Tỉnh Thái Bình và 4 tỉnh khác bùng phát dịch cúm gia cầm.

| Ngày15/10/2015

Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên website của cục thú y, hiện tại cả nước có 5 tỉnh đang có dịch cúm gia cầm.

 

cum gia cam h5n6

 Xem thêm

>>> Hà Nội: 700 trang trại có thu nhập tiền tỷ
>>> Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà

Ổ dịch mới nhất được phát hiện tại tỉnh Thái Bình ngày 08-10-2015 tại 01 hộ chăn nuôi gà thuộc xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ làm 2000 con mắc bệnh, trong đó có 100 con bị chết. Đàn gà chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm.

Sau khi xét nghiệm và sử dụng các biện pháp kỹ thuật đã xác định virus cúm gia cầm chung H5N6 là nguyên nhân gây ra ổ dịch. Toàn bộ số gia cầm mắc bệnh đã được tiêu hủy.

Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.

Trước đó một ngày (07-10-2015) tại tỉnh Lai Châu cũng phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N6, tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, cũng tại huyện nay ngày 01/10/2015 phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Bình Lư.

Ngoài 2 tỉnh trên hiện còn có tỉnh Lào Cai, tỉnh Tuyên Quang có dịch cúm gia cầm H5N6 và tỉnh Kon Tum có dịch cúm gia cầm H5N1 chưa qua 21 ngày.

Hiện Cục Thú Y đã có nhận định: Các ổ dịch Cúm gia cầm vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại một vài hộ chăn nuôi gia đình, chưa được tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời nên không có hiện tượng lây lan. Tuy nhiên, hiện nay do diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa lũ ở các tỉnh phía Nam, thời tiết chuyển mùa ở các tỉnh phía Bắc nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời. Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành chủng vi rút cúm gia cầm (văn bản số 371/TY-DT ngày 06/3/2015) và văn bản hướng dẫn sử dụng vắc xin cúm (văn bản số 1883/TY-DT ngày 29/9/2015 và 1518/TY-DT ngày 05/9/2014) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

 

VietDVM team tổng hợp

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status