Ngô biến đổi gen - lộ trình vào Việt Nam

Published in Chăn nuôi Việt Nam
| Ngày20/08/2014

Trong những ngày vừa qua, dư luận liên tục xôn xao về việc bộ nông nghiệp Việt Nam cho phép nhập khẩu ngô biến đổi gen để làm thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi. Quyết định do Bộ trưởng Cao Đức Phát ký nêu rõ, bốn sản phẩm ngô biến đổi gene được phê duyệt lần này gồm giống BT 11, MIR162 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK603 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam.

 

ngo-bien-doi-gen---lo-trinh-vao-viet-nam1

 

Với thế giới, Ngô biến đổi gen hay thực vật biến đổi gen từ lâu đã không còn xa lạ, nhưng với Việt Nam chúng ta, đây là lần đầu các mặt hàng này được nhà nước chính thức cho phép sử dụng.

 

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết, các nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Theo đó, năng suất cây trồng tăng; thu nhập của nông dân được cải thiện; đảm bảo đa dạng sinh học, thích ứng với điều kiện diện tích đất canh tác hạn hẹp, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng . . . 

 

Nhiều người dân khi nghe tin còn lo ngại các sản phẩm biến đổi gen này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây hại cho giống nòi. Nhưng cũng theo TS.Hàm, "Biến đổi gen là con đường tất yếu của sinh giới (động, thực vật, vi sinh vật) để thích nghi với điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi. Trong hàng triệu năm nay sinh giới đều phải biến đổi gen." Và để củng cố lòng tin cho nhân dân, bộ nông nghiệp cũng đã có đưa ra 1 số mô hình thành công ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Úc, Mỹ...

 

Nhìn vào thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Việt Nam với đa phần các nguyên liệu chính đều nhập khẩu như đậu tương tới 90%, ngô tới hơn 80% ít ai để ý rằng tất cả chúng đều là biến đổi gen vì 81% đậu tương trên thế giới là biến đổi gen và 35% ngô trên thế giới cũng là biến đổi gen. Việt Nam năm ngoái nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô năm nay chỉ trong 6 tháng đã nhập 2,3 triệu tấn, ngô đó cũng là biến đổi gen cả.

 

Tuy nhiên, không phải vì sức ép của việc thiếu nguyên liệu sản xuất cho ngành thức ăn chăn nuôi mà nhà nước mới quyết định cho phép nhập khẩu ngô biến đổi gen, ông Hàm cho biết. "Bộ NN-PTNT vốn dĩ đã có kế hoạch từ trước, Bốn giấy phép này là tiền đề để đưa cây trồng biến đổi gen vào trồng ở VN vì trước khi được trồng chúng phải được cho phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm cho người. Nếu không được phép sử dụng thì không ai dám mang vào để trồng ở VN cả. Chỉ có trên cơ sở tiền đề này Bộ tài nguyên - môi trường mới có thể phê duyệt và cho phép trồng thương mại.", ông nói thêm.

 

Như vậy, "bốn giấy phép" này chính là bước đầu tiên trong lộ trình xâm nhập vào Việt Nam của ngô biến đổi gen nói riêng và thực vật biến đổi gen nói chung. Hy vọng bước đi này sẽ tạo ra những tiền đề, cơ hội to lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.


Hoa đá tổng hợp.

 

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status