
Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 20/2017
Giá heo hơi hiện nay đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại giá heo hơi trên cả nước không có nhiều biến động.
»› Heo xuất bán sang Campuchia tăng mạnh
»› Tình hình dịch cúm gia cầm Việt Nam.
Trong đó, giá heo hơi hiện nay tại khu vực phía Nam khoảng 26.000 đ/kg đối với heo đẹp tại trại. Tuy nhiên, lượng mua không nhiều. Giá heo hơi loại >110kg chỉ đạt 15.000 đ/kg - 18.000 đ/kg

Hiện tại giá heo hơi tại các tỉnh DBSCL có giá 25.000 (heo siêu bán tại trại). Tại các tỉnh Đông Nam Bộ giá heo ở mức cao hơn 26.000đ/kg.
Giá các sản phẩm gia cầm đã giảm nhẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và việc tập trung "giải cứu heo". Giá trứng gà tăng nhẹ song không đáng kể, gần như giữ nguyên.
Giá sản phẩm thịt tăng, vịt supper thịt tăng từ 27.000 - 28.000 đ/kg lên 33.000 - 34.000 đ/kg, vịt Grimaud thịt tăng từ 29.000 - 30.000 đ/kg lên 36.000 - 37.000 đ/kg.
»› Cập nhật tình hình giá cả thị trường thời gian qua!
»› Tin tức thị trường có gì mới?
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 20/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 45.000 - 50.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 4.000 - 5.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 10.000 - 11.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 9.000 - 10.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 11.000 - 12.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
VietDVM team tổng hợp

Trang trại Kim Hòa thuộc Công ty TNHH TM SX Me Non – CN Trại heo Kim Hòa Cẩm Mỹ - Tổ 3, Ấp 6, Xã Lâm San, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai cần tuyển dụng vị trí Thư ký trại heo
»› Trang trại Kim Hòa tuyển kỹ thuật trại heo

Mô tả công việc:
-Làm việc tại các trại chăn nuôi.
-Làm việc tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng,..theo sự phân công của cấp trên.
Yêu cầu công việc:
-Nam, tốt nghiệp trung cấp,cao đẳng, đại học chuyên ngành chăn nuôi,thú y.
-Sử dụng excel,Word khá
-Nhanh nhẹn,nắm bắt công việc nhanh
Mức lương chính : thỏa thuận (bao ăn, ở, cấp phát đồng phục đi làm và sinh hoạt).
Các khoản được hưởng khác:
Hàng tháng, quý, năm tham gia hưởng chỉ tiêu của khu làm việc.
Hàng năm được hưởng lương tháng 13.
Tăng ca ngày chủ nhật, lễ, tết Hưởng chế độ phúc lợi công ty
Địa chỉ liên hệ với trang trại Kim Hòa:
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ
Ms Trâm : 0931323318
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
16-18 đường 57 –khu phố 9 – P.Tân Tạo- Bình Tân – TP.HCM
-- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- --
Cơ sở 1 : Công ty TNHH TM SX Me Non – CN Trại heo Kim Hòa Cẩm Mỹ - Tổ 3, Ấp 6, Xã
Lâm San, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai
Cơ sở 2 : Công ty TNHH TM SX Me Non – CN Trại heo Kim Hòa La Ngà - Tổ 1, Ấp 94, Xã
Túc Trưng , Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
Cơ sở 3 : Văn Phòng đại diện : 16-18 đường 57 –khu phố 9 – P.Tân Tạo- Bình Tân –
TP.HCM
Thông tin được chia sẻ bởi
Ms.Tâm

Lai tạo giống heo kháng virus tai xanh
Virut gây Hội chứng hô hấp và sinh sản (PRRS) đã được phát hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1987. Các con heo mắc bệnh gần như không thể sinh sản, không tăng cân và có tỷ lệ chết cao. Cho đến nay, không có chủng vắc-xin nào đem lại hiệu quả và căn bệnh này gây thiệt hại cho nông dân Bắc Mỹ hơn 660 triệu USD mỗi năm. Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Missouri và Đại học bang Kansas đã lai tạo ra giống heo kháng lại bệnh này.
»› Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tai xanh

Prather Randall, Giáo sư Khoa học động vật nổi tiếng tại Trường Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên nhiên cho biết: “Khi virut này xâm nhập vào bên trong cơ thể heo, nó cần sự hỗ trợ của một loại protein gọi là CD163. Chúng tôi có thể tạo ra giống heo không có loại prô-tê-in này và kết quả là virut không lây lan. Khi những con heo tiếp xúc với PRRS, chúng không hề bị bệnh và tiếp tục tăng cân bình thường”.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã và đang cố gắng để xác định virut này lây nhiễm ở heo như thế nào và làm thế nào để ngăn chặn nó. Trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng virut lây nhiễm vào heo do heo hít phải vào phổi, nơi nó được gắn vào một prô-tê-in được gọi là sialoadhesin trên bề mặt của tế bào bạch cầu trong phổi.
Tuy nhiên, hai năm trước nhóm nghiên cứu Prather cho thấy việc loại bỏ sialoadhesin đã không ảnh hưởng gì đến hoạt động của PRRS. Loại protein thứ 2 được gọi là CD163 cho phép virut lây nhiễm vào bên trong cơ thể heo. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu Prather tìm cách ngăn chặn những con heo sản sinh ra CD163.
Kristin Whitworth, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã điều chỉnh gien tạo nên prô-tê-in CD163, do đó những con heo không tạo ra loại protein này nữa. Sau đó, chúng tôi cho những con heo lây nhiễm virut PRRS. Những con heo không có protein CD163 không bị nhiễm bệnh. Khám phá này có thể có ý nghĩa to lớn cho các nhà lai tạo giống heo và ngành công nghiệp thực phẩm khắp nơi trên thế giới”.
Trong khi những con heo không tạo ra protein CD163 không bị ốm, các nhà khoa học cũng quan sát thấy không có sự thay đổi trong sự phát triển của chúng so với những con heo tạo ra prô-tê-in này.
Kết quả ban đầu của nghiên cứu này rất khả quan. Đại học bang Missouri đã ký thỏa thuận giấy phép toàn cầu độc quyền về giống heo kháng virut PRRS này.
Kevin Wells, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Khám phá này có thể cứu ngành chăn nuôi heo trị giá hàng trăm triệu đô la mỗi năm. Nó cũng có thể giúp con người giải quyết các bệnh ở các vật nuôi khác”.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Công nghệ Sinh học Tự nhiên tháng này.
Biên dịch: Nguyễn Minh Thu – Mard,Theo phys.org
Nguồn: Bộ NN&PTNT

Đã bao giờ bạn nghĩ tại sao mình lại nuôi mèo?
Tại sao không nuôi chó hay con vật khác mà lại chọn mèo?
7 lý do sau đây có đúng với bạn không?
»› Bạn có biết bí ẩn về loài mèo?
1. Sạch sẽ
Điều mà mọi người nuôi thú cưng đều mong muốn. Mèo là loài khá sạch sẽ, kể cả trong việc đi WC, nếu dậy được chúng đi WC đúng chỗ thì bạn không còn phải lo lắng điều gì về con mèo của mình cả, nhưng nếu không được thì bạn sẽ chịu hậu quả thật kinh khủng.......
Ngoài ra, trong điều kiện sức khỏe tốt, mèo rất ít và gần như là không có mùi, và rụng lông tương đối ít (điều này thường trái ngược với chó).
»› 7 lời khuyên giúp quá trình tắm cho mèo thật đơn giản
Những con mèo thường rất sạch sẽ (kể cả mèo con)
2. Không gian cho mèo.
Mèo không cần quá nhiều không gian. Chúng có thể hoạt động trong nhà, hoặc trong một phạm vi khá hẹp. Như thế với chúng cũng đủ rồi.
Dù là mèo con hay mèo trưởng thành, chúng đều không cần không gian lớn
3. Độc lập.
Mèo là loài động vật có tính độc lập rất cao, vẫn nên chúng có khả năng ở một mình cả tuần trời mà không cần chăm sóc quá kỹ (tất nhiên là với điều kiện đủ thức ăn và nước uống, không thể bắt chúng nhịn ăn và uống cả tuần được).
»› Tại sao mèo thích cào đồ đạc trong nhà và phương pháp xử lý.
Mèo có khả năng sống tự lập rất cao
4. Mèo là loài động vật yên tĩnh.
Mèo thường không cần vận động nhiều như chó (kể cả mèo con), chúng thường có xu hướng trầm tính hơn. Nếu hàng ngày bạn cần giành thời gian để dắt chó đi dạo thì với mèo, bạn chỉ cần ngồi vuốt ve và thưởng thức tiếng “meo meo” nhẹ nhàng của chúng là đủ.
Chúng cũng ít phá phách nhà hàng xóm, ít quậy phá đồ trong nhà hơn. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì chúng giành tới 70% thời gian cuộc đời để ngủ mà.
Không cần quá nhiều thời gian chăm sóc mèo
5. Giảm động vật gặm nhấm.
Điều này thì chắc quá rồi, chúng là thiên địch của chuột mà. Ngoài ra, thói quen của mèo là rình và bắt tất cả những gì nhỏ và chuyển động nên dán, chuột... sẽ trở thành mục tiêu để chúng tấn công. (Tất nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ chuột tấn công mèo, hay mèo và chuột sống cùng nhau).
»› Các bệnh truyền nhiễm thường gặp trên chó mèo
Nuôi mèo giúp giảm động vật gặm nhấm
6. Người nuôi chó và mèo khác nhau thế nào?
Theo thống kê cho thấy một điều khá thú vị về chủ những chú mèo đó là những người nuôi mèo thường là những người thông minh, sáng tạo.
Còn những người nuôi chó là những thích nguyên tắc, và có tất nhiên là họ có tư duy logic.
Những người nuôi mèo thường là người sáng tạo
7. Mèo hợp với những người thế nào?
Với đầy đủ những tính cách trên, mèo khá phù hợp với những người:
- Làm việc bận rộn, ít thời gian.
- Ít di chuyển do tuổi già hoặc tình trạng sức khỏe không tốt.
- Thiếu thời gian,sức lực hoặc cảm hứng.
Mèo rất hợp với những người bận rộn với công việc
Các bạn có bao nhiêu lý do trong 7 lý do trên?
Bạn nghĩ thế nào về những điều này?
Vậy còn chờ gì nữa mà không chọn ngay cho mình một chú mèo làm bạn....
Bạn có muốn biết???
"Những điều bí ẩn về những con mèo hay kêu meo meo"
VietDVM team

Những lưu ý khi cắt đuôi cho cún
1. Tại sao phải cắt đuôi cho cún?
Từ xa xưa, hầu hết các giống chó hoạt động nhiều như các giống chó săn, chó chăn cừu, chó chiến đấu…đều được cắt đuôi để giảm cũng như đề phòng các chấn thương không cần thiết như: bị đánh bẫy, bị vướng vào bụi cây, gai nhọn, cứa vào đá hay bị các con vật khác tấn công.
Ngoài ra, việc cắt đuôi cũng giúp cho chúng không bị vướng trong khi chạy; nên vận tốc chạy của chúng sẽ nhanh hơn khi không cắt đuôi.
Bên cạnh đó, một số quan điểm cho rằng phải cắt đuôi để phòng một số bệnh như bệnh dại, hay có thể giúp cơ thể không tốn năng lượng để nuôi chiếc đuôi trong quá trình điều trị bệnh…dù vậy, đến nay ý nghĩa của cắt đuôi trong việc phòng và trị bệnh vẫn chưa được làm rõ.
Ngày nay, đa phần các quyết định cắt đuôi được ra chủ yếu do yếu tố thẩm mỹ và chạy theo mốt của từng địa phương là chính. Ví dụ như ở Việt Nam, một số giống chó như rotweiler hay fox đa phần người ta thường cắt đuôi cho “hợp mốt, thời thượng”.
2. Vậy cắt đuôi cho cún như thế nào thì đúng kỹ thuật?
Có 2 phương pháp cắt đuôi cho cún đang được dùng nhiều hiện nay đó là cắt ngay sau sinh và cắt lúc cún đã lớn.
Phương pháp 1: cắt đuôi ngay sau sinh.
Cách làm:
- Dùng 1 chiếc Panhs kẹp máu có răng, bôi cồn sát trùng xung quanh vùng đuôi và rửa sạch hậu môn, đuôi.
- Kẹp chặt đúng chỗ muốn cắt (thường cách gốc đuôi khoảng 3-5 cm).
- Lấy tay cầm phần đuôi ngoài chiếc panh vặn dứt khoát, đuôi rời ra rất dễ.
- Giữ panh trong 30 giây rồi nhả ra.
- Chấm cồn Iod vào vết cắt (thực ra là vết vặn vì dạng sụn không phải cắt) và thả luôn vào cho chó Mẹ liếm, không phải khâu.
Ưu điểm
Đuôi hoàn toàn dưới dạng sụn nên khi cắt cún không đau và chóng lành.
Vị trí cắt rất dễ ưng ý.
Đơn giản và dễ thực hiện.
Nhược điểm
Cún vừa mới sinh, sức đề kháng còn thấp nếu chịu nhiều stress quá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Phương pháp 2: cắt đuôi khi cún đã lớn (thông thường khoảng 7-14 ngày tuổi).
Cách làm
- Đánh dấu vị trí cần cắt và sát trùng cẩn thận.
- Tiêm thuốc gây tê cục bộ quanh đốt cắt và chờ 1 lúc.
- Dùng dao mổ sắc cắt xung quanh vị trí đánh dấu đó.
- Nếu cún bé: không cần khâu lại.
- Nếu cún lớn: khâu thắt túi ở phần đuôi vừa cắt.
- Sát khuẩn lại toàn bộ phần đuôi vừa cắt.
Ưu điểm
Sức đề kháng của cún tốt hơn lúc mới sinh nên sẽ ít bị sốc hơn nếu ta làm tốt.
Nhược điểm
Cún đã lớn nên sẽ đau hơn, thậm chí nếu gây tê không cẩn thận có thể dẫn đến các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng khi cún bị stress nặng như: cún bị chậm lớn, nhiễm trùng máu…
Sau 7 ngày, phần xương đuôi đã chuyển từ sụn thành xương cứng nên vết thương lâu lành hơn.
3. Hai quan điểm trái chiều và tình trạng pháp lý hiện nay.
Tuy việc cắt đuôi có đem lại một số lợi ích nhất định cho cún lẫn chủ và cũng được khá nhiều người trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng một quan điểm như trên nhất là đối với các mục đích như thẩm mỹ.
Hiện nay, nhiều quốc gia cấm việc cắt, ghép đuôi vì họ xem xét đây là việc làm không cần thiết, gây đau đớn cho con và ảnh hưởng đến quyền lợi của con vật. Tại châu Âu, việc làm này bị cấm ở tất cả các quốc gia đã thông qua “công ước châu Âu về bảo hộ quyền lợi động vật”. Một số quốc gia còn lại không cấm cắt đuôi cho vật nuôi.
Như vậy, cho dù là với mục đích gì thì hãy tìm hiểu thật kỹ về luật pháp cũng như kỹ thuật để đưa ra một quyết định đúng đắn nhất xem có nên cắt đuôi cho cún không bạn nhé.
VietDVM team tổng hợp

Một ca bệnh Parvovirus trong thực tế.
Parvo là virus gây bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm với đặc trưng là hiện tượng thai gỗ có nhiều kích thước khác nhau. Trong những kỳ trước, VietDVM đã cung cấp cho các bạn các thông tin liên quan đến bệnh từ sự nguy hiểm của bệnh, cách virus gây bệnh cho đến cách chẩn đoán nhận biết, điều trị bệnh.
Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào bệnh cũng rõ ràng, đơn giản như chúng ta nghĩ. Dưới đây là một ví dụ điển hình cho sự phức tạp của bệnh tại một trang trại ở Tây Ban Nha: trại nhiễm cùng lúc parvovirus và PRRS (bệnh tai xanh). Hy vọng sẽ giúp quý độc giả có thêm những kinh nghiệm hữu ích có thể ứng dụng vào thực tế.
Mô tả trang trại
Trang trại nằm ở phía tây bắc của Tây Ban Nha, tương đối tách biệt với các trang trại khác.
Quy mô 1000 heo nái. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được nuôi tại cùng một vị trí, giai đoạn 3 (5000 heo vỗ béo) được bố trí cách đó 1km. Những heo còn lại được bố trí ở một khu vực yên tĩnh khác cách biệt với heo ở giai đoạn 1 và 2.
* Trạng thái bệnh:
- Trại dương tính với PRRS (bệnh tai xanh), suyễn (mycoplasma), APP, cảm cúm, ghẻ và viêm ruột.
- Âm tính với viêm mũi và giả dại.
*Heo đã được làm vaccine phòng một số bệnh như:
- Circo (PCV2).
- Suyễn (mycoplasma).
- PRRS (bệnh tai xanh): Mỗi heo hậu bị thay thế đàn được tiêm 1 mũi vaccine sống và sau đó nhắc lại thêm 1 lần nữa.
- Cúm.
- Coli-Clostridium.
- Parvovirus - đóng dấu heo:
+ Heo hậu bị thay thế đàn: Tiêm 1 mũi vào lúc 6 tháng tuổi, sau đó nhắc lại thêm 1 lần nữa.
+ Heo nái dạ (heo đẻ từ lứa thứ 2 trở đi): Tiêm nhắc lại định kỳ vào ngày thứ 7 sau khi sinh.
*Tỷ lệ thay thế đàn:
Thông thường là 45%/năm, heo hậu bị thay thế trung bình 100kg/con cứ như vậy cho đến cuối năm 2013. Sang đầu năm 2014, trại quyết định đầu tư mua heo nái bà (grandmothers sow). Heo hậu bị thay thế đàn vẫn được nhập vào trại cho đến cuối năm 2014. Đầu năm 2015, trại đã bắt đầu có thể tự cung cấp heo hậu bị thay thế cho riêng mình.
Các triệu chứng ban đầu:
Vào tháng 3 năm 2014, công nhân trong trại báo cáo và gửi những bức ảnh triệu chứng lâm sàng đầu tiên:
- Sẩy thai vào giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai.
- Heo con sơ sinh yếu.
- Thai chết lưu.
- Thai gỗ.
- Heo nái sốt, cạn sữa, số con/lứa ít.



Tình trạng khi thăm trang trại.
Chúng tôi lập tức đến thăm trang trại khi nhận được những hình ảnh triệu chứng lâm sàng khá nghiêm trọng.
Khi thăm trại, chúng tôi nhận thấy một lượng lớn heo nái bị sẩy thai, khoảng 30% trong 4 dãy chuồng liên tục trong nhiều tuần liền. Heo nái dạ bị mất sữa nghiêm trọng; đồng thời tỷ lệ heo con yếu, chết lưu, thai gỗ, heo con có khả năng sống sót kém tăng cao.
Kết quả làm số heo con cai sữa/nái giảm từ trung bình 11,5 con/nái xuống còn 3,2 con/nái. Trong vòng một tháng tiếp theo sau đó tình trạng này vẫn tiếp diễn nhưng mức độ nghiêm trọng giảm xuống. Bệnh xuất hiện trên heo nái hậu bị và heo nái nhiều lứa với cùng mức độ nghiêm trọng như nhau.
Khi phân tích các biểu hiện lâm sàng trên mỗi chu kỳ mang thai, chúng tôi nhận thấy những điểm khác biệt khá rõ ràng:
- Heo nái tơ (đẻ lứa đầu): một vài heo con sơ sinh vẫn còn sống sót, heo con sinh ra yếu, thai gỗ với nhiều kích thước khác nhau, không có trường hợp heo nái mất sữa.
- Heo nái dạ đẻ nhiều lứa - hoàn toàn giống các triệu chứng trong bệnh PRRS (bệnh tai xanh): thai chết lưu, heo con yếu, kích thước thai gỗ to đều nhau, heo nái mất sữa, sốt, heo con có tỷ lệ tử vong cao.


Chẩn đoán.
Xem xét các biểu hiện lâm sàng, chúng tôi nghi ngờ sự có mặt của Parvovirus và PRRS (bệnh tai xanh) nên các xét nghiệm được tiến hành trên heo nái hậu bị và heo nái dạ có triệu chứng bệnh.
Kết quả xét nghiệm cho thấy:
- Đối với heo nái tơ:
Parvovirus: + tính.
PRRS virus: - tính.
- Heo nái dạ đẻ nhiều lứa:
Parvovirus: - tính.
PRRS virus: + tính.
Như vậy, sự nghi ngờ của các bác sỹ điều trị là hoàn toàn đúng. Trong khi heo nái hậu bị được bảo vệ khỏi virus PRRS (bệnh tai xanh) nhưng lại nhiễm Parvovirus gây hiện tượng thai gỗ ở nhiều lứa tuổi khác nhau thì heo nái dạ lại hoàn toàn ngược lại.
Tại sao lại để xảy ra điều này?
Do heo nái dạ chưa kịp chủng ngừa nhắc lại vaccine PRRS (bệnh tai xanh) nhưng lại được bảo vệ bởi vaccine Parvovirus. Các triệu chứng lâm sàng của chúng được lý giải một cách logic với sự tuần hoàn của virus PRRS (bệnh tai xanh).
»› Tổng hợp kiến thức về bệnh tai xanh (PRRS) bạn cần nắm rõ
Với heo nái tơ, chúng được bảo vệ chống lại virus PRRS (bệnh tai xanh) như một hệ quả của việc tiêm phòng trước khi bước vào khai thác. Nhưng tại sao chúng không được bảo vệ chống lại Parvovirus dù đã được chủng ngừa trước đó?
Chỉ có một câu trả lời duy nhất cho trường hợp này: đó là có sự can thiệp của kháng thể mẹ truyền làm mất tác dụng của vaccine Parvovirus.
Để khẳng định chắc chắn những nghi ngờ trên, chúng tôi tiến hành lấy mẫu máu của những heo con F1 đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy nồng độ kháng thể mẹ truyền trên heo con cao cho đến tận lúc heo 7 tháng tuổi → dẫn đến giảm hiệu quả vaccine → heo con không được bảo vệ.
Các biện pháp xử lý:
01 Virus PRRS (bệnh tai xanh): Tiêm vaccine sống với heo nái cũng như heo con 21 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại bằng vaccine bất hoạt vào ngày thứ 90 của chu kỳ mang thai.
Lịch trình tiêm chủng đang được áp dụng là:
- Tiêm phủ bằng vaccine sống 2 lần/năm (6 tháng 1 lần).
- Sau đó tiêm vaccine bất hoạt vào ngày thứ 90 của thai kỳ.
- Heo nái hậu bị: tiêm vaccine sống 2 lần/năm, 50 ngày sau mũi tiêm cuối cùng được chăm sóc chu đáo và theo dõi hàm lượng kháng thể thường xuyên.
02 Parvovirus: parvo được tiêm 3 lần trong giai đoạn hậu bị (22 tuần tuổi, 27 tuần tuổi và 2-3 tuần trước khi phối), cần chuẩn bị để mũi 3 được tiêm vào trước khi phối lần 1 trong khoảng 21 -14 ngày. Những heo nái dạ được nhắc lại vaccine parvo trong quá trình nuôi.
03 Các biện pháp an toàn sinh học trong trại đã được cải thiện.
04 Giảm vận chuyển heo nái đang trong chu kỳ.
05 Giảm vận chuyển cả heo con cho đến khi chúng đạt trọng lượng mong muốn mới di chuyển ra khu vực khác.
Trường hợp ngoài dự tính:
Sau khi áp dụng các biện pháp phòng và khắc phục như trên, trại dần trở về trạng thái bình thường, nhưng một tình huống không lường trước đã xẩy ra: 20% heo nái dạ bắt đầu có hiện tượng thai gỗ với nhiều kích thước khác nhau trong suốt mùa hè năm 2014. Số thai gỗ tăng từ 1% cho đến 5%.

Sau khi lần theo các heo nái bị ảnh hưởng, quan sát triệu chứng thì thấy đa phần những heo này bị sẩy thai ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc những heo nái này trước đó đã được cai sữa sớm vì heo con chết hết do virus PRRS (bệnh tai xanh) tuần hoàn gây bệnh hay chỉ còn lại 1 số ít heo con sống sót do bị nhiễm parvovirus.
Chuyện gì đã xảy ra?
Câu trả lời là các heo nái dạ trên đã không được chủng ngừa chống lại Parvovirus vào ngày thứ 7 của chu kỳ tiết sữa (sau sinh 7 ngày) nên heo mẹ không có được miễn dịch trong lần mang thai tiếp theo (vì vaccine parvo không tiêm lúc heo mang thai).
Như vậy heo nái dạ đã không được chủng ngừa vaccine parvo gần 2 chu kỳ liền, trong khi hiệu quả miễn dịch của vaccine chỉ có tác dụng trong khoảng 4-5 tháng, nếu tính cả kháng thể mẹ truyền nữa là 6 tháng. Còn mần bệnh thì có thể tồn tại trong chuồng đến 2 năm và tồn tại trên cơ thể heo nái đến 9 tháng.
Chúng ta đã học được những gì từ trường hợp này?
01 Tuyệt đối không được nới lỏng các biện pháp an toàn sinh học dù cho chỉ 1-2 ngày vì mầm bệnh có thể xâm nhập nhanh chóng và gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
02 Ngay cả khi trại nhiễm virus PRRS (bệnh tai xanh) thì không phải mọi vấn đề đều do PRRS (bệnh tai xanh) mà ra. Cần bình tĩnh chẩn đoán chính xác, đầy đủ các nguyên nhân gây bệnh một cách rõ ràng, kịp thời.
03 Điều quan trọng nữa là thường xuyên kiểm tra nồng độ kháng thể của parvovirus trên heo nái hậu bị vì chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine parvo và gây những thiệt hại đáng tiếc.
04 Chúng ta cần nhớ tiêm chủng vaccine parvovirus cho toàn bộ heo nái trước ngày cai sữa để đảm bảo sự bảo hộ cho lứa đẻ tiếp theo. Hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu số lượng heo nái chưa được tiêm chủng quá lớn (>20%) và thậm chí còn nghiêm trọng hơn nữa khi có sự xuất hiện của PRRS (bệnh tai xanh) cùng lúc giống như trường hợp của trang trại này.
VietDVM team dịch.
(theo pig333).

Heo xuất bán sang Campuchia tăng mạnh
Trong vòng 5-6 ngày trở lại đây con số heo được đóng dấu kiểm dịch xuất bán ngoại tỉnh lên tới khoảng 8.000-9.000 con.
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi
»› Trung Quốc cũng muốn 'giải cứu' heo Việt? Quốc
»› Cơ hội xuất khẩu hàng nghìn tấn thịt heo sang Hàn Quốc
Sáng nay, tại Hội nghị Giao ban thảo luận các biện pháp tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, do Cục Chăn nuôi tổ chức, ông Phan Minh Báu, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Nai, cho biết, heo ở tỉnh này xuất bán sang Campuchia đang tăng mạnh.

Nếu như trước đây, mỗi ngày, cơ quan chức năng Đồng Nai đóng dấu kiểm dịch cho khoảng 4.200 con heo xuất bán ngoại tỉnh, thì trong vòng 5-6 ngày trở lại đây con số này lên tới khoảng 8.000-9.000 con.
»› Giá heo hơi Đồng Nai cán mốc 28.000đ/kg
Lượng heo này được đưa về tiêu thụ ở TP HCM, và đi một số tỉnh giáp biên giới Tây Nam để bán sang Campuchia. Đây là thông tin đáng mừng trong bối cảnh XK tiểu ngạch sang Trung Quốc vẫn đang rất hạn chế (chỉ khoảng 1.000 con/ngày).
Từ ngày 30/4 đến nay, các Hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đã mở được 12 điểm bán thịt heo an toàn, giá rẻ ở các khu dân cư, khu công nghiệp, với giá bán lẻ bình quân 60.000 đ/kg để kích thích tiêu dùng thịt heo.
Nhiều tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp … ở Đồng Nai đã vào cuộc tham gia giải cứu thịt heo. Một số nhà thờ đã tổ chức tiêu thụ thịt heo do giáo dân chăn nuôi.
Theo: Sơn Trang
Nguồn: Báo Nông Nghiệp

Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại miền Bắc tuần 19 năm 2017
Giá heo hơi tại các tỉnh miền Bắc nước ta trong tuần 19/2017 không có nhiều biến động. Mức giá heo hơi tại các địa phương vẫn chênh lệch nhau khá nhiều và chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Cụ thể, giá heo hơi tại Thái Nguyên đạt 19.000 đ/kg, Hà Nam 18.000 đ/kg - 19.000 đ/kg (heo loại 140kg - 170kg). Một số địa phương khác giá heo hơi cao hơn như Hưng Yên 21.500 đ/kg (Tuy nhiên giá này đã giảm 2.000 đ/kg, trước đó giá heo hơi đạt 23.000 đ/kg).
Giá heo hơi tại các địa phương có sự chênh lệch nhau khá nhiều, kể cả ngay trong cùng địa phương giá heo hơi cũng khác nhau tương đối nhiều.
»› Cập nhật tin tức biến động thị trường
»› Người chăn nuôi gà Đồng Nai lỗ tới 8.000 đ/kg
»› Giá cả thị trường miền Nam tuần 19 năm 2017 (08 - 14/05/2017)

Tuy giá heo hơi đã tăng tại một số khu vực nhưng không đồng bộ và vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan và tình hình thị trường còn khá phức tạp nên bà con vẫn chủ động trong chăn nuôi.
Giá heo giống siêu giữ ở mức 350.000đ/con.
Các sản phẩm gia cầm một số địa phương giảm nhẹ do tác động của dịch cúm gia cầm.
»› Tình hình dịch cúm gia cầm Việt Nam đến ngày 15/05/2017
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 19/2017 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
VietDVM team tổng hợp

Trường hợp này mô tả một ổ dịch trong một trang trại chăn nuôi heo thương phẩm và khó để cắt được ổ dịch nếu không có sự can thiệp của vaccine. Kể từ năm 2014, số lượng các ca bệnh phù thũng lại tăng lên mà người ta không thể lý giải được lý do vì sao nó xuất hiện trở lại.
>>> Kinh nghiệm thực tế xử lý Salmonella và PVC2 gây bệnh ngay sau khi cai sữa
Bệnh phù thũng (tên tiếng anh là Bowel Oedema – BO) là một bệnh thần kinh cấp tính xảy ra chủ yếu trên heo con sau cai sữa với tỷ lệ tử vong cao. Trong những năm 1960 và 1970, nó là một căn bệnh vô cùng phổ biến tại châu Âu, nhất là tại Anh và trở thành một trong những nguyên nhân chính gây tử vong heo con sau cai sữa 1-2 tuần. Tại thời điểm đó, nhiều heo con không được cai sữa cho đến 5 tuần tuổi.
Vào những năm cuối thập niên 1970, trước khi cai sữa heo con được chuyển tới chỗ ở tốt hơn và có chế độ ăn riêng với lượng sữa không béo nhiều hơn nên bệnh đã biến mất trên phần lớn các đàn heo.
Kinh nghiệm của tác giả cho thấy, từ năm 1981-2015, trên các trang trại chăn nuôi heo ở Anh và ở các nước khác, người ta đã chứng kiến 3 trường hợp heo con phù thũng như sau:
- 2 trường hợp xảy ra trên 2 trang trại quy mô nhỏ với điều kiện vệ sinh kém. Trong cả hai trường hợp, bệnh xảy ra khá nhanh và không để lại nhiều dấu vết.
- Trường hợp còn lại xảy ra trên một trang trại chăn nuôi heo thương phẩm vào năm 1990, bệnh diễn ra trong vòng khoảng 4 tuần và từ đó trở về sau, người ta rất ít khi nhìn thấy sự xuất hiện của bệnh.
Tuy nhiên, kể từ năm 2014, nhiều ca bệnh BO đã được báo cáo tại Anh, Ireland và ở các quốc gia lục địa châu Âu cho dù người ta vẫn chưa thể xác định lý do vì sao nó xuất hiện trở lại. Trường hợp ca bệnh trong nghiên cứu dưới đây mô tả một ổ dịch trong một trang trại chăn nuôi heo thương mại, đây cũng là đối tượng trại mà dịch nổ ra khá mạnh mẽ thậm chí thuốc chủng ngừa cũng không thể phát huy tác dụng hay ngăn cản được bệnh.
Mô tả trang trại nơi xảy ra bệnh phù trên heo
Toàn bộ heo nhiễm bệnh nằm trong dãy chuồng heo con cai sữa và dãy chuồng heo thịt của một trang trại có quy mô 725 heo nái sinh sản.
Mỗi tuần có khoảng 360 heo con được di chuyển đến 1 trong 8 dãy chuồng heo cai sữa, mỗi dãy có 6 ô chuồng với độ tuổi trung bình của heo là 29 ngày tuổi.
Tình trạng sức khỏe của các đối tượng heo là thông thường với các bệnh như tai xanh (PRRS), circo (PCV2) và viêm phổi địa phương. Toàn bộ heo nái được chủng ngừa đóng dấu heo và E.coli thường xuyên. Heo con được tiêm chủng PCV2 lúc 3 tuần tuổi.
Tại thời điểm 7 tuần rưỡi sau cai sữa, toàn bộ ô chuồng được để trống, rửa sạch và sát trùng kỹ lưỡng. Khi heo con kết thúc giai đoạn cai sữa và được khoảng 35kg, người ta chuyển heo đến các ô chuồng heo thịt.
Các dãy chuồng (A1 như trong hình) là một phần của một nhóm được bố trí là nơi nuôi nhốt heo nái tơ hậu bị và sau đó cung cấp heo nái thương phẩm cho 5 dãy chuồng khác. Mầm bệnh BO trước đây đã được tìm thấy trên 2 trong số 5 dãy chuồng này (A2 và A3) và sau đó là trên A4.
Đàn vỗ béo và trại giống bố mẹ chưa thấy mầm bệnh xuất hiện. Tương tự như vậy, nửa còn lại của trang trại - các dãy chuồng B không thấy mầm bệnh xuất hiện. Việc BO xuất hiện tại các trang trại trung tâm (A2,A3,A4) sẽ làm bệnh có thể lây lan nhanh chóng theo cấp số nhân.

Dãy chuồng cho heo con cai sữa có 2 kiểu:
1. Bốn phòng “cũ”, với những tấm gỗ lát chuồng không đầy đủ, xuống cấp, giữ nhiệt kém, rất dễ nhiễm bệnh do vệ sinh kém, đặc biệt là các bệnh ngoài da và tiêu chảy.
2. Bốn phòng “mới” với các thanh gỗ lát chuồng đầy đủ, môi trường sạch sẽ, ấm áp.
Vào giai đoạn cai sữa, mỗi heo con được tiêm 2500ppm kẽm trong giai đoạn đầu từ 11-13 ngày, cùng với một chất phụ gia là axit based benzoic. Sau đó, những heo con trong bốn phòng “cũ” được cho ăn với khẩu phần có trộn thêm thuốc kháng sinh Tmlincomicyn và spectynomicin trong 28 ngày. Heo trong phòng “mới” ăn thức ăn cho heo thịt giai đoạn 1 và không có thuốc kháng sinh trong khẩu phần.
Tỷ lệ heo con tử vong trong giai đoạn từ cai sữa đến 11 tuần rưỡi là dưới 2% vào năm 2015.
Các biểu hiện lâm sàng trên heo con
Vào giữa tháng 3 năm 2016 trang trại báo cáo xuất hiện bệnh thần kinh trên heo con cai sữa – gần 16 ngày trước đó, tất cả heo con cai sữa đều đã chết. 10 heo con chết trong tuần đầu tiên, sau đó mỗi tuần đều có 5 heo con chết trong 2 tuần tiếp theo.
Khám nghiệm lâm sàng và điều tra dịch bệnh được các bác sỹ thú y tiến hành vào tuần thứ 2 trong 3 tuần. Người quản lý trang trại thừa nhận có sự tương đồng với trường hợp nhìn thấy một vài tháng trước đó trên đàn A3.
Tình trạng chi tiết của trang trại được quản lý tiết lộ như sau:
1. Cả 2 đàn heo con cai sữa bị bệnh đều không có biểu hiện gì bất thường về tuổi tác hay cân nặng trước lúc chết.
2. Heo con có biểu hiện thèm ăn tốt và khẩu phần ăn được điều chỉnh như bình thường, nghĩa là lúc bị bệnh heo vẫn đang ăn chế độ ăn của heo cai sữa.
3. Hai nhóm heo bị bệnh được nuôi trong dãy chuồng “cũ” nên trong thức ăn có bổ sung kháng sinh lincomicyn và spectynomicin tại thời điểm heo chết.
4. Tất cả các trường hợp tử vong cấp tính đều xảy ra trên heo từ 15-18 ngày sau khi cai sữa, khoảng 4-7 ngày sau khi kết thúc chế dộ ăn cho heo giai đoạn cai sữa và sau khi tiêm kẽm cho heo con được 4 ngày.
5. Tất cả những heo con chết đều trong tình trạng cấp tính, heo đang khỏe mạnh bình thường. Một số được tìm thấy khi đã chết hoặc sắp chết. Không có trường hợp nào được tìm thấy khi heo đang ủ bệnh để tiêm kháng sinh Amoxycillin LA.
>>> Tìm thấy gen kháng Colistin mới ở Trung Quốc
Khám nghiệm tử thi kiểm tra 2 heo chết cấp tính thu được một số kết quả như sau:
- Phù nề xuất hiện không rõ ràng trên các đoạn màng treo dạ dày.
- Đầu và mắt sưng to.
- Phù nề dưới da trên hộp sọ.
- Sưng và phù nề màng treo ruột đoạn đại tràng xoắn ốc.
- Não có rỉ nước.




Các thí nghiệm còn cho thấy kết quả như sau:
1. Phân lập được E.coli0139 K82 (E4) từ ruột của một heo bệnh và từ hỗn hợp ruột các heo bệnh pha trộn với nhau.
2. Yếu tố độc lực E.coli F18 (fedA) và ST x 2 (một tiểu đơn vị) được xác định bởi gen độc lực multiplex PCR.
3. Mô bệnh học của não đã xác định hiện tượng heo bị phù các mạch máu não.
>>> kiểm soát bệnh E.coli sưng phù trên heo như thế nào?
Do đó việc chẩn đoán được xác nhận là heo con bị bệnh phù thũng (hay còn gọi là Bowel Oedema - BO). Các kháng sinh nhạy cảm với E.coli E4 được thể hiện trong bảng sau.
Các hành động ban đầu.
Sau khi khám nghiệm tử thi, trang trại được chỉ định dùng kháng sinh Trimethoprim/sunphamethoxazone cho bất kỳ trường hợp heo bị bệnh nào (khi đó chưa có kết quả kháng sinh đồ như trên bảng).
>>> Sơ đồ phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi
Tuy nhiên, không có hành động nào được tiến hành ngay lúc đó để ngăn chặn dịch bệnh vì người ta không có bất kỳ dữ liệu nào để chọn được loại thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp cả nên họ đã quyết định chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Theo sát tình hình.
Các trường hợp bệnh lâm sàng và tử vong giảm dần và không có trường hợp heo con bị BO trong vòng 18 tuần sau đó, kết quả này biện minh cho quyết định không can thiệp ngay lập tức từ ban đầu là có lý.
Tuy nhiên, sau đó bệnh tiếp tục quay lại với mức độ nặng hơn vào ngày 04/08/2016 và làm chết 26 heo con ở độ tuổi sau cai sữa 16 ngày trong dãy chuồng “cũ”.
Dựa trên các kết quả chẩn đoán trước đây, chủ trại đã quyết định thay thế thuốc trộn trong thức ăn bằng kháng sinh Apramycin, thuốc tiêm vẫn cho hiệu quả không cao nên người ta chỉ trộn. Kết quả của sự thay đổi này là gần như ngay lập tức và rất đáng lo ngại. Số heo con tử vong tại 16 ngày sau khi cai sữa dừng lại nhưng bệnh lại xảy ra sau đó với số heo con chết cao hơn trước (xem hình 7) bao gồm cả những heo con trong dãy chuồng “mới”.

Sau nhiều tuần không khống chế được tình hình, các bác sỹ thú y quyết định sử dụng vaccine độc tố Stx2e tiêm cho toàn bộ heo con trong trại, mỗi con một mũi duy nhất 1ml sao cho heo con thuộc các nhóm 1,2,3,4 tuần tuổi đều được tiêm phòng. Sau đó, tất cả heo đã được tiêm phòng vào ngày thứ 4.
Trong vòng 12 tuần heo bị bệnh, tỷ lệ tử vong trung bình của heo con giai đoạn từ cai sữa đến 11,5 tuần tuổi là 6,25% và cao nhất là 16% so với tỷ lệ tử vong bình thường có thể chấp nhận được là 1,5%. Như vậy, số chênh lệch (6,25-1,5=4,75%) chính là số heo chết do bị bệnh phù ruột.
>>> Bệnh PED trên heo gây mỏng thành ruột
Tuy nhiên, một số ca tử vong đã được mô tả là không cấp tính – có thể là một biểu hiện mãn tính của BO hoặc do PMWS (hội chứng suy nhược đa hệ thống sau cai sữa) kết hợp với sự can thiệp của vaccine PCV2 và vaccine BO. Kháng sinh Apramycin đã ngay lập tức được loại bỏ khỏi chế độ ăn của heo con, chế độ ăn có bổ sung 2 kháng sinh lincomicyn và spectynimicin tiếp tục được sử dụng cho heo trong dãy chuồng “cũ”. Heo con trong dãy chuồng “mới” vẫn giữ nguyên chế độ ăn không bổ sung kháng sinh vượt quá 12-14 ngày sau cai sữa. Oxit kẽm và acid hữu cơ vẫn còn tồn dư trong khẩu phần ăn của heo con.
>>> Mối liên quan giữa bệnh Circo (PVC2) và Tai xanh (PRRS)
Kể từ khi bắt đầu tiêm chủng vaccine cho heo con – kể cả những heo con được chủng ngừa lúc cai sữa – tỷ lệ tử vong trung bình giảm xuống còn 1% và các biểu hiện lâm sàng của BO gần như là biến mất.
Thảo luận.
Một số câu hỏi đã được nêu ra như là kết quả cho trường hợp này như sau:
1. Tại sao BO lại xuất hiện trở lại với mức độ ngày càng nặng kể từ năm 2015? Nguyên nhân ở đây là gì?
2. Tại sao bệnh chỉ xuất hiện ở một phía của trại (các dãy chuồng A) mà không phải là trong các dãy chuồng heo giống bố mẹ? Điều này vẫn còn là một bí ẩn.
3. Tại sao bệnh ảnh hưởng đến heo con ở độ tuổi muộn hơn so với các trường hợp lịch sử trước đó? Điều này có thể là do:
a. Ngày xưa, những năm 1960 của thập niên 70, tuổi cai sữa của heo con muộn hơn bây giờ. Heo vẫn chết lúc 6-7 tuần tuổi.
b. Do ảnh hưởng của các chất phụ gia như kẽm oxit hay axit hữu cơ, bệnh chỉ xảy ra sau khi ngừng sử dụng các chất phụ gia đó. Kinh nghiệm thực tế cho thấy chăn nuôi nếu muốn kiểm soát được BO thì cần mở rộng độ tuổi được sử dụng kẽm oxit hay axit hữu cơ trong thức ăn. Tuy nhiên trong trường hợp thực tế này cho thấy bệnh có thể giảm đi nhưng có thể sẽ bùng lên sau đó.
4. Tại sao điều trị bằng Apramycin lại làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh? Được biết, khi một số chủng E.coli có phản ứng với sự rối loạn trật tự các nucleotit của chính nó hoặc khi chúng bị áp lực oxy hóa từ các thực khuẩn thể (là một thể ăn vi khuẩn) thì chúng sẽ có xu hướng sản xuất độc tố. Vì kiểm tra độ nhạy của kháng sinh Apramycin thì thấy nó vẫn có tác dụng với vi khuẩn E.coli nên trong trường hợp này chúng ta chỉ có thể phỏng đoán là vi khuẩn đã sản sinh ra độc tố làm bệnh bị trở lại nặng hơn.
5. Nhiều trường hợp các kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid tương tự khác cũng được báo cáo giống như Apramycin.
Kết luận.
BO là một bệnh thần kinh trên heo con cai sữa mà thông thường người ta hay nhầm lẫn với bệnh viêm màng não. Rất khó để điều trị BO khi nó đã xảy ra, thực tế cũng chứng minh sự khó khăn khi muốn kiểm soát BO bằng kháng sinh như thế nào. Chủng ngừa BO bằng vacicne độc tố là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay.
Tiến Dũng biên dịch.
(theo pig333).

Mục tiêu:
Giúp thoải mái và không stress trên heo nái trước khi sinh với giấy vụn.
Cụ thể:
Chúng ta đều biết việc sử dụng giấy vụn trong các ô chuồng đẻ là rất hữu ích trong việc làm giảm tỷ lệ heo con cắn nhau. Nhưng việc sử dụng giấy vụn có ích như thế nào với heo nái thì không phải ai cũng biết và quan tâm. Dưới đây là những phân tích, dẫn chứng đã được chứng minh bằng kết quả thực tế rằng giấy vụn có thể giúp loại bỏ các stress trên heo nái trước khi sinh.

Với những ô chuồng có rải giấy vụn trước khi heo nái sinh, heo con được sinh ra trong một môi trường thoải mái hơn, ít bị trượt trên sàn nhựa khi vừa sinh ra hơn nên hạn chế stress trên heo con. Nhiệt độ trong ô úm cũng được cải thiện tăng cao hơn bình thường khoảng 50C (theo Casanovas, 2011).
Với heo con là vậy, với heo nái thì như thế nào? Phát hiện này giống như một sự đổi mới, đột phá của vấn đề phúc lợi động vật trong thời điểm đặc biệt và khó khăn này bởi vì với điều kiện chăn nuôi hiện nay, heo nái không thể “làm tổ” của nó giống như môi trường hoang dã được. Trong môi trường tự nhiên, heo nái sẽ làm tổ trước khi sinh 1-2 ngày.
Việc không có một “cái tổ” trước khi sinh làm cho tình trạng rối loạn, stress trên heo nái càng rõ rệt và bằng chứng là sinh non, cắn các thanh sắt, ủi, húc lung tung trong ô chuồng đẻ, nhịp tim và nhịp thở tăng vì tình trạng bức bối, khó chịu.
Theo Yun và các cộng sự, năm 2014, việc cung cấp các vật liệu phù hợp cho heo mẹ làm tổ làm gia tăng nồng độ Oxytocin trong máu (là hoocmone kích thích tăng cường co bóp cơ trơn → giúp cơ trơn tử cung co bóp →kích thích heo nái sinh con thuận lợi hơn).
Nếu bạn muốn quan sát sự khác biệt, rất dễ dàng! Bạn chỉ cần cho giấy vụn vào trong ô đẻ, mọi biểu hiện của heo nái là rất rõ ràng. Chỉ cần một ít giấy vụn trước mõm cho heo hoặc trong tầm với của chúng là đủ để chúng sản sinh Oxytocin – việc này giống như việc chúng ta tiêm Oxytocin để kích thích heo nái sinh vậy! (tiêm Oxytocin dễ gây stress trên heo nái hơn là việc Oxytocin sinh ra tự nhiên như trên).
Lưu ý:
- Chúng ta nên chọn loại giấy báo, giấy viết bình thường không có thành phần polyme để tránh tình trạng giấy không tan làm tổn thương đường ruột của heo cũng như làm tắc cống thải phân.
- Giấy phải được nghiện nhỏ (giấy vụn - như trong video) rồi mới nên cho vào chuồng heo.
Như vậy, dù rất đơn giản nhưng đây là một mẹo vô cùng hữu ích cho các chủ trang trại, nó không chỉ giúp giảm stress trên heo nái trước khi sinh mà thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của heo nái và từ đó giúp tăng lợi nhuận trong chăn nuôi.
Phạm Nga biên dịch
(theo pig333)