Thị trường thịt quý I năm 2015 và dự báo

Published in Chăn nuôi Việt Nam
| Ngày26/04/2015

Giá thịt lợn biến động không nhiều trong suốt tháng 1 và tháng 2, sang đến tháng 3 giá liên tục giảm mạnh.Trong quí I, giá thịt gà chỉ tăng cao vào tuần thứ 3 của tháng 2 (tuần Tết Nguyên đán), sau đó liên tục giảm sâu. Nguồn cung tăng cao, dự đoán giá vẫn đứng ở mức thấp.

Diễn biến thị trường

* Diễn biến giá

Thịt lợn: Trong tháng 3/2015 giá thịt lợn tại phía Bắc diễn biến theo xu hướng giảm. Tại thị trường Hà Nội, thịt lợn hơi lai từ mức 44.500đ/kg vào đầu tháng, giảm xuống mức 42.000 đ/kg vào những ngày giữa tháng và giảm tiếp xuống 41.000 đ/kg vào cuối tháng; còn đối với thịt lợn siêu nạc cũng giảm từ mức 53.000 đ/kg đầu tháng, xuống mức 50.000 đ/kg cuối tháng.

 

Giá thịt tháng quý I năm 2015  (ảnh minh họa)

 

Tuy nhiên, tại thị trường phía Nam, giá thịt lợn chỉ biến động nhẹ. Cụ thể tại An Giang, giá lợn hơi ổn định mức 48.000 đ/kg trong suốt 3 tuần đầu tháng, sau đó giảm nhẹ xuống mức 47.000 đ/kg vào tuần cuối tháng.

Tính chung trong cả quí I/2015, giá thịt lợn tăng giảm thất thường nhưng biến động không nhiều trong thời gian từ đầu tháng 1 đến tuần cuối tháng 2; sau đó giá sụt giảm mạnh cho đến cuối tháng 3. Cụ thể như: tại thị trường Hà Nội, giá thịt lợn hơi luôn dao động quanh mức 46.000 – 47.500 đ/kg từ đầu tháng 1 đến ngày 25/2; sau đó từ ngày 26/2 giá giảm xuống mức 44.500 đ/kg và giảm tiếp đến mức 41000 đ/kg trong tuần từ 16- 21/3/2015. Tương tự như vậy, giá lợn hơi siêu nạc cũng từ mức 53.000 – 54.000 đ/kg trong tháng 1 và tháng 2, giảm xuống mức 52.000 đ/kg vào đầu tháng 3, sau đó giảm tiếp xuống 50.000kg vào ngày 21/3. 

 

Diễn biến giá lợn hơi tại Hà Nội, An Giang quí I/2015 

Nguồn: Vinanet

 

Thịt gà: Giá thịt gà trong tháng 3/2015 diễn biến thất thường, tăng dần từ đầu tháng đến hết tuần đầu tháng 3, sau đó giảm giá liên tục cho tới những ngày cuối tháng 3. Cụ thể: gà mái ta sống từ mức 93.000 đ/kg đầu tháng, lên mức 100.000 đ/kg vào ngày 6/3 và duy trì mức giá này đến ngày 9/3, sau đó tiếp tục giảm dần, xuống 92.000 đ/kg vào ngày 22/3/2015. Đối với gà công nghiệp sống duy trì ở mức 40.000 đ/kg suốt từ đầu tháng đến ngày 12/3; sau đó giảm xuống 39.000 đ/kg vào ngày 13/3 và giảm tiếp xuống 37.000 đ/kg vào ngày 22/3/2015.

Tình chung trong cả quí I/2015, giá thịt gà biến động liên tục, giá đạt mức thấp nhất vào tuần thứ 2 của tháng 1, sau đó tăng dần lên, đạt mức đỉnh điểm vào tuần thứ 3 của tháng 2 (tuần Tết nguyên đán), sau đó giá lại tăng giảm thất thường và từ ngày 10/3 giá giảm liên tục đến cuối tháng 3. Cụ thể: gà mái ta sống xuống mức thấp nhất 90.000 đ/kg trong tuần từ 12 – 18/1/2015 và tăng lên mức cao nhất 102.000 đ/kg vào ngày 25/2, sau đó liên tục giảm đến cuối tháng 3 còn 92.000đ/kg; gà công nghiệp sống từ mức 45.000 đ/kg hồi đầu tháng 1, sau đó biến động theo xu hướng giảm và xuống còn 37.000 đ/kg vào ngày 212/3/2015.

 

Diễn biến giá thịt gà tại Hà Nội quí I/2015

Nguồn: Vinanet

 

Thịt bò: Trong khi nguồn cung thịt lợn, thịt gà dồi dào, giá cả giảm, thì giá thịt bò lại tăng. Gía tăng khoảng 10% từ dịp Tết Nguyên đán đến đầu tháng 2 (tức rằm tháng Giêng), sau đó lại trở lại mức bình thường. Cụ thể: trong tháng 3, thịt bò thăn giá 250.000 – 260.000 đ/kg, thịt bò bắp 200.000 – 210.000 đ/kg. Ngành chăn nuôi trong nước hiện không đáp ứng đủ nhu cầu bò thịt trên thị trường, nên vẫn phải nhập khẩu.

 

Bảng Giá thịt bò tại Hà Nội tháng 3/2015
Sản phẩm

Đơn giá (đ/kg)

Chưa VAT

Thịt bò Australia  
Đùi bò 280.000
Bắp bò 254.000
Nạm bò 185.000
Thăn bò 380.000
Fillet bò 400.000
Nạc vai bò 230.000
Nạm gầu 230.000
Nạc mông 260.000
Nạc lưng COBE 300.000
Thịt bò Việt Nam  
Thịt đùi bít tết 211.000
Bắp bò 197.000
Nạm bò 147.000
Thăn bò 259.000
File bò 265.000

Nguồn: Vinanet

 

* Nguyên nhân

Giá thịt lợn, thịt gà giảm trong tháng 3 do nguồn cung dồi dào, sức tiêu thụ hạn chế nên giá đã giảm sâu.

Xét trong cả qui I/2015, giá thịt gà tăng mạnh vào tuần thứ 3 của tháng 2 (tuần Tết Nguyên đán), đó cũng là qui luật bình thường vì nhu cầu tăng cao vào dịp Tết, nên giá tăng. Sau đó, giá liên tục giảm sâu, nguyên nhân là thịt gà đông lạnh nhập khẩu về quá nhiều, giá cả cạnh tranh hơn so với thịt gà nuôi nội địa.

Ngoài ra, kinh tế suy thoái, lao động từ thành thị mất việc tăng cao phải chuyển về nông thôn, làm giảm đáng kể sức tiêu thụ ở phân khúc bếp ăn công nghiệp, cũng khiến cho giá thịt gà công nghiệp giảm. 

Hơn nữa, dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh ĐBSCL và dịch lở mồm long móng tại một số tỉnh biên giới phía Bắc vẫn đang diễn ra, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, do đó sức mua giảm, tác động giảm giá.

 

Cung – Cầu

Trong nước: Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), trong tháng 2/2015 (tháng Tết Ất Mùi), ước tổng đàn lợn xuất chuồng cả nước khoảng 4,2-4,5 triệu con, tương đương khoảng 310 nghìn tấn, tăng trên 10% so với lượng xuất chuồng trung bình các tháng trong năm. Tháng 3 và tháng 4/2015, nguồn cung thịt lợn tiếp tục giữ ổn định. Do thời điểm từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm lượng tiêu thụ thịt nói chung sẽ giảm nên hiện tại, mức độ tái đàn lợn sau Tết vẫn đang duy trì ở mức trung bình, từ 3,5 đến 4 triệu con/tháng và không tăng so với cùng kỳ năm trước.

Hàng năm Hà Nội tiêu thụ trên 400 nghìn tấn thịt, tương đương 1.120 tấn/ngày. Dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm toàn thành phố khoảng trên 420 nghìn tấn, tương đương 1.127 tấn/ngày. Trong khi đó nguồn cung tại chỗ chỉ đáp ứng được 65-70%, còn lại là từ các tỉnh cung cấp cho thành phố.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014 sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2013; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3%.

Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 tăng 3,36% so với năm 2014, ước đạt 4.623.500 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn hơi ước đạt 3.370.300 tấn, tăng 2,57% so với năm 2014; thịt gia cầm 836.000 tấn, tăng 6,66%, thịt trâu, bò ước khoảng 396.200 tấn, tăng 3,2%.

Nhập khẩu: Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 400 triệu USD thịt các loại. Trong đó, có 250 triệu USD nhập khẩu bò sống, với 200 triệu USD nhập khẩu từ Australia và 50 triệu USD từ các nước còn lại. Nhập khẩu các loại thịt gia cầm và phụ phẩm gia cầm chiếm 120 triệu USD, còn lại là các loại thịt khác như lợn, cừu, trâu…

Việt Nam nhập nhiều thịt do giá thịt ngoại cạnh tranh hơn. Ngoài ra, thịt ngoại ngày càng tràn ngập thị trường là do chúng ta không có hàng rào gì để ngăn chặn.

Thịt gà nhập khẩu từ 23 quốc gia, chủ yếu từ Mỹ, Brazil, Hàn Quốc, Ukraine, Iran và Ba Lan. Trong đó, lượng nhập từ Mỹ chiếm 55,5%, Brazil 17,2%, Hàn Quốc 12,3%, Ukraine 3,4%, Iran 3,1% và Ba Lan 2,9%. Lượng thịt gà nhập về thông qua các cảng, cửa khẩu tại TP.HCM (chiếm 60,3%), Hải Phòng (chiếm 33,2%), Đà Nẵng (chiếm 3,4%), Bà Rịa – Vũng Tàu (chiếm 2,3%); lượng còn lại được nhập vào Quảng Ninh, Hà Nội và Tây Ninh.

Gà nhập khẩu gồm đủ thứ, từ chân gà, mề gà, gan gà, tim, cật, cánh, đùi, ức gà, gà không đầu và cả thịt gà xay. Thịt gà xay mới xuất hiện trong danh sách nhập khẩu từ đầu năm 2014, giá trung bình khoảng 0,7 USD/kg (xuất xứ Brazil), cộng thuế 18% và chi phí khác chưa đến 20.000 đồng/kg. Thịt gà xay chủ yếu nhập về làm xúc xích.Thuế nhập khẩu thịt gà xay chỉ có 18%, thấp hơn so với đùi, cánh ở mức 20% và nguyên con 25%

Năm 2014 có khoảng 150.000 con bò Australia được nhập khẩu về Việt Nam, chưa kể hàng trăm ngàn con bò từ Thái Lan, Lào và Campuchia được đưa vào nội địa qua biên giới miền Trung và Tây Nam. Việt Nam hiện đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu bò nhiều thứ hai của Australia (sau Indonesia) với số lượng ngày một tăng.

Trung bình, mỗi tháng Việt Nam nhập từ 12.000 – 15.000 con bò phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hai quốc gia xuất khẩu trâu bò sống sang Việt Nam là Australia (chiếm 82,2% về kim ngạch và 61,6% về số lượng nhập khẩu) và Thái Lan (chiếm 17,8% về kim ngạch và 38,4% về lượng).

Nhập khẩu thịt bò về Việt Nam ngày càng nhiều là do nguồn cung không đủ, nhu cầu tiêu thụ cao. Cụ thể: Tại Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên toàn thành phố khoảng 3.720 tấn/tháng. Tuy nhiên, lượng cung ứng tại chỗ trên địa bàn chỉ đạt khoảng 316 tấn/tháng, tức là khả năng tự đáp ứng của địa phương chỉ khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ. Tại nhiều địa phương khác, tình trạng cung không đủ cầu cũng diễn ra. Do đó, nhập khẩu bò thịt là điều tất yếu.

 

Chính sách

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương đã xuất hiện một số ổ dịch lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên nhân phát sinh các ổ dịch chủ yếu là do nhập lậu lợn nái loại thải qua biên giới đã bị mắc bệnh lở mồm long móng hoặc vận chuyển gia súc từ vùng có ổ dịch lở mồm long móng cũ ở trong nước.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Công điện khẩn số 2144/CĐ-BNN-TY về việc phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới.

Nội dung Công điện nêu rõ, các địa phương khu vực biên giới tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương (biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra giao thông) phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y trên địa bàn triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa triệt để các hoạt động nhập lậu

Mặt khác, các địa phương cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật theo quy định đồng thời có biện pháp xử lý tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật nhập lậu trái phép qua biên giới theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát kết quả tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn đang có ổ dịch lở mồm long móng, nơi có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao; khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng đợt 1/2015 và tiêm phòng bổ sung, không để dịch lở mồm long móng phát sinh hoặc lây lan.

Tính đến ngày 16/3, cả nước có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày xảy ra tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát-tỉnh Lào Cai và xã Đức Vân, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

 

Dự báo

Trong thời gian tới nhu cầu thị trường không có nhiều biến động, thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào, trong khi dịch cúm gia cầm tại một số tỉnh ĐBSCL và dịch lở mồm, long móng tại một số tỉnh biên giới phía Bắc vẫn chưa được khóng chế hoàn toàn, làm ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng, do đó sức mua giảm, giá có thế vẫn ở mức thấp. 

 

 

Nguồn tin: Vinanet 

Theo channuoivietnam

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status