Sản phẩm chăn nuôi vẫn khó xuất khẩu

| Ngày24/10/2016

Là một trong những nước có nền chăn nuôi phát triển mạnh, thế nhưng ngành chăn nuôi trong nước lại đang chịu áp lực khi chưa phát huy được ưu thế của mình trong việc xuất khẩu (XK) và gia tăng được giá trị.

 

Chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, 9 tháng năm 2016, giá bán các sản phẩm chăn nuôi ở tất cả các đối tượng gia súc, gia cầm đều tăng. Nhờ đó, hầu hết các đối tượng vật nuôi chủ lực đều có mức tăng trưởng mạnh về sản lượng như lợn (4,5%), gia cầm thịt (5,7%), gia cầm trứng (7,5%), bò sữa (15%)... Đặc biệt hơn, nhờ sự phát triển của chăn nuôi trong nước đã đẩy lượng thịt gà nhập khẩu giảm 19%; số lượng trâu, bò sống nhập khẩu nguyên con cũng giảm tới gần 27%... so với cùng kỳ năm 2015.

 

Tuy có thế mạnh về chăn nuôi, nhưng các sản phẩm từ chăn nuôi của Việt Nam vẫn khó xuất khẩu.
Tuy có thế mạnh về chăn nuôi, nhưng các sản phẩm từ chăn nuôi của Việt Nam vẫn khó xuất khẩu.



Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hội thức ăn chăn nuôi, cho hay Việt Nam có tổng đàn bò khoảng 5,6 triệu con, trong đó bò thịt có khoảng 5,36 triệu con; tổng đàn gia cầm khoảng 328 triệu con, đàn lợn là gần 27 triệu con... Hiện Việt Nam là nước có nhiều ưu thế trong ngành chăn nuôi khi đứng thứ 2 thế giới về số lượng vịt, thứ 4 về lợn, thứ 6 về trâu và thứ 13 về tổng đàn bò. Riêng tại khu vực châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

 

"Thời gian qua Chính phủ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi nhưng tốc độ còn nhiều hạn chế và chưa bền vững. Nguyên nhân được cho là do nền chăn nuôi ở ta còn nhỏ lẻ, nằm phân tán dẫn đến việc tùy tiện trong thực hiện quy trình kỹ thuật, nguy cơ nhiễm bệnh tật cao, tùy tiện trong quá trình phòng dịch tổng hợp như xử lý chuồng trại, dụng cụ chăm sóc... Chính những điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình XK các sản phẩm chăn nuôi chỉ loanh quanh trong sân nhà là chính", ông Lịch nói thêm.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp, hiện XK các sản phẩm từ chăn nuôi của doanh nghiệp trong nước vẫn hết sức khiêm tốn, chẳng hạn thịt lợn XK tiểu ngạch được xem là có sản lượng đáng kể nhưng cũng chỉ khoảng 350.000 tấn/năm. Ngoài con số XK vô cùng nhỏ bé so với tiềm năng, một bất cập khác cũng diễn ra với ngành chăn nuôi trong nước khi việc XK hiện chủ yếu theo đường tiểu ngạch, giá trị thấp và thiếu ổn định.

 

 

Ký kết các hiệp định hợp tác

Có nhiều năm lăn lộn trong ngành, bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, cho rằng nếu không có vùng an toàn dịch bệnh, các doanh nghiệp Việt rất khó khăn để XK thịt vì an toàn dịch bệnh là một trong những đòi hỏi hàng đầu của các nước nhập khẩu thịt trên thế giới, trong đó nổi bật là những quy định về an toàn thú y. Thời gian qua có nhiều đối tác từ Nga đã cử phái đoàn đến Việt Nam để tìm kiếm nguồn cung thịt nhưng kết quả đã phải chuyển sang các quốc gia khác trong khu vực vì các trại chăn nuôi của Việt Nam không đảm bảo an toàn thú y. Riêng tại thị trường Nhật Bản, do cơ quan thú y hai nước chưa thống nhất với nhau về mã XK để làm đầu mối giao dịch nên doanh nghiệp không thể giao dịch được.

"Mới đây, Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ đã có công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị tháo gỡ khó khăn về thú y cho các doanh nghiệp XK thịt gà. Ngoài trường hợp thịt lợn, vịt chạy đồng đang có tiềm năng XK vô cùng lớn và hiện nhiều nước như Australia, Mỹ... rất muốn nhập khẩu mặt hàng này với đơn hàng lớn. Tuy nhiên, khi bắt tay vào XK, hầu hết các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do Việt Nam và các nước chưa có hiệp định về thú y", bà Huân nói thêm.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa một số mặt hàng chăn nuôi vào danh mục XK. Hiện ngành chức năng đã đưa thịt lợn và trứng gia cầm vào các chương trình đàm phán cấp cao với một số nước để sớm mở cửa XK, nhất là các thị trường như Trung Quốc, Singapore, Australia... “Tương tự như XK rau quả phải có đàm phán về kiểm dịch thực vật, muốn XK được sản phẩm chăn nuôi, các hiệp định thú y phải đi trước một bước. Hiện Bộ đã kết hợp cùng các ngành chức năng đang tăng cường tháo gỡ khó khăn, từng bước giúp các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh được XK, giúp người chăn nuôi gia tăng được lợi nhuận”, ông Vân cho biết.

 

Tác giả: Lê Nghĩa  
Nguồn tin: Baotintuc

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status