khi thị trường cho gia cầm giống bản địa thì có xu hướng ngày một co hẹp lại.

 

Dân số thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 7,4 tỷ hiện tại lên 9,3 tỷ vào năm 2050. Theo đó, dân số ở châu Á dự kiến sẽ tăng từ 49% lên 70% . Nếu số lượng dân số sống ở khu vực đô thị tăng và thu nhập của họ cũng tăng lên, nhu cầu cho tất cả các sản phẩm gia cầm – chủ yếu là gà chắc chắn cũng sẽ tăng lên.

 

Quốc Cường Vet -  dịch.
(theo: wattagnet).     

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status