
Những thay đổi về an toàn sinh học trại heo nhằm hạn chế bệnh PED (bệnh tiêu chảy cấp trên heo).
Bệnh PED (PEDV) đang thách thức các chương trình an toàn sinh học tại Bắc Mỹ buộc các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường phải tăng lên một cấp độ mới mới có thể bảo vệ trang trại khỏi PEDV. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các thay đổi mới giúp các trang trại nhanh chóng nắm bắt thông tin và không bị động trong khâu vệ sinh phòng bệnh.

Bệnh PED vào Bắc Mỹ từ năm 2013 và nhanh chóng lây lan làm thiệt hại vô cùng to lớn cho ngành chăn nuôi heo khu vực này. Mặc dù một số hệ thống các trang trại đã áp dụng thành công các biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn sự xâm nhập của virus tai xanh (PRRS) và suyễn heo (Mycoplasma hyopneumoniae), tuy vậy các biện pháp này vẫn không thể ngăn chặn thành công sự xâm nhập của PEDV.
Bệnh PED lây lan với một tốc độ chóng mặt trong những tháng mùa đông năm 2013-2014 cho đến hè năm 2014 mới có dấu hiệu lây lan chậm lại.
Ở một mức độ nào đó, tính chất lây nhiễm cao của virus này được kích hoạt nhằm phá vỡ hàng rào an toàn sinh học được thiết lập trước đó. Một heo con sơ sinh nhiễm bệnh PED cung cấp hàng tỷ đơn vị virus trong mỗi gram phân dù chúng chỉ cần một lượng nhỏ các đơn vị cần thiết để lây nhiễm sang những heo con sơ sinh tiếp theo. Phân của một heo con nhiễm PEDV sau khi được pha loãng với tỷ lệ 1:100.000.000 vẫn có thể lây nhiễm sang cho những heo con khác.
Các biện pháp an toàn sinh học được cho là tốt nhất từ trước tới nay, giúp trại phòng tránh được các bệnh khác một cách hiệu quả thì nay sau khi áp dụng vẫn còn để lại các dấu vết của PEDV trong xe vận chuyển và trong chuồng heo đẻ.
Các chủ trang trại, các nhà sản xuất trong ngành đã ý thức được việc khử trùng bằng nước nóng so với nước lạnh như trước đây. Để ngăn chặn sự di chuyển của PEDV hoặc để loại bỏ nó, các nhà sản xuất, chăn nuôi nhận ra vệ sinh an toàn sinh học cần được cải thiện, các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường đã nâng lên một cấp độ mới nhằm hạn chế tối đa bệnh PED.
Nhằm làm giảm sự lây lan của PEDV, các chủ trang trại và các bác sỹ thú y cũng đã có những cải tiến trong lĩnh vực an toàn sinh học, các cải tiến tập trung vào:
- Thành phần thức ăn, quy trình và giao hàng.
- Cách ly các thiết bị giao thông vận tải.
- Mục xử lý cho người và vật liệu nhập cảnh.
- Quản lý nước thải.
- Xử lý xác động vật bệnh.
Thức ăn chăn nuôi có thể là nguồn lây bệnh PED.
PEDV lây truyền theo đường phân-miệng, nghĩa là heo con nhiễm bệnh khi tiếp xúc với phân của heo con đã bị bệnh. Việc virus lây nhiễm do thức ăn có chứa thành phần ô nhiễm hoặc do nguyên liệu sản xuất thức ăn chưa sạch virus là hoàn toàn có khả năng. Các bác sỹ thú y đã đặc biệt lưu ý các thành phần thức ăn và nguồn nguyên liệu có nguy cơ lây nhiễm chéo.
Từ đó, quá trình tiếp nhận nguyên liệu số lượng lớn (ví dụ như ngô và khô đậu tương) đã được đặc biệt chú ý, ngăn không cho các nguyên liệu này tiếp xúc với nước đá và bùn nghi chứa mầm bệnh PED.
Tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi, giải phân cách giữa các xe tải chở nguyên liệu và các xe tải đi giao thức ăn được bố trí lại sao cho hạn chế việc tiếp xúc với nhau là ít nhất hoặc không cho tiếp xúc với nhau.
Trong một số trường hợp, có công ty còn dành riêng một nhà máy và một số trang thiết bị để cung cấp riêng cho các trang trại chưa bị nhiễm bệnh. Thậm chí có công ty còn chi trả thêm tiền để đẩy nhanh tiến độ giao hàng cũng như để xe hàng được di chuyển trong những tuyến đường an toàn, không có nguy cơ lây nhiễm trên đường đi và để khử trùng phương tiện cẩn thận trước khi xe quay trở về nhà máy.
Một số ít trường hợp các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi còn bổ sung thêm thành phần thuốc khử trùng (ví dụ như formalin) vào trong thức ăn nhằm giảm bớt rủi ro cho trang trại.
Phương tiện vận chuyển.
Bên cạnh việc tập trung vào vệ sinh các phương tiện vận tải, một số nhà máy tách riêng các phương tiện ra làm các nhóm khác nhau. Ví dụ như, một đội xe chuyên vận chuyển cho các trang trại đã nhiễm bệnh PED, còn một đội chuyên vận chuyển cho các trang trại chưa nhiễm bệnh. Hay những xe tải đã tiếp xúc với các trạm cuối cùng hoặc các điểm thu gom hàng sẽ tách biệt với các xe chở con giống hoặc các xe vận chuyển trong nội bộ cơ sở sản xuất.
Vấn đề nhập cảnh của người và vật liệu.
Toàn bộ người cũng như những vật liệu muốn vào trại đều được kiểm soát kỹ lưỡng từ đôi dép bẩn cho đến quần áo. Tất cả được chuẩn hóa thành quy trình và phổ biến rộng rãi trong trại bằng cách đưa vào quy trình đào tạo nhân viên hay thậm chí là dán lên tường để mọi người (kể cả khách mời) đều có thể nắm được, làm tốt công tác này là các trang trại đã hạn chế được khá nhiều nguy cơ nhiễm bệnh PED.
Quản lý nước thải tốt sẽ hạn chế truyền lây bệnh PED như thế nào?
Vì PED là bệnh “phân-miệng” nên việc quản lý nguồn nước thải cần đặc biệt được chú ý. Các công ty chăn nuôi theo đó cũng nhận ra giá trị và tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước thải giành riêng cho từng khu trại một → hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền ngang bệnh PED giữa các khu vực trong trại với nhau.
Trong trường hợp đặc biệt nếu cần thiết phải dùng chung hệ thống xử lý nước thải giữa các dãy chuồng nuôi thì toàn bộ thiết bị, giao ước cần được tuân thủ chặt chẽ và ghi chép, theo dõi cẩn thận nhằm hạn chế tối đa nhất sự lây nhiễm virus theo chiều ngang.
Không nên có sự tiếp xúc giữa các tài xế lái xe nước thải cũng như các thiết bị của họ với những người chăm sóc, lái xe tải hoặc những nhân viên giao hàng thức ăn chăn nuôi.

Xử lý xác động vật chết do bệnh PED.
PEDV gây tử vong. Nếu di chuyển xác của chúng ra khỏi trang trại để xử lý thì toàn bộ xác heo bệnh cũng như con người và vật dụng tiếp xúc với chúng đều trở thành những nguồn truyền lây bệnh tiềm năng.
Các điểm thu gom xác heo bệnh PED của nhiều cơ sở sản xuất lại càng đặc biệt nguy hiểm hơn nữa. với những xác heo bệnh này thì chôn lấp, tiêu hủy và ủ phân là phương pháp đang được áp dụng nhiều nhằm hạn chế lây truyền bệnh.
Ngoài tất cả các khía cạnh được đề cập đến ở trên, để đảm bảo tốt công tác an toàn sinh học cho mỗi cơ sở sản xuất, chúng ta còn cần đẩy mạnh truyền thông và giáo dục như là yếu tố theo chốt. Không có công nhân hay tài xế xe tải nào muốn gieo rắc mầm bệnh cả nhưng đôi khi, do sự thiếu hiểu biết mà người ta không nhận ra ảnh hưởng của hành động của họ lên các vấn đề an toàn sinh học hay sức khỏe của cả đàn heo.
Muốn ngăn ngừa sự lây lan của PEDv chúng ta cần một cấp độ mới của việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Đào tạo nhân sự là việc làm cần thiết trong tất cả các phân đoạn của dây chuyền sản xuất.
Đối phó với PEDv trong 2013-2014 đã để lại nhiều bài học xương máu, nhưng với những kinh nghiệm đó, các nhà sản xuất chăn nuôi heo Bắc Mỹ đã thay đổi một loạt các tiêu chuẩn, biện pháp và hành động thực hành an toàn sinh học và thực tế đã chứng minh khi mùa đông tiếp sau đó, chỉ có một số ít trang trại ở Bắc Mỹ nhiễm bệnh PED. Thời gian sẽ chứng minh tính hiệu quả của các biện pháp mới này và nếu khả thi, chúng sẽ được nhân rộng ra nhiều trang trại khác trên thế giới.
Tiến Dũng biên dịch
(theo pig333)

Công ty Đầu tư và Phát triển Quốc Tế Minh Phương tuyển dụng nhân viên kinh doanh

1. Vị trí tuyển dụng: 15 Nhân viên kinh doanh
2. Mô tả công việc :
-Nhân viên tiếp thị sản phẩm thức ăn chăn nuôi
-Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi và thú y
-Duy trì và quản lý hệ thống Đại lý cũ của công ty
- Tìm hiểu và mở Đại lý mới
- Lên kế hoạch bán hàng, báo cáo tình hình thị trường hàng tháng
3. Quyền lợi:
Mức lương: 15-20 triệu đồng/tháng
Thưởng hàng tháng, thưởng nóng
Nghỉ lễ tết
Du lịch hàng năm
Chế độ bảo hiểm đầy đủ
4. Yêu cầu:
Ưu tiên Nam tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi, thú y, Có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh
Có tinh thần cầu tiến
Chăn chỉ nhiệt tình trong công việc
Gắn bó lâu dài với công ty
5. Liên hệ:
Hồ sơ nộp vào Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc nộp trực tiếp hồ sơ về địa chỉ Công ty Đầu tư và Phát triển Quốc Tế Minh Phương: Khu công nghiệp Phú Thị, Đường Kiên Trung, Xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
SĐT liên hệ: Ms. Quyên: 0969.642.204
Hạn nộp hồ sơ: 25/2/2017
Thông tin được chia sẻ:
Ms. Quyên
![[Cập nhật] Công ty Austfeed tuyển dụng nhân viên khu vực Yên Bái](/media/k2/items/cache/72d0cf2868d1205f0aaefb2b229e87e7_Generic.jpg)
Công ty Austfeed tự hào là một trong những Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam đã hoàn thiện được chuỗi khép kín “từ nông trại đến bàn ăn”, bên cạnh đó chúng tôi luôn xác định con người là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển để mang lại những sản phẩm và chất lượng phục vụ tốt nhất tới Khách hàng.

Hiện tại Công ty Austfeed tuyển dụng vị trí:
Nhân viên kinh doanh Thức ăn chăn nuôi
Địa điểm làm việc: Yên Bái
Số lượng: 01 người
Mô tả công việc
Chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm xây dựng khách hàng mới.
Phân tích đàm phán , ký hợp đồng , giải quyết khiếu nại khách hàng.
Chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh và báo cáo cho cấp trên.
Thời gian làm việc: Toàn thời gian.
Yêu cầu
Tốt nghiệp cao đẳng, đại học các ngành quản trị kinh doanh, chăn nuôi, thú y, marketing.
Kinh nghiệm tối thiểu 1 năm ở vị trí tương đương.
Quyền lợi được hưởng
Được ký hợp đồng lâu dài với công ty, tham gia đóng BHXH,BHYT,BHTN. Ngoài ra có các chế độ hấp dẫn tại công ty theo chính sách hàng năm.
Mức Lương: Thư việc 11,5 tr/tháng, lương chính thức từ 16 triệu đồng đến 30 triệu/tháng (tùy theo năng lực).
Thông tin liên hệ gửi hồ sơ
Công ty Austfeed Việt Nam
Địa chỉ: thị tứ Bô Thời , Hồng Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên,
Liên hệ: Mr. Đạt: 0166.517.6782
Thông tin cung cấp bởi
Mr. Đạt
![[Cập nhật] Công ty Sunjin Vina tuyển dụng nhân viên kinh doanh thức ăn gia súc](/media/k2/items/cache/6c37daa18e07dfc2ae8aa5bc3672232b_Generic.jpg)
Công ty TNHH Sunjin Vina là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được Ban quản lý Khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp giấy phép thành lập số 264/GP – KCN – ĐN ngày 07/01/2004. Tọa lạc tại Lô II – 11 Khu Công Nghiệp Hố Nai – Huyện Trảng Bom, chuyên sản xuất thức ăn gia súc & thủy sản. Hiện nay, Công ty TNHH Sunjin Vina đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự như sau:

Công ty Sunjin tuyển dụng vị trí: Nhân viên kinh doanh thức ăn gia súc
Yêu cầu công việc:
Số lượng: 20 Nam.
Tốt nghiệp Đại Học chuyên ngành: Bác Sĩ Thú Y, Kỹ Sư Chăn Nuôi, Công nghệ chế biến thức ăn Chăn nuôi, Dược Thú Y, Thủy Sản.
Siêng năng, chăm chỉ, ham học hỏi, chấp nhận thử thách, chịu được áp lực cao trong công việc.
Làm việc tại các tỉnh Miền Nam và Miền Tây
Thông tin khác:
- Lương Thỏa thuận.
- Được tham gia đầy đủ các chế độ BH, chế độ phúc lợi theo quy định của Luật Lao động.
- Được phụ cấp, thưởng sản lượng hàng tháng.
- Được tăng lương thường niên mỗi năm.
- Được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp, được đào tạo và có cơ hội thăng tiến cao.
Cách thức nộp hồ sơ:
- Hồ sơ gồm: 1 CV (Tiếng anh và tiếng việt), sơ yếu lý lịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, bản sao bằng cấp, giấy khám sức khỏe.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cổng bảo vệ công ty (bản photo) hoặc nộp trực tiếp qua địa chỉ mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. (bản scan).
- Người liên hệ: Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0613 985 995 (gặp bộ phận tuyển dụng) hoặc liên hệ số điện thoại di động: Mr. Hòa (0165.675.4871) bộ phận tuyển dụng.
Thông tin được chia sẻ
Mr.Hòa
Phòng nhân sự công ty TNHH Sunjin vina

Hướng xử lý khi heo con bị chảy máu ở rốn
Heo con mới sinh nếu bị chảy máu ở rốn quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu nặng, kém phát triển, suy nhược thậm chí có thể dẫn đến tử vong sớm. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường thì điều này rất ít khi xảy ra. Nó chỉ xảy ra chủ yếu khi các điều kiện chăn nuôi không bình thường, dù vậy nó cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác. Một đợt bùng phát nghiêm trọng nhất cũng có thể làm tử vong đến 50% heo con sơ sinh trong trại.
»› Bệnh thường gặp trên heo bạn nên biết
»› Kỹ thuật chăm sóc heo con bạn đừng bỏ qua



Sau khi heo con vừa sinh ra, một phần máu sẽ đọng lại trong dây rốn. Bình thường dây rốn sẽ co thắt và “đẩy” máu ngược vào cơ thể chúng, ngay sau đó lập tức hình thành các cục máu đông trong dây rốn để tránh rò rỉ, chảy máu.
Nếu bất kỳ nguyên nhân nào tác động dẫn đến một trong 3 trường hợp sau:
- Nút thắt rốn của chúng ta không chặt (không thấy các cục máu đông đen lại ở phần thắt).
- Giãn mạch tái phát.
- Máu không đông.
Thì heo con sẽ rất dễ bị chảy máu ở rốn.
»› Xem thêm: Kỹ thuật xử lý dây rốn trên heo con
1. Làm sao để nhận biết khi heo con bị chảy máu ở rốn?
Chỉ bằng quan sát chúng ta cũng có thể phát hiện ra. Thường nếu heo con bị chảy máu ở rốn, sẽ xuất hiện các vệt máu ở:
- Trên hệ thống sàn cứng của ô úm.
- Trên cơ thể những heo con khác.
- Trên cơ thể heo mẹ trong 2-4h đầu sau sinh.
Tuy nhiên nhiều trường hợp chúng ta không thể quan sát thấy các vệt máu một cách rõ ràng. Lúc này hãy quan sát các biểu hiện của heo con, nếu thấy heo con xanh xao, yếu ớt thì nhiều khả năng là heo đang mất máu.
Nhiều người chăn nuôi trực tiếp thậm chí không thể phân biệt được heo con xanh xao nhợt nhạt do mất máu với heo con bình thường vì đa phần heo con sơ sinh đều khá yếu ớt, nhợt nhạt. Nếu không phải là người nhiều kinh nghiệm, bạn rất khó để nhận biết. Tuy nhiên nếu bạn để ý, sẽ thấy những heo mẹ sinh ra heo con bị chảy máu ở rốn thường có tỷ lệ thai chết lưu tăng và thời gian sinh ra một heo con chậm hơn bình thường.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến heo con bị chảy máu ở rốn?
Không xuất hiện cục máu đông trong lòng dây rốn.
Đây có thể là kết quả của một trong hai trường hợp sinh non hoặc rối loạn cơ chế đông máu do các tác nhân bên ngoài (như chất hóa học) tác động. Để ngăn ngừa heo nái đẻ non, ta có thể dùng Aspirin trước ngày sinh 7 ngày.
Khi heo con chảy máu ở rốn, ta rất khó để biết được đó là do thuốc gây ra hay do heo bị PRRS.
»› Xem thêm: Các trường hợp bệnh tai xanh (PRRS)
Nguyên nhân phổ biến nhất của trường hợp heo con chảy máu ở rốn tại nước Anh đa phần là do dây rốn bị tổn thương bởi mảnh nhựa hay vật liệu cứng có lẫn trong lớp mùn cưa lót chuồng. Bởi vậy nên tình trạng tổn thương dây rốn trên heo sơ sinh thường không phụ thuộc vào độ tuổi của heo nái, ngoài ra tình trạng này cũng ít khi thấy trên các đàn heo nuôi chăn thả ngoài trời mà đa phần xuất hiện trong các chuồng heo nái đẻ công nghiệp nuôi nhốt mặc dù môi trường nuôi ngoài trời có thể xuất hiện nhiều nguy cơ hơn.
»› Xem thêm: Mẹo chăm sóc heo con: dùng dây rút nhựa để buộc dây rốn cho heo
Một số trường hợp khác dẫn đến máu không đông là do di truyền nhưng rất hiếm gặp.
Một số nhà sản xuất còn cho rằng có mối liên hệ mật thiết nào đó giữa hoocmone kích đẻ Prostaglandin với việc dây rốn chảy máu khi ta dùng hoocmone này để kích thích heo nái đẻ sớm trước khoảng 2 ngày.
Do dây rốn heo con tổn thương.
Heo con mới sinh thường khá hiếu động, di chuyển chưa vững vàng (đi lại thường liêu xiêu) nên đôi khi có thể làm vỡ các mạch máu và rò rỉ máu ở dây rốn.
Khi dây rốn chưa kịp cắt hoặc cắt quá dài làm nó quệt xuống đất, nó có thể bị kẹt vào sàn nhà hoặc bị heo mẹ dẫm, đè lên gây ra tổn thương.
Nói chung, chảy máu dây rốn chỉ là một trong những nguyên nhân làm heo con mất máu và trông nhợt nhạt, yếu, xơ xác nhưng chỉ bị từng cá thể heo con chứ không ảnh hưởng đến toàn bộ lứa heo.
3. Thiệt hại do chảy máu dây rốn gây ra.
Chảy máu dây rốn nếu nặng có thể dẫn đến tử vong luôn khi heo còn nhỏ, nếu không về lâu dài sẽ nâng tỷ lệ tử vong trong đàn lên 1-2%. Thỉnh thoảng sẽ có một vài lứa bị chảy máu dây rốn và gây ra những thiệt hại đáng kể trước khi chúng ta kịp phát hiện ra vấn đề (vì thường ít ai để ý đến nguyên nhân này).
Việc tăng tỷ lệ tử vong lên tới 2% cần được xem xét và tính toán một cách kỹ lưỡng để tìm ra hướng xử lý hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Thiếu máu cục bộ còn làm giảm khối lượng heo cai sữa lên đến 2kg và là nguyên nhân làm kế phát một loạt các bệnh thứ cấp khác.
Ví dụ thực tế về một ca bệnh nghiêm trọng xảy ra trên một trang trại có hơn 300 heo con được người ta thống kê lại: có khoảng 160 heo con sơ sinh (>50%) bị chảy máu ở rốn và tử vong. Tổng thiệt hại ước tính lên tới 5600 bảng anh (tương đương hơn 180 triệu) hay 35 bảng anh/mỗi heo con (tương đương hơn 1,1 triệu/heo con).
Như vậy, dù ít gặp trong thực tế nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan vì những thiệt hại của việc heo con bị chảy máu ở rốn gây ra là không hề nhỏ. Phần tiếp theo dưới đây sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc phòng và kiểm soát khi trang trại xảy ra vấn đề.
4. Kiểm soát và phòng ngừa hiện tượng heo con bị chảy máu ở rốn.
Nếu bạn phát hiện trong ô chuồng đẻ có heo con bị chảy máu dây rốn, hãy bình tĩnh và tham khảo các cách xử lý dưới đây:
- Thay thế lót sàn là mùn cưa, gỗ bào trong ô úm của heo con bằng rơm băm nhỏ hoặc giấy vụn.
- Hạn chế kích thích heo nái đẻ sớm.
- Hủy bỏ bất kỳ nguồn nào có thể chứa thành phần thuốc kháng đông máu cho heo nái (mồi bẫy chuột, aspirin).
- Tiêm Vitamin K cho heo nái trước khi sinh khoảng 24h.
- Bổ sung thêm Vitamin C dạng viên cho heo nái trước khi sinh khoảng 7 ngày (Vitamin C có tác dụng giúp gia cố thành mạch, làm cho các thành mạch máu dai bền khó bị tổn thương hơn). Vì Vitamin C trong thức ăn không đủ nhiều và ổn định nên cần bổ sung thêm theo cách này. Liều dùng khoảng 5g Vitamin C/ heo nái mỗi ngày (những heo nái trên nếu muốn giết thịt thì phải sau 28 ngày cho lượng Vitamin C đào thải ra hết khỏi cơ thể heo).
- Dùng kẹp rốn chuyên dụng để ngưng cho heo con mất thêm máu.
- Tốt nhất là nên để dây rốn tự đứt một cách tự nhiên nhưng nếu dây quá dài thì chúng ta nên chủ động thắt lại, tránh tình trạng rốn dài quá dễ bị tổn thương.
- Không được cắt dây rốn quá sát với bụng heo con (cách bụng ít nhất là từ 4cm và dài nhất cũng không nên vượt quá 15cm).
- Tiêm sắt: Với những heo bị chảy máu quá nhiều chúng ta có thể cung cấp thêm sắt ngoài việc chăm sóc cẩn thận cho heo đó.
Thông thường kể cả heo không mất máu người ta cũng bổ sung thêm sắt cho heo con trong vòng 72h kể từ khi sinh, sau đó 7-10 ngày người ta lại nhắc lại một mũi nữa.
Như vậy, dù là ít gặp trong thực tế nhưng dù sao chúng ta cũng cần phải có kiến thức thêm đối với trường hợp heo con bị chảy máu ở rốn để nếu trang trại có xảy ra vấn đề thì chí ít chúng ta cũng không lúng túng, không bị động và không phải chịu thiệt hại quá nhiều do việc thiếu thông tin trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. VietDVM.com hy vọng những thông tin trên là hữu ích đối với các bạn!
Tiến Dũng biên dịch.
(theo trang thông tin dịch bệnh động vật quốc gia).

Giá heo hơi tại Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục sau khi xuống thấp nhất vào tháng 11-2016. Và như một sự trùng hợp, giá heo hơi tại Việt Nam cũng có dấu hiệu tăng trở lại sau khi xuống thấp kỷ lục vào tháng 12-2016. Liệu có mối quan hệ nào không?

Giá heo hơi tăng trở lại
Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, thời điểm trước tết, nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng cao nhưng giá thịt heo không tăng, mà ngược lại, liên tục giảm.
Do người chăn nuôi chấp nhận bán heo thấp hơn giá thành để có tiền chi dùng trong dịp tết nên sau tết nguồn cung giảm và mấy ngày gần đây giá heo đã có dấu hiệu tăng trở lại. Cụ thể, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ở mức 37.000 đồng/kg, tuy tăng khoảng 3.000-4.000 đồng so với ba tuần trước nhưng mức giá này còn thấp hơn giá thành vài ngàn đồng nhưng đó vẫn là tính hiệu vui cho người chăn nuôi.
Gần như cùng thời điểm, giá heo hơi của Trung Quốc cũng bắt đầu tăng từ tháng 2-2017 và hiện đang ở mức 57.000 đồng/kg. Năm 2016, giá heo hơi tại Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3-2016 với mức giá trung bình gần 60.000 đồng/kg và tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo và đạt mức giá cao nhất vào tháng 5 và 6-2016 là 70.000 đồng/kg.
Đối chiếu với giá heo hơi trên thị trường nội địa sẽ thấy diễn biến tương tự như giá heo hơi tại thị trường Trung Quốc. Bằng chứng là, giá heo hơi trong nước bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3-2016 và liên tục tăng rồi đạt đỉnh cao nhất là 55.000 đồng/kg vào tháng 5. Lý do khiến giá heo tăng nhanh và giữ mức cao trong những tháng đó là nhu cầu xuất heo sang Trung Quốc tăng mạnh. Thời điểm này, giá heo ở Trung Quốc cũng ở đỉnh điểm, cao nhất trong năm như nói ở trên.
Lúc đó, nhiều hộ, trang trại chăn nuôi tăng đàn vì nhận định thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục tiêu thụ mạnh thịt heo từ Việt Nam và một phần là nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng tăng vào thời điểm Tết Nguyên đán 2017. Do đó, đã có tình trạng các trang trại, hộ chăn nuôi tăng đàn ồ ạt.
Tuy nhiên, giá heo hơi tại Trung Quốc sau mấy tháng tăng mạnh đã bắt đầu hạ nhiệt và giảm dần, đến tháng 11-2016, giá heo hơi tại thị trường này chỉ còn trên dưới 53.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất trong năm 2016. Lúc này, Trung Quốc giảm dần và gần nhưng không còn mua heo từ Việt Nam.
Kết quả, một lượng heo của các trang trại, hộ chăn nuôi tăng đàn để bán cho thị trường Trung Quốc ứ lại và chuyển sang tiêu thụ nội địa. Điều này, khiến nguồn cung vượt cầu, giá heo giảm như một dự báo được biết trước. Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, chỉ riêng tỉnh này, tổng đàn heo thời điểm trước Tết Nguyên đán 2017 ước tính vào khoảng 1,8 triệu con, trong khi những năm trước chỉ ở mức trên dưới 1,5 triệu con.
Tránh phụ thuộc vào một thị trường
Diễn biến giá heo tại Việt Nam và Trung Quốc tăng giảm theo một nhịp có thể là ngẫu nhiên nhưng không thể phủ nhận, không chỉ có năm 2016 mà những năm qua, giá heo hơi trên thị trường trong nước tăng hay giảm đều xuất phát từ nguyên nhân: thương lái gom heo bán sang Trung Quốc.
Vì thế, liên quan đến vấn đề này, vào ngày 29-12-2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn gửi các tỉnh thành trong cả nước yêu cầu rà soát lại quy hoạch chăn nuôi heo gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương.
Một trong những yêu cầu đó là các tỉnh thành khi mở rộng quy mô đàn heo trên địa bàn phải căn cứ vào tín hiệu thị trường, khuyến khích người chăn nuôi thay đổi cơ cấu giống và phát triển giống cao sản, giống đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm và tránh rủi ro.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, các địa phương cần đa dạng hình thức chăn nuôi, không quá chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp mà cần chú ý phát triển chăn nuôi bán công nghiệp gắn với truyền thống, chăn nuôi hữu cơ.
Hiện tại, chăn nuôi heo chủ yếu đáp ứng thị trường nội địa và chỉ xuất khẩu heo nguyên con sang Trung Quốc. Điều này cần thay đổi để mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường để phòng khi thị trường đó ngưng mua, nguồn cung sẽ vượt cầu, giá sẽ tụt dốc, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Câu chuyện giá heo thấp hơn giá thành trong mấy tuần qua là minh chứng về việc phụ thuộc vào một thị trường của ngành chăn nuôi heo Việt Nam. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra lâu nay, giá heo trên thị trường nội địa trong thời gian tới sẽ vẫn còn phụ thuộc vào những diễn biến của thị trường Trung Quốc, dù cơ quan quản lý có muốn hay không.
Tác giả: Ngọc Hùng
Nguồn tin: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Công ty TNHH Mai Duy Anh tuyển dụng
1. Giới thiệu:
Công ty TNHH Mai Duy Anh là một trong những công ty chuyên nhập khẩu sản phẩm từ Châu Âu và phân phối tại Việt Nam. Với nhiều năm hình thành và phát triển trong lỉnh vực chăn nuôi thú y, Mai Duy Anh tự hào là công ty chuyên phân phối sản phẩm dinh dưỡng chất lượng tốt và luôn đãi ngộ nhân viên có năng lực.
Do nhu cầu cần mở rộng thị trường phân phối, chúng tôi mong muốn có được những đồng nghiệp cũng như là nhân viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, năng động và có tâm huyết với công việc.

2. Vị trí tuyển dụng: 04 Nhân viên bán hàng
3. Khu vực làm việc:
- Miền Bắc: 1 người
- Miền Nam: 3 người
4. Mức lương:
Thỏa thuận tùy theo kinh nghiệm, năng lực và kết quả công việc. Gồm lương cơ bản, công tác phí, thưởng (từ 12-30 triệu tùy theo năng lực và kinh nghiệm).
5. Điều kiện:
- Nam có sức khỏe tốt, nhiệt tình, trung thực, trách nhiệm cao, có phương tiện đi làm.
- Tốt nghiệp hệ trung cấp/cao đẳng/đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y hoặc các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc ngành khác nhưng có đam mê kinh doanh.
- Có khả năng giao tiếp đàm phán tốt.
- Có phương tiện đi lại.
6. Lợi ích khi làm việc:
- Mức lương cạnh tranh, hấp dẫn.
- Được tham gia đầy đủ các chính sách phúc lợi theo qui định của nhà nước.
- Cơ hội học tập và thăng tiến cao. Được đào tạo chuyên sâu kỹ thuật chăn nuôi thú y.
- Được đi nước ngoài khi công ty có chương trình.
7. Mô tả công việc:
- Am hiểu, giới thiệu tư vấn sản phẩm, chính sách cho khách hàng.
- Chăm sóc và nâng doanh số khách hàng cũ, tìm kiếm xây dựng hế thống khách hàng mới.
- Và một số chi tiết sẽ được mô tả khi phỏng vấn.
8. Thông tin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Mai Duy Anh
- Địa chỉ: 87 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TpHCM.
- Điện thoại: +84 8 37 406 907 - Fax: +84 8 37 406 906.
- Người nhận: Ms. Hoài (0906 761 298)
Hoặc gửi hồ sơ xin việc về địa chỉ: Số 4 đường 37, P. Bình An, Q. 2, TpHCM
Thông tin được chia sẻ
Ms.Hoài
![[Cập nhật] Công ty Newhope Thanh Hóa tuyển dụng nhân viên](/media/k2/items/cache/521289ed4ae90519ecbe7129a9121af6_Generic.jpg)
NewHope là một tập đoàn kinh tế đa quốc gia, đứng thứ 3 trên thế giới và thứ nhất Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. Hiện nay tại thị trường Miền Bắc Việt Nam tập đoàn xây dựng 4 nhà máy hiện đã và đang đi vào sản xuất. Nhằm phục vụ cho các khâu sản xuất, kinh doanh ngày một lớn mạnh.

Công TY thức ăn chăn nuôi NewHope Hà nội chi nhánh Thanh Hóa cần tuyển:
Vị trí 1: 1 Nhân viên kỹ thuật thủy sản
Địa điểm làm việc: Thanh Hóa.
Ưu tiên: Đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản,đặc biệt là phát triển thức ăn cho cá.
Vị trí 2: Nhân viên thị trường 5 người
Địa điểm làm việc: Thanh Hóa
Lương:
- Lương thử việc 10 Triệu/Tháng
- Lương chính thức 15Triệu- 40 Triệu/Tháng
Ưu tiên: Các bạn có kinh nghiệm thị trường TĂCN ,quản trị kinh doanh,chuyên ngành thú y ,nhiệt tình và đam mê kinh doanh.
Vào công ty được đi làm luôn,các bạn mới ra trường được đào tạo thêm kỹ năng kinh doanh thực tiễn.
Công ty NewHope là cty liên doanh đầu tiên có nhà máy tại thanh hóa và là thương hiệu mạnh của toàn bộ việt nam nên các chế độ bảo hiểm ,ngày nghỉ,.... được đảm bảo và theo quy chế pháp luật việt nam
Các ứng viên có nhu cầu vui lòng liên hệ Mr.Quang : 0905.965.588/096.66.88.792
Thông tin được cung cấp bởi
Mr. Quang

Giá heo hơi tại Đồng Nai đang lên
Đến trưa ngày 6/2, giá thịt lợn hơi được thương lái thu mua tại địa bàn Đồng Nai đã nhích tăng nhẹ, tiệm cận với mức giá thành chăn nuôi trên mỗi kg lợn.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, đến trưa ngày 6/2, giá thịt lợn hơi được thương lái thu mua tại địa bàn Đồng Nai đã nhích lên từ 36.000 – 37.000 đồng/kg và đã tiệm cận với mức giá thành chăn nuôi trên mỗi kg lợn (giá thành trên 1kg lợn hơi từ 38.000 – 40.000 đồng).
Theo đánh giá của người chăn nuôi ở Đồng Nai, chưa có năm nào giá lợn hơi lại sụt giảm mạnh như dịp Tết Nguyên đán năm nay. Thông thường, người chăn nuôi dành nguồn hàng để bán ra trong dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay do giá lợn xuống quá thấp, có thời điểm chỉ còn 25.000 – 26.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi lỗ nặng từ 1 - 1,5 triệu đồng/1 con lợn xuất chuồng.
Nguyên nhân khiến giá lợn xuống thấp nhất trong 10 năm qua được cho là do Trung Quốc ngừng nhập lợn của Việt Nam dẫn đến lợn tồn lớn, giá sụt mạnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, hiện trên địa bàn còn tồn khoảng 400.000 con lợn có trọng lượng từ 70kg trở lên.
Đây là số lợn được người chăn nuôi chuẩn bị để phục vụ cho thị trường dịp Tết Nguyên đán. Nhưng, do giá xuống thấp nên số lợn trên vẫn được người dân nuôi cầm chừng để chờ bán khi giá tăng.
Ông Nguyễn Kim Đoán cho rằng, mặc dù lượng lợn tồn còn khá nhiều, tuy nhiên số lượng lợn có trọng lượng từ 1,2 tạ - 1,6 tạ hầu như không còn. Vào khoảng đầu tháng 1/2017 khi thị trường Trung Quốc vẫn còn nhập hàng thì loại lợn có trọng lượng càng lớn càng bán được với giá cao do nhiều mỡ.
Tuy nhiên, sau khi thị trường Trung Quốc ngưng mua, người dân buộc phải bán lợn mặc dù giá thấp và chịu lỗ vì chi phí chăn nuôi và thức ăn không bù được cho giá thành.
Theo nhận định của ông Đoán, nguyên nhân khiến ngày 6/2 giá lợn hơi tăng khá mạnh (ngày 4/2 giá mỗi kg lợn hơi là 31.000 – 32.000 đồng) là do ngày đầu đi làm của lực lượng công nhân, sinh viên sau kỳ nghỉ Tết. Do đó, thị trường cần một lượng lớn thực phẩm để cung cấp cho người lao động nên giá lợn đã nhích lên 36.000 – 37.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, hiện nay do một số tập đoàn chăn nuôi nước ngoài vẫn chưa “bung hàng”, nên thương lái vẫn mua của các trang trại với giá cao. Theo ông Đoán, giá lợn hiện nay mặc dù tăng nhưng chưa bền vững mà có thể sẽ tiếp tục biến động trong những ngày tới.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, hiện số lượng lợn ở Đồng Nai xuất bán vào thị trường Tp. Hồ Chí Minh khoảng 5.000 – 6.000 con/ngày.
Để tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ số lượng lớn nguồn lợn tồn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đã đề nghị các doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm thu mua lợn cho người dân.
Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y không tăng giá bán trong dịp này để giúp người chăn nuôi qua giai đoạn khó khăn.
Ông Nguyễn Quang Thanh, người chăn nuôi tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, gia đình ông vẫn đang thấp thỏm chờ giá lợn tăng lên để bán 300 con lợn đang tồn trong chuồng.
Theo ông Thanh, hiện nay người chăn nuôi vẫn chưa dám tăng đàn vào thời điểm này vì lo sợ tiếp tục thua lỗ. Nhiều hộ sau khi giải phóng hết số lượng lợn tồn đã chủ động treo chuồng chưa dám tái đàn.
Theo đánh giá, trong các năm 2014, 2015 do giá lợn cao, nên người chăn nuôi ở Đồng Nai đã ồ ạt tăng đàn. Nếu như năm 2015 tổng đàn lợn ở Đồng Nai là khoảng 1,7 triệu con thì đến năm 2016 tổng đàn đã tăng lên khoảng 2,2 triệu con. Do không nắm bắt được nhu cầu thị trường, nên nhiều người chăn nuôi đã ồ ạt tăng đàn dẫn đến nguồn cung dư thừa.
Tác giả: Sỹ Tuyên
Nguồn tin: TTXVN

Theo thông tin từ cục thú y và chi cục thú y Hà Tĩnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã bùng phát tại tỉnh này với 2 ổ dịch tại 2 huyện, trong đó có 21 con trâu, bò mắc bệnh.

Cụ thể: Ngày 23/01/2017 phát sinh 01 ổ dịch tại phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh làm tổng số gia súc mắc bệnh là 06 con (05 trâu, 01 bò); và ngày 25/01/2017, phát sinh 01 ổ dịch tại 07 hộ chăn nuôi của xã Đức Lập, huyện Đức Thọ làm tổng số gia súc mắc bệnh là 15 con (02 trâu, 13 bò). Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Theo ông Khánh, Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh; trong thời gian qua do diễn biến phức tạp của thời tiết, kết hợp với việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc trước và sau dịp Tết Nguyên Đán gia tăng, đặc biệt theo báo cáo của Cơ quan Thú y vùng III, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin LMLM đợt 2 năm 2016 cho gia súc trên địa bàn các xã Đức Lập và thị xã Hồng Lĩnh đạt tỷ lệ thấp (40%), do đó gia súc không có đủ đáp ứng miễn dịch chống bệnh dẫn đến bùng phát dịch bệnh. Mặt khác, các xã có dịch nêu trên đều là các ổ dịch cũ nên mầm bệnh đã lưu hành trong môi trường, gặp điều kiện thuận lợi gây nhiễm và phát sinh dịch.
Trước tình hình trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu người dân cho cách li giám sát các con trâu bò mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại. Đồng thời, cắt cử các cán bộ xuống hướng dẫn người dân công tác chăm sóc điều trị, lập chốt gác, không để người dân đưa trâu bò mắc bệnh bán ra ngoài.
Được biết, đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã triển khai tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho 756 con trâu bò trên địa bàn huyện Đức Thọ và 1.100 con trâu bò ở thị xã Hồng Lĩnh.
Trước đó VietDVM.com cũng đăng tải thông tin dịch LMLM đã xuất hiện tại Campuchia các tỉnh nằm xuất hiện dịch đều sát biên giới với nước ta (links)
VietDVM team tổng hợp