Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN
Bệnh Circo virus trên heo - Hiểm họa tiềm tàng trong chăn nuôi
Published in Bệnh trên Heo

Khi nhắc đến những bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi heo người ta thường nhắc đến các bệnh gây chết hàng loạt như tai xanh (hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản – PRRS), lở mốm long móng, hay cúm heo… Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ngoài các bệnh trên, ngành chăn nuôi của chúng ta đang phải đối đầu với hàng loạt bệnh khác dù không làm cho heo chết hàng loạt nhưng cũng gây ra thiệt hại không hề nhỏ mà đôi khi ta không thể thấy bằng mắt thường. Trong đó, bệnh Circo trên heo do virus Porcin Circo (PCV) là một ví dụ điển hình vì đã có lúc, người ta không thể phân biệt được rõ ràng bệnh nào có mức độ nguy cấp hơn giữa PRRS và PCV, ít nhất là trên khía cạnh tổn thất kinh tế.

 

 

Virus gây bệnh Circo trên heo được phát hiện từ những năm 1971 nhưng là type1 (PCV1) và được xác định là không gây bệnh. Mãi đến năm 1997, các nhà khoa học mới phân lập thành công circovirus type2 (PCV2) từ một ổ dịch. Sau đó virus được cấy vào trong cơ thể lợn trong phòng thí nghiệm và một loạt các triệu chứng của bệnh đã được báo cáo lại như: hội chứng gầy còm sau cai sữa, viêm da, dấu hiệu thần kinh, sưng hạch bạch huyết…

 

Bệnh Circo trên heo có các tên khoa học khác như: PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa – hay hội chứng còi cọc. Và PDNS (porcin dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận. 

 

 

Tác nhân gây bệnh Circo trên heo

 

Bệnh Circo trân heo PCV (Porcine circovirus) thuộc họ Circoviridae (Lukert va ctv. 1995), là một trong những virus nhỏ nhất xâm nhiễm vào tế bào động vật có vú. PCV là virus không có vỏ bao với đường kính 17 nm và chứa một bộ gen vòng đơn khoảng 1,76 kb (Tischer va ctv. 1982, Hamel và ctv. 1998).

 

Gồm có 2 loại được tìm thấy trên heo, PCV1 và PCV2. PCV1 đã xuất hiện từ rất lâu trên heo và thường nhiễm vào tế bào nuôi cấy thận heo và không gây bệnh trên heo. PCV2 mới xuất hiện gần đây, nó thường ghép với nhiều bệnh nghiêm trọng trên heo và ảnh hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi heo trên thế giới.

 

Những tiểu phần virus PCV2 gây bệnh Circo trên heo rất bền vững và có thể tồn tại khá lâu trong môi trường của đàn heo bị nhiễm bệnh (4-18 tháng hoặc lâu hơn), việc tiêu diệt triệt để virus này là rất khó.

 

Virus tồn tại ở hầu hết các trang trại chăn nuôi heo và được tìm thấy trên tất cả các lứa tuổi.

 

 


Đường truyền lây của bệnh Circo trên heo

 

Bệnh Circo trên heo có thể dễ dàng lây nhiễm và gây bệnh trầm trọng khi các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động vào như: mật độ quá dày, heo đang bị stress, chăm sóc vệ sinh kém, hệ thống cùng vào cùng ra chưa áp dụng đúng mức yêu cầu.

 

Cơ chế xâm nhập của virus gây bệnh Circo trên heo
Cơ chế xâm nhập của virus gây bệnh Circo trên heo

Cơ chế gây bệnh Circo trên heo

 

Bệnh Circo trên heo (PCV2) có thể xâm nhập vào cơ thể heo con ngay từ những ngày đầu sau khi sinh.

 

Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào các hạch bạch huyết, hạch amidan, hạch phổi, lách và các mô tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch.

 

Sau đó, virus xâm nhập vào các tế bào lympho  → làm giảm số lượng các tế bào lymphocyte  → giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch  → tăng độ mẫn cảm với các loại vi khuẩn, virus khác. 

Cơ chế gây bệnh Circo trên heo
Cơ chế gây bệnh Circo trên heo


Tùy vào số lượng, độc lực của PCV2 và cơ địa của con vật mà có thể có hoặc không có những biểu hiện lâm sàng của bệnh hay có ghép với bệnh khác hay không.

 

Các biểu hiện hay gặp nhất của bệnh là hội chứng còi cọc và viêm da, viêm thận.

 

Những heo con sinh ra từ nái có mức kháng thể thấp đều rất mẫn cảm với bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả những heo nhiễm mầm bệnh đều biểu hiện triệu chứng bệnh tích. Những heo con sinh ra từ nái có mức kháng thể cao cũng có thể nhiễm virus và sinh ra miễn dịch chống lại, do đó những heo này phát triển bình thường và khỏe mạnh. 

Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh

Triệu chứng bệnh tích của bệnh Circo trên heo

 

Heo thường phát bệnh ở giai đoạn nuôi vỗ béo 6-16 tuần tuổi hay lớn hơn và biểu hiện bệnh dưới hai thể chính là thể còi cọc và thể viêm da, viêm thận.

 

Thể còi cọc của bệnh Circo trên heo:

 

Hơn 95% heo bị bệnh ở thể này đều có triệu chứng còi cọc, chậm lớn, xù lông. Ngoài ra heo còn có các biểu hiện khác như hô hấp khó khăn (do phổi bị tổn thương), hệ thống hạch sưng to, vàng da, sốt, tiêu chảy, chết đột ngột.

Heo còi cọc chậm lớn ở các giai đoạn, tăng trưởng kém, gầy yếu
Heo còi cọc chậm lớn ở các giai đoạn, tăng trưởng kém, gầy yếu 
pp3 pp4

Hạch lympho sưng to (nhất là hạch bẹn, màng treo ruột, phổi)

 

Ngoài ra, khi mổ khám heo còn nhiều tổn thương trên các cơ quan nội tạng như ruột sưng, dạ dày loét, sưng gan, phổi viêm và nhục hóa... 

Tổn thương trên phổi trong bệnh Circo trên heo
Tổn thương trên phổi trong bệnh Circo trên heo

Thể viêm da, viêm thận:

Biểu hiện chủ yếu của thể này là heo xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau trên vùng da toàn thân → sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy.

 

Viêm da trên heo trong bệnh Circo trên heo
Viêm da trên heo trong bệnh Circo trên heo 

 

 

 

 

 

 Heo bị viêm da do Circo virus

 

 

Ta có thể phân biệt giữa viêm da do bênh Circo trên heo (PCV2) và 1 số thể viêm da do các nguyên nhân khác như sau:

 

Phân biệt PCV2 thể viêm da với một số bệnh khác

Viêm da do
PCV2

- Xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau.
-Sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy.
-Vị trí viêm: trên vùng da toàn thân.

Viêm da do bệnh
ban nước

-Các kẽ móng chân bị viêm và xuất hiện mụnnước, sau 2-3 ngày thì bị vỡ ra tạo vết loét hở.
-Nốt ban thường chỉ xuất hiện tại một số vùng da nhất định như miệng,lợi, lưỡi, môi, mõm, da chân, bầu vú và da bụng.

Bệnh viêm da
tiết dịch
(staphylococcus)

-Xuất hiện các mụn nước và có thể có mủ bên trong.
-Bệnh thường liên quan đến môi trường bẩn.

Viêm da do ghẻ 

-Da sần sùi,rất ngứa.
-Heo thường cọ vào thành chuồng.
-Vùng viêm: toàn thân.
-Tỉ lệ lây lan trongđànrất nhanh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm da do suy
dinh dưỡng

-Da khô, lông xù, có thể bị nứt nẻ (do thiếu kẽm).
-Khi kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ dinhdưỡng thì những vùng da viêm tự khỏi.

 

Tổn thương trên thận: Thận sưng (dẫn đến hai đầu quả thận không cân đối) viêm, nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt. Trong một số trường hợp bề mặt thận xuất hiện nhiều điểm màu trắng.

 

pp5 pp6

Thận xuất huyết

 

Trong một số trường hợp, heo nái có thể bị sảy thai
Trong một số trường hợp, heo nái có thể bị sảy thai

 

 

Những thiệt hại do bệnh Circo trên heo (PCV2) gây ra

 

Bệnh Circo có tỷ lệ nhiễm rất cao, gần 100%, nghĩa là hầu hết mọi con heo đều có mang mầm bệnh trong cơ thể.

 

Tuy nhiên không phải những heo nào mang mầm bệnh Circo cũng đều biểu hiện triệu chứng bệnh tích. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (cơ địa, giống, môi trường, dinh dưỡng…) mà số heo bệnh có thể chiếm từ 3-50%.

 

Bệnh có tỷ lệ chết của bệnh Circo không cao. Vậy tại sao chúng ta lại nói bệnh do PCV2 là bệnh nguy hiểm và gây ra thiệt hại lớn về kinh tế?

 

Thứ nhất, vì virus gây bệnh Circo PCV2 có khả năng tấn công thẳng vào hệ thống miễn dịch và làm suy yếu hệ thống đó đồng thời mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Như vậy, thiệt hại kinh tế ở đây không chỉ đơn thuần là thiệt hại do PCV2 gây ra mà còn do cả các bệnh kế phát.

 

Thứ hai, đa phần những heo bị bệnh Circo do PCV2 sẽ không chết ngay mà chúng chỉ còi cọc, chậm lớn. Số heo này hàng ngày vẫn tiêu tốn một lượng thức ăn nhất định nhưng tăng trọng thì không thay đổi nhiều. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chăn nuôi giảm, lợi nhuận thu được cũng vì đó mà giảm theo.

 
Ví dụ: Trang trại nuôi 1000 heo thịt, với tỷ lệ bệnh từ 3-50%. Mỗi con heo mỗi ngày (tính từ lúc cai sữa đến lúc xuất chuồng, trung bình = 120 ngày) tiêu tốn trung bình 1,7 kg cám/con/ngày. Với giá cám trung bình hiện nay là 11.500 VNĐ/kg.
 
 
Ta giả sử:

- Trường hợp 1: heo bị bệnh ngay từ lúc cai sữa (3 tuần tuổi) → số ngày heo mắc bệnh mà vẫn tiêu tốn cám là 120 ngày → tổng số tiền thiệt hại
 
= 120 (ngày)  x  1,7 (kg)  x  11.500 (VNĐ)  x  3%(50%)  x  1000 (con heo)
 
= 70.380.000 (VNĐ) đến 1.173.000.000 (VNĐ) /1000 con heo.


- Trường hợp 2: Heo bị bệnh ở giai đoạn nuôi vỗ béo lúc 10 tuần tuổi → số ngày heo mắc bệnh mà vẫn tiêu tốn cám là 50 ngày → tổng số tiền thiệt hại
 
= 50 (ngày)  x  1,7 (kg)  x  11.500 (VNĐ)  x  3%(50%)  x  1000 (con heo)
 
= 29.325.000 (VNĐ) đến 488.750.000 (VNĐ) /1000 con heo
 

Như vậy, nếu không kiểm soát được bệnh Circo trên heo PCV2, trang trại trên có thể thiệt hại lên đến hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng trong vòng 5 tháng (1 lứa heo). Một con số không hề nhỏ nhưng lại ít ai để ý tới.

 

 

Kiểm soát mầm bệnh Circo trên heo

 

Trước hết nên loại bỏ ngay những con còi cọc ra khỏi đàn càng sớm càng tốt.

 

Bệnh không có thuốc đặc trị nên quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh cẩn thận.


Chăm sóc tốt Heo mắc bệnh Circo trên heo:

 

Chăm sóc heo thật tốt ngay từ khi vừa mới sinh ra như: cho bú sữa đầu càng sớm, càng nhiều càng tốt, úm heo con đúng kỹ thuật, bấm răng và cắt đuôi đúng, tập ăn sớm…

 

Hạn chế ghép heo và chuyển đàn để giảm sự tiếp xúc giữa các đàn với nhau. Quản lý tốt nhiệt độ và thông thoáng trong chuồng nuôi. Thực hiện nguyên tắc cùng vào cùng ra, mật độ nuôi phù hợp. Loại thải những con ốm yếu và ủ rũ.


Kiểm soát các mầm bệnh kết hợp:

 

Tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm các mầm bệnh thường ghép, kế phát cùng với Circo (PCV) như bệnh tai xanh (PRRS), suyễn heo, cúm, tụ huyết trùng, viêm phổi màng phổi (APP), liên cầu khuẩn.

 

Dùng kháng sinh và thuốc kháng viêm để điều trị các bệnh vi khuẩn kế phát.

 

Nói tóm lại, ta cần phải thực hiện đầy đủ 3 bước giúp hạn chế ảnh hưởng của mầm bệnh: 

 
 
1, Hạn chế tiếp xúc giữa heo – heo.
 
 
2, Giảm các nguyên nhân gây stress.
 
 
3, Quản lý vệ sinh, chăm sóc tốt.

 

 

Vaccine phòng bệnh Circo trên heo:

 

Hiện nay, nhiều loại vaccine cho PCV2 đã được dùng phổ biến ở châu Âu, Bắc Mỹ và mang lại những hiệu quả ban đầu nhất định.

 

Các loại hiện có trên thị trường bao gồm: vaccine virus PCV2 vô hoạt, vaccine protein capsid của virus PCV2, vaccine virus tái tổ hợp PCV1 và PCV2 vô hoạt. Ngoài ra, có những loại vaccine còn đang được thử nghiệm.

 

Ở Châu Âu, Bắc Mỹ người ta thường khuyến cáo nên tiêm vaccine mũi đầu tiên sau 3 tuần tuổi.

 

Ở nước ta đa phần các trang trại thường dùng loại vaccine protein capsid của virus PCV2 và đẩy thời gian tiêm lên sớm hơn so với khuyến cáo. Sau đây là một số liệu trình tiêm vaccine phổ biến ở Việt Nam mà chúng ta có thể tham khảo:

 

Liệu trình 1: tiêm 1ml vaccine cho heo con lúc 14 -21ngày tuổi và một lần duy nhất.

 

Liệu trình 2: heo được tiêm 2 lần, mỗi lần 2ml, thời điểm tiêm lần đầu vào 14-21 ngày tuổi và lần 2 cách lần đầu 3 tuần.

  

 

Tóm lại, do bệnh Circo trên heo không có thuốc đặc trị, nên khi phát hiện thấy trong đàn có heo biểu hiện triệu chứng bệnh, ta cần nhanh chóng loại bỏ những con heo đó ra khỏi đàn, bởi nếu có để lại trong đàn thì những con heo đó tăng trọng rất kém trong khi vẫn tiêu tốn thức ăn và còn làm lưu cữu mầm bệnh trong đàn, gây khó khăn trong vấn đề kiểm soát bệnh. Đồng thời với đó, ta tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng thể đối với bệnh Circovirus như đã đề cập ở trên.

 

Như vậy, cho đến thời điểm này, bệnh Circo trên heo do PCV2 vẫn là một trong các mầm bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi heo và được cả thế giới quan tâm. Nên nếu kiểm soát tốt mầm bệnh chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.

  

 (Còn nữa ...)

VietDVM Team

Vietstock là một triển lãm lớn tầm cỡ của ngành chăn nuôi Việt Nam do Cục chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với các đơn vị Vietfeed và starcomm tổ chức. Triển lãm diễn ra lần đầu tiên vào năm 2004 và càng về sau quy mô càng lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

 

 

Triển lãm năm nay với sự tham gia của hơn 250 doanh nghiệp hàng đầu địa phương, khu vực và quốc tế đến từ 30 quốc gia khác nhau trên thế giới như US, UK, Hàn Quốc, Hà Lan, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…hứa hẹn sẽ là một cơ hội quý giá cho các tổ chức, cá nhân muốn học hỏi, nâng cao hiểu biết cũng như tìm kiếm đối tác kinh doanh.

 

Ngoài ra, triển lãm cũng thu hút đông đảo khách tham quan thương mại, công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, các chủ trang trại và người chăn nuôi, bác sĩ thú y, các đại lý phân phối, bán sỉ/lẻ các sản phẩm cho ngành chăn nuôi…

 

Tại đây, hàng loạt các buổi hội thảo sẽ được tổ chức và trình bày bởi các chuyên gia xuyên suốt 3 ngày triển lãm nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về các vấn đề nóng và là mối quan tâm hàng đầu của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi và chế biến thịt.

 

Các chủ đề tiêu biểu bao gồm: Tương lai của nghành công nghiệp chế biến thịt tại Việt Nam; Cơ hội và thách thức cho ngành chăn nuôi khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Lựa chọn thay thế cho thuốc kháng sinh; Cập nhật về các quy định nhập khẩu TĂCN và nhiều chủ đề liên quan khác đến ngành chăn nuôi.

 

Triển lãm lần này cũng trao giải thưởng ngành chăn nuôi cho các cá nhân, tổ chức có sáng kiến và đóng góp vào sự phát triển ngành chăn nuôi. 13 giải thưởng sẽ được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp (DN) có thành tích xuất sắc nhất trong việc quản lý và phát triển đàn gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi (kể cả thủy sản)…


Ngoài ra để đáp ứng xu hướng từ “trang trại tới bàn ăn”, ban tổ chức còn trao giải thưởng cho DN quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi tốt nhất.

 

Triển lãm VIETSTOCK lần thứ 7 sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 10 năm 2014 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7.

Khách tham quan có thể đăng ký tham gia ngay tại thời điểm này qua website: www.vietstock.org để nhận được quà tặng (1000 khách đăng ký đầu tiên) từ ban tổ chức khi tham quan triển lãm.

 


Hoa Đá tổng hợp

 

Tiếp nối thành công của VIV châu Âu. Vào ngày 23 tháng 9 tới đây VIV tổ chức hội trợ triển lãm tại Bắc Kinh – Trung Quốc


VIV tổ chức tại Trung Quốc lần này tập trung giới thiệu về ngành công nghiệp “thịt”; các bước trong quá trình sản xuất thịt. Các chuyên gia về thức ăn cho vật nuôi cùng bàn về cung và cầu trong chuỗi protein động vật hoàn chỉnh.


VIV Trung Quốc còn là điểm gặp gỡ cho các chuyên gia trong ngành sản xuất sữa. Hội nghị còn trao đổi về sự phát triển quan trọng trong ngành sữa và những phát triển về nhu cầu sữa nước và các sản phẩm từ sữa.

 

 

Trung tâm triển lãm quốc tế Trung Quốc (NCIEC) nơi diễn ra hội nghị


Thành phần tham dự (Visitor)
Tất cả mọi người đều có thể tham gia triển lãm. Thành phần chủ yếu gồm có các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy hải sản, các trang trại nông nghiệp. Các công ty giết mổ, chế biến. Các công ty thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia. Ngành công nghiệp thiết bị chăn nuôi gồm có công ty sản xuất, nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ, những người làm thương mại. Ngành thú y gồm người làm thú y, nhà phân phối các sản phẩm thú y. các công ty trong lĩnh vực thú y. Ngoài ra còn những người quan tâm tới cũng có thể tham dự bằng cách đăng ký ở dưới


Thành phần tham gia triển lãm.
Các công ty về chế biến, giết mổ.
Các công ty về thức ăn chăn nuôi và chất phụ gia.
Nhà cung cấp thiết bị nông nghiệp (thiết bị giết mổ, bảo quản, đóng gói thịt, các thiết bị trong sản xuất sữa, sản xuất trứng)
Các công ty trong lĩnh vực thú y.


Thời gian:
Từ ngày 23 đến 25 tháng 9 năm 2014
Sáng bắt đầu lúc 9h buổi chiều kết thúc lúc 17h
Ngày 25-9-2014 kết thúc lúc 14h


Địa điểm
Tại: Trung tâm triển lãm quốc tế Trung Quốc mới (NCIEC) quận Shunyi - Bắc Kinh - Trung Quốc

 

Đăng ký: registration.ciec.com.cn/rs/srt_91044_01/temp_redw_en.jsp
Xem chi tiết gian hàng: expomatch.vivchina.nl

 

 

Ga_8xx tổng hợp


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland, ông Simon Coveney TD, đã bày tỏ sự hoan nghênh nồng nhiệt về thỏa thuận đạt được với các cơ quan thú y của Việt Nam cho phép nhập khẩu thịt heo tươi và đông lạnh từ Ireland.


Bộ trưởng Ireland nhận xét: “Thỏa thuận này cung cấp cho ngành thịt heo Ireland có một chỗ đứng quan trọng trong thị trường tiềm năng này. Việt Nam là một thị trường được đánh giá rất cao tại khu vực Đông Nam Á với dân số ngày càng tăng và đây chính là triển vọng rất tốt cho xuất khẩu thịt Ireland trong cả ngắn và dài hạn. Tôi hy vọng rằng quyết định của chính phủ Việt Nam cũng sẽ có tác động tích cực đối với những nỗ lực của chúng tôi để tiếp cận với các thị trường khác trong khu vực.”

 

ireland 


Ông nói thêm: “ Thỏa thuận này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của sự thành công trong chiến lược mở rộng thị trường lương thực, thực phẩm sang nước thứ ba của chúng tôi. Cũng như các thoả thuận với Philippines hồi tháng trước, điều quan trọng là ngành công nghiệp thực phẩm Ireland luôn có phương án thay thế cho các sản phẩm của mình, cùng với tiềm năng thực sự để mở rộng kinh doanh sản xuất. Trong khi xuất hiện những khó khăn với thị trường Nga kể từ đầu năm đến nay, tuy nhiên điều quan trọng là các công ty Ireland có thể xâm nhập được vào càng nhiều thị trường trên toàn thế giới càng tốt”.


“Quan điểm của bộ nông nghiệp Ireland đương nhiên là vẫn tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đối tác châu Âu để cố gắng khôi phục lại việc buôn bán thịt lợn với Nga. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ ưu tiên mở rộng thị trường sang các nước thứ ba đối với các mặt hàng thực phẩm nông nghiệp của Ireland. Chúng tôi cũng làm việc chặt chẽ với bộ ngoại giao, bộ thương mại và ủy ban thực phẩm nhằm mang đến nhiều cơ hội trên các thị trường mới cho các công ty của Ireland”.


Tiếp cận thị trường Việt Nam đã được xác định là mục tiêu ưu tiên của ngành công nghiệp thịt lợn Ireland.
Bộ trưởng Ireland khẳng định rằng thỏa thuận này đã được ký kết sau một nỗ lực phối hợp giữa chuyển giao công nghệ kỹ thuật và hoạt động của Bộ ngoại giao Ireland kết hợp với đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản Quốc gia (NAFIQAD) Việt Nam.


Thỏa thuận này đồng nghĩa với việc có năm cơ sở chế biến thịt heo của Ireland được công nhận để sản xuất thịt heo xuất khẩu sang Việt Nam. Một giấy chứng nhận y tế về thú y cũng đã được các cơ quan chuyên trách của Việt Nam thông qua.


Hoa Đá dịch.
Theo thepigsite

 

Trong tuần đầu của tháng 09 vừa qua thị trường miền Bắc nước ta vẫn duy trì ổn định ở mức cao và có su hướng tăng nhẹ. Giá cả các sản phẩm chăn nuôi đang duy trì mức có lãi khá cho người chăn nuôi. Như vậy trong 4 tháng vừa qua giá các sản phẩm chăn nuôi đang giúp người chăn nuôi có thu nhập ổn định. Trong tuần đầu tháng 09 chỉ có giá giống tiếp tục tăng và rất khó mua giống đảm bảo chất lượng.

 

 

 

Giết mổ heo theo quy trình công nghiệp

 

 

Giá cả thị trường tuần 01 tháng 09-2014

  

 Heo thịt

 Heo siêu 51.500 đ/kg 
 Heo lai đẹp 44.000 - 47.000 đ/kg
 Heo lai 38.000 - 41.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp 37.000 đ/kg
Gà lông màu 70.000-75.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn 125.000 đ/kg
Gà lai chọi 150.000 đ/kg

   

Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 2.050 đ/quả
Gà ai cập trắng 2.800 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 3.050 đ/quả 
Trứng gà ấp giống (TT Hà Tây cũ) 4.500 đ/quả
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 45.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 4.500 đ/quả
Trứng thường 3.000 - 3.300 đ/quả
Trứng giống 3.900 đ/quả

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 14.500đ - 17.000đ/con
Gà trắng công nghiệp 18.000đ/kg
Heo Heo siêu 1.2triệu - 1.5triệu/con
Heo lai 55.000 - 65.000đ/kg

 

 

Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
              -Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
              -Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

     Ga_8xx 


phoi-canh-trai-30-nai

 

 

trai-30-nai

 

 

trai-30-nai-nhin-tu-xa

 

 

Chuong-trai-30-nai

 

 

trai-30-nai-chuong

 

 

thiet-ke-trai-nuoi-heo

 

 

thiet-ke-chuong-lon

 

 

mo-hinh-chuong-lon-nai

 

 

thiet-ke-trai-nuoi-30-heo-nai

 

Monkey Media Team

Hình ảnh: KTS. Phan Văn Hoàng

 

 

Quy trình kiểm tra hàm lượng kháng thể Newcastle
Published in Phòng thí nghiệm

Newcastle virus là một trong số ít những mầm bệnh làm đau đầu các nhà khoa học cũng như gây thiệt hại to lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm thế giới kể từ khi nó xuất hiện vào năm 1927.

Hàng loạt các công trình nghiên cứu có giá trị được nhiều người chăn nuôi ứng dụng vào trong thực tế nhằm giúp kiểm soát mầm bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do Newcastle gây ra. Trong số đó, “quy trình kiểm tra hàm lượng kháng thể Necastle” cũng là một trong số những nghiên cứu có tính ứng dụng cao.

Trong bài viết này, nhằm giúp người chăn nuôi hiểu rõ và vận dụng thành thạo hơn những kiến thức đó, chúng tôi sẽ giải thích rõ ràng các bước tiến hành kiểm tra hàm lượng kháng thể Newcastle trong thực tế.


Mục đích:

 - Kiểm tra hàm lượng kháng thể trong máu gà.

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vaccine.

 

Nguyên tắc:

 Sử dụng phương pháp ngưng kết hồng cầu với sự kết hợp của kháng nguyên, kháng thể.

 

Bước lấy mẫu máu:


Tùy thuộc vào mục đích và loại gà khác nhau mà thời gian lấy mẫu khác nhau:
- Gà thịt: lấy lúc 28 – 30 ngày.
- Gà đẻ: lấy lần 1 lúc 28 – 30 ngày tuổi, lần 2 lúc 23 – 24 tuần tuổi.

 

New00Quy trình lấy mẫu máu


Một số lưu ý khi lấy mẫu máu

• Cách lấy mẫu: Mẫu lấy sao cho đại diện được cho toàn đàn. Đối với những trang trại lớn, số mẫu càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Tuy nhiên ta phải tính đến cả chi phí xét nghiệm, nên theo khuyến cáo ít nhất phải lấy đủ 20 mẫu.

Khi lấy, ta chia đều tổng số mẫu cho tổng diện tích chuồng nuôi sao cho các mẫu nằm trải đều khắp chuồng. Ví dụ: trang trại nuôi 5000 gà đẻ, có 2 dãy chuồng, ta cần lấy 20 mẫu. Ta lấy mỗi dãy 10 mẫu; trong đó, 3 mẫu đầu dãy, 4 mẫu giữa dãy và 3 mẫu cuối dãy.


• Trong trường hợp không có ống đựng máu, ta dùng luôn xilanh hút máu để đựng máu.

• Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 2-8ºC, tuy nhiên trong thực tế, ta có thể bảo quản trong thùng cách nhiệt có đá khô.

• Vận chuyển: tốt nhất ta nên vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt, khuyến cáo không nên quá 24h.

  

Quy trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm

 

New31

Quy trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm

 

 

 Phản ứng HA: (chuẩn bị đĩa đáy u loại 96 giếng)

 

New1

 

- Bước 5: Ủ ở nhiệt độ 20-25ºC trong 45 phút.

- Bước 6: Đọc kết quả, HA dương tính sẽ xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết dưới đáy đĩa U.

- Bước 7: Chuẩn bị kháng nguyên 8HA cho phản ứng tiếp theo.

 

Phản ứng HI: xác định mức hiệu giá kháng thể cho phép.

 

New2

- Bước 5: Chờ 45 phút tại nhiệt độ phòng (20-25ºC).

- Bước 6: Thêm 50 µl hồng cầu 1% vào tất cả các lỗ, lắc nhẹ.

- Bước 7: Chờ 45 phút tại nhiệt độ phòng (20-25ºC).

- Bước 8: Đọc kết quả.


Nếu có xuất hiện hiện tượng ngưng kết hồng cầu ở đáy đĩa tức là phản ứng dương tính, hiện tượng ngưng kết xảy ra ở đâu ta sẽ đọc kết quả HI ở đó.

Như vậy, một khi đã nắm rõ trình tự các bước lấy mẫu máu, làm xét nghiệm cũng như cách đọc kết quả kiểm tra, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát mầm bệnh Newcastle từ đó giảm thiểu tối đa những thiệt hại không đáng có.

 

VietDVM team

Chăn nuôi gia cầm đang ngày một phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa với rất nhiều những tiến bộ khoa học liên tục được áp dụng thành công vào thực tế chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm công nghiệp đỏi hỏi người chăn nuôi có một cái nhìn tổng quát về nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong chăn nuôi sao cho đàn gà của mình có thể mang lại lợi nhuận tối đa. Về vấn đề dinh dưỡng đang được đông đảo người chăn nuôi quan tâm, tuy nhiên vấn đề quản lý và sử dụng nước lại chưa được quan tâm đúng mức.

Nước cần được coi như là một chất đinh dưỡng quan trọng không thể thiếu và cũng không thể thay thế.

 

ddn-anh1

 

Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nước của gia cầm.

Bình thường lượng nước được tính theo lượng thức ăn thu nhận, cứ 1kg thức ăn thì cần 2 lit nước, tuy nhiên tỷ lệ này trên thực tế luôn có sự biến động lớn do.

- Tăng tỉ lệ protein trong thức ăn.

- Thức ăn dạng mảnh và dạng viên cũng làm tăng lượng nước thu vào so với thức ăn dạng bột.

- Lượng muối trong thức ăn cũng làm tăng tiêu thụ nước.

- Nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý nước uống cho gà. Theo những nghiên cứu trên toàn thế giới cho biết: Ở trên 21ºc ngoại trừ gà con úm và gà tây, với gà thịt tiêu thụ nước cứ tăng 1ºC thì lượng nước cần cung cấp thêm 7% nước. Với gà đẻ ở 21ºc chúng tiêu thụ khoảng 150 – 300 lít nước trên 1000 gà.


Bảng chỉ tiêu dinh dưỡng nước với gà ở to 21ºc

 

Chỉ tiêu dinh dưỡng nước cho gà ở tº 21 - 25ºC
Tuần tuổi

Gà thịt

(ml/gà/tuần)

Gà đẻ White Leghorn

(ml/gà/tuần)

Gà đẻ trứng nâu

(ml/gà/tuần)

1 225 200 200
2 480 300 400
3 725 300 400
4 1000 500 700
5 1250 500 700
6 1500 700 800
7 1750 700 800
8 2000 800 900
9 2000 800 900
10 2000 900 1000
11 2000 900 1000
12 2000 1000 1100
13 2000 1000 1100
14 2000 1100 1100
15 2000 1100 1100
16 2000 1200 1200
17 2000 1200 1200
18 2000 1300 1300
19 2000 1300 1300
20 2000 1600 1500

 

 - Ngoài ra máng uống cũng có ảnh hưởng tới nhu cầu thức ăn và nước uống của gia cầm. Sử dụng máng nước truyền thống có mức độ tiêu tốn thức ăn và nước uống cao nhất. mật độ gà/1 núm uống cũng ảnh hưởng tới mức tiêu thụ nước.

 

Ảnh hưởng của máng uống tơi khả năng uống nươc của gà nuôi lồng
Loại máng Lượng nước uống  Lượng thức ăn 
Máng truyền thống  254 ml/con/ngày 126 g/con/ngày 
Núm uống  166 ml/con/ngày  124.9 g/con/ngày 

 

ddn-num-uong ddn-mang-truyen-thong

Máng uống truyền thống và núm uống tự động

 

So sánh khả năng uống nước của gà
 

Lượng nước uống

ml/con/ngày

Lượng thức ăn

g/con/ngày

Máng truyền thống 115 213 
2,5 con/1 núm uống  182  108 
5 con/1 núm uống  169  109 
10 con/1 núm uống  165  109 

 

So sánh lượng nước uống với các loại máng và mật độ khác nhau (gà được theo dõi từ 20 – 72 tuần tuổi, theo Grardiner)

Với điều kiện chăn nuôi bình thường với gà ta có tỉ lệ thức ăn/nước tối thiểu là 1.68.

Thiếu nước trong thời gian dài cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả kinh tế.

Đối với gà thịt thả vườn nuôi nhốt với mật độ thưa và gà đẻ.

Cứ cắt nước 12h có những biểu hiện giảm năng suất, giảm đẻ, không sinh trưởng và phát triển.

Cắt nước 36h có xuất hiện gà chết và bắt đầu tăng lên nhanh chóng.

Nếu gà bị cắt nước 36 – 40h và cho uống nước chở lại có hiện tượng “say” hay ngộ độc nước dẫn đến chết.

Đối với gà trắng nuôi công nghiệp.

Cắt nước 2h có những dấu hiệu ảnh hưởng tới sinh trưởng

Sau 2h cắt nước có hiện tượng chết, tỉ lệ chết tăng lên nhanh chóng nếu không được cung cấp nước.

Chất lượng nước khác nhau cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ nước cũng như hiệu quả chăn nuôi gà.

Nước uống cho gia cầm cần có chất lượng tốt không màu, không mùi, không vị. Nếu nước có những đặc điểm khác thì nên xem xét có nên cho gà uống hay không. Sau đây là một số mẫu nước không nên sử dụng cho gà.


Về màu của nước

- Nước có màu đỏ, nâu hoặc đen: cho thấy trong nước có Fe, Mangan với nồng độ cao

- Nước có màu vàng: Trong nước có chứa than bùn

- Nước có màu xanh: trong nước có chứa Cu với hàm lượng nhất định.


Mùi của nước cũng ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà

- Mùi Clo mạnh: thường là nước máy hay nước sạch dung clo để khử trùng.

- Mùi kim loại: một số kim loại ở nồng độ cao có mùi đặc trưng.

- Mùi trứng thối: có sự phân hủy vi sinh vật yếm khí trong nước .

- Mùi mốc: chỉ với một hàm lượng nhỏ mốc cũng có thể tạo ra mùi đặc trưng này.

Lượng muối và PH của nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng nước để pha thuốc, vaccine cho gà uống.

Như vậy việc lựa chọn nguồn nước phù hợp và đảm bảo lượng nước cho gà luôn đủ dùng là một yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp. Giảm thiểu tối đa những thiệt hại từ những khâu đơn giản giúp cải người chăn nuôi thành công.

 

VietDVM team

Theo báo cáo của bộ nông nghiệp Trung Quốc đã có một ổ dich bùng phát tại tỉnh Hắc Long Giang thuộc miền Đông Bắc nước này. Virus được tìm thấy trên một đàn ngỗng.


Trên 20.000 con ngỗng tại một trang trại tại Cáp Nhĩ Tân thủ phủ vủa tỉnh Hắc Long Giang có những triệu chứng của bệnh cúm gia cầm và đã có 18.000 con chết vào tháng trước

 

ngong-3 

Đàn ngỗng trời : ảnh minh họa

 

Trung tâm nghiên cứu cúm gia cầm quốc gia của nước này đưa ra kết luận hôm 01 - 09 - 2104 khẳng định dịch là do virus H5N6 gây ra.


Các khu vực lân cận đã bị khoanh vùng và tiến hành khử trùng trên diện rộng đã có gần 69.000 con gia cẫm đã bị tiêu hủy theo bộ Nông Nghiệp Trung Quốc. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do virus cúm gây ra. Bệnh thường chỉ lây nhiễm cho các loài chim, heo ít phổ biến hơn. Tuy nhiên nó bệnh có thể gây tử vong cho người.

 

Ga_8xx tổng hợp

 

Dự toán thiết kế xây chuồng heo 30 nái
Published in Chuồng trại Heo

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi tại Việt Nam nói riêng, đang có những bước phát triển vượt bậc. Nhu cầu về xây chuồng heo, cải tạo nâng cấp chuồng trại và con giống ngày một được quan tâm, để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi và xu thế chung của ngành. Các công ty cả trong nước và nước ngoài đã không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Trong đó có rất nhiều khuyến cáo về các mẫu chuồng trại khác nhau. Để giúp các bạn có thể hạch toán kinh tế đầu vào tiện lợi nhất chúng tôi đưa ra một số những dự toán ban đầu về xây dựng chuồng trại heo.

 

»› Mô hình 3D chuồng sàn cho heo nái đẻ (kiểu mới)!

Dự toán xây chuồng heo có quy mô 30 nái
Dự toán xây chuồng heo có quy mô 30 nái

 

01 Xây chuồng heo cơ bản

 

Về xây dựng chuồng trại ta tuân thủ theo quy định chung.  Với chuồng kín nên xây dựng theo hướng Đông Tây. Xây chuồng heo cần xa khu dân cư, thuận tiện dường giao thông, thuận tiện chất thải, thuận tiện và chủ động nguồn nước sạch cùng với nguồn điện.

 

Xây dựng cơ bản

Chuồng nuôi heo chửa, heo đực, heo nái, heo cai sữa, heo thịt.

 50m x 8m   =  400m²  
Tổng  =  400m²

 

Tiền xây dựng cơ bản 1m² theo giá thị trường 500.000 đ/m² = 200.000.000 đ (1)

 

 

Dự toán hệ thống thiết bị trong xây chuồng heo 30 nái

 

Dự toán giá thiết bị trong xây chuồng heo dựa trên giá thị trường hiện tại, do có rất nhiều chủng loại có chất lượng khác nhau. Với quy mô trại 30 heo nái ta cần xây 24 ô nái chửa, 1 ô đực giống, 6 ô nái đẻ, 6 ô cai sữa, 8 ô nuôi heo thịt.

 

Bản vẽ mặt bằng trại 30 heo nái
Bản vẽ mặt bằng trại 30 heo nái 

02 Dự toán xây chuồng heo hậu bị, heo nái chửa, heo đực giống

 

Mặt bằng chuồng heo nái và cai sữa
Mặt bằng chuồng heo nái và cai sữa 

 

a4

 Mặt cắt chuồng nái mang thai 

 

Dự toán heo hậu bị, heo nái chửa, heo đực giống

Chuồng heo chửa có máng ăn núm uống 0,8m x 2,2m

24 bộ x 1.500.000 đ  =  36.000.000 đ
Chuồng heo đực có máng ăn núm uống 1 bộ x 2.500.000 đ  =  2.500.000 đ

Hệ thống làm mát (Quạt, tấm làm mát, hệ thống điều khiển tự động cho cả dãy)

1x 65.000.000đ  =  65.000.000 đ
Tổng cộng (2)  =  103.500.000 đ

 

 

03Dự toán xây dựng chuồng heo đẻ

 

Mặt cắt chuồng heo nái mang thai
Mặt cắt chuồng heo nái mang thai 

 

Dự toán  xây dựng chuồng nuôi heo đẻ

Chuồng heo đẻ có sàn nhựa đan bê tông, máng ăn núm uống 1,8m x 2,2m

6 bộ x 5.200.000đ  =  31.200.000 đ
Tổng  (3)   =  31.200.000 đ

 

04Xây chuồng cai sữa

Bố trí chuồng heo cai sữa
Bố trí chuồng heo cai sữa

 

Dự toán xây dụng chuồng heo cai sữa
- Máng ăn tự động 12,5 kg 6 bộ x 500.000 đ  =  3.000.000 đ
- Tấm đan 100 x 95.000 đ  =  9.500.000đ
-  Núm uống 24 cái x 35.000 đ  =  840.000 đ
- Tổng cộng  (4)   =  13.340.000 đ

 

  05Xây chuồng heo thịt

 3d-heo-thit

 Ảnh 3D mô phỏng chuồng heo thịt (Dự án Monkey Media - VietDVM) - (Xem thêm

 

Thiết kế chuồng heo thịt
Thiết kế chuồng heo thịt

Dự toán xây dựng chuồng nuôi heo thịt
Máng ăn tự động 25kg 8 bộ x 1.200.000 đ  =  9.600.000 đ

Núm uống

36 cái x 35.000 đ  =  1.260.000 đ
Tổng cộng  (5)   =  10.860.000 đ

 

Tổng đầu tư xây dựng + thiết bị trong xây chuồng heo

 

Tổng chi phí đầu tư xây dựng và trang thiết bị bao gồm: (1) + (2) + (3) + (4) + (5)

 

Cụ thể bằng: 200.000.000 (đ) + 103.500.000 (đ) + 31.200.000 (đ) + 13.340.000 (đ) + 10.860.000 (đ) = 358.900.000 (đ).

 

Như vậy với 358,9 triệu đồng ta có thể xây chuồng heo hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống một trại heo quy mô 30 nái. Tuy nhiên mức giá trên chưa bao gồm giá thuê đất.

 

 Bạn có muốn xem thêm ?

 

  

VietDVM team

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status