
Đồng hồ giám sát dành cho heo nái đẻ
Nền chăn nuôi phát triển, giống heo cũng ngày càng được cải tiến về mặt di truyền nên năng suất sinh sản tăng lên rõ rệt. Số heo con trên 1 ổ cũng vì thế mà tăng cao.
Nếu bạn đã từng đỡ đẻ cho heo, bạn sẽ thấy quá trình đẻ của heo rất hay gặp các trường hợp như heo yếu không rặn đẻ được, con bị ngạt…nên người đỡ đẻ cần phải nắm được nguyên lý của quá trình đẻ cũng như phải có kinh nghiệm để tùy thuộc vào tình hình mà kịp thời hỗ trợ cho heo.
Heo nái đẻ
Quá trình đẻ của heo đôi khi kéo dài cả ngày thậm chí từ đêm hôm trước sang tận ngày hôm sau. Bởi vậy, việc theo dõi sát sao quá trình này là rất quan trọng. Nó hạn chế các trường hợp xấu làm heo con chết non, từ đó giảm năng suất sinh sản của heo nái.
Tất cả những việc đó sẽ vô cùng đơn giản với chiếc “thẻ” theo dõi hình cái đồng hồ như ảnh bên dưới.
Đồng hồ giám sát ca đẻ
Đồng hồ này có 3 vòng tròn:
- Vòng màu xanh da trời ngoài cùng biểu thị giờ.
- Vòng màu xanh lá cây ở giữa là số heo con được sinh ra.
- Vòng màu đỏ trong cùng là số heo con sơ sinh đã chết.
Bằng chiếc đồng hồ đơn giản này, chúng ta có thể dễ dàng theo dõi toàn bộ tiến trình của 1 ca đẻ của heo nái. Vì vậy, sau mỗi lần kiểm tra heo chúng ta sẽ di chuyển chiếc kim chỉ vòng tròn đã có sự thay đổi.
Ví dụ như trong hình: heo nái được theo dõi hiện đã đẻ được tổng cộng 10 con, trong đó có 1 heo con sơ sinh bị chết và lần kiểm tra gần nhất là lúc 8 giờ.
Như vậy, nếu chúng ta thấy vòng tròn ngoài cùng có di chuyển (thời gian trôi qua) nhưng vòng tròn thứ 2 khá lâu (khoảng hơn 1,5h) mà không xê dịch gì thì có nhiều khả năng heo nái đang mắc hội chứng đẻ khó.
Hay tương tự như thế nếu vòng tròn ngoài cùng và vòng tròn màu đỏ trong cùng (heo con chết non) di chuyển, chúng ta cũng cần kịp thời kiểm tra lại xem heo nái đang gặp vấn đề gì để hạn chế số heo con bị chết.
Sau khi kết thúc ca đẻ, chúng ta có thể sử dụng vòng tròn này cho những heo khác.
Mỗi ca đẻ của heo chúng ta đều cần phải chuẩn bị thật chu đáo để giảm thiểu tối đa số heo con chết non. Công cụ này có thể giúp đỡ rất nhiều để chúng ta đạt được mục tiêu.
VietDVM biên dịch
(theo pig333)

Công ty cổ phần NANOVET tuyển dụng
Công ty cổ phần NANOVET là một trong bốn Công ty thành viên của Tập Đoàn BMG GROUP chuyên Sản xuất, Kinh doanh, nhập khẩu nguyên liệu và phân phối Thuốc thú y, Vaccine đạt chuẩn GMP của tổ chức Y Tế Thế Giới . Các sản phẩm của Nanovet được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP WHO/GLP/GSP với các dây chuyền: Cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiên đại, công nhân lành nghề, đội ngũ các chuyên gia là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ...nhiều kinh nghiệm. Các sản phẩm của NANOVET phù hợp với trang trại chăn nuôi quy mô lớn.
Với phương châm Hợp Tác Cùng Phát Huy Sức Mạnh !
Hiện nay, do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty chúng tôi cần tuyển các vị trí sau:
NHÂN VIÊN PHÒNG KINH DOANH
1 - Nhiệm vụ và trách nhiệm:
- Marketing, tư vấn thông tin kỹ thuật cho khách hàng, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm Thuốc thú y - Vaccine .
- Đại diện thương mại cho công ty. Xúc tiến các thủ tục ký kết hợp đồng với khách hàng, tìm kiến khách hàng tiềm năng , xây dựng hệ thống phân phối trong địa bàn do mình quản lý.
2 - Yêu cầu:
- Nam, Nữ Tốt nghiệp Đại Học , Cao Đẳng chuyên ngành Thú y hoặc kỹ sư CN-TY, học lực khá trở lên. Nhiệt tình với công việc, yêu nghề, đam mê kinh doanh, nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng làm việc độc lập cũng như hợp tác theo nhóm, ưu tiên sự cộng tác ổn định và lâu dài.
- Ưu tiên những ứng viên có trình độ tiếng anh , có kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi , thú y.
3 - Quyền lợi:
- Lương cơ bản + phụ cấp + Lương doanh thu + Thưởng. Thu nhập bình quân từ 12-18 triệu /tháng tuỳ theo năng lực làm việc của mỗi người. Được làm việc trong môi trường năng động, bình đẳng, chuyên nghiệp , phát huy tối đa khả năng của mình, chủ động và sáng tạo, cơ hội thăng tiến cao, được đóng các loại bảo hiểm sau khi ký kết hợp đồng .
- Được đào tạo nâng cao kỹ năng và chuyên môn thường xuyên.
4 - Nơi làm việc: tại Đồng Nai , Bình Dương , BRVT , Long An , Tiền Giang …Và các tỉnh Miền Trung Nam bộ
5 - Yêu cầu về hồ sơ:
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương. - Đơn xin việc.
- Bản photocopy các văn bằng, chứng chỉ liên quan. - 02 ảnh 4 x 6cm
-sổ hộ khẩu, CMND photo công chứng -giấy khám sức khỏe
6 – Thời gian tuyển dụng:
Từ ngày 08/08 – 20/09/2015, số lượng 8 người nhận hồ sơ tại Công ty Cổ phần NANOVET Miền Nam số 139-141-143 Đại lô 3 Phường Phước Bình Quận 9 TP.Hồ Chí Minh hoặc gửi hồ sơ qua Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
liên hệ ĐT 0837 28 29 31 Ms Liên ĐT: 0966 597 941

Tuyển dụng kỹ thuật trại nái
Trại lợn mới xây ở Thạch thất – HN với quy mô 600 nái và hơn 1000 lợn thịt
CẦN TUYỂN 4 người tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng ngành thú y hoặc chăn nuôi (trường nào cũng được), không phân biệt giới tính.!!
Ai chưa có việc hoặc quen biết người thân xin giới thiệu:
Anh Cường (HV Nông nghiệp): 0969.939.124
Hoặc anh Khuê (Thạch Thất): 0913.321.993

Mẹo giúp hạn chế động vật gặm nhấm vào trại
Việc sử dụng nhựa, sỏi để ngăn chặn sự phát triển của thảm thực vật xung quanh chu vi của chuồng nuôi là một cách làm đơn giản mà hiệu quả. Giúp hạn chế khá tốt sự xâm nhập của các động vật gặm nhấm, đặc biệt là chuột xâm nhập vào trại gây hư hỏng các thiết bị máy móc cũng như lây truyền các mầm bệnh.
Chuột động vật nguy hiểm trong trại
Một trong những bước cơ bản của an toàn sinh học bên ngoài các trang trại là kiểm soát sự xâm nhập của mầm bệnh từ các loài động vật gặm nhấm và các đối tượng khác như chim và côn trùng.
Các bệnh có thể truyền lây cho heo qua động vật gặm nhấm bao gồm như: tiêu chảy do salmonella, viêm teo mũi truyền nhiễm, lepto, giả dại, kiết lỵ, viêm quầng, và bệnh toxoplasmosis (bệnh do 1 loại ký sinh trùng phổ biến trên thế giới gây ra, có triệu chứng giống bệnh cúm).
Động vật gặm nhấm có khả năng lây lan các bệnh từ bên ngoài môi trường vào trại qua phân, da, nước tiểu, nước bọt và máu.
Một kế hoạch kiểm soát động vật gặm nhấm có hiệu quả là điều cần thiết với mỗi trang trại chăn nuôi. Sự hiện diện của các hàng rào vật lý xung quanh trại thực sự có thể giúp ngăn chặn, hạn chế sự xuất hiện của chúng trong trại.
Rải sỏi xung quanh các dãy chuồng và không trồng thực vật
Động vật gặm nhấm thường tránh đi qua các khu vực rộng, thoáng ở ngoài trời và trên các vật liệu bất thường như đá, sỏi. Đó là lý do chính tại sao chúng ta luôn cần duy trì một chu vi sạch sẽ xung quanh các dãy chuồng và đặc biệt là không nên trồng các loại thực vật trong phạm vi đó.
Trong nông nghiệp, các lớp bạt nhựa trải sát mặt đất thường được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của thực vật. Biện pháp này cùng với việc sử dụng các viên đá nhỏ hoặc sỏi tự nhiên, sẽ giúp thoát nước tốt trong khu vực này và giữ “vành đai” của trang trại trong điều kiện hoàn hảo nhất.
A: Ví dụ về 1 hàng rào nhựa để ngăn chặn sự phát triển của thực vật
B: Trang trại này cần phun thuốc diệt cỏ để hạn chế động vật gặm nhấm xâm nhập vào trong
VietDVM team biên dịch.
(theo pig333).

Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis) trên heo
Bệnh phó thương hàn hay còn gọi là Salmonellosis trên heo là bệnh do vi khuẩn salmonella (sal) gây ra với các triệu chứng, bệnh tích điển hình như sốt cao, mệt mỏi, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, viêm khớp và tiêu chảy.
Heo tiêu chảy do salmonella
Bệnh phó thương hàn xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất trên đối tượng heo thịt 8 tuần tuổi trở lên.
Và việc mầm bệnh sal trong ruột heo có thể gây ô nhiễm thịt heo trong khi giết mổ chính là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cũng chính bởi vậy mà hầu hết các nước nhập khẩu thịt heo đều yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt đối với bệnh phó thương hàn trên heo.
Hầu hết các ca ngộ độc thực phẩm trên người đều có liên quan tới sal. Bởi vậy mà thiệt hại do sal gây ra không chỉ nằm ở chỗ tăng chi phí, giảm năng suất mà còn nằm ở những thiệt hại về kinh tế khác cũng như sức khỏe con người.
Tuy vậy, Sal chỉ gây bệnh khi trong cơ thể tồn tại 1 lượng mầm bệnh đủ lớn.
Vậy salmonella vào cơ thể và gây bệnh như thế nào? Tại sao nó lại gây ra những triệu chứng, bệnh tích đó?
Ảnh cơ chế gây bệnh của Sal
Xem thêm các bệnh nguy hiểm khác !
Biểu hiện khi heo mắc Sal
Ruột heo viêm loét,chảy máu
Ruột heo nhiễm sal
Gan tổn thương
Phổi tổn thương
Điều trị bệnh phó thương hàn
Việc điều trị heo bệnh nhiễm sal thường không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi phát hiện heo nhiễm bệnh, ta có thể xử lý theo các bước như sau:
1. Tách riêng toàn bộ heo bệnh sang 1 ô chuồng khác.
2. Vệ sinh, phun sát trùng toàn bộ trang trại. Đặc biệt ô heo bệnh phải luôn trong tình trạng ấm áp, khô ráo, sạch sẽ.
3. Kiểm tra lại toàn bộ heo bệnh, xem những con nào nặng quá thì loại bỏ.
4. Những con còn lại sau khi gửi mẫu đi kiểm tra xem chủng vi khuẩn gây bệnh là loại nào và làm kháng sinh đồ xem chủng đó nhạy cảm với loại kháng sinh nào thì tiến hành chọn kháng sinh và điều trị:
• Tiêm kháng sinh, thường mỗi ngày 1-2 mũi trong 4-5 ngày. Trong thực tế điều trị, tùy thuộc từng ca bệnh, loại kháng sinh và khuyến cáo của nhà sản xuất mà sử dụng liều cho phù hợp. Các loại kháng sinh có thể dùng như Gentamycin, Sulpha Trimethoprim, Norfloxacin, Colistin, Tetracyclin, Enrofloxacin, Tiamulin.
• Tiêm corticoid (thuốc chống viêm). Tiêm bắp trong 4-5 ngày cùng liệu trình với kháng sinh (liều dùng tùy thuộc).
• Truyền nước muối sinh lý 0,9% vào tĩnh mạch tai cho heo, mỗi con 1 chai/lần x 2 lần/ngày x 4-5 ngày.
• Trộn kháng sinh vào trong thức ăn (hoặc nước uống) cho toàn bộ heo trong trại. Nên trộn cách tuần để mầm bệnh không nhờn thuốc: trộn liền 1 tuần nghỉ 1 tuần, sau 2 đợt trộn thì nghỉ 1 tháng rồi mới trộn lại nếu bệnh vẫn còn.
Lưu ý:
- Tiến hành cùng lúc 4 thao tác điều trị trên (tiêm kháng sinh và chống viêm, truyền dịch, trộn kháng sinh).
- Điều trị càng sớm càng có hiệu quả cao.
- Một số bác sỹ thú y không đồng ý điều trị heo bị phó thương hàn. Thay vào đó, họ khuyến cáo trại cải thiện vệ sinh và giảm mật độ chăn nuôi.
Nguyên nhân truyền lây và các biện pháp phòng bệnh phó thương hàn tổng thể.
Mầm bệnh được đào thải ra ngoài chủ yếu qua phân. Do 1 số nguyên nhân khác nhau làm cho heo có khả năng tiếp xúc với mầm bệnh trong môi trường và nhiễm bệnh.
Tuy nhiên vì bệnh phó thương hàn chỉ gây bệnh khi có đủ nhiều 1 số lượng nhất định trong cơ thể nên mục tiêu của công tác phòng bệnh là để có được mức Salmonella trong môi trường thấp hơn mức cần thiết đủ để gây bệnh và giảm sự lây nhiễm sal.
Ngoài ra, hiệu quả của việc phòng bệnh còn phụ thuộc rất lớn vào việc heo được chăm sóc tốt; ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý.
Hiện nay 1 số nước trong đó có Việt Nam tiêm phòng vaccine phó thương hàn. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng vaccine mang lại hiệu quả thấp hơn so với cách phòng ngừa bằng kháng sinh.
VietDVM team

Cuộc chiến bắt đầu khi Mỹ áp dụng quy định dán nhãn hàng hóa (COOL) đối với sản phẩm thịt heo nhập khẩu từ nước ngoài bắt đầu từ năm 2008.
Nghĩa là theo quy định này, toàn bộ số thịt heo nhập khẩu được bày bán tại các cửa hàng tạp hóa của Mỹ đều phải được dán nhãn ghi rõ từ con giống, nơi chăn nuôi đến nơi giết mổ.
Chiến tranh thương mãi giữa Mỹ vớ Canada và Mexico
Những người ủng hộ đạo luật này cho rằng, người tiêu dùng có quyền được biết hàng hóa họ dùng có nguồn gốc từ đâu và tỏ ra không hài lòng trước các ý kiến chỉ trích và không tán thành của các tổ chức và nhiều người khác.
Ngược lại, các tập đoàn công nghiệp Canada và Mexico lại cho rằng đạo luật này đã làm tăng thêm rất nhiều chi phí cho hoạt động xuất khẩu của họ dẫn đến một số nông dân của họ có thể sẽ mất việc. Hơn nữa, việc dán nhãn hàng hóa này cũng không phù hợp với các quy định của WTO.
Bộ nông nghiệp Canada ước tính, tổng thiệt hại do quy định này gây ra cho nước này lên tới 1 tỷ đô mỗi năm.
Vì lý do đó, 2 nước này quyết định đệ đơn kiện lên WTO buộc Mỹ phải bỏ ngay những quy định này và WTO đã đồng ý đứng về phía Canada và Mexico trong tranh chấp này.
Sau đó, vào năm 2013 Mỹ bắt đầu xem xét lại quy định dán nhãn xuất xứ thịt để thông qua 1 dự luật sửa đổi và một cuộc tranh luận nổ ra ngay trong nội bộ quốc hội Mỹ.
Trong khi hạ viện cho rằng cần sửa đổi lại quy định này nhằm tránh những thiệt hại nếu 2 nước này tiến hành trả đũa thương mại Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp thuộc Hạ Viện Mỹ Michael Conaway đã kêu gọi Washington hành động mau lẹ để tránh “một cuộc chiến thương mại kéo dài với hai đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ".
Tuy nhiên, thượng viện Mỹ lại rất khó khăn để thông qua. Người đứng đầu phe Dân chủ tại ủy ban này, Collin Peterson, lại phản đối việc bãi bỏ luật trên và cho rằng cần có thêm thời gian để cân nhắc kỹ càng.
Cuộc tranh luận nội bộ kéo dài và Mỹ vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào, trong khi đó thịt heo nhập khẩu vào Mỹ vẫn phải dán nhãn như từ trước tới giờ.
Tháng 10/2014, WTO đã ra phán quyết lần thứ ba về việc Mỹ đã phớt lờ kiến nghị của hai nước láng giềng Canada và Mexico, cũng như hai phán quyết trước đó của tổ chức này khi không tiến hành điều chỉnh COOL phù hợp với các quy định thương mại quốc tế.
Cùng với đó, WTO cũng đã mở đường cho Canada và Mexico trong việc tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại nhằm vào Mỹ. Tháng 6 vừa qua, Canada đã đệ trình một yêu cầu nhằm áp đặt số thuế quan hơn 3 tỷ USD/năm đối với các hàng hóa của Mỹ nếu tranh chấp này không được giải quyết một cách nhanh chóng.
Cụ thể, nếu bộ luật này không được xóa bỏ sớm, Canada đe dọa đánh thuế trả đũa 38 loại sản phẩm từ Mỹ, có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 8 tỷ USD, với tổng số thuế trừng phạt có thể lên tới 3 tỷ USD.
Bộ trưởng Nông nghiệp Canada Gerry Ritz cho rằng Mỹ không có nhiều sự lựa chọn, cũng như không có nhiều thời gian. Ông Ritz cảnh báo Thượng viện Mỹ không nên giảm nhẹ đạo luật này bằng yêu cầu dán một loại nhãn khác nào đó, điều đó sẽ khiến Canada và Mexico không hài lòng bởi vì hai nước này muốn hoàn toàn xóa bỏ đạo luật này.
Cùng quan điểm với Canada, giới chức Mexico cảnh báo sẽ tìm các biện pháp trả đũa thương mại Mỹ để bù lại khoản thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm triệu đô mỗi năm do Mỹ áp dụng COOL.
Dù vậy, cho đến nay Mỹ vẫn chưa có bất kỳ 1 quyết định chính thức nào. Và cho dù cuộc chiến này có tiếp tục hay chấm dứt thì thiệt hại lớn nhất vẫn đổ lên đầu những doanh nghiệp, những người dân vô tội.
VietDVM team tổng hợp.
![Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]](/media/k2/items/cache/85eaadb12c96831e2dd8e8d0ba75e08b_Generic.jpg)
Từ trước tới giờ chúng ta vẫn quen với việc thụ tinh nhân tạo cho heo lần lượt theo từng cá thể (như trong hình 1).
Thụ tinh nhân tạo cho heo bằng tay
Tuy nhiên, chỉ bằng 1 số vật dụng đơn giản, chúng ta có thể để cho heo tự thụ tinh nhân tạo. Điều này rất hữu ích đối với những trang trại chăn nuôi heo công nghiệp như ngày nay, nhất là những trang trại chăn nuôi với số lượng lớn.
Cách làm như sau:
Nguyên tắc: sử dụng lò xo hỗ trợ cho các heo nái tự thụ tinh.
Lò so hỗ trợ thụ tinh
Cụ thể, sử dụng 1 chiếc lò xo để giữ các túi tinh dịch để tay người có thể rảnh rỗi kích thích cho heo hay kiểm tra những heo có vấn đề. Lò xo phải có sức căng vừa phải với trọng lượng của túi tinh để giữ cho ống thông và túi tinh ở vị trí tối ưu nhất.
Thụ tinh nhân tạo cho heo hàng loạt
Chúng ta phải thiết kế 1 sợi dây dài cao khoảng 120-150 cm, chạy dọc theo phía sau các ô trong chuồng heo nái làm thụ tinh nhân tạo (như trong hình 4). Tuy nhiên đa phần các trại sẽ sử dụng luôn dây treo thẻ nái để làm dây móc lò xo. Chúng ta có thể sử dụng 1 sợi dây nhỏ vì nó sẽ không phải chịu trọng lượng lớn lắm.
Sử dụng lò so hỗ trợ thụ tinh cho heo
Lò xo phải có một cái chốt nhỏ trên mỗi đầu để giữ các dạng đóng gói khác nhau của liều tinh: dạng túi hoặc ống. Sau khi cho ống thông vào trong tử cung heo nái và gắn chúng với các ống (túi) tinh, chúng ta móc 1 đầu lò xo với túi tinh, 1 đầu khác móc vào sợi dây treo phía trên (hình 5).
Thụ tinh nhân tạo cho nhiều heo
Thụ tinh nhân tạo cho nhiều heo cùng lúc
VietDVM team biên dịch
theo pig333

Tuyển kỹ thuật chuồng đẻ
Công ty Cổ phần Chăn nuôi ALPHA, có trụ sở chính tại 547 thị trấn Văn Giang, Văn Giang, Hưng Yên là công ty lâu năm trong lĩnh vực chăn nuôi lợn tại miền Bắc, Việt nam. Hiện tại, công ty có 2 trang trại, tại Hưng Yên và Hà Tĩnh, với quy mô khoảng 1.000 lợn nái. Chỉ tiêu và nhu cầu tuyển dụng tại trại Hưng Yên cụ thể như sau
1. Tuyển trưởng chuồng đẻ
Số lượng: 2 người
Yêu cầu: Sức khỏe tốt, có trình độ chăn nuôi thú y từ cao đẳng trở lên. Ưu tiên người có kinh nghiệm làm chuồng đẻ 2 năm trở lên. Có tinh thần cầu tiến.
Đãi ngộ:
- Thu nhập gồm: Lương, thưởng, Bảo hiểm xã hội, tham quan
- Lương thử việc : thỏa thuận
- Lương chính thức :Tùy theo trình độ, thâm niên và đánh giá của kỹ thuật trưởng sau khi thử việc sẽ được áp dụng mức lương thích hợp
- Có Wifi miễn phí
Mô tả công việc:
- Chịu trách nhiệm chính các công việc của tổ đẻ.
- Tinh thần làm việc nhóm tốt, biết cách sắp xếp quản lý công việc.
- Hàng tháng được nghỉ phép theo chế độ, quy định của công ty.
- Nơi ở và sinh hoạt: Trại bố trí nơi ngủ nghỉ, sinh hoạt, nếu là cặp vợ chồng thì có bố trí phòng riêng.
Thời gian nhận hồ sơ: Từ 06/08/2015 – 31/08/2015.
Gửi hồ sơ tới công ty CP Chăn nuôi ALPHA – 547 thị trấn Văn Giang, Hưng Yên. hoặc gửi vào email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , nếu cần thêm thông tin, xin gặp Mrs Yến – 01638.368.666
Ngoài ra, công ty liên tục tuyển dụng nhân viên chăn nuôi có năng lực – Lương thoả thuận, thoả đáng, theo năng lực ứng viên.
Công ty Cổ phần Chăn nuôi ALPHA – Nơi trân trọng giá trị của bạn.
Thông tin được chia sẻ bởi
Ms. Hải Yến

Thư mừng VietDVM sinh nhật 1 tuổi
Kính gửi các thành viên VietDVM và các đối tác!
Nhân dịp kỷ niệm 1 năm thành lập, VietDVM xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả các thành viên của VietDVM, các quý bạn đọc, các đồng nghiệp trong và ngoài nước, các nhà tài trợ, nhà đầu tư, … Các quý vị đã ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình và tâm huyết trong 1 năm qua.
Cho phép chúng tôi được gửi những lời chúc Sức khỏe và Thành công tới tất cả các Quý vị!
Một năm vừa qua là một sự tiếp diễn trong bức tranh kinh tế khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Chăn nuôi nước nhà đang là một nền chăn nuôi lớn (về số lượng) so với thế giới; tuy nhiên về kỹ thuật chăn nuôi, về công nghệ, về quan điểm, về quản lý hỗ trợ, về sự hợp tác liên kết, nắm bắt thông tin … của chúng ta đang còn rất hạn chế, chưa chuyên nghiệp, còn cách rất xa với nền chăn nuôi hiện đại trên thế giới. Trong khi đó, chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế, khi mà thị trường giờ đây sẽ rộng hơn, sẽ không bị hạn hẹp bởi quốc gia nữa, cơ hội giao thương buôn bán cũng như trao đổi thông tin sẽ nhiều hơn. Đây vừa là một cơ hội lớn nhưng cũng là một thách thức rất lớn với tất cả chúng ta.
Đứng trước thực tiễn đó làm chúng tôi rất trăn trở và suy nghĩ rằng cần phải làm một điều gì đó. Cần hành động!
Và VietDVM ra đời rất mong muốn làm một điều gì đó góp một phần bé nhỏ của mình vào sự thay đổi, sự phát triển của nền chăn nuôi nước nhà bằng những công việc cụ thể như:
- Tạo nên một cộng đồng chăn nuôi trực tuyến, là nơi gặp nhau của giữa các chuyên gia, những người làm chuyên môn, những nhà cung cấp và những người chăn nuôi có thể trao đổi, thảo luận các vấn đề trong chăn nuôi, học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm, các yêu cầu giúp đỡ, cần tư vấn hỗ trợ và Các giải pháp chăn nuôi.
- Là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các nhà làm chuyên môn và các nhà chăn nuôi.
- VietDVM mong muốn tạo nên một địa điểm tra cứu, cập nhật các thông tin trong chăn nuôi: Tin tức chăn nuôi trong nước và thế giới, các kỹ thuật chăn nuôi, các công nghệ mới áp dụng trong chăn nuôi.
- Nơi cung cấp các ứng dụng, công cụ phục vụ trong học tập, nghiên cứu, trong công việc của các cá nhân và tổ chức.
Một năm qua, chúng tôi rất vinh dự được phục vụ hơn 20 vạn người dùng không trùng lặp, với hơn 7 triệu lần xem trang, tỷ lệ người dùng mới là 48,74%. (Theo thống kê của Google Analytics, công cụ được xem là chính xác nhất và tin tưởng nhất hiện nay).
Tuy những kết quả đó còn rất nhỏ bé, nhưng chúng tôi coi đó là động lực, sự khích lệ để chúng tôi cố gắng nỗ lực hơn nữa, nhất là khi VietDVM đang còn non trẻ như bây giờ.
Và đáp lại sự kỳ vọng, tình cảm đó của mọi người dành cho VietDVM, chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng nỗ lực hơn nữa xây dựng, cung cấp cho các thành viên thêm nhiều ứng dụng mới, giúp người dùng là cá nhân cũng như doanh nghiệp, phục vụ công việc được tốt hơn. Và dự kiến, trong năm nay, chúng tôi sẽ đưa vào hoạt động một số ứng dụng dành cho Doanh nghiệp và các bạn Sinh viên.
Một lần nữa, cho chúng tôi được gửi đến tất cả Quý vị những lời chúc tốt đẹp nhất!
Kính chúc Quý vị sức khỏe và nhiều thành công!
Trân trọng,
VietDVM
Viet Nam Doctors of Veterinary Medicine

Từ trước tới giờ chúng ta chỉ biết rằng virus PED (virus gây dịch tiêu chảy cấp trên heo) có sức đề kháng rất yếu ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt là dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, những phát hiện trong vài năm trở lại đây dường như đã làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết đó nhất là từ sau khi PEDv bùng phát thành đại dịch tại Mỹ vào năm 2014, gây ra tổn thất lên tới hàng tỷ usd.
Đầu tiên phải kể đến là phát hiện của 1 nhóm nghiên cứu cho rằng virus PED có thể tồn tại trong các bao tải cám mà các trang trại sử dụng và lây lan từ đó. Tuy nhiên ngay sau đó, thông tin này đã được các chuyên gia của hiệp hội các công ty thức ăn chăn nuôi phối hợp với tổ chức thú y thế giới OIE xác minh lại là không chính xác.
(Ảnh minh họa 1: PEDv có thể tồn tại lâu dài trong 1 số loại nguyên liệu thức ăn ).
Không dừng lại ở đó, tháng 6/2015 vừa qua, 1 nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học South Dakota, Nhật Bản kết hợp với tâm nghiên cứu Pipestone vừa công bố 1 kết quả nghiên cứu cho rằng virus gây dịch tiêu chảy có thể tồn tại trong các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
18 loại nguyên liệu phổ biến, công khai trên thị trường được đưa vào thử nghiệm. Kết quả là PEDv có thể tồn tại lâu dài trong 50% số mẫu thử. Một số nguyên liệu trong đó PEDv không thể tồn tại quá 24h.
Nhóm nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng PEDv không thể tồn tại trong huyết tương dù chỉ 1 ngày – điều mà các chuyên gia vẫn nghi ngờ trước đó.
(Ảnh minh họa 2: PEDv có thể tồn tại tối đa 9 tháng trong các ao, hồ, đầm phá).
Cách đây hơn 10 ngày, 1 công trình nghiên cứu nữa tiếp tục được công bố tại hội nghị thường niên của hiệp hội các nhà khoa học thý y và ngành sữa Hoa Kỳ. Theo đó, các nhà nghiên cứu khẳng định, PEDv có thể tồn tại tối đa 9 tháng trong các ao, hồ, đầm phá có nhiễm mầm bệnh. Như vậy có nghĩa là nếu trang trại nhà bạn nằm cạnh 1 hồ nước (ao, đầm phá) nào đó thì nguy cơ bùng phát dịch là cao hơn bình thường.
Tất cả những phát hiện trên đều rất có giá trị, ngày càng giúp chúng ta nhìn thấy rõ sự nguy hiểm của PEDv, nhất là các nguồn có thể lây nhiễm PEDv vào trại. Từ đó giúp các trang trại chủ động hơn trong công tác phòng, chống bệnh.
VietDVM team