Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Các bạn đã bao giờ tự hỏi với loại thuốc tiêm hay loại bệnh này, muốn phát huy tác dụng thì ta nên tiêm chỗ nào? Chọn loại kim nào? Cách tiêm như thế nào? Thời điểm tiêm vào lúc nào cho hiệu quả nhất chưa?

 

Đường đưa thuốc và cách đưa thuốc làm sao cho hiệu quả, ít stress nhất với heo nái là một trong những yếu tố rất quan trọng để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

 

Dưới đây là những lời khuyên về kỹ thuật nuôi heo nái dựa trên kinh nghiệm làm việc trong nhiều năm của các chuyên gia, cũng như nhiều trang trại trên thế giới đã cho thấy hiệu quả nhất định mà Vietdvm.com hy vọng có thể giúp ích được cho các bạn phần nào.

 

 

 

Giới thiệu:

 

Cách tốt nhất để cung cấp thuốc cho heo nái là tùy thuộc vào thời điểm cấp thuốc thuộc thời gian nào trong chu kỳ của heo nái đó. Theo nghiên cứu, điều quan trọng là phải tối ưu hóa được tốc độ của hành động, hiệu quả và chi phí tài chính.

 

Để làm được điều này, chúng tôi đã sử dụng các đường cấp thuốc uống và tiêm khác nhau, kim tiêm dùng 1 lần và thường chọn loại khá nhỏ.

 

Diễn giải:

 

Trong kỹ thuật nuôi heo nái, đối với quá trình đẻ, điều cần thiết nhất chính là sự ổn định tinh thần và giảm tối đa tác động của các loại stress lên heo nái đặc biệt là khi nó sắp sinh.

 

Một số biện pháp đã được chúng tôi thực hiện có hệ thống như là sử dụng ống tiêm insulin dùng 1 lần.

 

 

Ống tiêm insulin dùng 1 lần
Hình 1: Ống tiêm insulin dùng 1 lần

 

- Ví dụ: tiêm prostaglandins trong trường hợp heo chậm lên giống hay để kích thích động dục hàng loạt: chúng tôi cung cấp nửa liều prostaglandins qua âm hộ, sau đó chúng tôi tiêm nốt nửa còn lại dưới da cổ cho heo nái. Với một chiếc kim nhỏ cùng cách làm như trên, heo nái không cảm thấy đau đớn nên hiệu quả chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.

 

Xem thêm:

«»»› Tại sao cần phải tiêm Protasglandin cho heo

«»»› Sử dụng hiệu quả các hormone trong chăn nuôi heo nái

 

Tiêm prostaglandins trong trường hợp heo chậm lên giống
Hình 2: Tiêm prostaglandins trong trường hợp heo chậm lên giống

 

 

- Một ví dụ khác là cung cấp oxytocin khi heo nái có các dấu hiệu đầu tiên của ca đẻ, khi ta muốn giúp heo nái tăng co bóp cơ trơn mà không cần dùng quá nhiều sức hay khi muốn xoa dịu, giảm sức căng cho bầu vú. Chúng tôi tiêm dưới da 10UI oxytocin vào thời điểm heo nái không còn hoảng loạn và không đứng lên được nữa (thường là khi những cơn đau đẻ làm chúng thấm mệt).

 

Tiêm dưới da oxytocin
Hình 3: Tiêm dưới da oxytocin

 

Trong kỹ thuật nuôi heo nái mang thai, chúng tôi đã cố gắng làm giảm bớt stress cho con vật bằng các phương pháp điều trị định kỳ.

 

- Đối với tiêm vaccine, chúng tôi sử dụng một súng tiêm tự động cùng kim loại nhỏ dùng 1 lần và tiêm vào bắp cơ như hình 4 (thường là cơ đùi, cơ mông sau). Lưu ý việc chọn kim thường tùy thuộc vào kinh nghiệm của người tiêm sao cho phù hợp, tránh trường hợp kim quá bé sẽ dễ bị gãy hoặc vỡ kim.

 

Tiêm vaccine cho heo
Hình 4: Tiêm vaccine cho heo

 

- Đối với các phương pháp điều trị ký sinh trùng, chúng tôi sử dụng bơm tiêm sắt và chọn loại kim ngắn rồi tiêm vào phía dưới gốc đuôi như trong hình 5.

 

Tiêm vào phía dưới gốc đuôi
Hình 5: Tiêm vào phía dưới gốc đuôi

Như vậy, trong kỹ thuật nuôi heo nái, tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc cũng như từng thời điểm mà chúng ta nên chọn những loại dụng cụ, đường cấp thuốc khác nhau sao cho thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

 

Phạm Nga biên dịch
(theo pig333)       

Thực phẩm bẩn đang trở thành nỗi lo của hàng triệu người dân Việt Nam khi mà ngành chức năng liên tục phát hiện các vụ việc sử dụng chất tạo nạc Salbutamol hay chất vàng ô trong thịt lợn, gia cầm.

 

Mặc dù, các cơ quan chức năng đã vào cuộc với quy mô lớn, tăng cường kiểm tra giám sát, cũng như ban hành các chế tài xử lý mạnh mẽ nhưng dường như vấn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn chưa thể loại trừ.

Phạt 1 tỷ đồng và hơn 20 năm tù nếu dùng chất cấm trong chăn nuôi
Phạt 1 tỷ đồng và hơn 20 năm tù nếu dùng chất cấm trong chăn nuôi

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xung quanh vấn đề này.

 

- Xin ông cho biết công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của chúng ta hiện đang được thực hiện ra sao?

 

Ông Hoàng Thanh Vân: Là cơ quan tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đề xuất với Chính phủ các cơ chế chính sách ngăn chặn việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chúng tôi đã đề xuất và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

 

Đầu tiên là rà soát lại các thể chế, chính sách và đặc biệt về mặt quản lý chất cấm trong chăn nuôi.

 

Cục đã tham mưu cho Bộ ban hành kịp thời thông tư đáp ứng tình hình mới, đồng thời rà soát chế độ xử phạt hành chính theo Nghị định 119/NĐ-CP quy định việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với các mức phạt khác nhau để nghiên cứu đề xuất với các mức phạt phù hợp với tình hình hiện nay, có tính chất răn đe đối với người sử dụng chất cấm thì phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.

 

Ngoài ra, Cục cũng đã phối hợp với một số đơn vị khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất với Chính phủ và Quốc hội rà soát lại luật hình sự, đưa hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vào Luật và đảm bảo nâng mức hình phạt áp dụng với những đối tượng có các hành vi đó.

 

Hiện, cả ba việc đó đã được chúng tôi thực hiện xong trong tháng Ba vừa rồi và đặc biệt là từ 1/7 năm nay thì một số điều trong Bộ Luật hình sự sửa đổi sẽ được thực thi theo hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất.

 

Thời điểm trước khi triển khai đợt cao điểm chống sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thì tỷ lệ đàn gia súc, đặc biệt là con lợn có chứa chất cấm trong cơ thể là tương đối cao, có những nơi số lợn nhiễm chất cấm lên tới 30% trong tổng số mẫu lấy.

 

Đây là một thực trạng hết sức nguy hiểm trong quá trình phát triển chăn nuôi. Vì vậy, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quán triệt việc ngăn cấm và hạn chế sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2015 đến nay.

 

- Hầu hết tại các địa phương, các cơ sở chăn nuôi thường được thực hiện theo mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ dẫn tới công tác quản lý, kiểm soát rất khó khăn. Liệu có hiện tượng bỏ sót, không kiểm tra hết đối với nguồn hàng thực phẩm từ các hộ nhỏ lẻ này không, thưa ông?

 

Ông Hoàng Thanh Vân: Thông qua quá trình triển khai chương trình chống sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chúng tôi chia làm bốn nhóm đối tượng.

 

Nhóm đối tượng thứ nhất là những công ty và cơ quan lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, nhóm thứ hai là các công ty chăn nuôi lớn theo chuỗi, thứ ba là các trang trại có quy mô từ khoảng độ 100 con đến 200 con đến hàng chục ngàn con và nhóm thứ tư là chăn nuôi nông hộ.

 

Trong bốn nhóm này, nhóm các hộ chăn nuôi nông hộ đang là vấn đề đáng quan tâm nhất vì cả nước hiện có hơn 8 triệu hộ chăn nuôi; trong đó khoảng 4,5 triệu đến 5 triệu hộ chăn nuôi nằm rải rác kể cả ở vùng sâu vùng xa.

 

Tuy nhiên, cũng rất là đáng mừng là trong đợt cao điểm triển khai kiểm tra vừa qua, nhóm chăn nuôi nông hộ thì lại rất ít nguy cơ.

 

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiến hành những giải pháp rất cụ thể về thông tin truyền thông, tập huấn… Vừa qua, chúng tôi cũng đã triển khai chương trình ký cam kết không sử dụng chất cấm trong các hộ chăn nuôi ở nông hộ, đây là giải pháp rất có ý nghĩa.

 

- Với việc Bộ Luật Hình sự được sửa đổi và từ 1/7 tới có hiệu lực thì hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý thế nào, thưa ông?

 

Ông Hoàng Thanh Vân: Trước đây, theo Nghị định 119/NĐ-CP, việc phạt tiền đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chỉ ở mức 15-20 triệu/hộ, nhưng sắp tới đây thì ngoài việc phạt tiền như vậy còn có hình thức xử phạt bổ sung và hình thức này có thể lên tới 100-200 triệu thậm chí nếu còn có tình tiết tăng nặng, tái phạm nhiều lần thì có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng.

 

Từ 1/7 tới đây khi Bộ Luật hình sự sửa đổi có hiệu lực, liên quan tới những hành vi kể trên thì người sử dụng những chất này có thể sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 3 năm, nếu có tình tiết tăng nặng thì từ 3-7 năm. Mức phạt tù có thể lên tới 20 năm thậm chí có thể cao hơn.

 

Chúng tôi cho rằng đây là hình thức cực kỳ nặng và có tính răn đe cao. Tới đây, nếu tiếp tục phát hiện có hành vi đó và xử lý đúng theo pháp luật quy định thì tôi tin chắc là việc sử dụng Salbutamol trong chăn nuôi sẽ tiến tới chấm dứt hoàn toàn.

 

- Theo báo cáo từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hiện có hơn 6 tấn Sabultamol (hay còn được gọi là chất tạo nạc) nhập lậu, nhập không chính ngạch… lưu hành trên thị trường không có khả năng thu hồi. Vấn đề này sẽ phải xử lý như thế nào thưa ông?

 

Ông Hoàng Thanh Vân: Trước hết, việc quản lý Salbutamol trong lĩnh vực dược y tế là thuộc về ngành y tế, được dùng để sản xuất ra các loại thuốc dành cho con người, còn việc có bao nhiêu tấn hiện lưu hành ra thị trường mà không được kiểm soát thì đã có các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát và làm rõ.

 

Về phía ngành chăn nuôi của chúng tôi, công tác kiểm tra, kiểm soát Salbutamol đều được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nguồn Salbutamol có ở Việt Nam đang được các cơ quan chức năng kiểm tra rất chặt chẽ và chúng tôi cũng rất hoan nghênh Bộ Y tế đã đưa chất nào vào danh sách kiểm soát đặc biệt và kiểm soát hết sức chặt chẽ.

 

Sau khi chất này được đưa vào danh sách chất cấm thì hoạt chất của nó dưới bất cứ hình thức gì, dạng nước, bột hay viên dù bất cứ dạng gì khi dùng trong chăn nuôi cũng bị coi là vi phạm pháp luật.

 

- Hiện nay cũng đã có nhiều mô hình sản xuất thực phẩm sạch và an toàn. Theo ông, đâu là những giải pháp để hỗ trợ mô hình sản xuất thực phẩm sạch an toàn phát triển?

 

Ông Hoàng Thanh Vân: Cho tới thời điểm hiện nay chúng ta có rất nhiều mô hình chăn nuôi an toàn, thậm chí là các mô hình chăn nuôi hữu cơ. Việc người dân không tiếp cận được với các sản phẩm này đúng là có lỗi của các cơ quan quản lý.

 

Trong thời gian tới ngành chăn nuôi chúng tôi sẽ tích cực hơn nữa tuyên truyền rộng rãi và đưa lên mạng thông tin điện tử những quy trình mới, những mô hình VietGap mới theo hướng tiếp cận ASEAN. Đây là mô hình chăn nuôi đảm bảo toàn bộ quy trình kiểm soát sẽ được thực hiện từ đầu vào cho đến đầu ra.

 

- Xin cám ơn ông.

 

Nguồn tin: Cục chăn nuôi (cucchannuoi.gov.vn)

Khái niệm về bệnh Gout trên gà


Gout (gút) là tên gọi của một trong những dạng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng liên quan đến các tổn thương trên thận.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh gout trên gà là do các acid uric có trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat. Tùy thuộc vào vị trí lắng đọng, tích tụ của các tinh thể urat mà bệnh gout trên gà được chia thành 2 loại:

 

- Gout khớp: Các tinh thể urat tích tụ ở khớp, dây chằng và màng gân làm cho các khớp sưng tấy gây đau đớn, khó chịu, cử động vất vả. Đây là dạng mãn tính của gout và có thể do một số yếu tố di truyền gây nên.

 

- Gout nội tạng: Các tinh thể urat tích tụ trong cơ quan nội tạng như thận, gan, tim và ruột. Đây là dạng cấp tính của bệnh và thường gặp trên gia cầm non. Gout nội tạng gây ra tỷ lệ tử vong khá cao từ 15-35%.

 

Trong cả 2 dạng bệnh gout trên gà trên thì các hạt cặn urat đều là các hạt màu trắng nhỏ li ti như đầu mũi kim. Những con gà bị bệnh gout có nồng độ acid uric trong máu có thể lên tới 44mg/100ml máu so với 5-7mg/100ml máu như những con gà bình thường khác.

 

Cơ chế gây ra bệnh Gout trên gà

 

Cơ chế của bệnh Gout trên gà
Cơ chế của bệnh Gout trên gà

 

Lưu ý: Gout là 1 hội chứng gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong cơ chế trên chúng tôi không nói rõ nguyên nhân gây bệnh vì nó rất dài nên chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần 2 của bài viết.

 

Triệu chứng, bệnh tích bệnh gout trên gà.

 

Các triệu chứng bệnh thường chung chung và không điển hình như: gà ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy xơ xác, di chuyển không bình thường…Bởi vậy nên đối với bệnh này, nếu muốn chẩn đoán bệnh chính xác thì bắt buộc chúng ta phải mổ khám xem bệnh tích.

 

Các bệnh tích điển hình của bệnh gout trên gà chính là sự tích tụ urat trong các cơ quan nội tạng hay trong các khớp như đã nói ở trên. Trường hợp bệnh nặng khi thấy các tiểu thùy thận sưng to bất thường. Dưới đây là ảnh các bệnh tích điển hình giúp chúng ta nhận biết bệnh:

 

Tinh thể urat tích tụ trên các cơ quan nội tạng
Tinh thể urat tích tụ trên các cơ quan nội tạng 
Cặn urat tích tụ trên thận
Cặn urat tích tụ trên thận 
Cặn urat tích tụ thành màng trắng trên gan, tim.
Cặn urat tích tụ thành màng trắng trên gan, tim. 
Chân gà sưng to do tích tụ urat ở khớp chân.
Chân gà sưng to do tích tụ urat ở khớp chân.

 

 

Dưới đây là một ca bệnh tích thực tế xảy ra ở một trang trại tại Việt Nam do các bạn độc giả cung cấp cho VietDVM.com

 

Cặn urat trên gan
Cặn urat trên gan
Cặn urat tích tụ cả trên màng bao của cá cơ quan nội tạng và màng phúc mạc.
Cặn urat tích tụ cả trên màng bao của cá cơ quan nội tạng và màng phúc mạc
7. cặn urat tích tụ thành các màng trắng bao bọc gan, tim
Cặn urat tích tụ thành các màng trắng bao bọc gan, tim

 

Thận lắng cặn urat
Thận lắng cặn urat

 

Để tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng này, mời các bạn đón đọc phần 2: nguyên nhân và hướng khắc phục khi gà bị Gout. Ở đó, chúng tôi sẽ giải thích rõ ràng, chi tiết toàn bộ nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này trên gà cũng như cách phòng trị bệnh như thế nào.

 

Hoàng Nam.TY

Dựa trên số liệu của các báo cáo quốc tế từ cuối năm 2014, và phiên bản mới nhất năm 2015 về top 101 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu trên thế giới thì có tới 47,5% các công ty thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


Top 20 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu châu Á

 

Top 20 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu châu Á

 

Top 20 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu châu Á
Những con số ấn tượng của ngành TACN châu Á trong năm 2015


Ngoài các số liệu thống kê vào năm 2014 như trên chúng ta cũng nên biết thêm về tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi ở châu Á thời gian gần đây mà cụ thể là 5 sự kiện lớn về sản xuất TACN châu Á như sau:

 

 

01 Châu Á – Thái Bình Dương chiếm hơn 37% sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp toàn cầu.

 

02 Top 5 nước sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu châu Á năm 2015 chiếm 65% tổng lượng thức ăn chăn nuôi được sản xuất ở châu lục này.

 

03 Năm 2015, bốn trong số năm quốc gia sản xuất thức ăn thủy sản hàng đầu thế giới đều nằm ở châu Á. Thứ tự từ một đến bốn như sau: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia.

 

04 39% lượng gia cầm được sản xuất trên thế giới đều nằm ở châu Á trong năm 2015.

 

05 Trong năm 2024, theo dự kiến, chỉ tính riêng Trung Quốc sẽ sản xuất nhiều hơn 5 triệu tấn thịt gia cầm so với trung bình sản lượng từ 2012-2014.

 

Cuối cùng, Vietdvm.com hy vọng những thông tin trên không chỉ cung cấp cho các bạn một bức tranh tổng thể về tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi ở châu Á vài năm trở lại đây mà còn giúp các bạn có những nhận định đúng đắn về xu thế phát triển, từ đó có những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp mình hay cho công việc có liên quan của mình!

 

VietDVM team biên dịch.
theo thepigsite     

Giá cả thị trường tại miền Bắc tuần 22/2016.

Giá cả thị trường miền Bắc nước ta trong tuần 22 vừa qua không có nhiều biến động lớn.  Giá heo vẫn giảm nhẹ nhưng đã dần đi vào ổn định, tại các thị trường chăn nuôi heo lớn tại miền Bắc như Hưng Yên, Hà Tây (cũ), Hà Nội . . . giá heo ổn định ở mức 53.500đ/kg

Cập nhật giá cả thị trường tại miền Bắc nước ta tuần 22/2016
Cập nhật giá cả thị trường tại miền Bắc nước ta tuần 22/2016

Giá heo tại các vùng có chất lượng con giống thấp hơn như: Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình . . . Giá heo cũng ở mức 48.000 - 50.000đ/kg tùy vào khối lượng khi bán. Mặc dù giá heo ở thời điểm hiện tại đã giảm gần 5000đ/kg so với cao điểm của tháng 5/2016 (58.000đ/kg) tuy nhiên người chăn nuôi vẫn đang có lãi khá.

 

Thị trường gia cầm thịt có mức tăng nhẹ so với tuần trước: Giá gà thịt công nghiệp hiện có giá 36.000đ/kg (tăng 6000đ/kg so với đầu tháng 5/2016), Giá vịt thịt cũng tăng lên mức 40.000đ/kg (tăng 3000đ/kg), Gà thả vườn nuôi >4 tháng có giá 92.000đ/kg (tăng 2000đ/kg)

 

Giá cả thị trường con giống vẫn đang giữ ở mức cao: Giá heo giống có giá  1.600.000đ/con (heo siêu sách tai) có giảm so với đầu tháng nhưng vẫn rất cao, giá giống gà lông màu: 12.000 - 15.000đ/con.

 

Nói chung giá cả thị trường tài miền Bắc nước ta trong tuần 22 vừa qua khá ổn định, hầu hết các mặt hàng đều được các trại đánh giá là có lãi khá nếu không sảy ra dịch bệnh lớn

 

Tham khảo giá cả thị trường chi tiết trong tuần 22/2016. 

Giá cả thị trường tuần 22 năm 2016

  

 Heo thịt

 Heo siêu 53.500 đ/kg 
 Heo lai đẹp 50.500 đ/kg
 Heo lai 46.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp 36.000 đ/kg
Gà lông màu 62.000 - 68.000đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 4 tháng) 92.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 95.000 đ/kg
Gà lai chọi 80.000 đ/kg
Gà đẻ loại 52.000 đ/kg

   

Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 1.800
Gà ai cập trắng 1.800 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 1.950 đ/quả 
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 40.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 2.500 đ/quả
Trứng thường 1.900 đ/quả

  

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 12.000-15.000 đ/con
Gà trắng công nghiệp 16.000 đ/kg
Gà đẻ công nghiệp 21.500 đ/con
 Gà ai cập 20.500 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 1.600.000 đ/con
Heo lai (22 - 30kg) 63.000đ/kg
Vịt Vịt thịt 9.000 đ/con

  

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 VietDVM team tổng hợp

Heo nổi mẩn đỏ, viêm da làm sao để biết nguyên nhân?
Published in Bệnh trên Heo

Thời gian gần đây, rất nhiều bạn độc giả hỏi Vietdvm về việc heo nổi mẩn đỏ, viêm da (viêm da ở đây là hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải là bệnh viêm da ở heo). Đặc biệt là các bạn thuộc các tỉnh phía Bắc có mật độ chăn nuôi dày như Hưng Yên, Bắc Giang...

 

Đa phần các bạn khi thấy heo xuất hiện triệu chứng trên đều khá lúng túng, thậm chí không biết nguyên nhân từ đâu để điều trị, từ đó dẫn đến việc dùng thuốc một cách chừng vời, không khoa học, gây ra những thiệt hại rất đáng tiếc.

 

Vietdvm hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một góc nhìn tổng quan, sát thực về các nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng nổi mẩn đỏ, viêm da trên heo để từ đó các bạn có thể kết hợp với các kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và tự tìm được nguyên nhân gây bệnh khi heo có triệu chứng nổi mẩn đỏ.

 

Heo nổi mẩn đỏ khắp người hay 1 vùng là triệu chứng gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: do stress, bệnh ghẻ, bệnh đóng dấu heo, circo virus, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm dạ dày, thiếu kẽm, nhiễm độc F2toxin...

 

«»» Xem thêm chi tiết các bệnh trên heo (các bệnh ở lợn)


Bởi vậy, muốn xác định nguyên nhân gây nổi mẩn trên heo thì bắt buộc bạn phải nắm rõ những đặc điểm cơ bản của từng nguyên nhân này và phải phân biết được chúng với nhau. Dưới đây là 17 nguyên nhân cơ bản gây ra triệu chứng nổi mẩm đỏ trên heo:

 

Bảng 1: các nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên heo
Stt Tên Tuổi heo nhiễm bệnh Vùng da nổi mẩn Đặc điểm nhận biết
1 Circo virus 6 - 8 tuần tuổi Toàn thân

- Xuất hiện nhiều nốt đỏ, vết loét với kích thước khác nhau.
-Sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy.

2 Cúm heo Mọi lứa tuổi Toàn thân

-Da nổi ửng đỏ toàn thân chứ không phải nổi từng nốt rõ ràng
-Thường kèm triệu chứng sốt cao, nằm li bì cả đàn (đã bị là thường bị cả đàn).

3 Tai xanh (PRRS) Mọi lứa tuổi Đỏ da toàn thân do xung huyết mạch máu ngoại biên hoặc xuất huyết vùng da mỏng, vùng da chỏm tai.

- Cả đàn sốt cao, đỏ da, nằm li bì, bỏ ăn bỏ uống, kéo dài hàng tuần.
– Lợn con bị thâm quầng da xung quanh mắt, lỗ hậu môn hoặc đứng choãi chân.
- Đối với lợn đực đầu tiên đỏ da 2 hòn cà, sau đó đỏ vùng da mỏng.
- Nái chửa đẻ con chết (sớm 3 – 7 ngày).
- Lợn càng bé tỷ lệ chết càng cao.
- Một số biểu hiện thần kinh (đi xoay vòng hoặc lao đầu vào tường).

4 Dịch tả heo Mọi lứa tuổi

- Vùng da gốc tai.
- Mõm, gốc đuôi, chỏm đuôi, tứ chi
- Da vùng bụng dưới

-Các nốt mẩn lấm tấm, nhỏ đều (xuất huyết), chủ yếu xuất hiện ở vùng da mỏng.
- Sốt cao liên tục (trên 400C).
- Tiêu chảy hoặc táo bón như phân dê, bên ngoài bọc màng nhầy trắng.
- Tỷ lệ chết rất cao (có thể đến 100%).

5 Heo bị Stress Xảy ra ở heo cai sữa, vỗ béo...trong thời gian tiêm phòng, thiến hoạn, tiếng ồn quá mức..

- Chỏm tai, mép tai.
- Chỏm đuôi, tứ chi
- Da vùng bụng dưới.
- Da cổ.

- Tím da từng mảng chứ không nổi nốt rõ ràng (do xuất huyết dưới da nên khi ấn tay vào rồi bỏ ra đám đỏ vẫn không mất đi).
- Xảy ra đột ngột ở một vài cá thể.
- Heo bệnh bỏ ăn, yếu, bị kích động, có thể co giật lên cơn động kinh hoặc lờ đờ.
- Chuyển động vô định hướng lên phía trước hoặc đi xoay vòng.
- Một số khó thở.
- Thân nhiệt có thể tăng, bình thường hoặc giảm.

6 Ghẻ heo Mọi lứa tuổi nhưng bị nhiều ở heo thịt sau cai sữa trở đi. Toàn thân

-Các nốt nổi mẩn thường to bằng đầu đinh ghim, loét chảy máu ra sau một thời gian thì khô đét lại (Ảnh 6).
-Da sần sùi, rất ngứa.
-Heo thường cọ vào thành chuồng.
-Tỉ lệ lây lan trong đàn rất nhanh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

7 Phó thương hàn 1-4 tháng tuổi

- Mép và chỏm tai.
- Gốc đuôi, chỏm đuôi
- Bụng dưới
-Tứ chi.
- Vùng da quanh dưới cổ.

- Các nốt mẩn lấm tấm, nhỏ đều (xuất huyết), chủ yếu xuất hiện ở vùng da mỏng.
- Cả đàn đều bị tiêu chảy phân lẫn nhầy, thối khắm.
- Lợn bệnh giảm ăn, bỏ ăn.
- Sốt cao từng cơn.
- Viêm mắt có dử.
- Những con sống sót gầy còm, chậm lớn.

8 Đóng dấu heo Heo trên 2 tháng tuổi. Toàn thân

- Trên da nổi nhiều đám xuất huyết đỏ hình vuông, chử nhật, tam giác, lục giác, hình thoi, ít khi có hình tròn hoặc lưỡi liềm và kích thước khác nhau.
- Sốt, giảm hoặc bỏ ăn.
- Heo bệnh hay ngồi do viêm khớp.
- Đóng dấu thể da: trên da nổi nhiều đảm phát ban.

9 Tụ huyết trùng Heo trên 2 tháng tuổi (heo con theo mẹ không bị). Toàn thân nổi đỏ, xung huyết.

- Đỏ da toàn thân (do xung huyết mạch máu ngoại biên): dùng tay ấn vào đám đỏ ở da mất đi, bỏ tay ra một lúc sau da lại đỏ (da đỏ ửng không hình thành nốt).
- Phù và xuất huyết dưới da dọc hầu.
- Xảy ra đột ngột ở một vài cá thể hoặc nhiều con cùng bị vào giai đoạn thời tiết oi bức nhưng thông thoáng kém hoặc trời mưa rào trở nên nắng gắt.
- Heo bệnh sốt, bỏ ăn, bụng có thể chướng.
- Một số viêm phổi, khó thở.

10 Viêm phổi màng phổi (APP) Mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là heo thịt lớn. Da toàn thân bị tím do thiếu oxy.

- Không có nốt rõ ràng mà chỉ có những mảng tím trên toàn thân do thiếu oxy.
- Heo bệnh lúc sốt (tới 410C), lúc không, bỏ ăn và hay nằm sấp.
- Ho ướt, khó thở, thường có máu lẫn bọt chảy ra từ mũi và miệng.
- Heo bệnh chết đột ngột.

11 Viêm da do bệnh ban nước Mọi lứa tuổi. Nốt ban thường chỉ xuất hiện tại một số vùng da nhất định như miệng, lợi, lưỡi, môi, mõm, da chân, bầu vú và da bụng

-Các kẽ móng chân bị viêm và xuất hiện mụn nước, sau 2-3 ngày thì bị vỡ ra tạo vết loét hở.

12 Suy hô hấp cấp Heo sau cai sữa và heo vỗ béo (do thông thoáng khí kém).

-  Tím da Chỏm tai, mõm.
- Phần dưới tứ chi, chõm đuôi.

- Không nổi nốt mà tím da từng đám vùng ngoại biên do tim làm việc quá mức không đưa Oxy đến khắp cơ thể được.
- Heo bệnh hay nằm sấp gác đầu lên 2 chân trước.
- Khó thở, thở mạnh, nhanh và hay đột tử.

13 Viêm da do tụ cầu khuẩn Mọi lứa tuổi. Toàn thân, nốt mụn xuất hiện nhiều nhất ở vùng da nhiễm bẩn.

-Xuất hiện các mụn nước và có thể có mủ bên trong. Các nốt mụn này có thể bị viêm đỏ ửng và khi loét ra thì có mủ trắng. Kích thước không cố định.
-Bệnh thường liên quan đến môi trường bẩn.

14 Cơ thể thiếu Kẽm. Heo vỗ béo, nái chửa. Heo bệnh bị rụng lông và lở loét da vùng lưng, 2 bên sườn.

- Heo bệnh bị rụng lông và lở loét, các vết loét có thể to bằng hạt đỗ hoặc hạt ngô.
-Da khô, lông xù, có thể bị nứt nẻ.
- Heo bệnh không ngứa. Da gáy và da 2 bên sườn ở heo nái dày cộm lên, có thể tạo nhiều đường nứt.
- Heo đực và heo nái giảm khả năng sinh sản.
-Khi kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thì những vùng da viêm tự khỏi.

15 Đậu heo Heo thịt Nốt đậu thường mọc đối xứng 2 bên sườn

- Heo bệnh sốt cao (41 – 41,80C), viêm niêm mạc mũi, mắt.
- Trên da xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ nhỏ, sau mụn đậu vỡ ra có mủ rồi đóng vẩy.
- Nguy hiểm khi bị bệnh ghép ở đường hô hấp và đường ruột.
- Nốt đậu tròn như đầu ngón tay, không liền nhau và thường mọc đối xứng ở 2 bên sườn.
- Heo bệnh không bị ngứa.

16 Viêm dạ dày cấp tính Mọi lứa tuổi (nhiều ở heo đã ăn cám). Chỏm tai và vùng bụng.

- Không nổi nốt mà chỉ tím da vùng chỏm tai và vùng bụng.
- Lợn bệnh bỏ ăn, khát nước, nôn, yếu, táo bón.
- Nái nuôi con bị ít hoặc mất sữa.
- Về sau lợn bệnh tiêu chảy, niêm mạc vàng, lưỡi phủ màng giả, lợn bệnh hay nằm.
- Đàn con của nái bệnh nặng dễ bị tiêu chảy.
- Thân nhiệt tăng cao 0,5 - 10C.
- Mạch đập và nhịp thở nhanh.

17 Nhiễm độc F2-toxin Heo 3-5 tháng tuổi, heo trưởng thành. Xuất huyết ở một số vùng da, đặc biệt bộ phận sinh dục ngoài của heo con đỏ tấy như động dục.

- Da xuất huyết từng vùng (không nổi nốt), ngứa.
- Heo bệnh biểu hiện kích thích, giảm ăn, thân nhiệt bình thường hoặc tăng lên 0,50C.
- Cơ quan sinh dục ngoài ở heo cái đỏ, sưng, phù (có cảm giác như heo động dục, tuy rằng chúng chỉ là heo con).
- Ở heo đực con – phù bao qui đầu và tuyến vú, viêm tinh hoàn.
- Hiện tượng này này còn xảy ra cả ở heo đực đã thiến trước khi trưởng thành.
- Trường hợp nặng heo bị sa âm đạo và trực tràng.
- Trong đàn sinh sản tăng số ca sẩy thai, phối nhiều lần, đẻ heo chết lưu, thai gỗ, thai chết yểu.

 

Như vậy, Vietdvm vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất của từng loại nguyên nhân. Bây giờ là loạt hình ảnh cho các bạn thực hành, hãy nhìn vào các hình bên dưới (ban đầu đừng nhìn vào tiêu đề của ảnh) và đoán xem nguyên nhân gì đã gây ra mẩn đỏ, viêm da trên heo.

 

 

Một số hình ảnh về các bệnh viêm da trên heo 

Bệnh Circo - heo xuất hiện nhiều nốt đỏ, vết loét với kích thước khác nhau trên da
1. Bệnh Circo - heo xuất hiện nhiều nốt đỏ, vết loét với kích thước khác nhau trên da 
 Heo mắc bệnh cúm heo - da  nổi ửng đỏ toàn thân chứ không phải nổi từng nốt rõ ràng
2. Heo mắc bệnh cúm heo - da nổi ửng đỏ toàn thân chứ không phải nổi từng nốt rõ ràng (một đàn heo bệnh thí nghiệm). 
Bệnh tai xanh - Đàn heo sốt cao, đỏ ửng da, nằm li bì
3. Bệnh tai xanh - Đàn heo sốt cao, đỏ ửng da, nằm li bì - heo con bị thâm quầng da xung quanh mắt  
Bệnh Dịch tả - Các nốt mẩn lấm tấm, nhỏ đều (xuất huyết), chủ yếu xuất hiện ở vùng da mỏng
4. Bệnh Dịch tả - Các nốt mẩn lấm tấm, nhỏ đều (xuất huyết), chủ yếu xuất hiện ở vùng da mỏng  
 Heo stress nhiệt tím da từng mảng chứ không nổi nốt rõ ràng
5. Heo stress nhiệt tím da từng mảng chứ không nổi nốt rõ ràng
Heo mắc bệnh ghẻ: Các nốt trên da hình đinh ghim, sau loét chảy máu do heo kỵ vào tường
6. Heo mắc bệnh ghẻ: Các nốt trên da hình đinh ghim, sau loét chảy máu do heo kỵ vào tường 
8. đóng dấu heo - trên da xuất hiện nhiều nốt màu đỏ với hình dạng khác nhau (hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật)
8. đóng dấu heo - trên da xuất hiện nhiều nốt màu đỏ với hình dạng khác nhau (hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật)  
 Bệnh APP - Không có nốt rõ ràng mà chỉ có những mảng tím trên toàn thân do thiếu oxy.
10. Bệnh APP - Không có nốt rõ ràng mà chỉ có những mảng tím trên toàn thân do thiếu oxy.  
Suy hô hấp cấp - ko nổi nốt mà tím da từng mảng vùng ngoại biên do tim làm việc quá mức không đưa oxy đến khắp cơ thể được
12. Suy hô hấp cấp - ko nổi nốt mà tím da từng mảng vùng ngoại biên do tim làm việc quá mức không đưa oxy đến khắp cơ thể được  
Bệnh viêm da do tụ cầu - Xuất hiện các mụn nước và có thể có mủ bên trong. Các nốt mụn này có thể bị viêm đỏ ửng và khi loét ra thì có mủ trắng. Kích thước không cố định.
13.Bệnh viêm da do tụ cầu - Xuất hiện các mụn nước và có thể có mủ bên trong. Các nốt mụn này có thể bị viêm đỏ ửng và khi loét ra thì có mủ trắng. Kích thước không cố định.  
Bệnh Thiếu kẽm - Heo bệnh bị rụng lông và lở loét, các vết loét có thể to bằng hạt đỗ hoặc hạt ngô.
14. Bệnh Thiếu kẽm - Heo bệnh bị rụng lông và lở loét, các vết loét có thể to bằng hạt đỗ hoặc hạt ngô.  
Bệnh Đậu heo - Trên da xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ nhỏ, sau mụn đậu vỡ ra có mủ rồi đóng vẩy
15. Bệnh Đậu heo - Trên da xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ nhỏ, sau mụn đậu vỡ ra có mủ rồi đóng vẩy 

Trong thực tế, để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh, ngoài các kiến thức cơ bản như trên bạn còn cần phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kỹ năng khác để có 1 “cái nhìn” tổng thể như:

 

- Kỹ năng quan sát tổng thể: Quan sát không gian sống của heo, quan sát và đánh giá độ sạch của nguồn nước, của không khí chuồng nuôi, heo đã ăn những gì? Heo có thoải mái không? xem ngoài triệu chứng nổi mẩn, viêm da heo còn các triệu chứng nào khác không?...

 

- Nắm được dịch tễ vùng chăn nuôi: hiện tại trong vùng có các bệnh trên heo (các bệnh ở lợn) nào đang diễn ra không? thời gian gần đây mình có tiếp xúc với mầm bệnh nào không?...

 

- Kinh nghiệm thực tế với chính trại đó: ví dụ có những trại do thiết kế chưa hợp lý mà có 1 ô chuồng ngoài cùng heo luôn bị lạnh, ướt, stress chẳng hạn...

 

- Kỹ năng phân tích, nhận định vấn đề (muốn có được điều này bạn cần có kiến thức về thú y, kỹ năng, kinh nghiệm điều trị thực tế…).

 

Hy vọng, bài viết cung cấp được cho các bạn một góc nhìn tổng thể, sát thực và giúp ích được các bạn trong quá trình chăn nuôi.

Bạn có muốn xem thêm!!!

VietDVM team.

Theo thông tin chúng tôi nhận được từ MOA về giá cả thị trường bán buôn ở Trung Quốc trong tuần 22 năm 2016 vừa qua, giá thịt Heo vẫn duy trì ở mức rất cao. So với cùng kỳ năm ngoái giá heo thịt đẵ tăn lên 8 nhân dân tệ/kg.

 

Sau đây là tổng hợp giá cả thị trường Trung Quốc trong tuần. 

Bảng giá bán buôn các sản phẩm nông nghiệp tại Trung Quốc
Sản phẩm chăn nuôi

Trung bình

(CNY/kg)

Trung bình

(vnđ/kg)

Giá heo  26,87 89.728
Giá thịt bò  52,88 176.597
Giá thịt cừu 45,17 150.867
Giá thịt gà  15,35 51.260
Giá trứng gà 7,31 24.414 (3.417 vnđ/quả)
1CNY = 3.338,83 vnđ (theo tỷ giá ngân hàng nhà nước ngày 31/05/2016)

 

 

Biểu đồ chi tiết giá từng mặt hàng biến động trong tuần 

Giá thịt Heo biến động trong tuần 22 năm 2016
Giá thịt Heo biến động trong tuần 22 năm 2016

 

Giá thịt bò biến động trong tuần 22 năm 2016
Giá thịt bò biến động trong tuần 22 năm 2016
Giá thịt gà biến động trong tuần 22 năm 2016
Giá thịt gà biến động trong tuần 22 năm 2016

 

Giá thịt cừu biến động trong tuần 22 năm 2016
Giá thịt cừu biến động trong tuần 22 năm 2016

  

 

VietDVM team tổng hợp

Giá cả thị trường tại miền Nam nước ta trong tuần 22 vừa qua như thế nào?

Trong tuần cuối cùng của tháng 5 vừa qua, giá heo tại các tỉnh miền Nam nước ta dùy trì ở mức khá ổn định sau khi giảm mạnh ở tuần 21/2016. Ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long giá heo hơi bán tại trại có giá 50.000đ/kg. Tuy nhiên giá heo giống vẫn giữ ở mức cao: 110.000đ/kg 

Giá cả thị trường miền Nam tuần 22/2016
Giá cả thị trường miền Nam tuần 22/2016

Giá cả thị trường mặt hàng thịt gia cầm cũng giảm nhẹ so với tháng trước (tháng 4/2016). Giá gà ta nuôi bán công nghiệp có giá 39.000đ/kg giảm hon 1000đ/kg so với tuần trước đó, giá gà thịt nuôi công nghiệp chỉ còn 25.00đ/kg. Tuy nhiên giá vịt thịt tăng mạnh lên mức 38.000 - 40.000đ/kg (tăng 5000đ/kg so với tháng trước) đây là mức giá tốt nhất của sản phẩm này từ đầu năm tới nay.

 

Giá các sản phẩm trứng gia cầm (trứng gà công nghiêp và trứng vịt) cũng tăng mạnh từ đầu tháng; hiện có giá 1.650đ/quả (trứng gà), 2.100đ/quả (trứng vịt) với mức giá hiện tại người nuôi gia cầm trứng có lãi khá.

 

Nhìn chung giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Nam nước ta khá ổn định, người chăn nuôi vẫn có lãi khá.

 

Tổng hợp giá cả thị trường tuần 22/2016:

Giá các sản phẩm chăn nuôi tại trại tuần 22 năm 2016

Sản phẩm  Giá bán  Đơn vị tính 

Heo 

 Heo thịt hơi 50.000 - 51.000 đ/kg
Gà thịt lông màu 39.000 đ/kg
Gà thịt công nghiệp 26.000 đ/kg
Trứng gà 1.650 đ/quả
Gà Bình Định 62.000 đ/kg
Vịt Vịt super thịt 38.000 đ/kg
Vịt Grimaud 40.000 đ/kg
Trứng vịt 2.100 đ/quả

Giá giống tại trại các loại

 Loại giống Giá bán Đơn vị tính
Heo Heo giống <20kg 110.000 đ/kg
Gà thịt lông màu 8.500 đ/con
Gà thịt công nghiệp  10.500 đ/con 
Gà đẻ trứng công nghiệp 18.000  đ/con
 Vịt Vịt Super thịt 15.500 đ/con 
Vịt Super bố mẹ 39.000 đ/con
Vịt Grimaud 18.000 đ/con
Vịt Grimaud bố mẹ 40.000 đ/con

 

Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.

VietDVM team tổng hợp

Heo con nhà bạn có thường xuyên bị tổn thương khớp gối? què? Đi lại khó khăn? Bạn có muốn khớp gối heo khỏe mạnh nhưng lại không muốn dùng kháng sinh? (vì dùng kháng sinh sau này heo sẽ chậm lớn, khó nuôi hơn).

 

Heo con què quặt, gối bị xây xát
Heo con què quặt, gối bị xây xát

 

Với một mẹo nhỏ vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong các kỹ thuật nuôi heo con, những người nông dân trong bài viết này đã giúp những chú heo con không còn lo sợ gối bị xây xước, tổn thương nữa.

 

Mục tiêu của mẹo này là bảo vệ khớp heo con tránh xa khỏi các tổn thương ngay từ lúc heo con 1 ngày tuổi.

 

Kỹ thuật nuôi heo con này có gì hay?

 

Trong những ngày đầu sau sinh, heo con thường bị xây xước mặt trước của khớp gối (đặc biệt là 2 chân trước) trong quá trình quỳ để bú.

 

Điều này xảy ra thường xuyên ngay cả với những heo con được nuôi trong mặt sàn trơn bóng như sàn nhựa hay với những mặt sàn có độ trơn kém hơn như sàn bê tông chẳng hạn.

 

Những heo con bị ảnh hưởng này có thể sẽ phát triển một tổn thương nghiêm trọng từ vết thương trầy da ở khớp gối đó. Vì vết trầy xước chính là nơi các mầm bệnh dễ dàng tấn công nhất. Trong trường hợp này các tổn thương rất có thể bị nhiễm trùng và tiến triển nặng làm heo con bị què.

 

Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của nước ta thì lại càng hay gặp. Trên thực tế chăn nuôi Việt Nam, các bạn có thể thấy không chỉ những trang trại có kỹ thuật nuôi heo con và chăn sóc heo con chưa tốt mà cả những trại chăm sóc tốt thì tỷ lệ heo con bị tổn thương khớp gối thậm chí què cũng không hề ít.

 

Trong trường hợp đó, chúng ta có thể dùng một miếng thạch cao dán vào phần phía trước của khớp gối heo con – nơi thường xuyên tiếp xúc với mặt sàn - để ngăn chặn điều này ngay từ đầu.

 

bảo vệ khớp chân heo con bằng thạch cao
Bảo vệ khớp chân heo con bằng thạch cao

 

Chúng ta có thể kết hợp việc này vào lúc cắt đuôi, bấm nanh…để hạn chế bắt heo nhiều lần gây stress cho heo.

 

Miếng dán này sẽ được giữ nguyên trong một khoảng thời gian cho đến khi heo con lớn hơn 1 chút, sức đề kháng tốt hơn và không dễ dàng bị trầy xước cũng như không dễ dàng nhiễm bệnh nữa thì ta sẽ tháo ra.

 

Như vậy, chỉ với một mẹo nhỏ vô cùng đơn giản nhưng đã góp phần hạn chế được không ít những thiệt hại do việc tổn thương khớp gối trên heo con gây ra, nhờ đó mà năng suất chăn nuôi được cải thiện đáng kể.

 

Với những mẹo nhỏ trong kỹ thuật chăn nuôi heo con trên, VietDVM.com hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những hiểu biết bổ ích để các bạn chăn nuôi thành công!

 

»› Xem nhiều: Kỹ thuật bấm nanh, cắt đuôi cho heo con

 

Tiến Dũng biên dịch
(theo pig333)      

Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới trong quý I/2016 giảm mạnh so với cùng quý năm ngoái, do nguồn cung dồi dào và nhu cầu suy giảm. Cùng với xu hướng giá thế giới thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý I/2016 cũng giảm, do nhu cầu suy giảm cùng với đó là chi phí vận chuyển giảm.

 

I. Diễn biến thị trường

 

Diễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu quý I/2016

 

Trong quý I/2015, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới biến động theo xu hướng không đồng nhất, giảm dần trong 2 tháng đầu năm và tăng trở lại trong tháng 3/2016, do điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng ở những nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu như đậu tương, ngô, lúa mì, bột cá… Tính chung, so với quý trước đó, giá TĂCN và nguyên liệu thế giới trung bình tháng trong quý đã giảm mạnh. Cụ thể, giá ngô trung bình quý I/2016 giảm 8,02%; đậu tương giảm 11,27%; lúa mì giảm 15%; và giá bột cá cũng giảm mạnh 26,31%, tất cả đều so với cùng quý năm ngoái.

 

Trên thị trường thế giới, tính đến tháng 3/2016, sau 2 tháng đầu năm suy giảm, giá ngô đã tăng nhẹ trở lại, lên 160 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng trước đó và giảm 8,17% so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân là do nguồn cung toàn cầu dồi dào và nhu cầu suy giảm.

 

Sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2015/16 sẽ đạt 320,21 triệu tấn, tăng 4,58 triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Tuy nhiên, giá đậu tương trong tháng 3 tăng nhẹ trở lại, lên 325,5 USD/tấn do nhu cầu gia tăng.

 

Triển vọng sản lượng vụ thu hoạch lúa mì toàn cầu niên vụ 2015/16 dự kiến sẽ đạt mức cao 732,32 triệu tấn, tăng mạnh 5,87 triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết thuận lợi hậu thuẫn sự phát triển cây trồng lúa mì vụ đông tại khu vực EU. Mặc dù nguồn cung tăng nhưng nhu cầu tăng mạnh, đã khiến giá lúa mì trong tháng 3/2016 tăng nhẹ 0,62% so với tháng trước đó nhưng giảm mạnh 13,35% so với cùng tháng năm ngoái.

 

Trong tháng 3/2016, giá bột cá thế giới đã tăng nhẹ trở lại 1.480,4 USD/tấn, tăng nhẹ 1,68% so với tháng trước đó nhưng giảm mạnh 21,97% so với tháng 3/2015. Nguyên nhân do dự kiến sản lượng bột cá Peru – nước sản xuất và xuất khẩu bột cá hàng đầu – trong năm marketing 2015/16 được cải thiện.

 

Hình 1: Biến động giá đậu tương, ngô, lúa mì và bột cá thế giới đến tháng 3/2016
Hình 1: Biến động giá đậu tương, ngô, lúa mì và bột cá thế giới đến tháng 3/2016

 

Cùng với xu hướng giá thế giới, thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý I/2016 cũng giảm, do giá nhập khẩu giảm cùng với chi phí vận chuyển giảm. Tuy nhiên, mức giảm này không nhiều, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ thâu tóm gần 70% thị phần thức ăn chăn nuôi với giá cao hơn 20% so với khu vực, mà còn thống trị cả ngành chăn nuôi, với mô hình khép kín.

 

Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý I/2016 giảm so với quý trước đó. Cụ thể, giá ngô giảm 1,14%; giá cám gạo giảm 3,3% và giá khô đậu tương giảm 2,14%, tất cả đều so với quý trước đó. Hiện tại, giá cám gạo giảm 100 đ/kg xuống còn 5.600 đ/kg; giá khô đậu tương giảm 100 đ/kg, xuống còn 13.000 đ/kg, giá ngô ở mức 5.000 đ/kg và giá bột cá dao động trong khoảng 15.000-18.000 đ/kg.

 

II. Cung - cầu

 

1. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu thế giới quý II/2016

 

Ngô

 

Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2015/16 giảm xuống còn 969,64 triệu tấn, giảm 26,48 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết bất lợi ở những nước trồng chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất ngô. Dự trữ ngô cuối vụ của thế giới đạt 206,97 triệu tấn, tăng 1,86 triệu tấn so với đầu vụ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ tăng – nước có thời tiết thuận lợi đã hậu 3 thuẫn đến khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 2,7 triệu tấn lên 46,67 triệu tấn. Hầu hết các quốc gia kể cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có lượng dự trữ cuối vụ giảm so với đầu vụ. Duy chỉ Trung Quốc có lượng dự trữ cuối vụ vượt trội so với đầu vụ, tăng 11,03 triệu tấn, nước có lượng dự trữ tăng nhẹ như Canada tăng 0,2 triệu tấn.

 

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dự báo sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2015/16 sẽ đạt 345,49 triệu tấn. Do vậy, Mỹ vẫn sẽ trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ này sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này sẽ còn dư thừa khoảng 43,34 triệu tấn. Brazil giữ vị trí thứ hai với lượng dư thừa 26 triệu tấn, tiếp đến là FSU-12 với lượng dư thừa 18,41 triệu tấn, Argentina với lượng dư thừa 17,5 triệu tấn, Ukraine với lượng dư thừa là 14,9 triệu tấn. Ngược với xu hướng của các quốc gia trên, EU-27 có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 18,25 triệu tấn cho niên vụ 2015/16, tiếp đến là Nhật Bản với 14,7 triệu tấn, Mexico với 11,2 triệu tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 10,94 triệu tấn, và Hàn Quốc với 10,02 triệu tấn, sau cùng là Ai Cập với 8,5 triệu tấn … Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

 

Bảng 1: Dự báo cung cầu ngô thế giới quý II/2016 (triệu tấn)
Bảng 1: Dự báo cung cầu ngô thế giới quý II/2016 (triệu tấn) Nguồn: USDA

 

Đậu Tương

 

Bảng 2: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới quý II/2016 (triệu tấn) - Nguồn: USDA
Bảng 2: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới quý II/2016 (triệu tấn) - Nguồn: USDA

 

Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2015/16 sẽ đạt 320,21 triệu tấn, tăng 4,58 triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 315,75 triệu tấn, cung vượt cầu khoảng 4,46 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là Brazil với 57 triệu tấn, vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới do điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng đậu tương, Mỹ tụt xuống vị trí thứ hai, với lượng dư thừa là 52,5 triệu tấn, Argentina với 8,65 triệu tấn. Ngược lại, dự báo niên vụ 2015/16 những quốc gia có lượng thiếu hụt đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc với 5 82,15 triệu tấn, tăng 12,15 triệu tấn so với niên vụ trước do nước này mở rộng đàn gia súc dẫn đến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước này tăng mạnh; thứ hai là EU-27 với 13,12 triệu tấn, tiếp theo là Mexico là 3,83 triệu tấn và sau cùng là Nhật Bản với 2,88 triệu tấn, tăng 0,077 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là những quốc gia nằm trong top những nước có nhu cầu sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp hơn 7 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU gấp gần 11 lần, Mexico gấp gần 14 lần và Nhật Bản gấp hơn 14 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu đậu tương trong niên vụ này, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 82 triệu tấn, EU-27 là 13,2 triệu tấn, Mexico nhập khẩu 3,85 triệu tấn, Nhật Bản là 2,9 triệu tấn.

 

Lúa Mỳ

 

 Bảng 3: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới quý II/2016 (triệu tấn)
Bảng 3: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới quý II/2016 (triệu tấn)

 

Dự báo, trong niên vụ 2015/16, tổng sản lượng lúa mì thế giới sẽ đạt 732,32 triệu tấn, tăng mạnh 5,87 triệu tấn so với niên vụ trước, do dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn sự phát triển cây trồng lúa mì vụ đông.

 

Trong khi, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sẽ đạt 709,37 triệu tấn, lượng dư thừa lúa mì thế giới sẽ vào khoảng 22,95 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là FSU với 39,42 triệu tấn, thứ hai là EU-27 với 32,71 triệu tấn, thứ ba là Nga với 24 triệu tấn, thứ tư là Mỹ với 23,64 triệu tấn, Canada với 18,8 triệu tấn, Australia với 17,27 triệu tấn, Trung Quốc với 16,19 triệu tấn; Ukraine với 14,75 triệu tấn; Kazakhstan với 6,85 triệu tấn, sau cùng là Argentina với 4,65 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu trên toàn cầu.

 

Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là Bắc Phi với 23,73 triệu tấn, thứ hai là các nước Đông Nam Á với 19,58 triệu tấn, tiếp theo là Trung Đông với 19,36 triệu tấn phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, sau cùng là Brazil với 5,06 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2015/16, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 25,1 triệu tấn; 20,13 triệu tấn; 19,85 triệu tấn; và 6,5 triệu tấn.

 

Bột cá

 


Peru tiếp tục là một trong những nước cung cấp bột cá hàng đầu thế giới. Sản lượng bột cá trong năm marketing 2015/16 (từ tháng 1 đến tháng 12) được dự báo sẽ đạt 950.000 tấn, tăng 11% so với năm ngoái. Xuất khẩu bột cá Peru trong năm marketing 2015/16 dự báo sẽ đạt 930.000 tấn, tăng 9% so với năm ngoái.

 

2. Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu trong nước tháng 2/2016 và 2 tháng đầu năm 2016

 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 2/2016 đạt 192 triệu USD, giảm 5,35% so với tháng trước đó và giảm mạnh 11,39% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung, 2 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã chi 396 triệu USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, giảm 22,16% so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong 2 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Áo với hơn 24 triệu USD, tăng 4.680,01% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Mêhicô với gần 412 nghìn USD, tăng 331,46% so với cùng kỳ; Nhật Bản với hơn 1 triệu USD, tăng 212,2% so với cùng kỳ, sau cùng là Chilê với hơn 1,2 triệu USD, tăng 105,93% so với cùng kỳ.

 

Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 2/2016 vẫn là Achentina, Hoa Kỳ, Áo… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 117 triệu USD, tăng 55,37% so với tháng trước đó và tăng 29,21% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 2 tháng đầu năm 2016 lên hơn 190 triệu USD, chiếm 48,1% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 3,28% so với cùng kỳ năm ngoái – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2 đạt hơn 14 triệu USD, giảm 32,81% so với tháng 1/2016 và giảm 65,3% so với cùng tháng năm trước đó.

 

Tính chung, 2 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 36 triệu USD, giảm 68,32% so với cùng kỳ năm trước đó.

 

Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2016, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.

 

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 2/2016 là Áo với trị giá gần 10 triệu USD, giảm 35,19% so với tháng trước đó nhưng tăng mạnh 4.690,93% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2016 lên hơn 24 triệu USD, tăng 4.680,01% so với cùng kỳ năm trước đó. Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, UAE và Indonesia với kim ngạch đạt 27 triệu USD, 15 triệu USD, 9 triệu USD; 7 triệu USD; và 7 triệu USD.

 

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 2/2016 và 2 tháng đầu năm 2016 (nghìn USD)
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 2/2016 và 2 tháng đầu năm 2016 (nghìn USD)

 

III. Dự báo thị trường quý II/2016

 

Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới quý II/2016 sẽ tăng nhẹ, do nhu cầu tăng, đặc biệt là nhu cầu tại nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ TĂCN lớn nhất thế giới – Trung Quốc – sẽ tăng. Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý II/2016 sẽ ổn định, do nhu cầu TĂCN và nguyên liệu trong nước giảm. Tuy nhiên, sự ổn định chỉ duy trì trong ngắn hạn, khi giá nguyên liệu thế giới tăng, sẽ đẩy chi phí sản xuất TĂCN gia tăng.

 

IV. Ảnh hưởng từ hội nhập

 

Hội nhập mang đến nhiều cơ hội và thách thức, khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt khi TPP có hiệu lực từ năm 2016. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu. Ước tính mỗi năm chúng ta phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá trên dưới 3 tỷ USD. Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá nhập khẩu 90% và khoáng chất, vitamin nhập tới 100%. Do vậy, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhà cung cấp nước ngoài khi thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan được cắt giảm và dỡ bỏ. Trong đó có sự rủi ro về tỉ giá, nhất là đồng đô la Mỹ, khiến ngành sản xuất thức ăn 9 chăn nuôi luôn thường trực rủi ro. Để ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tránh sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, cần chủ động về nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, Nhà nước cần dành quỹ đất để trồng cây thức ăn chăn nuôi, thay dần thức ăn nhập khẩu. Đồng thời, tăng cường liên kết chuỗi sản xuất, giúp giảm chi phí trung gian, ổn định đầu vào đầu ra.

Nguồn tin: Trung tâm Thông tin CN&TM
Bộ Công Thương              

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status