Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Cập nhật giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Bắc tuần 01 năm 2017

Tại thị trường miền Bắc nước ta, giá cả các sản phẩm chăn nuôi trong tuần đầu của năm 2017 đều giảm nhẹ. Giá gà lông màu nuôi thịt trong tuần giảm từ đầu tuần (50.000 - 51.000đ/kg) xuống còn 49.000đ/kg vào cuối tuần. Giá heo hơi vẫn duy trì mức giá thấp từ cuối tháng 12/2016 tới nay.

Giá cả thị trường miền Bắc tuần 01 năm 2017
Giá cả thị trường miền Bắc tuần 01 năm 2017

Giá heo siêu bán hơi tại thị trường Hưng Yên hiện có giá 30.000 - 34.000 đ/kg, tại Hà Tây (cũ) giá heo cũng chỉ có giá 30.500 - 33.000đ/kg, tại Vĩnh Phúc 30.000 - 32.000đ/kg, còn các vùng chăn nuôi có chất lượng con giống thấp hơn hiện có giá 28.000 - 30.000đ/kg (Phú Thọ: 28.000đ/kg, Vĩnh Phúc: 29.000đ/kg heo lai với biểu cân 80-90kg/con).

 

Giá heo vẫn duy trì mức giá thấp tuy nhiên tới cuối tuần 01/2017 một số vùng các thương lái đã giảm mua, do vậy thiệt hại của các trang trại có nguy cơ tăng thêm do chi phí duy trì đàn heo quá lớn.

 

Giá gà thịt cũng có sự tụt giảm trong tuần; đầu tuần nhiều trang trại vẫn bán được mức giá 50.000 - 51.000đ/kg gà lông màu nuôi bán công nghiệp. Tuy nhiên tới cuối tuần giá gà thịt cùng loại chỉ còn 48.000 - 49.000đ/kg. Giá gà đẻ bán loại cũng chỉ còn 47.000 đ/kg vào cuối tuần vừa rồi, giảm 2000đ/kg so với cuối tháng 12/2016.

 

Giá vịt thịt tiếp tục giảm so với cuối tháng 12/2016, hiện chỉ còn 20.000-22.000đ/kg và rất khó bán (vịt nuôi 60 ngày).

 

Hiện tại giá trứng gà vẫn duy trì khá ổn định, giá trứng gà công nghiệp hiện có giá khoảng 1700đ/quả, trứng gà Ai Cập có giá 1.850 đ/quả với mức giá này người chăn nuôi vẫn có lãi.

  

Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 01/2017 tại các tỉnh miền Bắc

 

Giá cả thị trường tuần 01 năm 2017

  Heo thịt

 Heo siêu 31.500 - 34.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 28.000 - 30.00 đ/kg
 Heo lai 24.000 - 26.000 đ/kg 

  Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp >3kg 20.000 - 21.500 đ/kg
Gà lông màu 49.000 - 50.000đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 4,5 tháng) 62.000 - 70.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 72.000 - 80.000 đ/kg
Gà lai chọi 80.000 - 82.000 đ/kg
Gà đẻ loại 45.000 - 47.000 đ/kg

   Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 1.650 - 1.750 đ/quả
Gà ai cập trắng 1.750 - 1.850 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 1.850 - 1.950 đ/quả 
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 20.000 - 22.000 đ/kg

 Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 2.200  - 23.000đ/quả
Trứng thường 2.000 - 2.100 đ/quả

  

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) bắt xô 5.000-9.000 đ/con
Gà trắng công nghiệp 8.000 - 12.000 đ/kg
Gà đẻ công nghiệp 16.000 - 18.500 đ/con
Gà ai cập 14.000 - 18.500 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 700.000  - 1.000.000 đ/con
Heo lai (22 - 30kg) 48.000 - 55.000đ/kg
Vịt Vịt thịt 7.000 - 9.000 đ/con

 

 

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên

 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.

 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

 VietDVM team tổng hợp

Giá heo hơi đứng ở mức người nuôi có lời khá cao trong suốt cả năm 2015 và đến tận tháng 11/2016. Năm nay, những tưởng họ tiếp tục được vui tết nhưng từ đầu tháng 12, Trung Quốc đột ngột ngưng nhập heo từ Việt Nam khiến thị trường tiêu thụ bị đảo lộn.

Sau khi Trung Quốc đột ngột ngưng mua heo Việt Nam từ tháng 12, khủng hoảng thừa thịt heo là điều tất yếu, khi những người nuôi heo bất kể đến tình hình thị trường mà TGTT đã cảnh báo từ đầu năm 2016.
Sau khi Trung Quốc đột ngột ngưng mua heo Việt Nam từ tháng 12, khủng hoảng thừa thịt heo là điều tất yếu, khi những người nuôi heo bất kể đến tình hình thị trường mà TGTT đã cảnh báo từ đầu năm 2016.

Hơn tháng nay, họ sôi sục tìm đường bán heo mà vẫn không được: cung đã vượt quá cầu tới 20 – 30%.

 

Năn nỉ bán giúp heo

7 giờ sáng ngày 1/1, ba tiếng bíp bíp từ chiếc điện thoại Nokia “cùi bắp” báo hiệu có ba tin nhắn. Không phải lời chúc mừng năm mới mà từ ba người người chăn nuôi ở Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai).

Một từ anh Tr-heo: “Anh xem có mối nào ở Sài Gòn bắt cho em đàn heo 300 con được không”. M-heo: “Em có 500 con, trọng lượng trung bình 1,2 tạ, anh bán giúp em với!”. H-heo: “Em quen mấy lò mổ, kêu họ bắt đàn heo cho anh với. Mấy ngày nay anh tìm lái mua mà không được”.

 

Trung Quốc đột ngột ngưng nhập, giá heo rớt thê thảm. Có ngày, có nơi trong khoảng cuối tháng 12/2016 và đầu năm 2017, chỉ còn 26.000 – 30.000 đồng/kg. Ngày 1/1, ở Gia Kiệm, thương lái chỉ trả cho người nuôi có 28.000 đồng/kg heo mỡ, còn heo ngon nhất chỉ có 31.000 đồng. Với giá này, người nuôi lỗ ít nhất 30%, nhưng thời gian trước mắt vẫn còn mù mịt đầu ra.

 

Ông Trần Quang Trung, một người nuôi heo ở Gia Kiệm, cho biết vài tuần nay giá không còn chuẩn mực “sàn, trần” như trước do người nuôi có tâm lý cắt lỗ. Thương lái trả giá nào cũng bán. Có những ngày, theo ông Trung, giá heo hơi tụt xuống 25.000 đồng/kg.

 

“Trang trại của tui đang còn vài trăm con, trọng lượng tạ hai tạ ba, nhưng kêu bán hoài mà không được”, ông Trung chua chát nói.

 

Thử kiểm tra thêm thông tin từ một số lò mổ lớn ở TPHCM, họ cũng khẳng định lượng heo đưa về thành phố mỗi đêm đang “vượt xa nhu cầu gấp nhiều lần”. Như lò mổ An Hạ của bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, ở Củ Chi, mỗi đêm làm trung bình khoảng 4.800 – 4.900 con, quá tải so với trước đây hơn 2.000 con.

 

Theo bà Thắm, từ khi Trung Quốc ngưng mua heo thì lượng heo từ khắp nơi đổ dồn về thành phố, trong khi sức mua cuối năm vẫn y, thậm chí là ít hơn do nguyên liệu thịt heo chế biến thực phẩm tết đã đủ.

 

 

Cái chết được báo trước

Đầu năm 2016, sau khi nhận thấy tình cảnh “nhà nhà đổ tiền nuôi heo”, Thế Giới Tiếp Thị từng có bài viết cảnh báo Nuôi heo sắp “vỡ trận” như nuôi gà. Tại thời điểm đó, người chăn nuôi cả nước đã có một năm (2015) thu lãi rất lớn từ con heo nhờ vào việc Trung Quốc đẩy mạnh thu mua.

 

Người ta tính toán, trong suốt cả năm 2015, cứ bán một con heo là thu về khoản tiền lời cả triệu đồng. Rất nhiều chủ trại, sau khi gom được một khoản lợi nhuận kha khá trong năm 2015, nên ngay từ đầu năm 2016, liền đẩy mạnh đầu tư xây trại, tăng đàn.

 

Như trường hợp của bà Thắm, một người nuôi heo ở huyện Định Quán, Đồng Nai là ví dụ. Từ tháng 11/2015 – 1/2016 đã xây liên tiếp ba trang trại cho công ty nước ngoài thuê nuôi heo. Trước đó, bằng nguồn vốn tự có 60 tỉ đồng, bà Thắm lên khu vực Madagui, Lâm Đồng mua thêm 20ha đất để xây hai trang trại nuôi heo.

 

Với hai trang trại này, trong suốt năm 2015, do heo hơi có giá nên bà Thắm nói đã thu về hơn 10 tỉ đồng lợi nhuận. Từ đầu năm 2016, do phong trào đầu tư nuôi heo nở rộ nên giá đất làm trang trại cũng tăng chóng mặt.

 

Một trang trại có công suất khoảng 10.000 heo thịt cần 10ha đất với giá tới gần chục tỉ đồng, và người nuôi còn phải bỏ ra 30 – 40 tỉ xây trang trại, mua sắm thiết bị. Số tiền tuy lớn, nhưng nếu ai có vài ba trại thời điểm đó thì chỉ cần trúng vài ba lứa heo là có thể thu hồi vốn.

 

Heo trúng giá là yếu tố quyết định đến việc tăng đàn, mở rộng trang trại. Ai có một trại thì tích luỹ tiền lãi bán heo để mua đất làm thêm trại mới. Cũng có người vay tiền ngân hàng xây trại cho các công ty thuê lại. Số trại mới được xây dựng thêm trong năm 2015 đếm không xuể. Lần đầu tiên, Việt Nam đã xuất tới hơn 600.000 tấn thịt heo, tương đương 6 triệu con sang Trung Quốc với trị giá hơn 1 tỉ USD.

 

Mọi chuyện chỉ bị đảo lộn từ đầu tháng 12/2016, khi Trung Quốc ngưng mua đột ngột. Lập tức, nguồn cung heo trên thị trường bị dư thừa cả về số lượng đầu con lẫn trọng lượng.

 

Giám đốc một doanh nghiệp chăn nuôi ở Đồng Nai phân tích: với 6 triệu con heo xuất sang Trung Quốc sau 11 tháng của năm 2016, thì tính ra mỗi ngày thị trường này nhập hơn 18.000 con heo từ Việt Nam.

 

Nay, nếu Trung Quốc ngưng mua thì cũng đồng nghĩa với việc trung bình mỗi ngày cả nước dư thừa hơn 18.000 con heo. Số heo này sẽ dư thừa thêm sản lượng do người nuôi không bán được. Thay vì trước đây cứ đạt trọng lượng 100kg/con là bán, còn nay có khi lên 130 – 150kg.

 


“Điều này rất nguy hiểm, nếu không bán kịp thì con heo càng lớn và lượng thịt dư thừa càng tăng”, vị giám đốc trên nói.

 

Trong khi đó, nhiều phân tích cho thấy ngành chăn nuôi heo của Trung Quốc trong năm 2016 đã lấy lại đà hồi phục của hai năm giảm suốt trước đó do vấn đề dịch bệnh và môi trường.

 

Từ năm 2017, chắc chắn Trung Quốc sẽ giảm mạnh nhập khẩu thịt heo, và như vậy cuộc sống tương lai phía trước của hàng triệu hộ chăn nuôi Việt Nam sẽ rất mù mịt. Nếu có giảm đàn ngay từ lúc này thì phải ít nhất hai năm sau lượng heo mới có thể duy trì ở trạng thái cân bằng cung cầu.

 

Tác giả: Minh Khoa
Nguồn tin: TGTT

Mối liên quan giữa bệnh Circo (PVC2) và Tai xanh (PRRS) tại một trang trại ở Hà Lan
Published in Bệnh trên Heo

Thông tin được các chuyên gia ở châu Âu nghiên cứu, phân tích tại một trang mới được thành lập nằm ở phía nam của Hà Lan với quy mô 900 heo nái, heo con đẻ ra được nuôi thịt tới khi xuất chuồng. Trại dương tính với bệnh Circo (PVC2). Trại tự cung cấp heo hậu bị bằng một đàn giống ông bà.

 

Trại đã được phòng E.coli từ khi sơ sinh, vaccine Parvovirrus và vaccine phòng bệnh đóng dấu.

 

»› Lịch vacxin heo thịt hiệu quả

 

Đối với bệnh tai xanh - PRRS

Kiểm tra huyết thanh học cho thấy đàn heo âm tính với PRRS trong 7 tháng trước đó. Thời gian gần đây heo nái phối không đậu giảm từ 89,3% xuống còn 62% và heo con sơ sinh chết non tăng từ 2,8% lên 6,4% (Biểu đồ 1). Sau đó tiến hành kiểm tra Elisa với bệnh PRRS đã cho kết quản dương tính với chủng Châu Âu. 

Số liệu trước và sau khi sảy ra dịch PRRS
Biểu đồ 1: Số liệu trước và sau khi sảy ra dịch PRRS

 

PMWS - hội chứng còi cọc ở heo sau cai sữa

Sau khi heo nái xuất hiện các vấn đề về sinh sản 1 tháng, thì heo con giai đoạn 6-8 tuần tuổi bắt đầu có triệu chứng rối loạn hô hấp và tiêu hóa cấp mà sử dụng kháng sinh điều trị không hiệu quả. Sau khi xuất hiện triệu chứng này một tháng thì tỉ lệ chết tăng từ 1,8% lên đến 4,5%. Đồng thời tỉ lệ heo còi cọc giai đoạn này cũng tăng từ 4% lên đến 7,9% (biểu đồ 2).

 

Sau khi kiểm tra mổ khám 4 con heo khoảng 8 tuần tuổi cho kết quả:

- Các hạch sưng to, gan sưng to, thận sưng và màu nhợt nhạt.

- Các thí nghiệm cho thấy: giảm các tế bào lympho, các đại thực bào xuất hiện ở hầu hết các mô. 

- Kết quả thí nghiệm ISH với đầu dò là virus PVC2 cho thấy PCV2 có mặt ở nhiều bộ phận trong đó có những vị trí thể hiện bệnh tích.

 sau khi kết hợp các dữ liệu cho thấy heo nhiễm hội chứng còi cọc sau cai sữa - PMWS.

 

Biểu đồ 2: Số liệu trước và sau khi xảy ra dịch PRRS đối với tỷ lệ còi cọc
Biểu đồ 2: Số liệu trước và sau khi xảy ra dịch PRRS đối với tỷ lệ còi cọc

 

 

 

Các phế nang ở phổi bị viêm
Các phế nang ở phổi bị viêm

 

 

Dịch trong khoang ngực
Dịch trong khoang ngực

 

Các biện pháp kiểm soát bệnh PRRS và hội chứng PMWS ở trang trại

Đối với bệnhPRRS

Sau khi xuất hiện PRRS trên đàn nái → đóng cửa trại ông bà trong 3 tháng để kiểm soát sự lưu hành PRRS trong trại.

 

Sau đó thay thế những nái dương tính với PRRS. Nái hậu bị được cách ly 3 - 4 tháng trước khi nhập đàn và khai thác.

 

Xem thêm:
«»› Giải pháp quản lý PRRS bằng hệ thống thông gió
«»› Kiểm soát PRRS tại Việt Nam bằng cách duy trì trại dương tính ổn định

 

Sau khi chẩn đoán trại mắc PMWS đã áp dụng các biện pháp.

1. Cải thiện điều kiện môi trường (kiểm soát nguồn nước, không khí và nhiệt độ).

2. Cải thiện khẩu phần của heo nái, heo con và heo cai sữa bằng cách tăng Vitamin E.

3. Hạn chế ghép đàn.

4. Khử trùng khu vực đẻ sau khi đẻ 2 ngày.

5. Kéo dài thời gian heo con theo mẹ (từ cai sữa 21 ngày tăng lên 26 ngày).

6. Áp dụng phương pháp cùng vào, cùng ra ở heo sau cai sữa, heo thịt để có thể áp dụng các phương pháp an toàn sinh học triệt để.

7. Tách heo mẹ dương tính với bệnh và tiến hành loại thải.

8. Nhân viên không di chuyển tự do trong trại, cần thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt (cung đường di chuyển, quần áo và dụng cụ lao động được làm riêng biệt cho mỗi chuồng)

 

 

Kết quả khi thực hiện các biện pháp trên với PRRS

Sau 8 tháng áp dụng thì đàn heo dần trở lại bình thường tuy nhiên sau khi áp dụng đóng cửa trại tỷ lệ sảy thai tăng liên tiếp trong 4 tháng sau đó giảm xuống. Đỉnh điểm có lúc lên tới 10,5% ở tháng thứ 2 sau khi dịch bệnh bùng phát (biểu đồ 1), tỷ lệ phối không đậu hoặc sảy thai giảm từ 90% xuống còn 50% trong 3 tháng sau đó.

 

Bốn tháng sau khi tác động tỷ lệ sảy thai đã về mức chấp nhận được 3,2%.

 

Sau 8 tháng tỷ lệ phối thành công đã đạt 81,5% và tiếp tục tăng ở những tháng tiếp theo.

 

»› Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]

»› Mẹo duy trì trạng thái hưng phấn trong thụ tinh nhân tạo cho heo

 

Tỷ lệ chết ở heo con cao nhất 8,2% ở tháng thứ 2 sau khi bùng phát dịch và duy trì ở mức cao trong 7 tháng từ khi dịch bệnh bùng phát. Tỷ lệ chết trước khi cai sữa cũng tăng đỉnh điểm vào tháng thứ 2 sau khi bùng phát dịch lên tới 13,1 % và được kiểm soát sau đó 3 tháng.

 

Tác động của các biện pháp kiểm soát PMWS

Những tác động đối với hội chứng PMWS khá chậm, sau 3-6 tháng từ khi dịch PRRS bùng phát tỷ lệ chết trước khi cai sữa tăng từ 8,2% lên tới 20% sau đó giảm xuống. Tỷ lệ heo còi cọc cũng lên tới 20% tuy nhiên sau 4 tháng áp dụng tỷ lệ còi cọc đã giảm đáng kể và dẫn được kiểm soát.

 

Ở trại heo thịt; PMWS chủ yếu ở heo 16 tuần tuổi. Tỷ lệ chết tăng từ 3,1% trước khi dịch PRRS nổ ra lên 8,2% sau khi dịch nổ ra 4 tháng.

 

Trước khi dịch nổ ra tỷ lệ heo thịt phát triển kém chỉ chiếm 2,5% nhưng sau khi dịch bùng phát 4 tháng tỷ lệ này đã lên tới 9,2%. Hiệu xuất chăn nuôi heo thịt đã giảm trong 10 tháng sau khi dịch bùng phát, sau đó đã tăng trở lại.

 

 

Kết quản giảm sát sự lưu thông của PRRS và PCV2 trong trại qua kiểm tra huyết thanh

Phân tích lẫy mẫu 1 tháng sau khi dịch bùng phát PRRS chỉ xuất hiện ở heo trước khi cai sữa. Sau đó 5 tháng thấy sự chuyển hóa thời điểm nhiễm chỉ giao động quanh thời gian cai sữa. Sau 9 tháng kháng thể được phát hiện ở heo con theo mẹ, như vậy PRRS được kiểm soát và loại ra khỏi đang heo con.

 

Tuy nhiên vẫn tìm thấy PRRS trên đàn heo thịt và chúng thường tồn tại trên đàn heo này.

 

Sơ đồ huyết thanh của PCV2
Sơ đồ huyết thanh của PCV2

 

PVC2 không có sự thay đổi ở 3 mốc thời gian 1 tháng, 5 tháng và 10 tháng khi dịch PMWS nổ ra. Tại tất cả các lần kiểm tra kháng thể chông lại PVC2 được tìm thấy ở heo con sớm nhất là lúc 7 tuần tuổi. Trong tháng đầu dịch xảy ra chỉ có 27% heo con có kháng thể nhưng sau 10 tháng gần như 100% heo con đã có kháng thể.

 

»› Tổng hợp các kiến thức về bệnh tai xanh bạn cần biết 

 

Kết luận:

Đối với chuống heo khép kín, tự cung cấp nái hậu bị, heo con đẻ ra nuôi tất tới khi xuất chuồng để kiểm soát PRRS cần 8 tháng để đưa trại từ khi dịch PRRS bùng phát về bình thường.

 

Những con hậu bị có kháng thể PRRS âm tính (40-50kg) được nhốt ở khu nuôi thịt. Theo dõi sơ đồ huyết thanh học định kỳ cho thấy hiệu quả của việc thích nghi như sau: sau 1 tháng có khoảng 30% hậu bị có kháng thể PPRS dương tính và sau 3 tháng thì tỉ lệ này lên đến 100%. Vì vậy, quá trình thích nghi cho hậu bị phải kéo dài 4 tháng, để loại bỏ hoàn toàn PRRS trước khi phối. Sau khi có triệu chứng đầu tiên của dịch tai xanh 10 tháng thì sự lưu hành của virus PRRS được loại bỏ ở heo cai sữa, chủ yếu chỉ phát hiện ở heo nuôi thịt.

 

Tóm lại: Khi bùng phát Hội chứng còi cọc PMWS ở heo con sau cai sữa thì nguyên nhân có thể chỉ là bệnh kế phát của bệnh tai xanh (PRRS) và do kháng thể phòng bệnh Circo (PCV2) mà mẹ truyền cho heo con ở mức thấp. Việc loại bỏ PRRS từ đàn nái, sau đó là PRRS ở đàn heo cai sữa thì sẽ kiểm soát được Hôi chứng còi cọc sau cai sữa.

 

VietDVM team biên dịch
Theo pig333      

Quản lý trọng lượng gà theo độ tuổi của gà đẻ là chìa khóa để tối đa hóa năng suất trứng bền vững ở gà mái hướng trứng.

 

Không giống như các chủ đề khác, chủ đề về gà đẻ trứng giống thường không là chủ đề tranh luận của các chuyên gia dinh dưỡng. Chưa có một chương trình chăn nuôi nào có thể cho hiệu quả, năng suất dài lâu. Một con gà đẻ trưởng thành sớm hơn nhưng sẽ cho năng suất trứng thấp hơn, điều quan trọng và mấu chốt là phải chọn đúng thời điểm đây là chìa khóa thành công cho bất kỳ chương trình nuôi nào.

 

6 giải pháp nâng cao năng suất trứng ở gà đẻ
6 giải pháp nâng cao năng suất trứng ở gà đẻ

 

Dưới đây là sáu nguyên tắc đơn giản nhằm mục đích nâng cao hiệu suất chăn nuôi gà mái đẻ.

 

1. Trọng lượng cơ thể lúc trưởng thành là một điểm then chốt

Kích thước diện mạo bên ngoài, chiều dài chân, và thậm chí thành phần cơ thể gà cũng không quan trọng bằng trọng lượng cơ thể tương đương với độ tuổi trong chăn nuôi gà hiện đại.

 

Gà giống đẻ trứng trắng cần phải đạt được trọng lượng trung bình khoảng 1250 gram (1,25kg) lúc 18 tuần tuổi. Gà giống đẻ trứng nâu (đỏ) thì nặng hơn, cần phải đạt được 1500 gram (1,5kg) lúc 18 tuần tuổi. Nếu những chú gà đẻ của bạn nặng hơn thế nhiều thì điều này không chỉ tiêu tốn thức ăn của bạn hơn mức cần thiết, mà còn khiến cho chúng tiếp tục giữ mức ăn như vậy để đáp ứng nhu cầu duy trì cao hơn trong suốt cuộc đời của chúng. Trái lại, gà nhẹ hơn với độ tuổi có vẻ kinh tế hơn để nâng cao năng suất nhưng sẽ làm cho chúng sẽ rất khó có thể giữ được giai đoạn năng suất trứng cao trong thời gian dài.

 

Việc tiết kiếm điện dành cho chiếu sáng cũng có thể làm cho gà đẻ sản lượng cao không duy trì được trong thời gian dài, do vậy cần tuân thủ lịch chiếu sáng cho gà đẻ.

 

2. Thức ăn cung cấp phù hợp với trọng lượng cơ thể thực tế

Tất cả các công ty cung cấp giống đều có hướng dẫn để tối hưu trọng lượng cơ thể phù hợp với từng giống. Những bảng biểu và đồ thị này được gắn với các mốc thời gian cụ thể và những khẩu phần ăn được chỉ định cụ thể trong từng tuần một trong suốt quá trình tăng trưởng của gà mái.

 

Tất cả các thông tin như vậy, bạn nên sử dụng làm cơ sở để xây dựng cho trang trại của mình các chương trình dinh dưỡng cụ thể. Những con số thực tế nên cần phải phản ánh điều kiện thực tế tại trang trại, vì vậy cần phải kiểm tra thường xuyên cân nặng của gà đẻ để có thể có những chế độ ăn phù hợp với điều kiện thực tế của chúng. Và điều cuối cùng khi nói về vấn đề này, bạn cần phải chú ý đến một điều quan trọng là chọn số lượng gà để kiểm tra trọng lượng phải là đại diện được cho cả đàn.

 

 

3. Gà mái nặng hơn duy trì năng suất trứng đỉnh điểm dài hơn

Mặc dù đã có những hướng dẫn cụ thể, nhưng kinh nghiệm chỉ ra rằng gà mái hậu bị nặng hơn sẽ giữ năng suất trứng cao điểm cao hơn. Trọng lượng nặng hơn này có thể khoảng 5% so với các khuyến cáo. Mục đích của nó là để cân bằng cho sự thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình sản xuất trứng, as by feeding the flock as an “average” we cannot avoid underfeeding the super-efficient layers without wasting nutrients on the underperformers. Do đó, một vài gram trọng lượng gà tăng thêm ta có thể coi đó là một điều chấp nhận được, đặc biệt khi bạn đang quan tâm đến vỏ trứng. Các thức ăn bổ sung cần thiết có giá trị ít hơn đáng kể so với năng suất trứng.

 

4. Giữ trọng lượng toàn đàn thiếu cân có chế độ ăn tốt hơn trong thời gian dài hơn.

Điều này khá dễ hiểu đối với thực tế kỳ vọng, trong điều kiện địa phương thường tăng trưởng chậm trong suốt quá trình nuôi. Điều này dễ gặp trong các điều kiện nuôi ở thời tiết nóng, hay sau khi bùng nổ một dịch bệnh nào đó, hoặc sau khi gặp một trục trặc nào đó trong vấn đề về dinh dưỡng, ... Khi đó, trọng lượng cân nặng của các mẫu đại diện cho đàn, có thể thấp hơn trọng lượng dự kiến. Trong trường hợp này, đàn gà cần được cung cấp thức ăn nhiều hơn, nếu chúng chưa được ăn ở mức tối đa, hoặc tiếp tục chế độ ăn hiện tại (tốt hơn) trong thời gian dài cho đến khi chúng đạt được trọng lượng dự kiến. Quá trình này nên diễn ra dần dần để tránh một sự thay đổi đột ngột về trọng lượng sẽ làm cho chúng cũng phải giảm đột ngột khi đàn đạt được như kỳ vọng. Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, cần phải theo sát biểu mẫu trọng lượng thực tế và không quan niệm bắt buộc như hướng dẫn chỉ định.

 

5. Không dừng tăng trưởng đối với đàn thừa cân

Điều này là khả thi đối với những đàn có trọng lượng lớn hơn so với kỳ vọng, thường hay gặp đối với những người chăn nuôi muốn có tâm lý muốn tạo nên một sự khởi đầu tốt. Nếu điều này xảy ra, thì hãy hết sức thận trọng tránh giảm đột ngột trọng lượng đàn gà một cách nhanh chóng. Thay vào đó, chúng ta nên phải giữ lượng thức ăn như cũ cho đến khi chúng đạt được trọng lượng kỳ vọng tương đương với tuổi lúc đó. Ngoài ra, cũng có thể cho chúng chuyến sang chế độ ăn tiếp theo sớm hơn, hoặc có thể kết hợp cả hai nếu thấy cần thiết trong trường hợp đặc biệt. Điều quan trọng là chấp nhận đàn tiếp tục tăng trưởng và không kìm hãm sự tăng trưởng này (chúng cần ăn để duy trì tiếp trạng thái cơ thể) cho tới khi phù hợp.

 

6. Chế độ ăn trước khi gà đẻ

Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn để đàn gà có một chế độ ăn của gà đẻ trong suốt 2 tuần cuối cùng trước khi bắt đầu sản xuất trứng. Điều này thường bắt đầu từ tuần thứ 16 đến 18 tuần tuổi cho hầu hết mọi dòng, giống.

 

Chế độ ăn như vậy hầu như giống với chế độ ăn cuối cùng trước đó, ngoài trừ bổ sung Canxi. Trường hợp một chế độ ăn tăng trưởng không có nhiều hơn 1% Canxi, trong khi một chế độ ăn trong giai đoạn trước đẻ trứng thường chưa nhiều hơn gấp đôi hàm lượng Canxi này. Điều này sẽ đảm bảo rằng gà sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn cho sự khởi đầu.

 

VietDVM team biên dịch
Theo: wattagnet    

Austfeed Việt Nam là công ty hàng đầu cung cấp chuỗi giá trị chăn nuôi từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trang trại và chế biến thực phẩm. như là một phần trong mục tiêu tăng trưởng dựa vào chiến lược chuỗi giá trị trong nông nghiệp “ từ nông trại tới bàn ăn” định hướng công ty trở thành nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Với Tầm nhìn và Mục tiêu 2020 của Austfeed là Công ty được tin cậy nhất với chuỗi giá trị “ Từ Nông Trại tới Bàn Ăn” và đạt Top 10 Công ty lớn nhất trong lĩnh vực Nông Nghiệp, Austfeed luôn chào đón các ứng viên giàu nhiệt huyết, sự sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và yêu nghề!

tuyen dung 17


Hiện công ty Austfeed đang tuyển dụng các vị trí quản lý:

 

Vị trí 1: Giám Đốc Nhà Máy Thức Ăn Chăn Nuôi

Số lượng: 01

 

Yêu cầu:

Giới tính: Nam

Ưu tiên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương ít nhất 5 năm

 

 

Vị trí 2: Trưởng phòng Marketting

Số lượng: 01

 

Yêu cầu:

Giới tính: Nam

Ưu tiên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương ít nhất 3 năm, Marketing, truyền thông, bảo hiểm

 

Vị trí 3: Trưởng phòng nhân sự

Số lượng: 01

 

Yêu cầu:

Giới tính: nam

Ưu tiên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương ít nhất 5 năm chuyên về nhân sự

 

Vị trí 4: Quản lý trại

Số lượng: 02

 

Yêu cầu:

Giới tính: Nam

Ưu tiên có kinh nghiệm tại vị trí tương đương ít nhất 5 năm tại vị trí quản lý trại (gà giống+ heo)

 

 

Liên hệ:

Gửi CV qua mail : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Điện thoại văn phòng: 03213.921. 921 ext 130

Đia chỉ: Thị Tứ Bô Thời, Hồng Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên

Người phụ trách: Ms Hoạt - 0986.702.666

 

 Thông tin được chia sẻ

Ms. Hoạt       

Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 52/2016

Sau 2 tuần giảm mạnh, giá heo trong cả nước nói chung đã chạm đáy ở mức 34.000 - 36.000đ/kg. Với mức giá hiện tại người nuôi heo đang phải bù lỗ. Tại các tỉnh phía Nam giá Vịt thịt, vịt giống vẫn dùy trì ổn định ở mức có lãi cho người nuôi, điều này trái ngược hoàn toàn so với các tỉnh miền Bắc thời điểm hiện tại.

Giá cả thị trường tuần 52/2016 tại các tỉnh phía Nam
Giá cả thị trường tuần 52/2016 tại các tỉnh phía Nam

Theo nhận định của chúng tôi giá heo hơi tại các tỉnh phía Nam chưa thể tăng trở lại trong 1-2 tuần tới do nguồn cung trên thị trường còn rất nhiều. Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh DBSCL có giá 34.000 - 35.000đ/kg (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo ở mức cao hơn 36.000 - 37.000đ/kg.

 

Giá vịt giống tại các tỉnh phía Nam đang ở mức rất cao 15.000 - 20.000đ/con trái ngược hoàn toàn với thị trường miền Bắc thời điểm này (hiện giá vịt giống tại Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Hà Tây chỉ có giá 7.000 - 9.000đ/con.

 

Giá gà lông màu nuôi thịt tiếp tục tăng nhẹ do nhu cầu thị trường cuối năm, giá gà hiện tại ở mức 42.000 - 44.000đ/kg. Với mức giá hiện tại người chăn nuôi gà lông màu thịt đang có lãi.

 

Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 52/2016 các tỉnh miền Nam nước ta.

Giá các sản phẩm chăn nuôi tại trại tuần 52 năm 2016

Sản phẩm  Giá bán  Đơn vị tính 

Heo 

Heo thịt hơi 35.000 - 37.500 đ/kg
Heo thịt hơi >110kg 34.000 - 34.500 đ/kg
Gà thịt lông màu 42.000 - 44.500 đ/kg
Gà thịt công nghiệp 21.000 - 22.000 đ/kg
Trứng gà 1.700 - 1.750 đ/quả
Gà Bình Định 50.000 - 62.000 đ/kg
Vịt Vịt super thịt 33.000 - 35.000 đ/kg
Vịt Grimaud 36.000 - 38.000 đ/kg
Trứng vịt 2.400 đ/quả

Giá giống tại trại các loại

 Loại giống Giá bán Đơn vị tính
Heo Heo giống <20kg 95.000 - 100.000 đ/kg
Gà thịt lông màu 9.000 - 11.500 đ/con
Gà thịt công nghiệp  9.000 - 10.000 đ/con 
Gà đẻ trứng công nghiệp 20.000 - 23.000 đ/con
 Vịt Vịt Super thịt 17.000 - 18.000 đ/con 
Vịt Super bố mẹ 27.000 - 32.000 đ/con
Vịt Grimaud thịt 18.000 - 20.000 đ/con
Vịt Grimaud bố mẹ 45.000 - 55.000 đ/con

 

Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.

 

VietDVM team tổng hợp

Theo khảo sát của phóng viên, giá thịt lợn hơi tại Thái Bình ngày 23.12 đã giảm thêm 2.000 đồng so với cách đó khoảng 1 tuần, chỉ còn ở mức 35.000 đồng/kg. Theo các chuyên gia của Trung tâm Phân tích thị trường nông nghiệp, nông thôn (Ipsard), đây là mức giá thấp nhất tại miền Bắc trong vòng 3 năm qua, mà nguyên nhân là do khủng hoảng nguồn cung và do phía Trung Quốc giảm mua.

 

Người dân xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) xuất bán lợn. Ảnh: H.T
Người dân xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) xuất bán lợn. Ảnh: H.T

 

Phân tích báo cáo hằng tháng của Bộ NNPTNT có thể thấy, giá lợn hơi trong nước luôn biến động theo giá thu mua của thương lái Trung Quốc. Đỉnh điểm của sự tăng giá là vào đầu tháng 5.2016, giá tăng đến 53.000 - 54.000 đồng/kg, mức giá kỷ lục trong suốt 19 tháng trước đó. Mức giá này chỉ cầm cự được ít ngày đã đột ngột giảm khi bước vào nửa cuối tháng 5. Sang tháng 6, giá lợn giảm đến 7.000 - 8.000 đồng/kg. Từ đây bắt đầu xu hướng giảm giá chung của nửa cuối năm 2016.

 

Đến thời điểm tháng 11, giá lợn giảm chỉ còn 35.000 – 37.000 đồng/kg do việc vận chuyển sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn bởi lũ lụt tại miền Trung. Và đến thời điểm hiện tại, mức giá lợn hơi thấp nhất là 33.000 đồng/kg. Còn theo phân tích của giới thương lái, dù giá cả biến động như thế nào thì nguyên nhân chỉ có một, đó là do thị trường Trung Quốc tăng hoặc giảm nhập.

 

 

Tác giả: Thiên Ngân
Nguồn tin: Báo Dân Việt

Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học thuộc trường Đại Học Ohio State (OSU) đã phát hiện 1 đoạn gen mã hóa khả năng kháng kháng sinh ở vi khuẩn thường trực trong đường ruột của heo, vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae (CRE). Phát hiện này đã gây lo ngại về tình trạng gen kháng kháng sinh trên sẽ ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi heo toàn thế giới và gen này được truyền sang cho những vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho người. 

Mô hình 3D-minh hoạ vi khuẩn Enterobacteriaceae
Mô hình 3D-minh hoạ vi khuẩn Enterobacteriaceae

Đoạn ADN mã hóa gen kháng kháng sinh được tìm thấy như thế nào?

Trong nghiên cứu các nhà khoa học đã phân lập và tìm thấy 18 mẫu vi khuẩn thuộc họ CRE có chứa đoạn gen IMP-27 đoạn gen này có khả năng kháng kháng sinh Carbapenem (một loại kháng sinh thuộc nhóm β-lactams).

 

Phát hiện này có liên quan tới việc Hoa Kỳ không cho phép sử dụng kháng sinh Carbapenem trong chăn nuôi, tuy nhiên hiện tại các nước châu Á và châu Âu vẫn đang cho phép sử dụng kháng sinh này trong chăn nuôi.

 

Nghiên cứu được thực hiện trên 1.500 heo nái trong tháng 5/2015 với 4 lần lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm.

 

 

Kết quả:

Lần đầu thí nghiệm đã phát hiện 2 mẫu có gen IMP-27 trên plasmid trong tổng số 30 mẫu phân tích, những gen này được tìm thấy ở 3 chủng CRE.

 

Lần 3 lấy mẫu, các nhà khoa học đã phát hiện gen IMP-27 ở 11 trên tổng số 24 mẫu phân tích. Những mẫu này được lẫy ở 2 chuồng heo nái đẻ. Tuy nhiên ở thí lần phân tích này không phát hiện IMP-27 trên vi khuân CRE.

 

Trong chăn nuôi heo công nghiệp ở Hoa Kỳ, việc sử dụng Ceftiofur cho heo con khi mới sinh và sau đó 6 ngày để phòng cho những con đực không bị nhiễm trùng khi thiến để chống lại E.coli và các các vi khuẩn nhược họ Enterobacteriaceae (CRE). Việc xuất hiện Plasmid mang gen IMP-27 kháng kháng sinh nhóm beta-lacta đang gây lo ngại cho người chăn nuôi cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

 

Trong một bài viết của trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và chính sách (Cidrap) của Đại học Minnesota đã nói rằng "tất cả các chủng vi khuẩn mang gen trội đã được nghiên cứu đề có khả năng mang và di truyền đoạn ADN với tốc độ nhanh và phạm vi rộng tới các vi khuẩn khác trong môi trường".

 

Mặc dù chưa phát hiện IMP-27 lây lan sang nhiều trang trại những Tiến sĩ Thomas Wittum của trường đại học thú y - OSU cho rằng; những con heo nái mang vi khuẩn CRE (những vi khuẩn này có chứa gen IMP-27) trong đường ruột sẽ bài thải chúng qua phân và có thể lây lan ra một phạm vi rộng lớn ngoài môi trường.

 

Ở Hoa Kỳ hiện đã cấm sử dụng kháng sinh Carbapenem tuy nhiên việc sử dụng Ceftiofur rất phổ biến, do vậy những người chăn nuôi đang lo ngại việc kiểm soát, điều trị E.coli và các vi khuẩn đường ruột khác CRE như thế nào nếu IMP-27 xuất hiện phổ biến và tiến tới kháng Ceftiofur (Ceftiofur cũng là một kháng sinh thuộc nhóm β-lactams).

 

VietDVM team biên dịch
Theo: pigprogress   

Giá heo hơi tại Trung Quốc trong ngày hôm qua 26/12/2016 trung bình ở mức 16,92 nhân dân tệ /kg tương đương 53.994 đ/kg, mức giá hiện đã giảm khoảng 100 đ/kg so với ngày 25/12/2016 và giảm 1.243 đ/kg so với tuần 52/2016 vừa qua. 

Cập nhật giá heo tại các tỉnh của Trung Quốc ngày 26/12/2016
Cập nhật giá heo tại các tỉnh của Trung Quốc ngày 26/12/2016

 

Các tỉnh giảm mạnh nhất là Hắc Long Giang giảm 954 đ/kg tiếp đến là các tỉnh Phúc Kiến, Sơn Đông, Thượng Hải giảm 318 - 637 đ/kg... Các tỉnh ở phía Tây Bắc và Tây Nam duy trì mức giá ổn định. Một số tỉnh giá heo hơi vẫn tăng; Quảng Đông tăng 1.275 đ/kg, Hồ Nam, Giang Tây tăng 318 - 637 đ/kg.

 

Nguyên nhân của việc tăng giá tại các tỉnh phía Bắc là do thời tiết những ngày qua có nhiều sương mù gây ảnh hưởng tới việc vận chuyển và thông thương, trong khi nhu cầu tại thị trường không thay đổi do đó đẩy giá heo hơi tăng cục bộ tại đây.

 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, giá heo hơi tại Trung Quốc sẽ giảm sau Đông Chí, nhưng trong ngắn hạn sẽ chưa giảm sâu do nhu cầu thị trường trong nước vẫn ở mức cao, và nền chăn nuôi trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu.

 

Cập nhật giá heo hơi tại một số tỉnh của Trung Quốc: 

 

Cập nhật giá heo tại các tỉnh của Trung Quốc ngày 26/12/2016
Tỉnh Nhân dân tệ/kg VND/kg
Bắc Kinh 17,00 54.199
Vân Nam 17,17 54.741
Hắc Long Giang 17,10 54.518
Phúc Kiến 16,80 53.561
Sơn Đông 16,40 52.286
Thượng Hải 17,20 54.837
Trùng Khánh 17,83 56.845
Quảng Tây 16,61 52.956
Giang Tây 17,07 54.422
Thiển Tây 17,23 54.932
Chiết Giang 16,48 52.541
Liêu Ninh 17,30 55.156
Cam Túc 17,50 55.793
Hồ Bắc 17,18 54.773
Hà Bắc 16,90 53.880
Hà Nam 16,87 53.785
Cát Lâm 17,20 54.837
Nội Mông - Ninh Hạ 17,65 56.271
Quý Châu 16,40 52.286
Tân Cương 16,18 51.585
1Nhân dân tệ = 3188,18 VND (theo Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 22/12/2016)

 

 VietDVM team tổng hợp
Theo: zhujiage    

Tiêu chảy ở heo con - Một vấn đề phổ biến cần được kiểm soát
Published in Bệnh trên Heo

Tiêu chảy ở heo con luôn là một mối quan ngại chung trong việc chăm sóc heo con. Những hiểu biết về những nhân tố ảnh hưởng tới hội chứng tiêu chảy ở heo con sẽ giúp ích cho những người chăn nuôi có thể ngăn chặn và kiểm soát hiện tượng tiêu chảy ở heo con.

 

»› Xem nhiều: Kỹ thuật chăm sóc heo con

»› Xem nhiều: Bệnh thường gặp trên heo bạn cần nắm chắc

 

Tiêu chảy ở heo con là sự bài tiết phân dạng lỏng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này; vì thế để kiểm soát và phòng ngừa hiện tượng tiêu chảy ta cần có sự tiếp cận nhiều mặt, có cái nhìn tổng quan đa chiều. Heo con luôn là đối tượng rất nhạy cảm với hiện tượng tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của heo còn chưa hoàn thiện, rất dễ bị gây tổn thương bởi các yếu tố lạ ngoại nhập. Và E.Coli là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng hiện tượng tiêu chảy ở heo con có thể gây ra bởi những yếu tố khác nữa như virus, ký sinh trùng hay do dinh dưỡng.

 

Tiêu chảy ở heo con - Một vấn đề phổ biến cần được kiểm soát
Tiêu chảy ở heo con - Một vấn đề phổ biến cần được kiểm soát

 

Tiêu chảy ở heo con tác động lên đường tiêu hóa như thế nào?

Nói chung, về bản chất, tiêu chảy ở heo con là do sự mất cân bằng về hệ vi sinh vật trong đường ruột. Khi hệ tiêu hóa hoạt động bình thường các vi khuẩn có một vai trò quan trọng, các vi khuẩn có lợi sẽ giúp phân hủy thức ăn và góp phần trong hấp thu chất dinh dưỡng. Việc có mặt của các vi khuẩn bất lợi (vi khuẩn gây bệnh) cũng rất bình thường. Bất kỳ sự thay đổi nào trong đường ruột có thể làm mất sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn bất lợi → đường tiêu hóa hoạt động không bình thường → cơ thể sinh ra phản ứng  đưa nước trở lại đường rột để → gây ra phản ứng tiêu chảy ở heo con.

 

Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng, cùng với đó một tỷ lệ nhất định các chất dinh dưỡng cũng bị đưa ra ngoài qua đường tiêu hóa. Tiêu chảy có thể chứa chất nhầy, thức ăn không tiêu hóa hoặc thậm chí cả máu. Tổn thương đường ruột cần phải có thời gian để phục hồi, tái tạo, và ngay cả khi hiện tượng tiêu chảy đã chấm dứt thì việc phục hồi tái tạo này cũng cần phải có thời gian.

 

Xem thêm:
«»› 5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con - giải pháp quản lý!
«»› Chẩn đoán - điều trị bệnh E.coli trên heo con theo mẹ

 

Tiêu chảy ở heo con ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của heo

Một trong những ảnh hưởng chính đầu tiên cần phải kể đến đó là việc giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu dinh dưỡng hấp thu từ thức ăn không đủ với nhu cầu thì cơ thể heo con sẽ phải huy động từ nguồn dự trữ trong chính cơ thể của mình, làm cho heo con giảm trọng lượng. Trong trường hợp heo con càng nhỏ thì nguồn dự trữ này càng ít, dẫn đến kệt sức, có thể gây chết. Tương tự như vậy, mất nước do tiêu chảy ở heo con cũng là một nguyên nhân không thể không kể đến khi heo con tiêu chảy. Và nếu như số lượng vi khuẩn bất lợi (vi khuẩn gây bệnh) được nhân lên nhanh chóng thì chúng có thể tác động tiêu cực trong đường ruột, hoặc có thể tiết độc tố trong đường ruột. Như vậy, heo chết lúc này có thể là do nhiễm trùng huyết (máu có chứa quá nhiều vi khuẩn) hoặc có thể chết do độc tố của vi khuẩn.

 

Khi đó, không chỉ việc heo chết làm giảm hiệu suất sản xuất chung của trang trại mà ngay cả khi heo còn sống thì lúc này tốc độ tăng tưởng của heo cũng (tốc độ lớn của heo) đã bị giảm đáng kể. Heo con bị tiêu chảy làm cho việc hấp thu dinh dưỡng giảm xuống, và lâu dần cũng làm cho heo ăn kém đi. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của heo, như nhiễm trùng thứ phát cũng có thể xảy ra. Heo yếu do tiêu chảy dễ mắc các bệnh khác hơn do heo bị mẫn cảm hơn với các mầm bệnh này.

 

 

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con

- Vi khuẩn: thủ phạm hay gặp nhất đó là E.Coli, Salmonella và Campylobacter

 

- Virut: Rotavirus và Reovirus là nguyên nhân hay gặp có thể kể đến, cùng với cúm heo và viêm dạ dạy ruột truyền nhiễm do PED virus, PRRS (tai xanh) cũng là một trong những nguyên nhân.

 

- Ký sinh trùng: trong giai đoạn này cầu trùng là nguyên nhân chủ yếu

 

- Thức ăn/ Dinh dưỡng: Bất kỳ sự thay đổi nào về thức ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở heo con. Có thể hàm lượng dinh dưỡng cung cấp không phù hợp hay có thể nguyên liệu thức ăn không phù hợp cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. Việc đưa thêm thành phần mới trong thức ăn hoặc thậm chí thay đổi về khẩu phần ăn đột ngột cũng có thể là một nguyên nhân. Bảo quản thức ăn không tốt làm cho thức ăn hỏng hoặc nguồn nước kém chất lượng cũng được liệt vào danh sách nguyên nhân gây ra tiêu chảy cho heo con.

 

 

Giai đoạn heo con dễ mắc tiêu chảy

Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở heo con, mức độ nghiêm trọng khi heo con bị tiêu chảy và triệu chứng biểu hiện phụ thuộc vào từng độ tuổi của heo. Chẳng hạn như, heo con sơ sinh thường có đặc trưng về màu sắc, mùi, mức độ lỏng của phân và một số trường hợp có thể dẫn tới chết heo. Đối với trường hợp heo con tiêu chảy ngay sau khi sinh, heo con thường ủ rũ và có thể nằm co quắp lại với nhau.

 

Tiêu chảy thường xảy ra ở 2-3 tuần tuổi, thường được gọi là giai đoạn tiền cai sữa (trước cai sữa). Mặc dù thường không có tỷ lệ chết cao, nhưng nó lại làm cho ảnh hưởng đến sự phát triển về sau này của heo. Các miễn dịch thu được từ sữa non đã giảm xuống mức thấp trong giai đoạn này, mặc dù kháng thể trong sữa vẫn có thể giúp heo bảo vệ đường ruột.

 

Điều trị heo con bị tiêu chảy

Điều trị bằng kháng sinh có thể cần thiết trong trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng. Bổ sung nước, điện giải là việc làm rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị. Việc cho heo con bú sữa quá  nhiều cũng có thể làm heo con bị tiêu chảy nặng hơn, trong trường hợp này nên giảm lượng thức ăn cho heo nái.

 

Đảm bảo đủ lượng sữa non là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tiêu chảy
Đảm bảo đủ lượng sữa non là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tiêu chảy

 

Tùy trường hợp, có thể cách ly heo cũng có thể làm giảm sự lây lan của tiêu chảy. Việc sử dụng vaccine E.Coli trước khi đẻ là một giải  pháp cần chú ý, đặc biệt trong trường hợp trại đã có lịch sử tiêu chảy ở heo con do E.coli.

 

 

Giải pháp phòng và kiểm soát tiêu chảy ở heo con

Kháng thể trong sữa non rất có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tiêu chảy ở heo con. Vì thế, hãy đảm bảo rằng heo con được bú trong 3 ngày đầu sau sinh. Điều này còn phụ thuộc vào cả 2 yếu tố đó là sức khỏe của heo mẹ và thể chất của heo con. Heo con sơ sinh có thể không đủ sức để bú hoặc không đủ núm vú để bú và heo con được sinh ra từ heo mẹ không đủ sữa cũng sẽ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn bình thường. Có một điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý đó là; hệ tiêu hóa của chúng trong giai đoạn này chưa được hoàn thiện. Do vậy chế độ ăn uống cho heo con nên chứa các thành phần dễ tiêu hóa, và những thay đổi về thành phần trong thức ăn cần được tính toán và thực hiện theo lộ trình. Nếu thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn trong ruột, điều này sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh, đặc biệt là E.coli phát triển và gây hiện tượng tiêu chảy ở heo con.

 

Vệ sinh chuồng đẻ là một việc làm cần thiết và quan trọng, nó sẽ làm giảm áp lực nhiễm bệnh. Trong điều kiện có thể, giảm thiểu tối đa stress cho heo, cũng như các các áp lực mầm bệnh khác cũng là một yếu tố giúp giảm tiêu chảy ở heo con. Chẳng hạn như, khu vực heo chơi cần phải an toàn, sạch sẽ, ấm áp và khô ráo.

 

 

Tóm lại

Các chủng E.Coli là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiêu chảy ở heo con, vì vậy các biện pháp giảm thiểu các nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con là chìa khóa giải quyết vấn đề này.

 

Trong điều kiện có thể, chúng ta nên hạn chế tối đa sự thay đổi đột ngột về thức ăn, nước uống hoặc môi trường sống của heo. Ngoài ra cần đảm bảo một lượng vừa đủ sữa non chất lượng, heo mẹ cần phải khỏe mạnh.

 

Đối với heo con, cần phải theo dõi và can thiệp nhanh chóng khi phát hiện heo bị tiêu chảy để giảm thiểu thiệt hại đầu con và nâng cao hiệu quả kinh tế khi chăn nuôi heo.

 

 

Tiến Dũng biên dịch
Theo: wattagnet    

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status