
Vâng, những ngày qua việc giá heo xuống thấp tới mức kỷ lục đã không còn gì xa lạ và đáng nói nữa. Nhưng nếu đã thất bại, đã xuống đáy như vậy rồi, chẳng lẽ chúng ta để cho thất bại lần này trôi qua một cách vô ích như vậy mà không hành động gì? Không rút ra được bài học gì để không còn lần sau như thế này nữa???
“Làm được gì bây giờ? Một mình tôi thì làm được gì? Khó lắm…”, vâng! Nếu ai cũng thấy khó và không hành động gì thì chăn nuôi Việt Nam chắc chắn sẽ còn bị “tát” nhiều nữa.
»› Chăn nuôi lợn vỡ trận vì tái cơ cấu nửa vời và yếu khâu thị trường
Bài viết này của VietDVM.com ra đời chỉ với một mục đích duy nhất: “kêu gọi những hành động thiết thực của tất cả mọi người dù là nhỏ nhất; từ người tiêu dùng, người chăn nuôi cho đến các chủ doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các tổ chức truyền thông báo chí”. Chỉ cần mỗi cá nhân, mỗi tập thể đóng góp 1 phần nhỏ ý thức, hành động của mình thì cho dù khó khăn và lâu dài tới đâu chúng ta chắc chắn sẽ đến đích, nếu không chạy được thì ít nhất cũng “bò” đến đích – đưa ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển tương xứng với tiềm năng đang có.
Vậy cụ thể mỗi cá nhân, tổ chức cần làm gì để vực dậy một ngành chăn nuôi Việt Nam đang ở đáy vực thẳm này?
Trước hết, mỗi người dân Việt Nam nếu có quan tâm tới vấn đề này cần xác định rõ không có cái gì là dễ dàng và ngày một ngày hai là có thể giải quyết xong. Chúng ta cần một quá trình để nâng cao ý thức và hành động của cộng đồng chăn nuôi Việt Nam.
Sau đó, mỗi người, mỗi tổ chức hãy làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể:
1. “Nhiệm vụ” của người tiêu dùng với chăn nuôi Việt Nam?
Cho dù bạn là ai, là kỹ sư, công nhân, giám đốc, giáo viên…hay thậm chí bạn là chủ trang trại chăn nuôi heo, nếu bạn có ăn thịt heo thì bạn thuộc nhóm người tiêu dùng.
Thói quen tiêu dùng của bạn quyết định rất lớn tới không chỉ ngành chăn nuôi mà còn cả sức khỏe của chính bạn và gia đình. Vậy nên, hãy là người tiêu dùng thông minh. Từ bỏ thói quen mua thịt nóng tại các chợ cóc – nơi rất khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
»› Thịt heo Việt Nam có lượng kháng sinh tồn dư quá lớn
Như vậy, điều bạn cần làm ở đây là hiểu rõ và truyền đạt cho những người xung quanh bạn hiểu rằng: “Ăn thịt đông lạnh thay cho thịt nóng bán ngoài chợ mới là lựa chọn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt cho bạn và cho gia đình”.
Không phải vì heo xuống giá mà chúng tôi nói vậy với mục đích gì cả. Bạn biết đấy, vi khuẩn mà đặc biệt là vi khuẩn Samonella gây ngộ độc thực phẩm có mặt ở khắp nơi trong môi trường; và những phản thịt heo cả năm trời không rửa ngoài các chợ cóc Việt Nam chính là nơi chúng thích nhất.
Bạn có thể nói “ôi dào, bao lâu nay chúng tôi đều ăn như vậy có sao đâu”, vâng, bạn biết đấy, một lượng nhỏ vi khuẩn không gây nên ngộ độc nhưng nó sẽ phá hủy niêm mạc ruột của chúng ta dần dần mỗi ngày một chút cho đến khi sức đề kháng suy yếu nó mới bùng phát dưới nhiều hình thức (đau bụng, tiêu chảy, gầy kinh niên, không hấp thụ được thức ăn, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng…), hơn nữa chúng còn có thể mở đường cho nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể vậy thôi.
»› Bê bối thịt bẩn Brazil: Heo, gà ..Việt Nam hưởng lợi?

Cuối cùng, nếu bạn vẫn thấy không cần thay đổi thói quen này, hãy đi ra khỏi đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta để xem cả thế giới họ đã ăn thịt đông lạnh từ RẤT RẤT LÂU rồi như thế nào nhé.
Nếu có thể, hãy chọn mua thịt heo đông lạnh trong các siêu thị, các chuỗi cửa hàng đông lạnh thay vì thịt heo nóng ngoài các chợ cóc vì sức khỏe của chính bạn và người thân!
2. “Nhiệm vụ” của các trang trại chăn nuôi heo đối với chăn nuôi Việt Nam.
Từ trước đến nay, đa phần người chăn nuôi của chúng ta đều chỉ chăn nuôi tự phát, thấy người ta nuôi heo bán được giá cao nên cũng đầu tư nuôi theo; không chủ động được đầu ra, thậm chí đầu vào và cả quy trình chăn nuôi cũng chỉ làm theo kinh nghiệm, tự học hỏi rồi nuôi mà không biết quy trình như vậy có đúng chuẩn hay chưa. Đến khi heo bị bệnh, trại có vấn đề cũng không biết bắt đầu xử lý từ đâu hay đến lúc bán heo lại không tìm được người nào mua. Đây là lối tư duy “nông dân cố hữu” cực kỳ nguy hiểm. Vậy bây giờ, những đối tượng trang trại như thế này cần làm gì?
Hãy thay đổi tư duy: “Trang trại của bạn chính là một doanh nghiệp và chủ trang trại là giám đốc doanh nghiệp”. Chúng tôi không có ý là bạn cần làm 1 tờ giấy phép kinh doanh. Điều chúng tôi muốn các chủ trang trại chăn nuôi Việt Nam cần thay đổi ở đây là TƯ DUY CỦA 1 ÔNG CHỦ.

Vậy thế nào là tư duy của một ông chủ? Tức là bạn không chỉ thích thì nuôi mà trước khi nuôi bạn phải tự mình tìm hiểu, lo đầu ra, đầu vào, quy trình chăn nuôi như thế nào, quy trình quản lý ra sao… rồi cân đối với nguồn lực mình có để tính toán…
Còn bạn nói làm sao mà biết được những thông tin như vậy? Thì xin thưa rằng, “khi người ta muốn thì người ta sẽ tìm một giải pháp, còn khi người ta không muốn thì người ta tìm một lý do”.
Để tìm những thông tin này không quá khó như bạn nghĩ, những thông tin này có rất nhiều. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại công nghệ thông tin, các dữ liệu đã và đang được số hóa rất nhiều, kể cả các cơ quan nhà nước. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm hầu hết các thông tin ở trên Internet. Hay đơn giản, ở ngay chính VietDVM cũng có thể giúp bạn được. Chúng tôi đưa ra những thông tin về thị trường chăn nuôi Việt Nam và thế giới, các chính sách liên quan đến ngành chăn nuôi, các thông số, … nhằm giúp cho các bạn thông tin về thị trường đó.
Nói tóm lại, bạn cần phải tạo ra một doanh nghiệp chủ động, nói đúng hơn là một cơ sở chăn nuôi chủ động, độc lập, có khả năng xoay sở, không phụ thuộc vào thị trường, nhà nước hay các yếu tố bên ngoài khác.
Vậy nên, chúng tôi chân thành khuyên bạn:
- Đừng nuôi nếu bạn chưa chủ động hay chưa tìm được nguồn “đầu vào” tin cậy, ổn định (con giống, thức ăn, thuốc, dịch vụ tư vấn…).
- Đừng nuôi nếu bạn chưa biết bán cho ai!
- Đừng nuôi nếu bạn chưa biết mình sẽ phải quản lý như thế nào!
Bởi vì sao ư? Bởi vì RỦI RO QUÁ CAO!!!, thị trường biến động khôn lường. Nhà nước đâu có bao cấp cho bạn đầu ra? Việc bạn bán heo được hay không phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Mà ngay cả nhu cầu của thị trường có nhưng thịt heo, thịt gà, trứng gà của bạn không đạt tiêu chuẩn để cho các doanh nghiệp thu mua họ nhập vào, thì họ đành phải nhập của nước ngoài thôi, việc vận chuyển từ nước ngoài về đâu còn khó như ngày trước nữa đâu? Như vậy là bạn đã thua rồi, thua ngay trên chính sân nhà mình!
Tóm lại, nếu bạn không chủ động được thì khi một trong các khâu trên có trục trặc, trang trại của bạn rất dễ bị ảnh hưởng nặng thậm chí phá sản. Cú tát vừa qua là một minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Nhiệm vụ của người tiêu dùng và trang trại chăn nuôi đã rõ ràng, còn các doanh nghiệp và các tổ chức truyền thông báo chí cần làm gì để góp phần cho sự phát triển chăn nuôi nước nhà? VietDVM.com mời các bạn theo dõi tiếp phần 2: Nhiệm vụ của doanh nghiệp và tổ chức truyền thông với báo chí đối với ngành chăn nuôi nuôi Việt Nam. (Tại đây)
VietDVMTeam

Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 21/2017
Giá heo hơi hiện nay đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại giá heo hơi trên cả nước không có nhiều biến động. Các sản phẩm có giảm nhẹ song không đáng kể
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi.
Trong đó, giá heo hơi hiện nay tại khu vực phía Nam khoảng 24.000 đ/kg đối với heo đẹp tại trại. Tuy nhiên, lượng mua không nhiều. Giá heo hơi loại >110kg chỉ đạt 15.000 đ/kg - 18.000 đ/kg

Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh DBSCL có giá 24.000 (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo ở mức cao hơn 25.000đ/kg.
Giá các sản phẩm gia cầm đã giảm nhẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và việc tập trung "giải cứu heo". Giá trứng gà tăng nhẹ song không đáng kể, gần như giữ nguyên.
Giá sản phẩm vịt không có nhiều biến động. Thị trường không có thay đổi đáng kể
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua!
»› Tin tức thị trường có gì mới?
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 21/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 45.000 - 50.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 4.000 - 5.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 10.000 - 11.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 9.000 - 10.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 13.000 - 14.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

Độc tố nấm được biết đến là một sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp của nấm mốc trên hầu hết các loại ngũ cốc trên toàn thế giới. Chúng xuất hiện trong điều kiện tự nhiên, trong thức ăn chăn nuôi cũng như trong thực phẩm cho người. Theo FAO có tới 25% lượng ngũ cốc thu hoạch trên thế giới đều nhiễm độc tố nấm mốc.
»› Bệnh nấm diều ở gà – Cách nấm men gây các triệu chứng, bệnh tích trên gà như thế nào?
»› Chu trình sử dụng Canxi ở gà đẻ - ứng dụng sử dụng thức ăn hiệu quả!
Hiện tại có hơn 400 loại độc tố được biết đến. Trong đó có sáu loại chính và gây thiệt hại kinh tế nặng nề là: aflatoxin, trichothecenes, fumonisins, zearalenone, ochratoxin và ergot alkaloids. Chúng được hình thành bởi các loại nấm và mỗi loài nấm có thể sản xuất nhiều hơn một loại độc tố. Các loại độc tố chính được hình thành từ các loại nấm được liệt kê trong bảng dưới đây.
Thức ăn chăn nuôi bị mốc
Các độc tố nấm có sự khác nhau về cấu trúc, điều này giải thích cho sức ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe vật nuôi hay sự đã rạng các biểu hiện bên ngoài và gây những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Các tác động của độc tố chính là các chất gây ung thư, đột biến gen, suy thận, nhiễm độc gan, rối loạn sinh sản, suy giảm miễn dịch hoặc các phản ứng dị ứng.
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện trên.
- Loại độc tố nấm mốc sử dụng, số lượng và thời gian sử dụng.
- Loài động vật, giới tính, giống, tuổi tác, sức khỏe nói chung, tình trạng miễn dịch tự nhiên.
- Quản lý trang trại: vệ sinh, nhiệt độ, mật độ sản xuất.
- Có thể có sự kết hợp giữa các độc tố đồng thời có mặt trong thức ăn.
Độc tố nấm có thể vẫn xảy ra khi đã tiến hành lấy mẫu phân tích do:
- Thứ nhất, độc tố nấm thường xảy ra tại một điểm, một phần rất nhỏ bị mốc cũng có thể ảnh hưởng lớn tới cả lô nguyên liệu do đó việc lấy mẫu nếu không tuân thủ đúng quy trình để có được những mẫu đại diện thì không thể có kết quả chính xác.
- Thứ hai, độc tố nấm mốc ở dạng chưa hoạt động có thể xuất hiện trong thức ăn. Mycotoxin chưa hoạt động có tính chất hóa học và các phản ứng sinh hóa không ảnh hưởng tới con người và vật nuôi nhưng khi độc tố nấm mốc có thể được liên kết với một số nguyên liệu thức ăn ví dụ như glycosides, glucuronides, este acid béo và protein.
Do đó, các độc tố nấm mốc chưa hoạt động thường không được phát hiện với phương pháp phân tích thông thường, tức là trong các mẫu kiểm tra thường xuyên sẽ cho biết là không có độc tố (các tiền độc tố không được phát hiện bởi các test kiểm tra thông thường), nhưng trong khi thực chất trong mẫu có chứa độc tố nấm mốc chưa hoạt động.
Mỗi loại nấm có thể sản xuất nhiều hơn một loại độc tố. Nên có nhiều độc tố nấm mốc có mặt cùng một lúc trong thức ăn, do đó làm tăng các nguy cơ gây nên ngộ độc và có các biểu hiện triệu chứng rất phức tạp do đó việc xử lý để đảm bảo sức khỏe vật nuôi và tăng năng suất. Tuy nhiên cũng có một số độc tố khi tác dụng hiệp đồng (cùng lúc) không nguy hiểm bằng tác động độc lập. Nhưng đa số các phản ứng hiệp đồng thường gây hậu quả nặng nề hơn, có thể nguy hiểm hơn cả hai hay nhiều độc tố nấm mốc tác động một mình cộng lại.
Độc tố nấm mốc sản xuất nấm có thể được chia thành hai nhóm :
- Loài nấm Fusarium sp sản xuất độc tố nấm mốc trong quá trình sản xuất (trước thu hoạch) tức là độc tố nấm được hình thành trước khi thu hoạch nông sản.
- Nấm bảo quản (Aspergillus và Penicillium sp) Xảy ra sau khi thu hoạch (sau thu hoạch).
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt như trong điều kiện nóng bất thường hoặc khô Aspergillus và Penicillium có thể cũng ảnh hưởng đến cây trồng trong quá trình sản xuất. Mặt khác nấm có thể tiếp tục phát triển và sản xuất độc tố nấm mốc trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Ga_8xx

Việc gắn thẻ tai cho tất cả các cá thể động vật trong đàn giống(heo nái hậu bị, heo nái, heo đực giống..) cho phép xác định một cách rõ ràng các thông tin về heo. Xác định rõ các thông tin về heo là cần thiết để đảm bảo chính xác việc ghép phối, tránh giao phối đồng huyết; ghi chép và theo dõi năng xuất của từng cá thể. Khi có nhận dạng từng cá thể sẽ thuận lợi cho việc loại thải heo đã giảm năng suất hay chi phí thuốc của từng cá thể.
- Gắn thẻ tai thường diễn ra khi heo nái hậu bị nhập đàn hoặc khi heo bị mất thẻ.
- Những heo con được xác định nuôi để sau này làm giống cũng được gắn thẻ ngay sau khi đẻ, như vậy khi heo đến tuổi thành thục sẽ dễ dàng xác định rõ ràng.
- Thẻ tai của các loài khác nhau thường được xác định bởi màu sắc, thông tin trên thẻ hoặc tùy thuộc vào ký hiệu của một số cá nhân.
- Mỗi một con heo có một số duy nhất để theo dõi trong đàn giống.
- Nếu một heo nái bị mất thẻ thì nên gắn lại thẻ tai với những nhận dạng ban đầu
- Nếu một heo nái mất thẻ mà không thể xác định được thì cần nhận dạng bằng một thẻ mới.
- Ở một số đơn vị, heo nái hậu bị thường được theo dõi thường xuyên để xác định xem có bị mất thẻ tai hay không.
- Heo nái hậu bị khi nhập vào đàn giống thường được gắn thẻ với những con số liên tiếp. Các đàn nái đợt mới thường được gắn thẻ tai có màu sắc khác so với đàn cũ hoặc dùng các số chẵn lẻ cho các đàn khác nhau hoặc có thể sử dụng các màu sắc khác nhau dựa trên hệ thống chăn nuôi khác nhau trong đàn.
Chuẩn bị gắn thẻ tai cho heo:
- Gắn thẻ tai phải vào thời điểm thích hợp để giảm một cách tối thiểu stress cho heo và cho người chăn nuôi.
- Chuẩn bị tốt ở nơi gắn thẻ tai để công việc được diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất có thể.
- Khu vực gắn thẻ tai phải đảm bảo có ánh sáng tốt và sàn chống trơn.
- Thẻ phải có kích thước phù hợp với kích thước của động vật.
- Kìm bấm thẻ tai phải đầy đủ, phù hợp với từng loại thẻ.
- Kìm và thẻ phải được đảm bảo sạch sẽ trước khi bắt đầu làm việc, nếu cần thiết phải lau sạch bằng khăn lau đã được khử trùng hoặc dung dịch khử trùng phải có sẵn để làm sạch kìm và tai.
- Nên gắn thẻ tai heo nái, heo nái hậu bị ở hai tai để nếu một thẻ bị mất vẫn có thể nhận dạng được heo.
Khái quát về cách gắn thẻ cho heo nái hậu bị chuẩn bị nhập đàn
- Thu thập các loại thẻ chính xác, phù hợp với kìm bấm.
- Giữ heo trong một hệ thống cố định phù hợp.
- Nếu cần thiết thì phải làm sạch tai trước khi gắn thẻ tai để tránh tai heo bị nhiễm trùng sau khi gắn thẻ.
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất để gắn thẻ tai vào kìm bấm; cách bấm một cách chính xác.
- Xác định vị trí bấm trên tai heo: trung tâm của phần phẳng của tai; tránh vị trí tĩnh mạch và phần xương sụn của tai.
- Nếu bấm thẻ tai quá thấp hoặc quá gần rìa tai thì các thẻ tai có thể dễ dàng bị kéo ra do các cá thể lợn khác và gây tổn thương tai.
- Làm sạch kìm bấm sau khi đã sử dụng và cất giữ cẩn thận cùng với thẻ tai không sử dụng ở một nơi sạch sẽ.
Gắn lại thẻ khi một thẻ bị mất
- Người ta thường gắn thẻ tai vào vị trí mà thẻ đã bị mất( trừ khi tai bị rách tại vị trí gắn) với mục đích làm giảm căng thẳng trên heo nái.
- Nhiều đơn vị thực hiện việc gắn thẻ lại lúc lợn nái cai sữa, được đưa về chuồng phối.
- Nếu thẻ thường xuyên bị mất thì nên đánh giá lại hệ thống, quy trình gắn thẻ tai.
Gắn thẻ tai cho heo
Bố trí dụng cụ gắn thẻ tai đầy đủ, ngay gần nơi bấm thẻ
Lắp thẻ tai vào kìm bấm
Cố định heo cần bấm thẻ tai để làm giảm nguy cơ stress
Thẻ tai được gắn trên heo
- Là một bộ phận của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vương Quốc Anh. Họ tập trung vào việc đưa ra các kế hoạch nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả, khả năng sinh lợi nhuận của các nhà chăn nuôi heo; nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt heo tại Anh.
VietDVM team biên dịch

Mỗi năm trên thế giới có 5 vạn người tử vong do bệnh dại. Cứ 15 phút có 1 người châu Á tử vong vì bệnh dại: 40% số này là trẻ em dưới 15 tuổi. Đó là tuyên bố của bác sĩ FX-Meslin tại Hội nghị quốc tế về bệnh dại họp ở Băng Cốc (Thái Lan). BS. Meslin còn cho biết cứ mỗi giờ có 800 người châu Á nghi bị súc vật dại cắn và phải đi tiêm vacxin.
Khi bị chó, mèo dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng, nước muối, dội nhiều lần để sát khuẩn và làm giảm đến mức tối thiểu lượng virus còn lại ở vết thương. Sau đó bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iot đậm đặc.
Không nên làm vết thương mở rộng để tránh tình trạng virus xâm nhập nhanh hơn. Sau khi rửa vết thương phải đến các điểm tiêm phòng dại để thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp điều trị dự phòng cụ thể cho từng trường hợp.
Bệnh dại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính truyền từ súc vật sang người, là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra (Rabie virus, họ Rhabdo – viridae).
Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.
Bệnh dại tiến triển thế nào?
Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong 2-8 tuần (có thể chỉ khoảng 10 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn. Cơn dại bắt đầu với cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, khó chịu và cảm giác dị thường liên quan đến vết thương do súc vật cắn. Mỗi khi nhìn thấy nước hoặc uống nước, cơ nuốt co thắt làm cho bệnh nhân sợ hãi. Sau đó, bệnh tiến triển đến liệt, có cơn điên cuồng hoặc co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Nạn nhân chết do liệt cơ hô hấp. Tất cả những bệnh nhân đã lên cơn dại đều tử vong.
Ổ chứa virus dại ở đâu?
Các loài thú ăn thịt hoang dã và súc vật nuôi trong nhà đều có thể đang mang mầm bệnh dại. Ở Trung và Nam Mỹ có đàn dơi hút máu. Đàn dơi ăn hoa quả và đàn dơi ăn côn trùng cũng bị nhiễm dại. Ở nước ta, ổ chứa virus dại chủ yếu là chó, mèo nuôi.
Những súc vật khác như: trâu, bò, lợn, thỏ, sóc, chuột… cũng có thể bị nhiễm virus dại. Người bị chúng cắn vẫn phải đi kiểm tra lại ở các cơ sở y tế để tiêm phòng vacxin nếu nghi nghờ súc vật đó bị dại.
Tại sao người lại bị dại? Người bị dại có thể truyền cho người khác không?
Người mắc bệnh dại là do virus dại từ nước dãi của súc vật nhiễm bệnh truyền vào cơ thể thong qua vết cắn (hoặc vết cào, vết rách, xước trên da, thậm chí qua niêm mạc). Sự lây truyền bệnh dại từ người sang người có thể xảy ra nếu trong nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Gần đây, một số tài liệu công bố là có những trường hợp lây do ghép giác mạc của người chết vì bệnh dại (mà trước đó không chẩn đoán được).
Trong trường hợp nào, người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay?
Phải đi tiêm phòng dại ngay trong trường hợp sau:
- Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
- Vết cắn gần thần kinh trung ương như: thân, đầu, mặt, bộ phận sinh dục và nhiều vết cắn nguy hiểm.
- Không theo dõi được con vật.
Trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo và theo dõi trong bao lâu?
Nếu vết cắn rất nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật đó sống bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện nghi ngờ dại thì không cần tiêm phòng. Tuy nhiên, phải theo dõi con vật 10-15 ngày. Trong thời gian đó, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt… thì phải đi tiêm phòng dại ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi cắn người mà con vật vẫn bình thường thì không cần đi tiêm phòng.
Khi tiêm phòng dại, cần lưu ý những gì?
Vacxin phòng dại có thể gây một số phản ứng nhẹ tại chỗ như ngứa, tấy đỏ… nhưng vài ngày sau sẽ hết. Những người có cơ địa dị ứng, bệnh mãn tính hay nghiện rượu có thể bị sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt.
Tuy nhiên tỷ lệ những người có phản ứng phụ nói trên là rất thấp. Khi có các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân phải báo cho bác sĩ ở phòng tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Làm thế nào phòng chống bệnh dại?
- Hạn chế nuôi chó. Chó nuôi phải được kiểm soát, không thả rông.
- Tiêm phòng dại 100% chó, mèo nuôi.
- Diệt hết chó, mèo đã tiếp xúc với vật nuôi bị dại.
- Không bán chó mèo khi đang có dịch dại.
- Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.
- Bất cứ ai bị nhiễm virus dại cũng cần đi tiêm vacxin và huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng.
VietDVM team

Cập nhật giá heo 29/05
Theo thông tin từ Bộ NNPTNT, sau khi Bộ phát động chương trình "giải cứu" thịt heo, tính đến cuối tháng 5, cả nước đã "giải cứu" được trên 200.000 tấn heo quá lứa.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi
Cũng theo Bộ NNPTNT, nhờ việc "giải cứu" này, giá thịt heo đã tăng lên đáng kể từ 2.000 - 8.000 đồng/kg tại nhiều địa phương, và có xu hướng tăng tiếp trong thời gian tới.

Cụ thể là, giá thu mua heo hơi tại Đồng Nai đã tăng 1.000 – 3.000 đ/kg so với hồi đầu tháng, hiện đạt 26.000 – 27.000 đ/kg; Vĩnh Long tăng 3.000 đ/kg, lên mức 25.000 đ/kg.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ NNPTNT, tình hình chăn nuôi heo vẫn còn nhiều khó khăn, người chăn nuôi không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến tình trạng giảm đàn, bỏ đàn cùng với việc giá thịt heo vẫn ở mức thấp, người chăn nuôi phải chịu lỗ. Ước tính số lượng heo hiện tại của cả nước giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2016
Trái ngược với heo, do nguồn cung hạn chế nên giá thu mua gà công nghiệp lông trắng tại khu vực Đông Nam Bộ đã tăng khoảng 3.000 đ/kg so với hồi đầu tháng, hiện đạt 26.000 16 – 26.500 đ/kg; ĐBSCL tăng khoảng 2.000 – 3.000 đ/kg, hiện đạt 26.000 – 27.000 đ/kg.
Theo: Hà Linh
Nguồn: Dân Việt

Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi vào gà
Trong những năm gần đây nền chăn nuôi nước ta có những bước phát triển không ngừng. Kỹ thuật chăn nuôi ngày một tiên tiến, con giống và quy trình chăn nuôi cũng dần đi vào chuyên nghiệp. Đặc biệt chăn nuôi gà đang phát triển mạnh mẽ đã có những trang trại lên tới hàng vạn con. Tuy nhiên việc chú trọng tới khâu chuẩn bị chuồng nuôi để vào đàn mới vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự tốt. Từ tình hình thực tế trên chúng tôi đã tổng hợp một quy trình chuẩn bị cho các đồng nghiệp tham khảo và góp ý xây dựng ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ngày một phát triển.
Do điều kiện khí hậu nước ta rất phức tạp nên sự phát triển của các tác nhân gây bệnh khá nhanh và phức tạp. Việc chuẩn bị tốt giai đoạn đầu vào này sẽ giúp người chăn nuôi gà giảm tối đa thiệt ở giai đoạn úm gà.
Chuẩn bị chuồng nuôi như thế nào để chăn nuôi gà hiệu quả?
Việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới là rất quan trọng tuy nhiên ở công đoạn này chúng ta thường chú trọng tới chuồng úm hay khu vực úm nhiều hơn.
Để làm tốt công đoạn này ta cần chú ý những vấn đề sau:
- Có thời gian để trống chuồng nuôi 15 -20 ngày.
- Sau khi bán gà ta cần xử lý vệ sinh ngay (thường gọi sát trùng lần 1)
+ Làm sạch vật lý:
Sau khi loại bỏ hoàn toàn chất chứa, chất độn chuồng ra khỏi khu vực chăn nuôi gà. Đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, quần áo, dày . . . ) đi vệ sinh, tiêu độc để chuẩn bị lứa gà mới. Làm sạch cơ học bằng cách sử dụng chổi quét kết hợp với phun nước áp suất cao để rửa sạch nền, tường, trần của chuồng nuôi.
»› Lịch vacxin cho gà đẻ hiệu quả
»› Lịch vacxin cho gà thịt hiệu quả
Chú ý:
-Không làm ảnh hưởng tới hệ thống đường điện.
-Đối với chuồng kín cần xử lý luôn những vấn đề của chuồng như chuột cắn giàn mát, hệ thống máng uống, máng ăn tự động, xử lý cả khu vực kho.
-Đối với chuồng hở cần xử lý cả khu vực chăn thả gà.
+ Làm sạch hóa học
Sử dụng các chất sát trùng có tính base như vôi, vôi bột rắc vào tất cả các khu vực chăn nuôi gà đặc biệt là lối ra vào.
Sau đó 1 – 2 ngày phun các chất có tính acid như iodine vào tất cả khu vực chăn nuôi.
Đối với chuồng kín cần có thêm một bước nữa đó là sử dụng than tổ ong để xông chuồng nuôi.
Chuẩn bị chuồng úm
Tùy vào điều kiện chăn nuôi gà mà ta có thể lựa chọn các kiểu chuồng nuôi phù hợp sau đây.
Chuồng úm đối với nuôi gà thả vườn và gà trắng công nghiệp quy mô nhỏ ta cần sử dụng kiểu chuồng úm cổ điển.
Chuồng úm truyền thống
Sử dụng quay cót đèn úm thông thường. Tùy điều kiện, quy mô và kỹ thuật mà ta có thể lựa chọn số lượng quây úm phù hợp.
Một số thông số kỹ thuật:
- 1m2 nuôi được từ 35 – 55 con với mùa nóng, 40 – 65 với mùa lạnh.
- 1m2 quây úm cần 3,5 m cót (công thức tính S= C^2/4π)
- S: diện tích
- C: chu vi.
- Π: 3,14.
- Úm 1000 gà diện tích 20 - 22m2 cần 16 - 18m cót.
- Ngoài ra cần chuẩn bị dụng cụ như bài kỹ thuật úm gà đã trình bày.
»› Những lưu ý trước khi vào gà
Đối với những trại nuôi gà trắng công nghiệp
Ta có thể sử dụng kiểu úm bằng bạt. Nhiệt úm sử dụng bằng lò than.
Đối với kiểu úm này ta cần chú ý một số vấn đề sau:
- Luôn luôn giữ chuồng nuôi thông thoáng, cần loại bỏ hoàn toàn khí than ra khỏi chuồng nuôi.
- Điều chỉnh bạt sao cho nhiệt vừa đủ mà lại giữ được tốc độ gió trong chồng nuôi.
- Cần điều chỉnh bạt sao cho phù hợp với mật độ nuôi.
Đối với những vùng chuyên nuôi gột gà có thể áp dụng kểu chuồng úm mới đang được áp dụng rộng dãi ở Bắc Giang
Xây dựng một nhà úm chuyên dụng. Có diện tích tùy thuộc và quy mô và điều kiện chăn nuôi. Thông thường làm từ 28 -30 m2 (4,5 x 6,5).
Phần quan trọng của hệ chuồng úm kiểu này là có hệ thống nhiệt bên dưới nền chuồng.
- Sau khi đã xây dựng chuồng úm như bình thường (chưa làm nền chuồng) ta tiến hành đào hệ thống dẫn nhiệt như hình dưới đây.
Sơ đồ hệ thống nhiệt
Phần hệ thống dẫn nhiệt có thể lựa chọn kiểu 3 đường dẫn hoặc 5 đường dẫn tùy thuộc vào diện tích chuồng nuôi để đảm bảo nhiêt có thể tản đều ra các vị trí của chuồng và hệ thống này cần làm dốc về phía bầu bếp để không khi có thể dễ dàng thoát ra ngoài.
Xây dựng phần ống dẫn nhiệt
![]() |
![]() |
- Phần bầu bếp thiết kế sao cho thuận tiện cho việc đun các phụ phẩn nông nghiệp như củi, mùn cưa, trấu, cây ngô, . . . thường xây bầu bếp cao 1,5m chiều ngang 0.5m.
- Phần ống khói cần cao hơn mái chuồng để đảm bảo khói không được hút trở lại chuồng.
Phần ống khói: ảnh minh họa
Chuồng úm trên có ưu điểm
- Đảm bảo nhiệt luôn ổn định kể cả những vùng sâu vùng xa điện lưới chưa được ổn định.
- Ít phụ thuộc vào điện, nhiệt được tỏa đều chuồng.
- Giảm chi phí sản xuất.
- Hạn chế được nhiều dịch bệnh, giảm khí thải trong chuồng nuôi.
- Thuận tiện cho chăm sóc nuôi úm.
Nhược điểm
Chuồng úm trên không thể áp dụng cho chăn nuôi gà với quy mô lớn hàng vạn con.
Như vậy việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới. Việc lựa chọn ba kiểu chuồng úm trên sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi, để có được hiệu quả kinh tế cao.
Bạn muốn đọc thêm ?
- Kỹ thuật úm gà từ 1 - 28 ngày tuổi
- Dinh dưỡng nước trong chăn nuôi gia cầm
- Sự quan trọng của vận tốc gió trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp
VietDVM team

Alaskan Klee Kai được phát triển thời gian khá gần đây bởi một người phụ nữ ở Alaska – người đã rất ấn tượng với 1 chú chó giống y như một chú Husky thu nhỏ. Sau một thời gian lai tạo và thúc đẩy sự phát triển của dòng chó nhỏ này, cô đã đạt được 1 số thành công nhất định khi Alaskan Klee Kai ngày càng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, nó vẫn thuộc một giống chó hiếm gặp.
Alaskan Klee Kai một giống chó hiếm ngày nay
Thường được gọi là một Husky thu nhỏ, Alaskan Klee Kai là một giống chó có kích thước trung bình với những đặc điểm về ngoại hình rất giống
Siberian Husky. Điểm hấp dẫn nhất của giống Klee Kai chính là khuôn mặt (tương tự như các dấu hiệu nhìn thấy trên khuôn mặt Husky). Alaskan Klee Kai là 1 giống thú cảnh nhỏ có trọng lượng 2-10 kg và cao khoảng 33-43 cm.
Alaskan Klee Kai với đa dạng màu mắt
Một số dáng vẻ đặc trưng của Alaskan Klee Kai
Đặc điểm tính cách.
Alaskan Klee Kai là một giống chó nhỏ rất tình cảm. Chúng cũng là một vật nuôi đáng yêu và trung thành trong gia đình. Alaskan klee kai khá thận trọng với người lạ và trẻ nhỏ, vì vậy tốt nhất hãy cho nó làm quen với cuộc sống cùng con người từ khi nó còn bé. Các Klee Kai còn là những chú chó canh gác rất tốt vì chúng luôn luôn rất cảnh giác.
Alaskan Klee Kai là một giống chó rất tình cảm
Chăm sóc
Alaskan Klee Kai là một giống chó ưu hoạt động nên chúng đòi hỏi phải có một chế độ tập luyện thích hợp hằng ngày và tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cho nó một mảnh sân rộng với hàng rào chắc chắn xung quanh.
Ngoài tập thể dục ra thì bộ lông 2 lớp của nó cũng tiêu tốn của bạn một khoảng thời gian nhất định cho việc chải chuốt, cắt tỉa gọn gàng.
Một buổi off của CLB Alaskan Klee Kai
Sức khỏe
Tuổi thọ trung bình của giống chó này là khoảng 10 đến 13 năm. Mặc dù Alaskan Klee Kai nói chung là không gặp nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến di truyền nhưng nó lại thường mắc một số bệnh như đục thủy tinh thể, bệnh gan, sai khớp xương bánh chè, các vấn đề về tim và bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Lịch sử và bối cảnh
Là một giống chó mới phát triển gần đây, Alaskan Klee Kai được ghi chép rất chi tiết về nguồn gốc của nó. Trong những năm 1970, một người phụ nữ tên là Linda Alaskan Spurlin trong một lần đến Oklahoma đã tình cờ bắt gặp một chú chó nhỏ trông không khác gì một chú Husky Siberian. Sau đó, vì yêu thích mà bà nảy ra ý định phát triển những chú chó nhỏ này thành một giống riêng biệt dành cho những người muốn có một chú Husky nhưng lại không đủ điều kiện để cho chúng phát triển. Rồi bà trở về Alaskan và thực hiện ý định của mình.
Bà Linda Alaskan Spurlin (Trái) và giống chó Alaskan Klee Kai
Trong quá trình chọn lọc và lai tạo giống chó mới này, đã có rất nhiều người yêu thích những chú Klee Kai đó và trong vòng khoảng 15 năm, Spurlin bắt đầu bán những chú chó đầu tiên từ các giống mới được tạo ra mặc dù các gen mong muốn vẫn còn chưa hoàn hảo.
Khoảng mười năm sau Spurlin quyết định kết thúc công việc lai tạo của mình. Mặc dù đã có một số người kịp thời sở hữu những chú Klee Kai khác nhau nhưng nó vẫn là một giống chó hiếm hiện nay.
VietDVM team biên dịch
(Theo petmd)

Làm gì khi cún bỗng dưng bị đau chân?
Cũng giống như người, những chú cún đôi khi cũng bị những tai nạn ngoài ý muốn như gãy xương, bong gân, trật khớp hoặc đứt dây chằng…tất cả những chấn thương trên đều có thể làm cho cún bỗng dưng đi khập khiễng hay di chuyển 1 cách rất khó khăn. Đôi khi, những tai nạn đó có thể xảy ra rất đơn giản ví dụ như trong lúc cún leo cầu thang chẳng hạn.
»› Quản lý “đau” trên vật nuôi
»› Bệnh thường gặp trên thú cưng bạn nhất định phải biết
Ngoài những tai nạn bất ngờ đó ra, cún cũng có thể đi cà nhắc khi bị viêm khớp. Trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến những trường hợp cún viêm khớp do các chấn thương ngoại khoa.
Cún có biểu hiện như thế nào?
Trong hầu hết mọi trường hợp đi cà nhắc, cún không có bất kỳ biểu hiện nào khác ra bên ngoài. Tuy nhiên, chân tay có thể treo lủng lẳng ở một góc không tự nhiên khi bị gãy hoặc trật khớp. Thậm chí xương có thể xuyên qua da, đôi khi cún còn bị chảy máu hay sưng tấy.
Nguyên nhân chính
Nguyên nhân phổ biến nhất làm cún đi cà nhắc là do tai nạn và các chấn thương. Mặc dù tiến triển chậm nhưng còn 1 nguyên nhân khác nữa là do dây chằng và đĩa sụn bị thoái hóa mãm tính (hay thoái hóa khớp mãm tính). Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể làm cho cún đau chân đột ngột hoặc què quoặt và đi cà nhắc.
Làm gì khi cún bỗng dưng đi khập khiễng như vậy?
Trong mọi trường hợp:
• Để cún nằm im tại chỗ, tuyệt đối không di chuyển cún.
• Nếu cún đau quá, cố gắng kiểm soát không cho nó dãy dụa, chạy đi.
• Kiểm tra chỗ xương bị gãy hay trật khớp xem mức độ nặng nhẹ thế nào.
• Nếu không bị gãy xương và cún có thể cà nhắc, không cần phải nẹp chân nó.
• Hạn chế sự vận động của cún trong 1-2 ngày.
• Nếu sau 24 giờ, cún vẫn đi cà nhắc hoặc què nặng hơn, hãy mang nó đến bác sỹ thú y.
»› Tập thể dục cho cún như thế nào thì đúng
Trong trường hợp cún đau nặng hoặc sưng tấy:
• Nếu là cún lớn và có thể đi bộ trên ba chân, hãy để nó đi bộ ra xe và đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Là cún nhỏ thì bạn cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
• Nếu cún đang bị đau lưng nhiều hơn cả việc sưng chân, hãy nhẹ nhàng mang nó ra xe. (Bởi vì rất khó để phân biệt cún đang đau lưng hay đau chân, nên tốt nhất hãy nhẹ nhàng với cún trong mọi trường hợp).
Trong trường hợp nhẹ:
• Hãy dùng một miếng gạc lạnh dán vào khớp chân của cún để giúp giảm viêm.
• Nếu chân cún bị viêm và đau đớn kéo dài hơn 24 giờ, hãy chuyển sang dùng 1 miếng gạc ấm và đưa cún đến bác sỹ thú y ngay sau đó.
»› Xử lý phản ứng vaccine sau khi tiêm phòng trên vật nuôi.
Chẩn đoán
Nguyên nhân của sự khập khiễng thường có thể được chẩn đoán chỉ với một bài kiểm tra vật lý đơn giản. Tuy nhiên, bác sỹ cũng có thể yêu cầu bạn cho cún chụp X-quang và kiểm tra cả các bộ phận có thể bị ảnh hưởng ví dụ như hệ thần kinh chẳng hạn. Thậm chí một số trường hợp bác sỹ còn yêu cầu cho cún quét CT và MRI nếu thấy cần thiết.
Chẩn đoán nhanh và chính xác là cơ sở của quá trình điều trị cũng như là điều kiện quyết định việc điều trị có thành công hay không.
Chăm sóc
Đừng bao giờ tập thể dục cho cún khi nó đang bị què. Trong thực tế, cún cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày hoặc thậm chí lên đến vài tuần. Khi tình trạng của cún khá hơn (không đi cà nhắc nữa), tiếp tục cho nó nghỉ ngơi khoảng 1-2 ngày nữa. Sau đó, bạn cho cún tập thể dục trở lại 1 cách nhẹ nhàng và tăng dần cường độ.
VietDVM team
theo petmd

Thiệt hại do bệnh nấm diều ở gà gây ra không chỉ là tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết bao nhiêu mà còn là những hệ quả sau khi nhiễm bệnh dù con gà đó đã được điều trị khỏi.
«»› Bệnh nấm diều ở gà (phần 2) – 4 bước chẩn đoán bệnh cơ bản.
«»› Bệnh nấm diều ở gà (phần 3) – các bước điều trị và phòng bệnh.
Bệnh nấm diều ở gà do một loại nấm men có tên là Candida albicans gây ra. Bình thường loại nấm men này có mặt sẵn trong đường tiêu hóa của gà nhưng không gây bệnh.
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, Candida albicans tìm cơ hội nhân lên và gây ra các tổn thương trên đường tiêu hóa, hô hấp thậm chí nó còn có thể gây nhiễm trùng da, lông, mắt và đường sinh sản.
Trong thực tế, có thể do bệnh này rất dễ điều trị khỏi nên đa phần mọi người không quá để tâm hay lo ngại. Tuy nhiên, thiệt hại mà bệnh nấm diều ở gà gây ra không chỉ là những thiệt hại có thể nhìn thấy bằng mắt hay đo đếm được ngay lúc đó như: tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết…
»› Xem nhiều: Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc trên gia cầm
Mà nó còn là những hệ quả sau khi nhiễm bệnh nấm diều dù con gà đó đã được điều trị khỏi như: khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương là điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập…

Cách mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh nấm diều ở gà.
Các nguyên nhân làm suy giảm miễn dịch hay yếu tố có lợi cho Candida albicans phát triển và nhân lên trong cơ thể:
- Diều bị “rỗng” quá lâu (trong diều không có thức ăn).
- Vệ sinh kém: dụng cụ chứa nước, thức ăn → nhiễm nấm từ ngoài môi trường.
- Sử dụng kháng sinh (loại phổ rộng như cyclines, phenicol, penicilline bán tổng hợp A hay các steroids) trong một khoảng thời gian quá dài → nấm phát triển luôn trong đường tiêu hóa và gây ra bệnh nấm diều ở gà.
- Kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa.
- Do thức ăn bị nhiễm nấm.
- Thiếu Vitamin A.
- Suy dinh dưỡng.
- Stress trong khi vận chuyển hoặc do môi trường.
Khi một trong các nguyên nhân trên xảy ra làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, đồng thời ức chế các vi sinh vật có lợi → tạo điều kiện cho Candida albicans phát triển và nhân lên trong niêm mạc của khoang miệng, thực quản cũng như diều gà.
Lớp biểu mô ngoài cùng của các cơ quan trên bị nấm men làm tổn thương và phá hỏng → Tăng sinh lớp màng giả trong khoang miệng (gọi là màng bạch hầu giả), thực quản, diều → gây ra các triệu chứng, bệnh tích tương ứng như: gà nên, giảm ăn, niêm mạc miệng và diều có mảng bám màu trắng...

Triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh nấm diều ở gà.
Các triệu chứng bệnh tích theo thứ tự từ miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến đến ruột.
- Miệng, thực quản: Nhiễm trùng miệng, hôi miệng (hơi thở hôi), miệng có lớp mảng bám màu trắng có thể nhìn thấy được, giảm ăn. Niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.
- Diều: Bên trong diều có thể xuất hiện lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Trong diều chứa nước nhầy, hôi, chua và vật có thể bị nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua. Ủ rũ, giảm ăn, diều tăng sinh dày lên, các thức ăn trong diều bị nén chặt lại, dích lại.
- Dạ dày tuyến: sưng hoặc xuất huyết niêm mạc? Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng?
- Ruột: Nếu nấm men theo nước, thức ăn xuống đến ruột → giảm hấp thu chất dinh dưỡng → suy dinh dưỡng, có thể thành nhiễm trùng mãn tính → gà ủ rũ, giảm ăn, tiêu chảy phân sống, mất nước → tỷ lệ chết thấp nhưng chậm lớn, năng suất toàn đàn giảm mạnh. Mổ khám thấy niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy.
Lưu ý: một số triệu chứng, bệnh tích chính của bệnh nấm diều ở gà - gà nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua; tiêu chảy phân sống; gà có chậm lớn nhưng tỷ lệ chết thấp; niêm mạc miệng và diều có lớp màng màu trắng đục.



Tóm lại, hiểu được cơ chế gây bệnh chính là hiểu được bản chất của vấn đề tại sao Candida albicans lại gây ra các triệu chứng, bệnh tích như vậy. Từ đó làm tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nấm diều ở gà một cách hiệu quả nhất.
»› Bệnh nấm diều ở gà (P2) – 4 bước chẩn đoán và nhận diện bệnh nấm diều
Minh Hòa
(Bài viết có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp)