Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN
[Video] Cơ chế gây bệnh PED  trên heo
Published in Cơ chế

VietDVm team tiếp tục giới thiệu tới các bạn video cơ chế gây bệnh của virus PED

Nội dung: VieDVM team

Kỹ thuật: VietDVM team

Bài viết chi tiết về bệnh:  Tiêu chảy cấp trên heo (Porcine Epidemic Diarrhoea PED)

 

 

Huấn luyện heo nhảy giá là công việc nhằm giúp heo thành lập các phản xạ sinh dục có điều kiện (phản xạ tiết tinh dịch) dựa trên các phản xạ không điều kiện (phản xạ ngửi “mùi heo nái”, phản xạ nhìn thấy giá nhảy…)  mục tiêu là có thể khai thác tinh heo đạt chất lượng.

 

Huấn luyện đực giống nhảy giá để lấy tinh chuẩn bị cho quá trình thụ tinh nhân tạo là một khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi heo đực giống. Việc huấn luyện heo nhảy giá đúng phương pháp, kỹ thuật giúp cho chất lượng tinh được nâng cao và ổn định, từ đó nâng cao hiệu quả thụ tinh → nâng cao năng suất sinh sản của heo nái → hiệu quả chăn nuôi của toàn trại tăng cao.

 

»› Mẹo duy trì trạng thái hưng phấn trong thụ tinh nhân tạo cho heo

»› Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]

 

Cơ sở sinh lý:

Muốn thực hiện tốt công tác huấn luyện này, bạn nên hiểu rõ bản chất mọi cơ sở sinh lý của các phản xạ sinh dục có liên quan tới quá trình phối giống và ứng dụng nó trong các động tác kỹ thuật lấy tinh cũng như trang bị các thiết bị lấy tinh phù hợp. Huấn luyện đực giống nhảy giá được dựa trên các

Cơ sở sinh lý sau:

co che cua qua trinh huan luyen

Cơ sở sinh lý của việc huấn luyện đực giống nhảy giá

 

Tuổi heo bắt đầu huấn luyện:

Những heo đực giống non, sau khi thành thục về tính mà chưa qua giao phối với con cái lần nào cần được huấn luyện ngay vì lúc đó con vật rất hăng, chưa có “kinh nghiệm” về việc giả phối và dễ huấn luyện.

Tùy thuộc vào giống nội hay ngoại, thể trạng heo có tốt không hay thời gian heo nhập đàn là bao lâu…để quyết định tuổi bắt đầu tập cho heo.
Thông thường, sau khi hoàn tất chương trình vaccine heo khoảng 7,5 tháng tuổi, đạt 130kg là bắt đầu đưa vào huấn luyện.

 

»› Lịch vacxin heo thịt hiệu quả

 

Một số lưu ý trước khi tập luyện:

- Thời gian tập luyện cho heo mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần ít nhất là 15 phút.

- Không tập khi heo mới ăn no.

- Chuẩn bị giá nhảy: chọn giá nhảy càng giống với con cái càng tốt, phủ lên giá một tấm da giả, để khi ôm giá, đực giống hưng phấn mạnh. Ngoài ra, trước khi tập luyện, bôi 1 ít dịch âm hộ của heo nái lên giá nhảy để kích thích đực giống.

- Chuẩn bị heo nái kích thích: trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể nhốt con nái đang động dục ở ô chuồng bên cạnh để kích thích đực lên giống.

 

 

Nguyên lý tiến hành:

Khi huấn luyện đực giống nhảy giá người ta cố tình tạo ra một hoàn cảnh giả càng giống với hoàn cảnh thật khi nhảy trực tiếp con cái thì càng tốt. Nguyên lý các bước được tiến hành như sau:

-Theo dõi từng cá thể đực giống chặt chẽ để xác định tuổi thành thục về tính.

-Trước khi huấn luyện thường xuyên cho đực giống tiếp xúc với môi trường lấy tinh như giá lấy tinh, người lấy tinh, các dụng cụ có liên quan khác.

-Hình dáng kích thước giá nhảy càng giống với con cái càng tốt. 

-Âm đạo giả có lẽ là dụng cụ quan trọng nhất cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho khi dương vật của con đực giống cắm vào nó, phải hội đủ ba điều kiện tối thích hợp về nhiệt độ, độ nhớt và áp lực. Thời kỳ đầu mới huấn luyện, người ta thường dùng tay kích thích vào bao dương vật để tạo ra phản xạ hưng phấn và cương cứng trước khi đực giống nhảy giá. Nói cách khác là kích thích để tạo ra hưng phấn ban đầu, thúc bách nó nhảy giá.

- Các biện pháp bổ trợ khác: cho đực giống ngửi mùi của chất tiết từ âm đạo con cái, mở băng ghi lại tiếng kêu của con cái khi giao phối…  mục tiêu: tạo ra hoàn cảnh càng giống thật càng tốt.

-Trường hợp đực giống không chịu nhảy giá, có thể dùng biện pháp cưỡng ép, đặt đực giống lên giá rồi bắt dương vật cố định vào âm đạo giả rồi kích thích.

-Khi phản xạ nhảy giá đã quen thì khâu then chốt cần quan tâm hàng đầu để có chất lượng tinh dịch tốt nhất đó là môi trường âm đạo giả, có như vậy phản xạ nhảy giá của đực giống mới quen được. Thứ đến là môi trường lấy tinh phải yên tĩnh, cố định, tránh những kích thích lạ.

 

 

Các bước tiến hành cụ thể:

1. Chuẩn bị ô chuồng sạch sẽ.

2. Vệ sinh heo sạch sẽ.

3. Đuổi heo lên ô tập.

4. Cho heo làm quen với giá nhảy.

5. Gọi heo nhảy giá.

6. Kích thích heo hưng phấn: dùng tay xoa bóp dương vật cho heo.

7. Cho heo ngửi mùi dịch âm hộ của nái lên giống.

8. Tiếp tục xoa bóp dương vật cho heo  tinh ra  lấy cốc hứng tinh.

9. Ghi chép lịch tập luyện vào sổ.

10. Kiểm tra, đánh giá chất lượng tinh.

 

 huan luyen nhay gia

huan luyen nhay gia 1

 

Nếu các bạn thực sự quan tâm tới chủ đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra đời loạt bài viết chuyên sâu hơn nữa về cách kiểm tra, đáng giá chất lượng tinh cũng như cách áp dụng các kết quả đó vào thực tế sản xuất, chăn nuôi.

 

Cuối cùng, để huấn luyện thành công, chúng ta cần chú ý: Đối với người huấn luyện, cần ôn hòa, kiên nhẫn, khéo léo. Thời gian, địa điểm và người huấn luyện phải ổn định. Nên chọn thời điểm huấn luyện lúc mát trời, yên tĩnh, tránh các tiếng động lạ.

Như vậy, nắm được cơ sở, nguyên lý, cũng như các bước tiến hành huấn luyện đực giống nhảy giá sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, góc nhìn cũng như sự tin khi tiến hành trong thực tế. Từ đó giúp cho công tác khai thác đực giống trở nên hiệu quả hơn  chất lượng tinh nâng cao, góp phần lớn vào sự thành công của chăn nuôi.

 

VietDVM team

Công ty cổ phần dinh dưỡng Thái Lan với mục đích tăng cường chất lượng dịch vụ trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi hiện nay công ty chúng tôi có nhu cầu tuyển kỹ thuật thị trường.

 

tuyen dung 1

 

Vị trí tuyển dụng: Cán bộ kĩ thuật thị trường

Số lượng: 1 (Một)

Tuổi: từ 22- 27

Giới tính: Không phân biệt

Yêu cầu:

+ Có kĩ thuật chăn nuôi thú y tốt liên quan đến gia cầm

+ Có kĩ năng mổ khám bệnh

+ Ưu tiên người có kinh nghiệm

+ Thật thà, chăm chỉ

+ Có kĩ năng lên kế hoạch làm việc và làm việc theo kế hoạch

+ Nhanh nhẹn, giao tiếp tốt

 

Địa điểm làm việc và mô tả công việc: Lên kế hoạch chăm sóc các trang trại (gà trắng, gà màu) đang sử dụng sản phẩm của công ty tại khu vực Thái Nguyên và Vĩnh Phúc .

Lương : Hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy định pháp luật lao động hiện hành và chế độ riêng của công ty, lương theo thỏa thuận và theo năng lực.

Mọi chi tiết liên quan đến công việc xin liên hệ: Mr. Trương Văn Bằng

Sđt: 0979. 306. 784 - Liên lạc từ 20h -22h buổi tối các ngày trong tuần. Hoặc qua Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Công ty cổ phần dinh dưỡng Thái Lan

Địa chỉ: Khu công nghiệp Tân Trường , Cẩm Giàng, Hải Dương

 

 

Thông tin được cung cấp 

Trương Văn Bằng   

Công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam tên giao dịch là GREENVET, JSC là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y, phụ gia thức ăn chăn nuôi và trang thiết bị trong chăn nuôi tại Việt Nam.

Luôn lấy con người là trọng tâm cho sự phát triển bền vững và lâu dài, sự phát triển của nhân viên làm nên sự thịnh vượng của công ty, chúng tôi luôn chào đón bạn đến, gia nhập và là một thành viên của GREENVET.

 

tuyen dung 11

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho kế hoạch phát triển kinh doanh trong thời gian tới, Công ty CP Thú Y Xanh Việt Nam đang cần tuyển nhân sự cho vị trí:

NHÂN VIÊN MARKETING KỸ THUẬT


Số lượng: 01

Mô tả công việc.

- Xây dựng, chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật, nội dung bài giảng

- Biên dịch tài liệu kỹ thuật.

- Hỗ trợ các chuyên gia nước ngoài đi thăm khách hàng, trang trại để tư vấn kỹ thuật, hội thảo cho người chăn nuôi

- Lưu trữ thông tin sản phẩm.

- Tham gia tư vấn kỹ thuật, phụ trách gửi mẫu, quản lý kết quả xét nghiệm, phân tích, chẩn đoán mẫu bệnh phẩm.

- Các công việc liên quan khác theo yêu cầu.

 

Yêu cầu

- Nữ, Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bác sỹ thú y/Kỹ sư chăn nuôi. Không yêu cầu kinh nghiệm.

- Tiếng anh: Tiếng anh chuyên ngành khá.

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt.

 

Quyền lợi

- Mức lương cạnh tranh.

- Được đào tạo kỹ năng, năng lực chuyên môn, phát triển bản thân với các khóa đào tạo trong và ngoài nước.

- Môi trường làm việc thân thiện, năng động, sáng tạo.

- Cơ hội thăng tiến và phát triển trong lĩnh vực, chế độ phúc lợi cạnh tranh.

 

Ứng tuyển

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Nhân sự - Công ty CP Thú Y Xanh Việt Nam.
Hoặc gửi thông tin trực tuyến qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. /This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

- Phỏng vấn tại Văn phòng Công ty CP Thú Y Xanh Việt Nam.
Địa chỉ: Đường CN2 – Cụm Công nghiệp Từ Liêm – Nam Từ Liêm – Hà Nội.

- Thời hạn ứng tuyển: 25/07/2015.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với bộ phận tuyển dụng theo số máy: 0976199157 Ms Thoa hoặc 0978530483 gặp Mr Hiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của bạn.

 

 

Thông tin được cung cấp

Mr. Hiệp         

Thị trường miền Bắc nước ta tuần vừa qua tiếp tục nhận những tin hiệu vui, giá các sản phẩm chăn nuôi đang có xu hướng tăng, mặc dù mức tăng chưa lớn nhưng các trại xuất bán rất dễ dàng. Giá Heo tại thị trường Hưng Yên đang có giá 51.000 - 52.000đ/kg xuất bán tại trại.

chan nuoi heo thit 

Heo thịt tiếp tục tăng nhẹ (ảnh internet)

Giá gà lông màu nuôi bán công nghiệp cũng có mức tăng nhẹ, tại thị trường Vĩnh Phúc giá gà lông màu hiện có giá 72.000đ/kg. 

Tại các thị trường chăn nuôi heo tập trung giá heo hơi xuất bán tại trại trong tuần 29 vừa qua tăng nhẹ từ đầu tuần tới cuối tuần, tại các thị trường con giống có chất lượng kém hơn giá heo hơi cũng tăng nhẹ. Hiện tại Phú Thọ, Hải Phòng Tuyên Quang giá heo lai đẹp (mẹ trắng) có giá 44.000 - 46.000đ/kg. 

Giá trứng gà và trứng vịt vẫn duy trì khá ổn định, không có nhiều thay đổi trong tuần vừa qua.

Giống heo đang có mức tăng khá mạnh, hiện heo xách tai có giá 1,5tr/con và rất khó bắt.

Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.

 

 

Giá cả thị trường tuần 29 năm 2015

  

 Heo thịt

 Heo siêu 51.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 46.000 đ/kg
 Heo lai 42.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp 25.000 đ/kg
Gà lông màu 72.000đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 5 tháng) 110.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 105.000đ/kg
Gà lai chọi 112.000 đ/kg
Gà đẻ thải loại  68.000đ/kg

   

Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 2.000 đ/quả
Gà ai cập trắng 2.150 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 2.400 đ/quả 
 Vịt thịt Vịt bầu 33.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 2.400 đ/quả
Trứng thường 2.100 đ/quả

 

 

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 14.000 đ/con
Gà trắng công nghiệp 12.000 đ/kg
Già hậu bị 115.000 đ/con
Gà đẻ công nghiệp 20.000 đ/con
 Gà ai cập 19.000 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 1.500.000đ/con
Heo lai 65.000đ/kg
Vịt Vịt thịt 15.000 đ/con

 

 

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 

VietDVM team tổng hợp

Thông tin chính thức từ website của công ty Cargill cho biết; JBS đã ký một thỏa thuận với Cargill để có được hệ thống chế biến thịt heo của công ty này tại Mỹ với giá 1,45 tỷ USD.

 

Untitled 1

 

"Thỏa thuận này của chúng tôi với Cargill là một sự đầu tư lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp và ngành công nghiệp thịt Heo tại Mỹ và trên toàn cầu. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng ngành công nghiệp thịt heo của Mỹ" phát biểu của Martin Dooley, Chủ tịch, Giám đốc điều hành của JBS.

Thỏa thuận này giúp JBS có thêm 2 nhà máy chế biến thịt Midwest ở Ottumwa - Iowa và ở Beardstown - Illinois với công suất 9,3 triệu con. Ngoài ra JBS còn sở hữu thêm 5 nhà máy thức ăn chăn nuôi (hai ở Missouri, một ở Arkansas, một ở Iowa và một ở Texas) và và bốn trang trại heo với quy mô 161.000con heo nái (hai ở Arkansas, một ở Oklahoma và một ở Texas).

JBS USA là một công ty chính của tập đoàn JBS SA (công ty của Brazil) là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thịt động vật. JBS USA là một công ty trong tốp đầu tại Mỹ trong lĩnh vực chế biến thịt Bò, Thịt cừu, tại Canada, JBS cũng là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thịt Bò, tại Australia công ty là một trong những công ty lớn nhất trong chế biến thịt Bò và thịt Heo. JBS hiện đang cung cấp sản phẩn thịt heo cho hơn 100 quốc gia trên 5 lục địa.

Hiện phía Cargill vẫn chưa đưa ra thông tin giải thích vì sao họ lại đồng ý thương vụ này, trong thông báo mới đây họ chỉ nói rằng "Chúng tôi chưa có ý bán, nhưng lời đề nghị cuae JBS là rất hợp lý và nó đã để được xem xét".

Trong những năm qua Cargill luôn vững vàng ở vị trí thứ 4 về sản lượng giết mổ thịt heo tại Mỹ và hiện nay công ty đang được xếp vị trí thứ 8 tại Mỹ trong lĩnh vực chăn nuôi heo với 161.000 con heo nái.

 

 

VietDVM team biên dịch

Theo: thepigsite, cargill, JBS

Theo thông tin từ chi cục thú y tỉnh Nghệ An, Cơ quan thú y vùng III gửi cục Thú y thông báo: một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 đã bùng phát tại địa phương .

 

cum gia cam h5n6

 

Ổ dịch được phát hiện ngày 12/7/2015, tại một hộ chăn nuôi gia cầm ở xóm 5, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuất hiện ổ dịch cúm trên đàn gia cầm 605 con (gồm 485 con ngan và 120 con gà) làm 256 con gia cầm bị mắc bệnh, chết.

Ngày 16/7/2015 gia đình thông báo ổ dịch cho Trạm Thú y.

Ngày 17/7/2015 cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra xác minh và lấy mẫu xét nghiệm.

Ngày 18/7/2015, Cơ quan Thú y vùng III phát hiện vi rút cúm gia cầm A/H5N6 trong các mẫu bệnh phẩm.

Chiều ngày 18/7/2015, địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh và triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp theo quy định.

Hiện các cơ quan chức năng đang có những biện pháp tích cực để khống chế, kiểm soát dịch bệnh, hạn chế không để lây lan ra các khu vực xung quanh làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh gia cầm trong vùng.

 

VietDVM team 

(Theo Cục thú y)

 

Giá thức ăn chăn nuôi giảm và tổng số đầu heo nái có sự gia tăng nhẹ là những dấu hiệu tích cực sau 7 năm suy giảm báo hiệu một sự gia tăng hơn nữa trong ngành sản xuất thịt heo vào năm 2015 sau khi đã có 1 năm phục hồi trước đó.

Mặc dù giá thịt heo có khá ảm đạm vào đầu năm nay (ví dụ như trung bình giá heo tháng 1 năm 2015 ở châu Âu rơi vào khoảng 130 EUR/100 kg (tương đương khoảng 30680 đ/kg), giảm 18% so với trung bình từ năm 2010-2014), tuy nhiên số lượng heo giết mổ vẫn tăng 5,6% trong quý 1 năm 2015 so với cùng kỳ năm ngoái.

 

xuat khau

Sản lượng thịt heo tại liên minh châu âu dự kiến tăng

 

Hầu hết tất cả cá nước thành viên trong liên minh châu Âu đều có góp phần vào sự gia tăng này, tuy nhiên đáng ghi nhận nhất vẫn là ở Tây Ban Nha (tăng 11,7%) do tăng tổng đầu heo, nhất là đầu heo nái tăng 5% so với 2014.

Tiếp đến là Ba Lan tăng 6,6%. Ngược lại với Tây Ban Nha, số đầu heo nái của Ba Lan không tăng, thậm chí khối lượng thịt xẻ trong quý 1 giảm 2,4% nhưng số đầu heo được giết mổ vẫn tăng do số đầu heo con/ nái tăng cộng với gia tăng số lượng heo con nhập khẩu.

Sự gia tăng sản xuất thịt heo còn được ghi nhận tại 1 số quốc gia sản xuất lớn khác nữa như Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh.

Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi đã rẻ hơn nhưng 1 số nhà chăn nuôi vẫn có thể phải đối mặt với những khó khăn về tài chính khi giá heo không phải lúc nào cũng thuận lợi đủ để họ trang trải chi phí sản xuất. Do đó, mức lợi nhuận ròng 6 tháng cuối năm 2015 dự kiến sẽ tăng chậm lại (tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái từ tháng 4-12 năm 2015). Điều này có thể sẽ làm cho tổng sản lượng thịt heo hàng năm (trong năm 2015) chỉ tăng lên dược khoảng 3% qua các năm và 0,9% vào năm 2016.

Sản xuất tăng, giá thịt heo thấp, đồng euro suy yếu và nhu cầu thịt heo từ châu Á tăng cao là những lợi thế to lớn cho các công ty xuất khẩu thịt heo ở châu Âu và dự kiến lượng thịt heo xuất khẩu năm nay sẽ cao hơn năm 2014.

Trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thịt heo tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường chính vẫn là Philippines, Trung Quốc, Mỹ và Singapore. Hàn Quốc do ảnh hưởng của dịch bệnh (lở mồm long móng và PEDv) nên nhu cầu nhập khẩu thịt heo cũng tăng cao (tháng giêng 2015, Hàn Quốc nhập khẩu thịt heo nhiều hơn tháng giêng năm 2014 là 30%). Với giá cả cạnh tranh tốt hơn, thịt heo nhập khẩu từ châu Âu cũng tăng hơn so với lượng nhập từ Mỹ. Một lượng nhỏ thịt heo cũng đã được xuất sang Nhật Bản cho thấy nước này đã bắt đầu hồi phục và tự chủ được sau đại dịch PEDv vào năm 2014.

Cần lưu ý rằng sự gia tăng 12% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU (trừ Nga) là đủ nhiều để bù đắp cho sự sụt giảm của việc xuất khẩu sang Nga. Nhìn chung, xuất khẩu thịt heo của châu Âu có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh mẽ kết hợp với tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới do đồng euro ít khi trượt giá hơn đồng đô la mỹ. Ngoài ra, một đối thủ lớn của châu Âu tại thị trường châu Á là Brazil cũng có xu hướng giảm sản xuất. Dự kiến năm 2015, tổng lượng thịt heo xuất khẩu của châu Âu sẽ tăng khoảng 140 nghìn tấn so với 2014 và tiếp tục tăng vào năm 2016 do nhu cầu trên thế giới đang tăng cao, sản xuất thịt heo tại châu Âu cũng không có xu hướng giảm xuống trong khi tiêu dùng nội bộ đã khá ổn định.

 


VietDVM team biên dịch

(theo pig333)     

Bệnh tai xanh (PRRS) kỳ 2: Kiểm soát bệnh tai xanh trong chăn nuôi heo
Published in Bệnh trên Heo

Bệnh tai xanh hay còn gọi là rối loạn hô hấp và sinh sản, viết tắt là PRRS là một bệnh nguy hiểm, không mấy xa lạ với nhiều người chăn nuôi heo cũng như những người làm trong ngành chăn nuôi.

 

Nếu như kỳ trước chúng tôi đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quát nhất về bệnh tai xanh (PRRS) từ cơ chế gây bệnh, đặc điểm của virus, triệu chứng, bệnh tích cũng như những thiệt hại to lớn mà bệnh gây ra trong chuỗi bài viết về bệnh tai xanh trên heo thì kỳ này, chúng tôi tiếp tục cùng với các bạn xây dựng một giải pháp tổng thể, để từ đó áp dụng phù hợp với từng hoàn cảnh chăn nuôi khác nhau, tránh những thiệt hại không đáng có do bệnh tai xanh gây ra.

 

 

Trước khi đi vào chi tiết vấn đề, tôi muốn các bạn nhớ lại rằng virus gây bệnh tai xanh (PRRS) có khả lưu hành theo gió trong vòng bán kính 3km. Có nghĩa là nếu 1 trang trại bất kỳ nằm quanh trang trại nhà bạn trong vòng bán kính 3 km có mầm bệnh thì rất có thể trang trại nhà bạn cũng bị nhiễm bệnh. Chưa nói đến trong quá trình vận chuyển, thì bán kính trên thiết nghĩ nó không có giới hạn.

 

Ngoài ra, các bạn hãy nhớ lại sự lưu hành của virus gây bệnh tai xanh (PRRS) trong đa số các trại như sau:

Bệnh tai xanh trên heo lưu hành trong trại
Bệnh tai xanh trên heo lưu hành trong trại

 

 

Nói như vậy cũng có nghĩa là nếu muốn kiểm soát tốt bệnh tai xanh (PRRS), chúng ta cần tiến hành đồng bộ, toàn diện không chỉ trong nội bộ trại nhà mình mà còn phải mở rộng phạm vi phòng bệnh ra ngoài trang trại của mình ít nhất là 3km.


Xét về tổng quát, chúng ta cần tiến hành đồng bộ 4 “thao tác” sau cùng 1 lúc để kiểm soát bệnh tai xanh (PRRS):

4 thao tac tong the kiem soat prrs 1

4 thao tac tong the kiem soat prrs 2

 

Có thể bạn chưa biết:
  • Mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra 1 phương pháp mới giúp các trang trại chăn nuôi trong vùng mật độ trại cũng như mật độ virus lưu hành cao kiểm soát PRRS tốt hơn bằng cách sử dụng hệ thống màng lọc không khí kết hợp với các phương pháp phòng bệnh truyền thống, tổng thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “những trang trại có sử dụng hệ thống lọc giảm được 50% số vụ dịch bùng phát mỗi năm”

 

Các biện pháp kiểm soát cụ thể tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của trại:

 

Thông thường có 4 dạng trại tương ứng với 4 cấp độ nhiễm bệnh PRRS khác nhau như sau:

 
Cấp độ Mức độ bệnh PRRS Đàn heo nái Heo con - Heo thịt Lây truyền
PRRS máu Biểu hiện bệnh PRRS máu Biểu hiện bệnh
1

Trại nổ bệnh

(Đàn không ổn định)

+ Nái sẩy thai, đẻ non... + Có bệnh hô hấp, tiêu hóa...

Bài thải và phát tán mạnh virus ở đàn heo giống và thịt (Lây dọc, lây ngang)

2

Trại chưa ổn định

(Có bài thải virus)

+ Nái không sẩy thai, đẻ non... +

Có bệnh hô hấp, tiêu hóa hay PRDC

Bài thải và phát tán virus ở đàn heo cai sữa và thịt (Lây ngang)
3

Trại ổn định 

(Không bài thải virus)

+ Nái không sẩy thai, đẻ non... + Không có bệnh hô hấp, tiêu hóa hay PRDC Không bài thải và phát tán virus ở đàn heo nái và thịt.
4

Trại âm tính

(Âm tính)

- Không - Không Không

 

Như vậy, mục tiêu kiểm soát tốt bệnh tai xanh (PRRS) của chúng ta là đưa những trại nhiễm ở cấp độ 1 và 2 (trại nổ bệnh và trại chưa ổn định) về cấp độ 3 và 4 (Trại ổn định và trại âm tính với PRRS).

 

 


1. Đối với những trại nổ dịch tai xanh:

 

Thông thường dịch nổ ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên 1 nhóm đối tượng heo trong trại và chủ yếu là heo nái hậu bị và heo con của nái tơ (nái lứa 1).Nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bùng phát thường như sau:


nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 1nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 2nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 3nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 4

Bạn cần làm gì nếu trại nổ dịch tai xanh?

 

Thứ nhất, tuyệt đối không nhập thêm heo mới. Chỉ xuất bán (heo con, heo choai hay heo thịt) và không đưa heo còi trở ngược lại đàn.

 

Thứ hai, loại thải toàn bộ heo yếu, nhất là ở ô heo nái đẻ non, sảy thai, heo con sơ sinh dưới 0,8kg và những heo bị bệnh mãn tính không khỏi. 

PRRS heoHeo con quá yếu là nguyên nhân đào thải virus PRRS ra môi trường

 

Tiếp theo, hãy sát trùng, vệ sinh sạch sẽ, định kỳ toàn bộ trang trại từ dụng cụ lao động, dụng cụ bảo hộ, chuồng trại, toàn bộ không gian trong và xung quanh trại.

 

Tiếp đến, giúp heo bệnh hạ sốt bằng Anagil C hoặc Paracetamol tinh kết hợp bổ sung thêm chất điện giải, các vitamin…để tăng sức đề kháng cho heo.

 

Lưu ý:

 

- Dùng Anagil C khá an toàn cho thận nhưng thường chỉ có thể giúp heo hạ cơn sốt chứ không thể; cắt cơn sốt. Còn Paracetamol có thể hạ sốt tốt hơn nhưng nếu quá lạm dụng lại rất có hại cho thận. Tùy vào thể trạng heo yếu hay khỏe mà chọn dùng loại thuốc nào cho phù hợp.

 

- Trong những trường hợp này truyền nước muối sinh lý 0,9% cho heo qua tĩnh mạch tai là cách làm hiệu quả nhất, nhanh nhất để giúp heo bổ sung điện giải, nâng cao sức đề kháng chống lại dịch bệnh.

 

- Bước cuối cùng là tiêm kháng sinh cho toàn bộ heo trong trại giúp hạn chế, ngăn chặn các bệnh kế phát. Thông thường, kháng sinh Amoxicillin là kháng sinh được lựa chọn nhiều nhất do tính an toàn của nó đối với heo nái và đặc tính hoạt phổ rộng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng thêm 1 số kháng sinh hoạt phổ rộng khác như Oxytetracylin…

 

 

Lưu ý:

 

- Sử dụng mỗi heo một kim tiêm riêng biệt không dùng chung.

 

- Hạn chế tối đa các stress cho heo: ngưng bấm nanh, cắt đuôi, thiến hoạn, lùi các chương trình vaccine cho đến khi heo khỏe hẳn.

 

- Khi trại đã nổ dịch, tiêm bất kỳ loại vaccine nào cho heo cũng đều rất dễ dàng làm cho trại nổ ra bệnh đó. Giải pháp tốt nhất lúc này là ngưng toàn bộ chương trình vaccine khác, sau đó trộn kháng sinh vào thức ăn cho toàn đàn khoảng 2 tuần sau thì tiêm vaccine PRRS.

 

 

2. Đối với các trại chưa ổn định với bệnh tai xanh (PRRS).

 

Đặc điểm chung của các trang trại này là Heo nái không có bệnh hô hấp, không đẻ non, sẩy thai. Heo cai sữa, heo thịt còn ho, thở thể bụng, kém ăn, còi cọc…và heo con, heo thịt vẫn còn bài thải virus ra ngoài môi trường.

 

Giải pháp với từng đối tượng heo như sau:

 

Đối với việc nhập heo hậu bị:

 

- Trước khi quyết định nhập: làm xét nghiệm máu → chỉ nhập đàn giống có chỉ số 0,4< S/P <2; tiêm vaccine bổ sung cho những nái có chỉ số S/P < 0,4 sau 2 tuần xét nghiệm lại; Không nhập những heo có S/P > 2.

 

- Nhập theo kế hoạch, tỷ lệ thay đàn lý tưởng là 30-35%. Không nên quá 40%.

 

- Nái hậu bị nên: mua từ 1 nguồn, biết rõ nguồn gốc (ổn định về PRRS). Mua từ lúc còn nhỏ (5,5 tháng tuổi) để đủ thời gian nuôi cách ly và làm quen với PRRS (hoặc đã chủng được 3 mũi vắc xin PRRS).

 

- Nhập về→ nuôi cách ly riêng biệt khoảng 2 tuần (chuồng cách ly cách các chuồng khác khoảng 100m, có công nhân và dụng cụ riêng biệt) → sau đó nuôi thích nghi bên ngoài trại 3 tháng; cho nái loại thải khỏe mạnh ở chung với nái nuôi thích nghi theo tỷ lệ 1/10 (sau 2-3 tuần bán nái loại đó đi và đổi nái khác).

 

Mục tiêu: để hậu bị làm quen với mầm bệnh và điều kiện chăn nuôi của trại

 


    S/P là tỷ lệ mẫu huyết thanh dương tính với PRRS trên tổng số mẫu xét nghiệm.

 

Đối với heo nái:

 

- Cho nái phối lần đầu lúc 7-8 tháng tuổi, khi nái đạt trên 120 kg.

 

- Khi phối, chọn tinh của heo nọc khỏe mạnh, mua tinh từ trang trại uy tín.

 

Đối với heo con và heo thịt:

 

- Heo con và heo thịt đi theo 1 hướng, không nhập quay trở lại.

 

- Nên nuôi cùng vào cùng ra.

 

 

Đối với toàn trại:

 

- Thực hiện nghiêm các quy định an toàn sinh học trong trại, định kỳ phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

 

- Tiêm đầy đủ các vaccine trong quy trình như bệnh dịch tả, bệnh MH…

 

- Tiêm vaccine PRRS cho heo nái hậu bị trước khi phối để có miễn dịch đầy đủ cho heo nái và heo con.

 

- Sau 6 tháng, lấy máu heo con (4, 6, 8 tuần tuổi) xét nghiệm để đánh giá mức độ ổn định của trại với PRRS. Nếu chỉ số S/P nhỏ dần theo tuổi heo thì đàn đã ổn định. Nếu S/P tăng dần theo tuổi heo thì trại chưa ổn định, còn có sự bài thải vi rút trên heo cai sữa và heo thịt → Chủng lại vaccine cho nái cai sữa lứa đầu.

 


    Để hiểu rõ hơn về quy trình lấy máu xét nghiệm PRRS cũng như cách đọc kết quả, cách áp dụng kết quả xét nghiệm vào thực tế…mời các bạn đón đọc bài viết về PRRS kỳ 3 của chúng tôi.

 

- Khi thức hiện đúng theo quy trình thì sau 6 tháng – 1 năm thì bệnh được khống chế, không bài thải vi rút trên đàn nái, heo thịt → TRẠI ỔN ĐỊNH VỚI PRRS.

 

Như vậy, việc kết hợp các phương pháp quản lý đúng đắn và lịch chủng ngừa vaccine hợp lý sẽ làm giảm đáng kể tác hại của PRRS lên năng suất chăn nuôi của trại. Trên hết, mỗi trại cần phòng chống PRRS 1 cách chủ động hơn nữa vì hầu hết mọi trang trại chăn nuôi sẽ không thể tồn tại được nếu không quan tâm tới PRRS. Và quan trọng hơn nữa là việc kiểm soát là có thể, tuy nhiên chúng ta có thực sự hành động đúng hay không mà thôi.

 

 VietDVM team

Tiếp tục những thông tin từ 5 bài viết:

Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P1) với nội dung:

- Vai trò và tầm quan trọng của giai đoạn nuôi heo con theo mẹ.

- Phòng ngừa heo bị lạnh

 

Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P2) với nội dung:

- Tiếp nhận sữa non

- Nuôi dưỡng chéo

 

Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P3)với nội dung

- Xử lý heo con

- Dụng cụ cần thiết để xử lý heo con

- Hạn chế sự lây lan của bệnh

- An toàn cá nhân khi thực hiện các thao tác trên heo con sơ sinh

- Giữ heo con

 

 Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa (P4) với nội dung

- Xử lý dây rốn

- Bấm nanh

- Cắt đuôi

 

Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa P5 với nội dung 

- Bổ sung sắt

- Bổ sung các chất dinh dưỡng khác

- Dị tật heo bị bại chân

 

Chăm sóc heo con từ khi sinh tới khi cai sữa P6 có nội dung sau:

- Thiến heo

- Các phương pháp thiến heo

- Sử lý sau khi thiến

 

 heo me heo con

Heo com mới sinh cần được bú sữa đầu

 

Thiến heo đực

 

Thiến là phẫu thuật cắt bỏ hai tinh hoàn của heo đây cũng là một hoạt động thường xuyên trong chăn nuôi heo nái sinh sản. Tinh hoàn có chức năng sản xuất tinh trùng và nội tiết tố testosterone. Nếu không được thiến thịt heo từ các heo đực thường có mùi khó chịu cho nhiều người khi sử dụng. Thường gọi là “heo có mùi hôi”.

 

Có nhiều cách khác nhau để thiến heo con và thời gian tốt nhất để thiến heo con là khi nó được 4 đến 14 ngày tuổi. Heo con còn nhỏ do đó ta dễ dàng giữ và thao tác trên heo, khi thiến heo chảy máu ít hơn, ngoài ra heo con còn có kháng thể từ sữa non của heo nái và sữa bổ sung. Heo con có thể được thiến khi ít hơn bốn ngày tuổi. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của thiến heo con còn non là có thể gây ra thoát vị bìu.

 

Kiểm tra từng con heo cẩn thận trước khi thiến để xác định những con có thoát vị bìu. Một heo con có thoát vị bìu sẽ có một đoạn ruột ở bìu của nó. Giữ heo con với cái đầu của nó xuống và bóp chân sau lại với nhau để nâng tinh hoàn. Nếu có sự mở rộng trong một hoặc cả hai nửa của bìu, heo con có thể có một thoát vị. Trong trường hợp như vậy bạn nên để riêng những chú heo đó lại và chuẩn bị cho việc sử lý thoát vị. Đoạn ruột của heo con có thể sẽ bị tổn thương khi tiến hành rạch để lấy tinh hoàn. Đôi khi tinh hoàn được lấy ra sau đó mới phát hiện thoát vị. Nếu điều này xảy ra, cần sử lý thoát vị bằng cách khâu ngay lập tức. Hầu hết thoát vị bìu là do di truyền. Do đó không nên chọn heo nái khi trong bầy có một hay nhiều hơn 1 heo con có hiện tượng thoát vị bìu.

 

Nếu một hoặc cả hai tinh hoàn không được tìm thấy, có thể đây là một chú heo lưỡng tính. Điều này có nghĩa là một hoặc hai tinh hoàn không thể hạ xuống thông qua lỗ bẹn trong quá trình phát triển. Khi phát hiện tình trạng này cần đánh dấu những con heo con đó. Thông thường, tinh hoàn sẽ hạ xuống như những heo con khác sau một thời gian. Chúng cần được thiến sau khi tinh hoàn xuất hiện. Nếu một tinh hoàn đã xuống tại thời điểm thiến, nó cần được loại bỏ. Sử dụng một con dao phẫu thuật để thiến. Con dao phẫu thuật có thể là một con dao tạt lưỡi hoặc lưỡi thẳng. Các công cụ được sử dụng phải được sắc và khử trùng. Nếu bìu bị bẩn, phải lau sạch cả khu vực xung quanh với một tăm bông ngâm trong chất khử trùng nhẹ.

 

Phương pháp thiến heo con một người sử dụng dao mổ



thien heo bang 1 dao

 

Giữ heo con bằng cả hai chân của bạn (heo con quay về phía trước hoặc sau tùy và bạn thuận tay nào, chân sau và phần bìu phía trên đùi). Đẩy mạnh trên cả hai tinh hoàn và tạo một vết rạch qua da về phía đuôi (Hình trên). Hãy chắc chắn là vết rạch nông trong túi bìu để đảm bảo thoát nước tốt. Không quan trọng việc bạn có cắt qua màng trắng hay không. Bóp tinh hoàn thông qua các vết rạch và kéo chúng ra một chút. Kéo từng tinh hoàn bằng cách bấm ngón tay cái của bạn vào các xương chậu của heo con. Cách sử dụng ngón tay cái của bạn là rất quan trọng để đảm bảo dây dẫn sẽ đứt tại các điểm tựa của ngón tay cái của bạn mà không phải từ sâu bên trong cơ thể của heo con. Nếu không, bạn có thể gây thoát vị.

 

Ngoài ra, kẹp đầu của heo con giữa hai chân của bạn sau khi bạn đã thực hiện các vết rạch như mô tả ở trên, lấy mỗi tinh hoàn và cắt dây gần chỗ rạch. Chú ý phải cắt bất kỳ dây hoặc mô nhô ra từ vết rạch sau đó sử lý vết thương bằng thuốc sát trùng.

 

 

 Phương pháp thiến một người sử dụng một kéo cắt

 

Kỹ thuật này được thực hiện tốt nhất trên heo con từ 4 - 10 ngày tuổi. Phương pháp này thường không hoặc bị xuất huyết rất ít. Giữ con heo con giữa hai chân của bạn với bụng ra ngoài. Sử dụng ngón tay trỏ của bạn, hoặc bất cứ ngón tay nào thuận tiện để đẩy một tinh hoàn lên trên. Chỗ gấp da là nơi vết mổ được thực hiện (hình a). Khử trùng dụng cụ kéo cắt khoảng 2/3 lưỡi vào nếp gấp và thực hiện một cắt trực tiếp thông qua các mô bìu (bên phải của đường giữa). Rạch một đường tương tự thông qua các mô bìu, nhưng bên trái của đường giữa. Bóp tinh hoàn ra ngoài thông qua các vết rạch bằng cách kẹp ngón tay cái và ngón trỏ rồi vuốt ra ngoài (Hình b).

 

thien heo bang keo

Phương pháp thiến heo con 1 người với 1 kéo

 

Nhấn mạnh ngón tay cái vào khung xương chậu của heo con ở phía trước của bìu và đưa tình hoàn ra cùng với kéo cắt (Hình c). Kéo từng tinh hoàn bằng cách bấm ngón tay cái của bạn vào các xương chậu của heo con. Cách sử dụng ngón tay cái là rất quan trọng để đảm bảo dây dẫn sẽ đứt tại các điểm tựa của ngón tay cái của bạn mà không phải từ sâu bên trong cơ thể của heo con. Nếu không, bạn có thể gây thoát vị.

Cẩn thẩn để tránh cắt qua dây bên dưới tinh hoàn. Cắt bỏ bất kỳ mô tủy bị lòi ra bên ngoài vết rạch và Sử lý vết thương bằng thuốc sát trùng.

 

 

Phương pháp thiến cho hai người sử dụng một dao

Một người giữ heo con bằng hai chân sau và người còn lại thực hiện việc thiến. Bằng một tay, thắt chặt da trên bìu để tinh hoàn nhô lên và các vùng da căng ra cho các vết rạch được dễ dàng, chính xác. Với con dao thiến, rạch hai vết sao cho khoảng chừng tinh hoàn ở trung tâm của mỗi vết (Hình a). Cắt đủ sâu để tinh hoàn có thể đi qua da và ra bên ngoài. Không quan trọng việc bạn có cắt qua màng trắng (tunica vaginalis) hay không, trong đó bao quanh tinh hoàn, hoặc không. Bóp, hoặc nặn tinh hoàn thông qua các vết mổ (Hình b). Banh vết rạch nhẹ ở cuối gần đuôi nếu tinh hoàn sẽ không bật ra.

 

Kéo tinh hoàn ra khỏi cơ thể về phía đuôi ở góc bên phải dọc theo chiều dài cơ thể và cắt dây gần chỗ rạch (Hình c). Đừng kéo thẳng lên trên. Lặp lại các thao tác trên cho tinh hoàn thứ hai. Sử lý vết thương bằng thuốc sát trùng nhẹ.

thien heo bang dao 2 nguoi

Phương pháp thiến heo con 2 người với 1 dao


Chăm sóc sau thiến

Theo dõi heo những con đã thiến để phát hiện chảy máu quá nhiều hoặc có các mô hay ruột lòi ra (thoát vị). Nếu có cần giữ chặt các vết thương trong khoảng hai phút để giúp máu ngưng chảy. Cắt bất dây nào nhô ra từ vết rạch để phòng ngừa nhiễm trùng nhưng cần chú ý nó không phải là ruột.

Nếu ruột nhô ra và chúng đã chuyển sang màu đen hoặc bị rách thường heo con sẽ chết. Nếu vấn đề này được phát hiện ngay khi ruột lòi ra thì còn có cơ hội cứu sống heo con. Để sử lý việc đó, đầu tiên cần làm sạch một cách nhẹ nhàng ruột với nước sạch, nước sinh lý hoặc nước ấm pha một ít chất khử trùng nhẹ, sau đó nhét chúng trở lại thông qua việc mở lại vết mổ ban đầu. Cuối cùng bằng việc khâu các màng bọc (màng trắng bao quanh tinh hoàn). Nếu một chuyên gia có tay nghề cao thì không nhất thiết phải khâu màng bao, chỉ cần khâu vết rạch thiến để có thời cho việc chữa thoát vị trong 1-2 giời sau đó. Nếu không gọi được bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao trong một vài giờ, các heo con có lẽ sẽ chết. Có thể dùng thuốc kháng sinh cho heo sau phẫu thuật.

 

Tác giả: Duane E. Reese, University of Nebraska Thomas G. Hartsock, University of Maryland; W. E. Morgan Morrow, North Carolina State University

Tiến Dũng biên dịch

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status