Quản lý “đau” trên vật nuôi

Published in Chăm sóc Thú Cưng
| Ngày28/05/2015

Đau là 1 phạm trù cá nhân. Bất cứ ai cũng đã từng trải qua một cơn đau nhói hay đau bể đầu khi đang suy nghĩ về một dự án kinh doanh nào đó nên hầu hết mọi người đều hiểu rất rõ cảm giác thế nào là đau. Hơn nữa, bạn rất dễ dàng trong việc miêu tả cơn đau của mình để bác sỹ hay mọi người xung quanh có thể giúp bạn. Tuy nhiên cún của bạn thì không thể, chúng thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau đớn trong im lặng.

May mắn thay, quản lý đau là một chủ đề được quan tâm và ưu tiên rất cao trong nghành thú y. Hội thảo Animal Welfare Forum (AVMA) năm 2001, trình bày tại Chicago, với sự tham dự của hơn 100 bác sĩ thú y quan tâm đến việc nâng cao hiểu biết trong vấn đề quản lý đau trên vật nuôi là một ví dụ. Thông qua hội thảo, các nhà khoa học muốn nâng cao hơn nữa khả năng nhận biết các dấu hiệu đau cũng như các phương pháp xử lý để giúp cho vật nuôi có được một cuộc sống vui vẻ, thoải mái và ít đau đớn nhất.

 

quan ly dau tren vat nuoi 1

 

Các bạn – những người chủ của thú cưng cũng như các bác sỹ thú y – là những người đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự khó chịu và các cơn đau cho cún. Bởi vậy, bạn không chỉ phải học cách nhận ra các dấu hiệu cho thấy cún của bạn đang đau hay khó chịu ở đâu đó, mà còn phải chủ động hơn nữa để giúp chúng giảm các cơn đau. Thậm chí bạn phải hỗ trợ chúng bằng thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Tiến sĩ William Tranquilli - Giáo sư Y học lâm sàng tại Đại học thú y Illinois, và Giám đốc Chương trình Pain Management của trường tin rằng sự hợp tác giữa những người chủ của cún và các bác sĩ thú y điều trị trực tiếp là rất quan trọng để phát triển các biện pháp quản lý đau đối với bất kỳ bệnh nhân nào của chúng ta. "Chúng tôi – những bác sĩ thú y phải lựa chọn hướng điều trị dựa vào những gì khách hàng cho chúng tôi biết về hành vi và hoạt động của những chú cún của họ và phải hợp tác chặt chẽ với khách hàng để giúp cún tiến triển nhanh nhất trong các trường hợp quản lý đau.” Tiến sĩ Tranquilli nói.

 

Thế nào là cảm giác đau?

“Đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu liên quan tới tổn thương mô thực sự hay tiềm năng". Cảm giác đau xảy ra rất chủ quan và biến hóa khôn lường.

Trong thực tế, không phải lạ khi nhìn thấy một chú chó đi cà nhắc vào bệnh viện và vui vẻ vẫy vẫy đuôi của nó. Trong khi một chú khác lại vào viện cùng với một chấn thương gãy xương nặng và điên cuồng khóc trong hoảng loạn và đau đớn cực độ. Các bệnh nhân lên cơn đau thường sẽ phải uống thuốc nhưng làm thế nào để đáng giá mức độ cũng như nguyên nhân cơ bản của chúng lại là một bài toán khác.

 

quan ly dau tren vat nuoi 2

 

Làm thế nào để nhận biết cún đang đau?

Trong một số tình huống, ta nhận ra cún đang trải qua 1 cơn đau đớn rất dễ dàng, ví dụ như sau khi phẫu thuật hay các vết thương rõ ràng. Nếu các triệu chứng kém rõ ràng hơn, chúng ta phải tinh tế quan sát và tin vào trực giác cũng như kinh nghiệm của mỗi người để chẩn đoán.

Hầu hết những chú cún khi đau sẽ thay đổi hành vi so với bình thường. Bạn có thể thấy chúng miễn cưỡng leo lên cầu thang, nằm im ủ rũ, ít vận động hơn hay cũng có thể rên rỉ, thậm chí sủa nhiều hơn. Những thay đổi tinh tế trong hành vi có thể là dấu hiệu ban đầu nói lên rằng chú cún đang bị tổn thương.

Ví dụ: Đau lưng thường gặp ở chó trưởng thành, hay bất cứ ai đã chứng kiến một cuộc đấu tranh của chú chó già khi đứng dậy hay đặt chân xuống đất để đi bình thường thì sẽ hiểu sự khó chịu của chúng lớn như thế nào với căn bệnh viêm khớp mà chúng phải chịu đựng. Hãy để ý 1 cách tinh tế hơn và tìm ra những sự khác biệt hoặc sự thay đổi hành vi tương tự như trên, vì chúng có thể là cách duy nhất chú cún của bạn biểu hiện rằng chúng cần sự trợ giúp của bạn để giảm bớt các cơn đau.

 

quan ly dau tren vat nuoi 3

 

Bạn cần phải làm gì để giúp cún giảm đau?

Tại bệnh viện thú y, nếu cún nhà bạn đang trải qua 1 cuộc phẫu thuật, hãy mạnh dạn hỏi bác sỹ các cách quản lý đau 1 cách kỹ càng nhất. Thực tế, một số tiểu phẫu có gây tê cục bộ nên đa phần cún sẽ không cảm thấy đau và bạn không phải lo lắng về việc giúp chúng quản lý đau. Tiểu phẫu loại mụn bọc hay khâu vết xước là những ví dụ điển hình.

 

 

Tuy nhiên, nếu chú cún nhà bạn phải trải qua 1 cuộc phẫu thuật lớn, bạn phải tìm hiểu rất kỹ càng, nhất là làm thế nào để chúng thấy thoải mái nhất sau phẫu thuật. Theo tiến sĩ Traquilli, có rất nhiều tiêu chuẩn dành cho cún sau khi phẫu thuật mà bạn cần chú ý và gần như tùy thuộc từng trường hợp mà có các tiêu chuẩn khác nhau cho phù hợp.

Chiến dịch phổ biến kiến thức “quản lý đau cho cún khi ở nhà” tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đã đem lại những hiệu quả nhất định, từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của những người chủ hiểu biết là vô cùng to lớn. Là một chủ nhân, bạn nên chuẩn bị sẵn 1 số sản phẩm hỗ trợ cho cún khi cần thiết như thuốc chống lão hóa hay thuốc giảm đau…phòng trường hợp khẩn cấp cần dùng đến như viêm khớp hay chấn thương do tai nạn...

Khi phát hiện ra chú cún đang trải qua cơn đau, ngoài việc giúp chúng giảm đau và tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc ra thì 1 việc nữa cũng quan trọng không kém đó là khẩu phần ăn. Hãy điều chỉnh cho cún 1 khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng bệnh lý của nó. Có như vậy, chúng mới có thể mau chóng phục hồi sức khỏe và vượt qua cơn đau. Ngoài ra, hãy cung cấp cho chúng những vật dụng hỗ trợ tốt nhất như 1 chỗ ngủ êm ấm, 1 đồ chơi để chúng khỏi gặm những thứ khác …

 

quan ly dau tren vat nuoi 4

 

Một số loại thuốc hỗ trợ quản lý đau

Thông thường có năm loại thuốc giảm đau có tác dụng giống nhau có thể dùng cho cún:

- Nutraceuticals.

- Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS).

- Opioid.

- Steroids.

- Thuốc giảm đau tổng hợp.

Tuy nhiên, bất kỳ 1 loại thuốc giảm đau nào - đặc biệt là với các thuốc chống viêm không chứa steroid như nhiều giảm đau chống viêm khớp – đều có thể có thể xảy ra những phản ứng phụ không mong muốn. Các phạn ứng phụ cũng có thể nặng nhẹ khác nhau.

 

quan ly dau tren vat nuoi 5



Bởi vậy, bạn và bác sĩ thú y cần phải thảo luận về ưu và khuyết điểm của bất cứ loại thuốc nào được khuyến cáo dùng cho cún của bạn, đặc biệt là nếu cún sẽ phải uống thuốc đó liên tục. Hơn nữa, ngay lập tức ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và liên hệ với bác sĩ thú y của bạn, nếu có phản ứng bất lợi xảy ra với cún.

 

 

VietDVM team biên dịch

(nguồn petmd)       

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status