
Bệnh IB thể thận (IB-491) ở Việt Nam
Viêm phế quản truyền nhiễm IB vẫn tiếp tục là một trong những tác nhân gây bệnh chủ yếu trên gà khắp thế giới, bệnh gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề do gà mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Trong thực tế, bệnh gây ra chủ yếu ở các khu vực mà gia cầm được nuôi công nghiệp với mật độ cao.
Mặc dù đã có vaccine để kiểm soát bệnh, nhưng IB tiếp tục là một vấn đề “nóng” ở hầu hết các vùng chăn nuôi lớn trên thế giới. Một trong những lý do chính của việc này là sự xuất hiện liên tục các biến thể mới của virus. Sự phổ biến của các biến thể IB ở châu Âu đã được công nhận là một vấn đề quan trọng nhất trong kiểm soát bệnh.
Trong những năm 1990, một biến thể mới IB-4/91 (còn gọi là 793B) đã được phát hiện ở châu Âu, đây là một tác nhân gây ra các ổ dịch lớn trên khắp châu Âu và toàn thế giới. Trong khi 4/91 hiện nay vẫn đang là mối lo ngại ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta IB 4/91 còn được gọi được biết đến như một bệnh (Bệnh IB thể thận) với mức độ nghiêm trọng rất cao, bệnh xảy ra trên gia cầm với mức độ lây lan nhanh chóng và tỷ lệ chết rất cao.
Về virus IB chủng 4/91 (IB-4/91)
Được phân lập lần đầu tại Hà Lan vào năm 1990 là một trong những biến chủng quan trọng của IBv .
Về các đặc điểm của virus cũng như dịch tễ học không khác nhiều so với IBv.
- Là một ARN virus.
- Được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới.
- Vật chủ là gia cầm mọi lứa tuổi nhưng mẫn cẩm nhất là gà.
- Virus xâm nhập vào cơ thể theo đường truyền ngang, không truyền từ mẹ sang con, nhưng trong quá trình ấp nở virus có thể thông qua dụng cụ ấp nở và xâm nhập vào gà con mới nở.
- Virus ủ bệnh 18 – 36 giờ.
- Bệnh tích chủ yếu xảy ra trên đường tiết niệu và sinh dục của gà.
»› Bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh
Virus IB-4/91 cũng gây ra các dấu hiệu lâm sàng trên đường hô hấp tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao.
- Gà giảm ăn, giảm uống, gà đứng tụm lại, ít di chuyển.
- Tỷ lệ chết rất cao và nhanh chóng có đàn lên tới 100% nếu kế phát thêm các bệnh khác.
- Có những dấu hiệu về hô hấp: thở khó, khò khè, ngáp . . . Đối với gà thịt các dấu hiệu hô hấp rõ ràng hơn ở gà đẻ.
- Sản lượng trứng giảm mạnh 30 -55%. Có xuất hiên những quả mỏng vỏ, méo mó, biến dạng, dễ vỡ. . .
- Đối với gà nuôi nhốt còn thấy có hiện tượng sưng phù đầu.
»› 6 giải pháp nâng cao năng suất trứng ở gà đẻ
Các dấu hiệu khi mổ khám
Khí quản viêm nhẹ, có xuất huyết nhẹ hơn so với IBv, có nhiều dịch nhầy ở đường hô hấp trên (có thấy cả trong xoang mũi)
Túi khí mờ, đục.
Khí quản xuất huyết nhẹ, tăng sinh trong bệnh IB thể thận
Có một số trường hợp lòng đỏ trứng bị vỡ bên trong xoang bụng.
Ống dẫn trứng, buồng trứng bị tổn thương nghiêm trọng (xuất huyết, teo buồng trứng)
Buồng trứng xuất huyết
Trứng nhạt màu dần
Tỷ lệ trứng dập vỡ, trứng loại tăng
Trứng mỏng vỏ và nhạt màu
»› Phương pháp nhận biết bệnh thông qua trứng bạn nên biết
Thận sưng to lồi hẳn lên khỏi lớp dây chằng.
Thận có chứa nhiều muối urat.
Bể thận có chứa nhiều muối urat.
A: thận không bị nhiếm IB-4/91, B thận bị nhiễm IB-4/91
Thận sưng to
Thận sưng to do IB-4/91
Muối Urat ở thận
Thận sưng có nhiều muối urat
Thiệt hại kinh tế do IB-4/91
IB-4/91 được đánh giá là biến chủng rất nguy hiểm vì mức độ lây lan nhanh chóng ra toàn thế giới. Một một ổ dịch do IB-491 gây ra có tỉ lệ chết rất cao có thể lên tới 100%.
Thiệt hại trên gà thịt.
Tuổi gà Dưới một tháng tuổi Trên một tháng tuổi
Tỷ lệ chết 30 % 55 – 75%
Thiệt hại kinh tê 15 – 20% 40 -70 %
Thiệt hại trên gà đẻ trứng.
Với gà đẻ có những thiệt hại về sản lượng trứng tụt mạnh, chất lượng trứng giảm và tỷ lệ trứng loại tăng cao
.
Thiệt hại nặng nề trên gà đẻ
Kiểm soát IB-4.91
Đây là một biến chủng mới nên đã có rất nhiều những nghiên cứu để đưa ra những giải pháp để kiểm soát bệnh. Một trong những thành công lớn đó là sản xuất thành công vaccine chủng 4-91 (MSD). Vaccine có hiệu giá bảo hộ rất cao với chủng này và còn có bảo hộ chéo với rất nhiều chủng khác của IBv.
(Còn nữa ...)
Bạn muốn đọc thêm ?
- Các biến chủng của IB virus trên thế giới
- Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm - IB trên gà
- Biến chủng mới của bệnh IB trên gà (IB-D388)
- Bệnh CRD
- Bệnh ILT
Ga_8xx
Bài có sử dụng hình ảnh của:
-Trường đại học Colnell -Mỹ.
- Thepoutryste
- MSD

Bấp bênh "nền nông nghiệp giải cứu"
Mật độ các cuộc "giải cứu" nông sản ngày càng dày hơn, thời gian để hỗ trợ tiêu thụ một mặt hàng dài hơn, kéo theo nhiều hệ lụy dây chuyền
Sau hàng loạt cuộc "giải cứu", cả nước vẫn đang đẩy mạnh tiêu thụ thịt heo qua hơn 1 tháng phát động. Nhiều siêu thị đang giảm giá thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo.
»› TPHCM sẽ có 'thịt heo đồng giá' 35.000 đồng/kg
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi
Chạy theo số lượng
Tại Đồng Nai, nơi có đàn heo lớn nhất nước, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng liên tục mở các điểm bán thịt heo giá rẻ để kích cầu tiêu dùng và tìm thêm đối tác tiêu thụ. TP HCM, thị trường tiêu thụ lớn nhất nước, cũng hỗ trợ nông dân tiêu thụ hết lứa heo tồn bằng cách lùi thời gian bắt buộc đeo vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc thịt thêm 3 tháng, thay vì áp dụng rộng rãi từ tháng 6-2017.
Lượng heo tồn không chỉ tập trung ở vựa chăn nuôi Đông Nam Bộ mà còn từ nhiều vùng, miền khác của cả nước bởi ở đâu nông dân cũng nuôi. Tuy nhiên, giá heo hơi vẫn quanh mức 20.000-25.000 đồng/kg, bằng khoảng 70% giá thành. Người nuôi vẫn lỗ nặng do lượng heo thừa còn quá lớn so với sức tăng tiêu thụ từ kêu gọi "giải cứu".
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua
Khi giá heo hơi chưa được cải thiện thì đến người chăn nuôi gia cầm lo lắng vì giá mặt hàng này đang ở mức từ hòa đến lỗ vốn. So với mọi năm, giá sản phẩm gia cầm không quá bất thường do đây là giai đoạn tiêu thụ thấp điểm. Tuy vậy, sự kêu cứu của người nuôi không phải thừa bởi nếu xã hội dành sự quan tâm nhiều hơn cho thịt heo giá rẻ thì trứng, thịt gà dễ bị loại ra khỏi thực đơn trong thời gian dài và ngày chờ "giải cứu" ngành gia cầm cũng sẽ tới.
Trước đó là đợt giải cứu chuối kéo dài trong 2 tháng đầu năm 2017 với sự vào cuộc rầm rộ của nhiều ban, ngành. Nguyên nhân bắt nguồn từ năm 2015, Trung Quốc ngưng nhập chuối của Philippines nên thương lái Trung Quốc đến Việt Nam tìm nguồn cung thay thế khiến giá tăng cao. Từ đó, phong trào trồng chuối để bán sang Trung Quốc rộ lên giữa lúc nước này tăng diện tích trồng và cho phép nhập khẩu chuối trở lại từ Philippines. Do vậy, chuối ế là chuyện dễ hiểu.
Tuy nhiên, khi tham gia ủng hộ nông dân, nhiều người tiêu dùng mua phải chuối để hoài không chín, phải bỏ đi. Nguyên nhân không hẳn là do nông dân cắt chuối non mà còn do khâu phân phối không chuyên nghiệp nên sản phẩm đến người tiêu dùng thì bị lỗi.
Đến tháng 4-2017, dưa hấu miền Trung lại cần "giải cứu" do thương lái ngưng mua và đây cũng không phải lần đầu...
»› Để không còn các cuộc giải cứu
Chuyện được mùa rớt giá của nông sản Việt đã tồn tại trong nhiều năm qua nhưng phong trào "giải cứu" có lẽ bắt đầu từ quả vải thiều vào hè 2014. Trước đó, vải thiều chủ yếu bán ở các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi thị trường Trung Quốc ngưng nhập vải thiều, cả nước đã có cuộc "giải cứu" ngoạn mục nhờ sự chung sức của người dân. Tại TP HCM, 3 chợ đầu mối nông sản đã đưa chương trình tiêu thụ vải thiều vào hoạt động thường niên để sẵn sàng cho mùa cao điểm. Tiếp đó, năm 2015 lại rộ phong trào "giải cứu" hành tím Sóc Trăng do Indonesia ngưng nhập khẩu vì nước này đã đủ nguồn cung.

Thực tế cho thấy việc tổ chức sản xuất và thông tin thị trường kém dẫn đến bị động trong tiêu thụ nông sản. Những đợt "giải cứu" nông sản thời gian qua cho thấy rõ nhiều bất cập của nền nông nghiệp khi chạy theo số lượng, thiếu gắn kết thị trường. Điểm nổi bật của những sản phẩm phải "giải cứu" là thiếu công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến nên bắt buộc phải bán ngay, không thể lưu kho. Vì thế, đến thời điểm thu hoạch rộ, bị ép giá cỡ nào, nông dân cũng phải bán nếu không muốn đổ bỏ, mất trắng. Ngay sản phẩm chăn nuôi như trứng, thịt, phần lớn chỉ bán tươi, việc đầu tư vào giết mổ, bảo quản chưa đáng kể nên không thể lưu kho, đợi giá lên mới bán được.
Việt Nam là nước có lợi thế về nông nghiệp, nông dân có nhiều kinh nghiệm cộng thêm sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên những năm gần đây, phần lớn nông sản trúng mùa. Thế nhưng, đấy chỉ là số lượng, còn chất lượng nông sản Việt vẫn chưa ổn định, chỉ được chấp nhận ở những thị trường dễ tính, giá rẻ. Vì vậy, không chỉ khó thâm nhập thị trường khó tính, nông sản Việt còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
»› Tại sao cả thế giới đã ăn thịt heo đông lạnh từ lâu?
Cần có Luật Nông nghiệp
Bên lề kỳ họp Quốc hội (QH), trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc nông sản dư thừa dẫn đến các cuộc "giải cứu" trong thời gian qua, đại biểu (ĐB) Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cho rằng việc này chỉ gắn với giải quyết nhu cầu cấp bách chứ không thể diễn ra thường xuyên.
Điều cần làm hiện nay, theo ĐB Trần Hoàng Ngân, là phải cơ cấu lại nền nông nghiệp, đồng thời xác định đây là nền kinh tế mũi nhọn. Chúng ta đã xác định du lịch là kinh tế mũi nhọn thì nông nghiệp cũng vậy. Việt Nam có tới 65% dân số sống ở nông thôn với 23 triệu lao động nhưng chúng ta lại chưa có Luật Nông nghiệp. "Cần có Luật Nông nghiệp cũng như cần có sự đầu tư thỏa đáng hơn cho ngành này để có thể sản xuất với quy mô lớn, hiện đại hóa. Có như vậy, sản phẩm nông nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu thị trường trong và ngoài nước" - ĐB Ngân nói.
Về thị trường, ĐB Trần Hoàng Ngân đề xuất có một phó thủ tướng phụ trách mảng nông nghiệp và nông thôn, từ đó có những điều tiết hài hòa, gắn kết giữa các bộ, ngành nhằm thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp đến được thị trường và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, giảm bớt việc "giải cứu" mà chúng ta vẫn thường nghe. Bên cạnh đó, nông dân cũng cần có sự thay đổi về tư duy sản xuất.
"Muốn nông dân thay đổi thì nhà nước phải có định hướng cho họ. Nhà nước phải đầu tư thích đáng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nông nghiệp, nông thôn. Đây là yêu cầu cấp bách" - ông Ngân nhấn mạnh.
Trước đó, phát biểu khi thảo luận ở tổ chiều 25-5, ĐB Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, cho rằng không đưa vấn đề tiêu thụ nông sản ra thì thấy có lỗi với cử tri, bà con nông dân. "Các ĐBQH nói điệp khúc được mùa mất giá. Tôi nhớ là cụm từ này được nói đến 3 nhiệm kỳ rồi nhưng vẫn không giải quyết được, dẫn đến tình trạng như vừa rồi thì không thể chấp nhận được" - ông Giàu bức xúc.
Để chấm dứt tình trạng mãi "giải cứu" nông sản, chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH đề nghị Chính phủ cần có những dự báo chính xác nhằm cảnh báo cho nông dân. Chỉ cần đưa ra dự báo và thông tin thị trường chính xác sẽ cải thiện được tình hình. Ít nhất là phải có phương án dự phòng, cấp đông sản phẩm hay chế biến đồ hộp trong tiêu thụ nông sản.
"Cứ nói "giải cứu", may mà là giải cứu heo chứ thêm bò, ngan, gà, vịt thì nguy vì cứ giải cứu cái này thì lại dư thừa cái khác. Chúng ta đủ khả năng dự báo và đủ sức cảnh báo, vậy tại sao chúng ta không làm được?" - ông Giàu nêu vấn đề.
ĐB Nguyễn Văn Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) thì nhìn nhận Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo sát sao nhưng cơ quan bên dưới lại vào cuộc chậm trong việc đưa ra chính sách hỗ trợ nông dân.
- ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (tỉnh An Giang) nhận xét trong việc tiêu thụ nông sản, nhà nước chưa chủ động hỗ trợ nông dân, việc kết nối cũng thực hiện chưa thành công. Chính phủ đã có những giải pháp tiêu thụ nông sản nhưng chưa rõ nét và chuyển biến chậm. Các bộ, ngành cũng nên sớm tháo gỡ vướng mắc trong tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tránh tình trạng cứ sản phẩm nào ế là chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ, cách đối phó như vậy không mang tính chiến lược.
- "Nếu không có giải pháp cụ thể, không chỉ heo mà sẽ còn là bò hay những sản phẩm khác và Chính phủ không thể nào xử lý theo kiểu đối phó từng sự vụ như thế" - ĐB Tuyết nói.
Theo: Vương Ngọc - Văn Duẩn
Nguồn: Báo lao động

Phòng chống cảm nóng mùa hè cho Chó
Chó chịu nóng rất kém vì thân nhiệt cao 38,5 'C - 39 'C do đó chúng rất dễ bị cảm nóng trong mùa hè, hơn nữa chúng không có tuyến mồ hôi ở da như người để dễ điều hoà thân nhiệt, duy nhất điều hoà thân nhiệt bằng cách lè lưỡi chảy dãi khi trời nóng bức.
Phòng cảm nóng trong mùa hè cho cún
Phòng chống cảm nóng mùa hè cho Chó bằng 10 phương pháp sau !!!
01Bảo đảm đủ nước sạch cho chó uống.
02Không luyện tập, chạy nhẩy chơi đùa hoặc dắt đi dạo ngoài trời khi nhiệt độ trên 34'C. Đặc biệt lưu ý bệnh " Chảy máu mũi" ở các giống chó: German Shepherd, Rottweiler, Shetland Sheepdog, Golden Retriever, Doberman Pinscher, German Short Haired Pointer, Standard Poodle, Miniature Schnauzer khi tiết trời quá nóng bức.
03Chó được nghỉ ngơi nơi thoáng mát khi trời oi bức. Không đột ngột thay đổi nhiệt độ từ phòng có máy điều hoà ra ngoài và ngược lại với độ chênh lệch trên 10'C dễ gây đột quỵ tim mạch.
04Một số giống chó ưa nước như: Golden, Labrador, Rottweiler... tạo điều kiện tắm bằng nước mát khi trời oi bức nhưng không nên tắm lúc vừa ăn no.
05Chế độ ăn uống khi trời nóng bức: ăn thức ăn dễ tiêu hoá, giảm bớt lượng Protein, mỡ béo, tăng thêm chất xơ, rau xanh trong khẩu phần ăn. Đặc biệt chó ăn thức ăn khô, tổng hợp phải bảo đảm đủ nước uống cho thức ăn nhanh thấm nở trong dạ dày. Có thể ngâm trước cho nở thức ăn vào nước rồi cho ăn. Không nên cho ăn quá no rồi lại vận động ngoài trời, dễ bị chứng" GDV- xoắn dạ dày chướng hơi" đặc biệt ở các giống chó có hình dáng thon, thóp bụng như: GSD, Labrador, Golden, Dobecman...Chống tiêu chảy gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải.
06Phối giống chó vào mùa nóng bức chỉ nên thực hiện lúc sáng sớm hoặc về ban đêm khi nhiệt độ môi trường đã dịu mát.
07Chó mẹ và đàn con mới sinh cần để ổ đẻ nới thoáng mát: khoảng 25'C đến 27'C. Không dùng lò sưởi hoặc đèn sưởi quá nhiệt độ như trên. Chó mẹ cần uống đủ nước có pha thêm chút muối với độ mặn như nấu canh, súp của người.
08Khi thấy các dấu hiệu cảm nóng ở chó: thở gấp, đi loạng choạng, run rẩy hoặc bỗng dưng chạy điên cuồng... cần đưa ngay chó vào nơi thoáng mát, chườm bằng khăn đá lạnh quanh vùng mõm, mặt rồi thông báo ngay cho bác sỹ thú y cấp cứu và tư vấn.
09Vận chuyển chó vào mùa hè cần phải: có đủ nước uống, không cho ăn no, chuồng cũi thoáng khí, mát và không quá chật chội, không nhốt chung nhiều chó vào một chuồng. Đặc biệt giao nhận chó tại sân bay cần khẩn trương tránh để lâu ngoài trời và trên đường băng bê tông. Sau khi nhận chó, chỉ nên cho uống nước, cho nghỉ ngơi và theo dõi ít nhất 4-6 giờ mới được cho chó ăn.
10Nếu có thể chủ động thì không nên xuất chó con hoặc mua chó về nuôi, chuyển đổi chỗ ở của chó khi trời quá oi bức. Không nên tạo các stress bất lợi cho chó: tiêm phòng dịch, tẩy giun sán, sửa lông, phẫu thuật thẩm mỹ, thiến hoạn triệt sản...khi trời quá nóng bức.
BSTY. Hoàng Ngọc Báu

Ba bước đơn giản phòng chống nóng cho heo!
Mùa hè luôn là mùa chăn nuôi vất vả nhất. Sự nóng nực không chỉ tác động lên con người mà còn có thể gây stress cho heo làm giảm đáng kể khả năng đề kháng bệnh cũng như khả năng tăng trưởng của heo. Để giúp bà con chăn nuôi “vượt qua mùa nóng” sắp tới một cách hiệu quả nhất, Vietdvm.com xin phép giới thiệu đến bà con các bước chi tiết, cụ thể cần làm trong thực tế để hạn chế tối đa những tác hại của nắng nóng lên vật nuôi.
Phòng chống nóng cho heo là công việc cần được tiến hành một cách tổng thể, đồng bộ, tỉ mỉ từ việc thiết kế chuồng trại, cho đến vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý…

Bước 1: Chuẩn bị chuồng trại đạt yêu cầu chống nóng cho heo.
Đối với việc phòng chống nóng cho heo thì khâu thiết kế chuồng trại là khâu quan trọng nhất. Dưới đây là các tiêu chuẩn về chuồng trại đạt yêu cầu chống nóng tốt:
- Chuồng cách xa khu dân cư, không quá ồn ào.
- Thiết kế cao ráo, mát mẻ vào mùa hè, tránh được mưa tạt, gió lùa.
- Hướng chuồng tốt nhất là hướng đông nam hoặc đông tây → tránh bức xạ mặt trời.
- Nền chuồng nên làm bằng bê tông sẽ mát hơn vào mùa nóng, độ dốc 2-3%. Đối với chuồng heo thịt trên 30kg, phía cuối mỗi ô chuồng nên có bể nước cho heo tắm, nghịch nước nhưng luôn phải đảm bảo nước không được quá bẩn (1 ngày nên dọn và thay nước mới ít nhất 2-3 lần).
- Mái nhà:
+ Cách mặt đất ít nhất 2m.
+ Nên lợp mái mũi hoặc mái chồng để lưu thông không khí được tốt.
+ Chọn loại vật liệu lợp mái không nên quá nóng (ví dụ: có thể lợp mái ngói, trên đó phủ 1 lớp mái lá và bên dưới mái phía trong chuồng thì phủ 1 lớp bạt chống nóng. Tránh dùng mái quá nóng như mái fibro xi măng).

-Cửa sổ thông thoáng nhưng không nên để ánh nắng trực tiếp chiếu vào cửa. Ví dụ: nếu sáng quá, có thể lắp 1 lớp kính hoặc nilong màu tối lên để hạn chế bớt ánh sáng chiếu vào heo.

- Hệ thống quạt thông gió và giàn mát lắp đặt hợp lý (nên theo hướng dẫn của kỹ sư thiết kế chuồng trại) sao cho thông thoáng nhất và giảm được lượng khí độc lưu thông trong chuồng. Các bạn có thể tham khảo thực tế hoặc xem như hình dưới đây.

Quạt nên lắp ở thế nằm ngang.
Độ cao quạt ngang lưng gia súc → nhằm giảm khí CO2, NH3 trong chuồng nuôi.
Không treo quạt trên trần nhà, trên cao thổi xuống vì không khí thổi từ trên xuống là không khí nóng, hiệu quả chống nóng cho heo thấp.
Cần bố trí 1 lớp bạt che chắn cho dàn mát như hình bên dưới, ban ngày kéo bạt xuống, ban đêm kéo bạt lên 1 nửa cho gió mát vào.


Những ngày trời nắng to: bố trí hệ thống vòi phun nước phía đầu dàn mát và trên mái để làm mát cho cả trong và ngoài dãy chuồng, phun vào thời điểm nóng nhất trong ngày, khoảng từ 10-11h cho đến 3-4h chiều.
Khi phun mưa cần lưu ý đến việc tăng cường thông gió và thoát nước xung quanh chuồng → tránh nâng cao độ ẩm trong chuồng.
- Mặt tường ngoài của dãy chuồng nên sơn (quét vôi, ve) màu trắng để giảm bức xạ nhiệt.
Chuồng trại phải đảm bảo luôn sạch sẽ, đặc biệt vào mùa nóng. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc chống nóng cho heo trong mùa hè nhưng lại rất ít trang trại hiểu rõ tại sao nó lại quan trọng.
Khi nóng, heo thường giảm khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn, giảm sức đề kháng với các mầm bệnh nên nếu chuồng nuôi bẩn, heo càng dễ bị bệnh hơn bình thường rất nhiều. Chưa kể, chuồng trại sạch sẽ sẽ giúp giảm đáng kể hơi nóng bốc lên từ phân, giảm côn trùng lây bệnh.

»› Các bệnh thường gặp trên heo
»› Bệnh viêm phổi dính sườn (APP)
»› Bệnh Suyễn lợn (heo) - lời giải nào cho người chăn nuôi!
Bước 2: Các biện pháp chăm sóc, chống nóng cho heo hằng ngày.
01 Giảm mật độ nuôi: Heo nái, heo bầu: 3-4m2/con. Heo thịt 2m2/con.
02 Tăng số máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho heo không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để ăn.
03 Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22-25ºC; ẩm độ 75%. Hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi: dùng nhiệt kế và ẩm kế để trong chuồng để theo dõi. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC thì có thể phun nước lên mái, phun ở dàn mát…còn nếu ẩm độ xuống thấp quá thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng.
04 Tắm cho heo 1-2 lần/ngày. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch, mát bằng vòi và núm uống tự động. Đảm bảo tối thiểu 10 heo thịt / 1 núm uống (các bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết “cho heo uống nước như thế nào là phù hợp?”) hay bài “cách cung cấp đủ nước cho heo”

05 Dinh dưỡng: cho ăn chia làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần ăn ít nhưng tăng số bữa. tránh cho ăn vào thời điểm nóng trong ngày. Tốt nhất nên cho ăn vào buổi sáng mát và buổi chiều mát, tránh khung giờ cao điểm từ 9h-15h.
Ví dụ: để heo hấp thu tốt hơn trong mùa nóng, một trang trại cho heo ăn vào 8h sáng, 5h chiều và 21h tối.
06 Tránh vận chuyển heo trong thời điểm nắng nhất trong ngày từ 10h-15h.
07 Heo con theo mẹ: tắm cho heo mẹ nhưng không được làm heo con cũng như ô chuồng của heo con ẩm ướt, sẽ rất dễ phát sinh mầm bệnh.
Bước 3: phòng chống nóng chủ động cho heo bằng vaccine, thuốc, vitamin…
01 Tiêm phòng đầy đủ: vaccine dịch tả, suyễn heo, THT, đóng dấu heo, circo, LMLM, tai xanh…
02 Có thể phòng các bệnh kế phát bằng thuốc kháng sinh trộn trong cám: Mùa nóng tỷ lệ nhiễm các bệnh kế phát trên heo rất cao nên chúng ta có thể sử dụng kháng sinh trộn để phòng. Việc chọn loại kháng sinh nào tùy thuộc chủ yếu vào dịch tễ của trang trại (nghĩa là các bệnh mà đàn heo của trại đã từng mắc và có nguy cơ mắc) và kết quả kháng sinh đồ của trại trong thời gian gần nhất trong vòng 6 tháng trở lại.
- Trộn (Amoxicilin 300ppm + Tylosin 110ppm) liều lượng: 1 gam/1 tấn thức ăn.
- Heo mẹ: mỗi tháng cho ăn 1 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 1-2 tuần.
- Heo con: cho ăn liên tục trong 1-2 tuần khi tách mẹ và chuyển chuồng.
- Heo thịt trên 30kg: cho ăn liên tục trong 4-5 ngày khi thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nóng sang lạnh và ngược lại…
- Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam đang chuyển sang xu hướng giảm dần đến ngừng hẳn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi để thay thế vào đó là các biện pháp tổng thể từ an toàn sinh học, chăm sóc, dinh dưỡng…
- Dù vậy, trên thực tế, môi trường chăn nuôi với quá nhiều mầm bệnh xung quanh khiến Việt Nam chưa thể ngưng hẳn việc phụ thuộc vào kháng sinh nên trước khi quyết định sử dụng kháng sinh, chúng tôi khuyến cáo bà con nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa hiệu quả mang lại và những ảnh hưởng lâu dài lên trang trại của bạn (hiện tượng kháng kháng sinh, mầm bệnh biến đổi phức tạp hơn…).
03 Phun sát trùng định kỳ: 2-3 lần/tuần.
04 Tẩy giun sán, tiêm phòng nội ngoại ký sinh trùng, diệt chuột bọ xung quanh trang trại.
05 Theo dõi hằng ngày để phát hiện sớm gia súc ốm, tiến hành cách ly điều trị xử lý kịp thời tránh lây lan ra toàn đàn.
06 Sau đợt nắng nóng: bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng → tránh để heo thiếu chất, giảm cân, mệt mỏi.
07 Bổ sung muối ăn, điện giải, B-complex giàu vitamin C vào trong thức ăn để giải nhiệt.
Chống nóng cho heo muốn hiệu quả thì cần tiến hành đồng bộ, nhất quán và đầy đủ các bước trên. Trong bài viết, chúng tôi chỉ chia ra các bước để bạn đọc dễ theo dõi, ghi nhớ chứ trên thực tế, không có bước nào trước, bước nào sau mà hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi mà linh động.
Với mục tiêu tập trung vào các hành động cụ thể mang tính ứng dụng cao, Vietdvm.com hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn đặc biệt là trong mùa nóng sắp tới.
VietDVM team.

Trước đến nay chúng ta thường quan điểm nước khác với dinh dưỡng. Nhưng thực chất, nước chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ cơ thể sống nào kể cả gia cầm. Nước không những là chất dẫn giúp vật hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp các tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn…
»› Dinh dưỡng khoáng trong chăn nuôi gia cầm
»› Dinh dưỡng Protein cho gà thịt công nghiệp
Như vậy, chăn nuôi gà nếu muốn thành công thì không thể bỏ qua việc cung cấp đúng loại nước, đủ lượng nước, đúng cách cho đàn gà ngay từ những ngày đầu.
Giống như hầu hết các loài vật khác, gà đòi hỏi một nguồn cung cấp nước sạch hằng ngày. Tuy nhiên, đa phần người chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi gà nói riêng thường không lưu ý tới việc cung cấp đủ nước để cho con vật sản xuất ra “lương thực” cho con người (trong trường hợp này là cung cấp đủ nước cho gà mái đang đẻ trứng để gà con nở ra khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu hay cho những quả trứng chất lượng ngon hơn).
»› 6 giải pháp nâng cao năng suất trứng ở gà đẻ
»› Cách chẩn đoán bệnh trên gà thông qua phân tích các vấn đề của trứng
Hầu hết các động vật khác kể cả gà sẽ cần một lượng nước khoảng 50ml/mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều này có nghĩa, trung bình mỗi con gà nặng 2kg sẽ cần 100ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên với gà đẻ chúng cần thêm 100ml mỗi ngày nữa để sản xuất trứng nên tổng cộng mỗi con gà mái đang đẻ trứng cần 200ml nước sạch mỗi ngày.
Khi thời tiết ấm áp, nhu cầu này có tăng lên một chút và tương tự, khi thời tiết lạnh, lượng nước gà cần sẽ giảm hơn so với bình thường.
Luôn luôn đảm bảo nước dùng cho gà uống phải là nước sạch và đường ống dẫn nước phải được định kỳ làm sạch mỗi tuần bằng các chất khử trùng thích hợp như Rhodasept chẳng hạn.
Đa phần các trại chăn nuôi gà lớn hiện nay đều dùng đường ống cấp nước có núm, bát uống rất sạch sẽ, tiện lợi, hợp vệ sinh. Một số trại chăn nuôi nhỏ lẻ thì vẫn cho gà uống nước bằng các khay, máng uống – những dụng cụ kiểu này làm nước dễ bị ô nhiễm do gà có thể dẫm lên máng.


Lý tưởng nhất trong chăn nuôi gà là khi hệ thống cung cấp nước có chiều cao nhỉnh hơn lưng của chú gà nhỏ nhất của trại, vì gà có đặc tính thích đào bới nên nếu chúng ta để thấp quá chúng sẽ nghịch và làm bẩn nước.
Khu vực xung quanh máng uống nước rất dễ bị ướt chất độn chuồng nên chúng ta cần thay thường xuyên, tránh tình trạng nền chuồng ướt làm nơi trú ngụ cho mầm bệnh hay là nguyên nhân làm viêm loét chân của gà.
Chúng ta cũng có thể sử dụng một số loại men vi sinh trộn lẫn vào trong chất độn chuồng nhằm hỗ trợ trong việc hấp thụ hơi ẩm cũng như khử trùng nhẹ, hạn chế tình trạng nền chuồng quá ướt hay hạn chế việc người chăn nuôi gà phải thay lót chuồng quá nhiều lần.
VietDVMteam biên dịch.

Lịch vaccine cho heo thịt
Lịch vaccine cho heo thịt hiệu quả không chỉ giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong chăn nuôi heo hiện đại mà còn giúp heo phát triển tốt hơn, giảm stress và tăng hấp thu - chuyển hóa thức ăn.
»› Lịch vaccine cho heo nái hậu bị
»› Hạn chế heo cắn tai, cắn đuôi nhau nhanh gọn!
»› Điều trị bệnh cầu trùng cho heo đơn giản mà hiệu quả!
Với mỗi bệnh đều có lượng kháng thể mẹ truyền và thời gian phát bệnh khác nhau, do vậy lưu ý khi tiêm vaccin cần chú ý tới lượng kháng thể mẹ truyền và đặc điểm dịch tễ tại trại của mình hay khu vực mình chăn nuôi:
- Với kháng thể mẹ truyền: Đa số tất cả kháng thể được heo mẹ truyền cho heo con đều giảm và đạt ngưỡng lúc 14 ngày.
- Với dịch tể mỗi bệnh ta nên làm vaccine trước thời gian phát bệnh 3-4 tuần tùy bệnh và tùy vaccine (phụ thuộc thời gian hình thành miễn dịch đạt ngưỡng bảo hộ cho heo).
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vaccine cho heo trong chăn nuôi không chỉ phụ thuộc vào thời gian sử dụng mà còn phụ thuộc nhiều tới chất lượng vaccine cũng như quá trình bảo quản và sử dụng, ngoài ra một đội ngũ kỹ thuật và công nhân chuyên nghiệp cũng giúp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vaccine.
Ở Việt Nam tình hình dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp nên khó có thể đưa ra được một lịch chung nhất cho tất cả các trại và các vùng miền trên cả nước, tuy nhiên sinh lý ở heo và đặc điểm bệnh vẫn có những điểm chung để xây dựng một lịch vaccine hiệu quả. Việc áp dụng tùy thuộc đặc thù vùng miền và loại vaccine được dùng.
Lịch vaccine tham khảo
VietDVM team

»› Các bệnh thường gặp trên thú cưng bạn nhật định phải biết
»› Các giống thú chó đẹp tại Việt Nam & Thế giới
1. Đừng bao giờ bỏ lại cún 1 mình trên xe ô tô.
Không nên để cún một mình trong ôtô
2. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng đủ nước cho nó.
3. Hãy chắc chắn nó có thể chạy vào chỗ râm mát khi ra ngoài (đôi khi bạn có thể sơ ý xích nó vào 1 nơi nắng nóng nào đó và sau đó vì bận việc khác nên bạn quên mất).
4. Nếu muốn dẫn cún ra ngoài đi bộ, bạn nên chọn những giờ mát mẻ trong ngày.
5. Khi đi bộ, không nên ở lại lâu trên các bề mặt nóng (ví dụ như nhựa đường), sẽ làm bỏng chân của cún.
»› Tập thể dục cho cún như thế nào thì đúng
6. Nếu thời tiết quá nóng và bạn thấy cún khó có thể chịu đựng nổi, hãy giúp cún làm mát bằng một vài đồ dùng tiện lợi như quạt hay thậm chí là điều hòa.
7. Hãy giúp giữ cún cưng của bạn tránh xa khỏi ký sinh trùng như bọ chét, ve, rận… - Hãy hỏi bác sỹ thú y để được tư vấn các sản phẩm tốt nhất cho cún.
»› 10 cách loại bỏ bọ chét cho cún yêu
»› 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả.
»› 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả.
»› Cắt tỉa lông cho cún trong mùa hè
8. Nếu cún nhà bạn có bộ lông dài, hãy xem xét việc cắt bỏ có cần thiết không (hãy hỏi ý kiến của bác sỹ thú y vì không phải giống chó nào bạn cũng có thể cắt). Nếu cún nhà bạn có bộ lông quá ngắn, bạn cũng có thể dùng kem chống nắng cho nó khi ra ngoài.
»› Phương pháp huấn luyện 7 lệnh cơ bản trên chó
VietDVM team biên dịch.
(theo AVMA).

Thông thoáng chuồng nuôi là một trong những khía cạnh quan trọng trong chăn nuôi, nhưng thường chưa được các nhà chăn nuôi chú ý, kể cả các nhà chăn nuôi có kinh nghiệm lâu năm và quy mô lớn. Thông gió tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình chăn nuôi gà thịt thương phẩm có thể ảnh hưởng đến năng suất và hiệu qủa chăn nuôi đặc biệt là giai đoạn gà con (gà úm).
»› Chuẩn bị chuồng nuôi trước khi vào gà
»› Kỹ thuật úm gà trong giai đoạn 1-28 ngày tuổi
Mục đích của hệ thống thông gió để giữ cho đàn gà "thoải mái" không bị mất nhiệt, duy trì chất lượng không khí tốt nhất và loại bỏ nhiệt dư thừa, khí độc hại, độ ẩm và bụi bẩn. Ta có thể hiểu đơn giản là thông gió giúp cho môi trương nuôi thông thoáng nhất, đàn gà thoải mái sống trong môi trường đó và hấp thụ tối đa dinh dưỡng (từ thức ăn) hạn chế mất năng lượng (mất nhiệt cơ thể).
Vận tốc không khí hay tốc độ gió đi vào chuồng nuôi chỉ là một khía cạnh nhỏ trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp việc chú trọng quản lý nó xẽ giúp cải thiện hiệu quả chăn nuôi. Khi ta quản lý không tốt gây ra các tác động trực tiếp tới đàn gà, kết hợp các điều kiện khác đàn gà phát triển không đông đều và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Quản lý và chăm sóc đàn gà cần được chú trọng và theo dõi chặt chẽ trong bất kỳ giai đoạn nuôi nào của gà. Mức độ thông thoáng cần được điều chỉnh thường xuyên khi có những đấu hiệu bất thường của đàn gà.
Do sự quan trọng của vấn đề này chúng tôi đưa ra một số ý kiến dưới đây rất mong có được sự góp ý của bạn đọc.
Tốc độ gió và quản lý sự thông thoáng
Việc chăn nuôi gà thịt công nghiệp với mật độ cao rất cần chú ý tới tốc độ gió và sự thông thoáng chuồng nuôi.
Nếu chúng ta để tốc độ gió quá cao sẽ làm gia tăng hiện tượng mất "nhiệt" gồm có nhiệt chuồng nuôi và nhiệt trên cơ thể gà, trong trường hợp này gà thường đứng túm tụm lại với nhau. Hiệu quả kinh tế có thể bị ảnh hưởng nghiệm trọng hơn khi thời tiết là mùa đông.
![]() |
![]() |
Tốc độ gió bình thường | Tốc độ quạt lớn |
Nếu tốc độ gió quá chậm sẽ gây ra hiện tượng tăng nhiệt độ, độ ẩm và các lợi khí độc trong chuồng nuôi như amoniac và cacbon dioxide. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt trong mùa lạnh và ảnh hưởng đầu con trong mùa nóng. Chưa kể đến điều này tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gà.
Áp suất âm trong chuồng nuôi.
Đối với chuồng kín nuôi công nghiệp áp suất âm được tạo ra khi các quạt gió được bật lên kéo không khí trong chuồng ra ngoài tạo ra chênh lệch áp suất trong chuồng và bên ngoài. Lượng không khí hút ra qua quạt gió càng lớn thì áp suất này càng tăng. Khi áp suất này tăng dần lên kéo không khí bên ngoài vào chuồng thông qua các tấm giàn mát. Áp suất âm chuồng nuôi là áp suất cao hơn tốc độ của không khí đi vào, thấp hơn áp suất âm chuồng nuôi.
Hướng gió đi vào qua chuồng nuôi kín
Đối với chuồng hở áp lực âm trong chuồnng nuôi là sự di chuyển của luồng không khí vào chuồng gà.
Hướng gió đi vào chuồng nuôi hở
Trong chuồng kín việc kiểm soát môi trường và số lượng quạt bật là yếu tố quan trọng để đạt được áp suất âm cần thiết. Điều này có nghĩa là tất cả các lỗ hổng khác ngoài các tấm làm mát cần được xử lý.
Kiểm tra độ kín của chuồng nuôi bằng các bước sau:
01
Đóng tất cả các cửa ra vào, cửa hút gió, cửa các quạt hút.
02 Vào chuồng và tắt hết đèn.
03 Chờ cho đến khi mắt thích nghi với bóng tối và nhìn quanh chuồng.
04 Bất kỳ lỗ hổng không mong muốn nào sẽ dễ dàng được phát hiện, qua ánh sánh từ ngoài vào chuồng nuôi.
»› Những lưu ý khi chăn nuôi gà mùa nóng
»› Nuôi gia cầm trong mùa nóng - nghiên cứu mới
Cách đơn giản và ít tốn kém để kiểm tra áp suất âm chuồng nuôi là sử dụng một đồng hồ đo áp suất. Để làm được điều này ta cần:
01 Sử dụng đồng hồ đo (áp kế) theo hướng dẫn của nhà sản suất.
02 Đóng cửa ra vào và cửa hút gió (cửa giàn mát)
03 Bật 1 quạt lớn hoặc 2 quạt nhỏ.
04 Ghi lại áp suất trên áp kế
05 Lặp lại quy trình này một lần nữa và ghi lại kết quả.
06 Áp lực âm chuồng nuôi cần phải đạt kết quả trung bình tối thiểu 26,92 mmHg hay 37,5 Pa.
Tốc độ gió, hướng chuồng nuôi và áp suất âm chuồng nuôi có ảnh hưởng như thế nào tới chăn nuôi gà thịt công nghiệp?
Hướng không khí đi vào có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ gió và hiệu quả chăn nuôi. Ở nước ta do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên hướng chuồng nuôi thuận lợi là hướng đông - nam hay tây - bắc , với kiểu chuồng kín hiện nay thường sử dụng hướng chuồng theo hướng đông - tây.
Do tốc độ gió, áp suất âm và hướng chuồng nuôi có mối quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi.
Các chỉ tiêu về áp suất âm chuồng nuôi.
Khi mà chuồng nuôi đạt áp suất tiêu chuẩn tốc độ gió tối thiểu cần đạt 0,05 m/s.
Để kiểm tra tốc độ gió trong chuồng nuôi, ta có thể sử dụng phương pháp “khói”. Phương pháp nảy đơn giản và có thể áp dụng mà không cần tới máy đo tốc độ gió.
Phương pháp "khói"
- Tắt quạt hút gió và đóng các cửa thông gió vào chuông nuôi.
- Bắt đầu phát khói ở đầu chuồng (nơi không có quạt).
- Bật quạt hút, mở cửa thông gió cùng lúc và bắt đầu tính giờ.
- Đến khi khói tới cuối chuồng (tới quạt hút) kết thúc bấm giờ.
- Tính toán tốc độ không khí: chiều dài chuồng (m) chia cho thời gian (s) → m/s.
Mục đích của việc quản lý hệ thống thông gió tốt là giữ được nhiệt cơ thể cho đàn gà và loại bỏ các khí độc trong chuồng nuôi. Việc kiểm soát thông gió cho chuồng nuôi không tốt gây thiệt hại cho FCR và quản lý dịch bệnh.
Tùy mật độ, cách phân bố và độ tuổi của gà để có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với nhu cầu của đàn gà.
Nếu thử nghiệm bằng phương pháp “khói” cần chắc chắn là khói đó không ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà.
Mọi vấn đề về thông gió cần được xử lý sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi để có được hiệu quả kinh tế cao nhất.
VietDVM team

Đa phần người dân Việt Nam hiện nay vẫn đang có thói quen mua thịt heo nóng giết mổ trong ngày chứ ít người có thói quen mua thịt mát, thịt đông lạnh. Vì sao ư? Vì hầu hết chúng ta đều cho rằng thịt heo nóng giết mổ trong ngày mới tươi ngon, đảm bảo vệ sinh, an toàn…mà không biết chính thịt heo nóng lại có nguy cơ nhiễm Samonella (vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm) cao nhất.
»› Cập nhật tình hình tin tức thị trường thời gian qua
»› Một cú tát mạnh là chưa đủ cho chăn nuôi Việt Nam
Bài viết ra đời với mong muốn cung cấp những thông tin cơ bản nhất về quy trình cấp đông, làm lạnh thịt heo; cũng như những thông tin khoa học về lợi ích của thịt heo đông lạnh mang lại; từ đó giúp người tiêu dùng có những lựa chọn hợp lý hơn.
Đồng thời mong muốn mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là các chủ trại chăn nuôi (vì các bạn cũng chính là những người tiêu dùng) hãy tự cứu lấy mình bằng cách hiểu đúng và tuyên truyền cho gia đình, người thân, cho cộng đồng xung quanh mình để họ thay đổi thói quen sang ăn thịt heo đông lạnh thay vì thịt nóng như bây giờ.
Các nguy cơ thịt heo nóng mang lại?
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đặc biệt là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm như Samonella. Hiện 80% người dân Việt Nam vẫn đang có thói quen mua thịt heo nóng tại các chợ cóc, trong khi đó, tiêu thụ sản phẩm qua các kênh hiện đại như siêu thị, đại siêu thị mới chỉ chiếm 15%.
Nguồn gốc ko rõ ràng – chẳng mấy ai đi kiểm tra được hết cụ thể nguồn gốc xuất xứ của thịt heo tại các chợ.
Chất lượng thịt heo không ổn định, không được đảm bảo.



Lợi ích của thịt heo đông lạnh:
1. Không chất bảo quản.
2. Thịt heo tươi ngon tự nhiên và bổ dưỡng.
3. Sử dụng quanh năm.
4. An toàn thực phẩm.
5. Tránh lãng phí.
6. không phụ thuộc mùa vụ, giá cả phải chăng.
7. Thuận tiện và linh hoạt.
8. Đảm bảo cung cấp ổn định.
9. Quản lý mùa vụ tốt hơn.
Theo United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ):
Nếu bảo quản thịt heo ở nhiệt độ -18 độ C (tương đương với nhiệt độ trung bình của ngăn đá tủ lạnh) thì thịt heo đó sẽ có thời hạn dùng là mãi mãi, tức là bảo quản thịt heo tới khi nào cũng được. Nhưng điều đó chỉ hoàn toàn an toàn nếu nhiệt độ ngăn đá ở chính xác là -18 độ C (hoặc thấp hơn càng tốt).
Dù thực phẩm bảo quản trong ngăn đá có hạn sử dụng khá lâu nhưng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyên rằng nên bỏ các loại thịt heo đông lạnh đi sau:
- 1 năm đối với những loại thịt heo sống, thịt heo chưa qua chế biến.
- 4 tháng đối với các loại thịt heo băm, nghiền.
- 3 tháng đối với các loại thịt heo đã qua chế biến.
- Hiện tại trên thế giới chỉ còn Việt Nam và Trung Quốc là đang giữ thói quen ăn thịt heo nóng tại các chợ.
- Khi thịt heo được cấp đông đột ngột xuống nhiệt độ âm sâu, nhiệt độ tâm thân thịt đạt âm 20 độ C thì hầu như không có một loại vi khuẩn nào có thể xâm nhập được và miếng thịt được giữ tươi ngon, an toàn trong một thời gian dài.
- Thịt heo cấp đông đúng quy trình là phải kiểm dịch, đông lạnh hơn 5 tiếng trong nhiệt độ âm 45 độ C để đạt được âm 20 độ C ở tâm sản phẩm, rồi mới trữ lạnh.
Hy vọng những thông tin trên không những giúp người tiêu dùng có lựa chọn đúng đắn hơn mà còn giúp các doanh nghiệp, trang trại muốn xuất khẩu thịt heo đông lạnh cũng có những hình dung cơ bản nhất về một quy trình cấp đông tiêu chuẩn, từ đó giúp công tác chuẩn bị và cấp đông được chủ động, đạt chuẩn.
VietDVMTeam

Sẽ có chương trình bán thịt heo đồng giá 35.000 đồng/kg tại TPHCM. Tuy nhiên, để mua được thịt với giá này, người tiêu dùng phải đáp ứng được một số tiêu chí.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi
»› Chủ lò mổ heo lớn nhất TP HCM giúp người chăn nuôi, không lấy lãi

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi giới thiệu “Hỗ trợ hộ chăn nuôi - Trợ giá người tiêu dùng” ngày 31/5 tại TP.HCM.
Chương trình do Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên VN phối hợp với Công ty TNHH DFS VN phối hợp tổ chức tổ chức, nhằm hỗ trợ người chăn nuôi heo trong cả nước đang gặp khó khăn do giá heo sụt giảm mạnh thời gian qua.
»› Cập nhật tình hình tin tức thị trường thời gian qua
Theo ông Nguyễn Tuấn Khởi - Tổng giám đốc điều hành DSF VN, Giám đốc Mạng Khởi nghiệp VN, trong khi giá heo hơi tại trại vẫn không tăng, còn người tiêu dùng vẫn phải mua thịt giá cao. Ông Khởi cho rằng, người chăn nuôi nếu bán heo được với giá 35.000 đồng/kg thì mới chỉ huề vốn, trong khi giá thu mua hiện tại trung bình chỉ từ 20.000 – 26.000 đồng/kg. Do đó nông dân đang lỗ nặng.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức một số hội chợ, ngày hội tiêu dùng ở các tỉnh, TP như: TP.HCM, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước... cung ứng thịt heo với giá “không lợi nhuận” nhằm đưa đến người tiêu dùng các sản phẩm với giá phải chăng, kích thích sức mua” – ông Khởi nói.
Theo đó, dự kiến chương trình diễn ra tại TPHCM vào hai ngày 9 và 10/6. Ngoài các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, kết nối cung cầu với người chăn nuôi heo và doanh nghiệp, hỗ trợ thu mua heo hơi của nông dân giá 30.000 đồng/kg… Đặc biệt, người dân Sài Gòn có thể mua heo đồng giá chỉ 35.000 đồng/kg. Tuy nhiên, để mua được thịt với giá “siêu rẻ” này, người tiêu dùng phải mua 1/4 con (từ 18 – 20kg).

Trả lời câu hỏi về mức giá bán ra chỉ 35.000 đồng/kg, liệu có bền vững hay không? Bà Nguyễn Thị Thu Vân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên VN cho biết, mục tiêu trước mắt là hỗ trợ người dân chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm tồn đọng với mức giá phù hợp; trợ giá người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt heo. Về lâu dài, chương trình khuyến khích tiếp tục tái đàn, phòng ngừa tình trạng khan hiếm thịt heo trong thời gian tới; tư vấn cho người dân chăn nuôi theo quy hoạch và phát triển bền vững theo chuỗi; xây dựng quy chuẩn thịt heo đảm bảo chất lượng; hướng đến phục vụ xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo.
»› Heo xuất bán sang Campuchia tăng mạnh
»› Trung Quốc đồng ý mở cửa thị trường cho heo Việt Nam
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giải cứu chỉ là biện pháp tình thế tạm thời. Bởi sau heo thì sẽ đến gà, trứng… Giải cứu heo không thể giống giải cứu chuối, dưa vì nông sản là có thời vụ còn con heo là ảnh hưởng đến cả nước, liên quan đến cong nghệ, logistics… Do đó, cần phải thành lập hiệp hội quản lý heo và gà; kiểm soát chặt hệ thống giá, heo nhập lậu.
Ông Mai Thế Hào - chuyên viên Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đánh giá: “Dù các ngành chức năng đã và đang vào cuộc, nhưng phải có lộ trình lâu dài chứ không thể một sớm một chiều. Hoạt động này rất cần các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng tích cực”.
Theo: Uyên Phương
Nguồn: Báo Tiền Phong