Hàng nghìn con heo sống từ Thái Lan sẽ đổ bộ về Việt Nam, giá chỉ khoảng 60.000 đồng/kg

| Ngày12/06/2020

Ngay sau khi thông tin Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu heo sống về giết thịt thì giá heo hơi đã có tín hiệu hạ nhiệt và đến hôm nay (12/6) là thời gian chính thức heo ngoại bắt đầu được về Việt Nam với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với heo hơi trong nước.

 

Bổ sung lượng lớn heo sống từ Thái Lan

 

Đồng ý đề xuất của Cục Thú y về việc nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi hoặc giết mổ làm thực phẩm kể từ ngày 12/6.

 

Đó là nội dung chính của văn bản về việc nhập khẩu heo sống từ các nước vào Việt Nam được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến kí và gửi đến Cục Thú y ngày 11/6.

 

Theo văn bản này, Cục Thú y có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn kĩ thuật cụ thể về kiểm dịch nhập khẩu heo sống vào Việt Nam theo các qui định hiện hành để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn heo.

 

Cục trưởng Cục Thú y cũng chịu trách nhiệm tăng cường lực lượng, phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại cửa khẩu và chính quyền địa phương để kiểm soát chặt hoạt động này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bộ trưởng về việc đảm bảo an toàn dịch bệnh trong việc nhập khẩu heo sống vào Việt Nam.

 

Trao đổi với người viết, ông Phạm Trần Sum, Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức (Hà Nội), cho biết mới hôm qua Bộ NN&PTNT vừa đồng ý cho nhập khẩu heo sống về, nên hôm nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào đem heo về đến Việt Nam.

 

"Đối với công ty Việt Đức, nhanh nhất cũng đến thứ hai (15/6) thì heo mới về biên giới. Lô hàng đầu tiên dự kiến khoảng vài nghìn con và sẽ liên tiếp nhập trong khoảng 80.000 con theo qui mô của doanh nghiệp để giảm nhiệt heo trong nước. Khi đó thì lô hàng nào hết thời hạn cách li sẽ được đưa ra thị trường".

 

Theo thông tin chia sẻ, hiện doanh nghiệp này đã kí giấy phép nhập khẩu 150.000 con từ Công ty Inspired Nutrient, nếu nhu cầu của thị trường không đủ, công ty sẽ xin giấy phép để tăng thêm lượng nhập khẩu.

 

Ông Sum cho biết thêm Công ty Inspired Nutrient là liên doanh của Thái Lan, Đan Mạch, là đơn vị đang cung cập heo giống cho Việt Đức và đã có tên trong danh sách doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan.

 

Theo đó, lượng heo được nhập từ cửa khẩu Thái Lan - Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) rồi chuyển về trại của doanh nghiệp tại Hà Tĩnh để cách li trước khi đưa đi giết mổ

 

Kể từ ngày 12/6, các doanh nghiệp nhập khẩu đủ điều kiện của Việt Nam có thể thực hiện nhập khẩu heo sống từ Thái Lan. Ảnh minh họa: Báo Nghệ An.
Kể từ ngày 12/6, các doanh nghiệp nhập khẩu đủ điều kiện của Việt Nam có thể thực hiện nhập khẩu heo sống từ Thái Lan. Ảnh minh họa: Báo Nghệ An.

Có thể thấy thời gian qua, giá heo hơi tại Việt Nam vẫn ở mức cao 90.000-100.000 đồng/kg tùy khu vực. Nguyên nhân chính được nhiều chuyên gia cho rằng do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi năm 2019 khiến nguồn cung heo hiện giảm mạnh, khiến giá heo càng tăng cao.

 

Theo nhiều thương lái, hiện giá heo hơi tại Thái Lan khoảng 55.000 - 60.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với mức phổ biến 95.000 đồng/kg tại Việt Nam hiện nay. Ngoài Thái Lan, thì Lào và Campuchia cũng là những thị trường có giá heo rẻ hơn so với thị trường nội địa.

 

Tuy nhiên, "thực tế hệ thống trang trại của Lào rất ít, nên rất khó cung cấp cho Việt Nam, và khi giá ở Việt Nam tăng lên thị ở Lào cũng ngấp nghé tăng theo, trong khi Thái Lan hiện giá vẫn đang dễ chịu hơn, khoảng 56.000 - 60.000 đồng/kg", đại diện công ty Việt Đức cho hay.

 

Nhập khẩu heo chỉ là giải pháp ngắn hạn để hạ nhiệt giá heo nội địa

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết Thái Lan đã đăng kí 8 trang trại xuất khẩu heo sống sang Việt Nam (số lượng trang trại đăng kí có thể thay đổi tùy từng thời điểm nhưng bảo đảm các trang trại này đều được Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Thái Lan giám sát và đăng kí với Cục Thú y Việt Nam).

 

Các trang trại chăn nuôi này được quản lí theo tiêu chuẩn TSA 6403-2009 của Thái Lan về Thực hành Nông nghiệp tốt đối với trang trại chăn nuôi heo, bao gồm quản lí chung về vệ sinh trang trại, vệ sinh môi trường, phòng chống và giám sát dịch bệnh, phúc lợi động vật, quản lí thức ăn, nước uống dùng cho heo…

 

Số liệu của Cục Chăn nuôi cho biết, tại Việt Nam, số lượng đăng kí nhập khẩu tính đến ngày 11/6 đã lên tới 800.000 con. Theo các doanh nghiệp, hiện tại số lượng đăng kí là tự do, tương đối thoải mái nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện cách li.

Thịt heo nhập khẩu tại các siêu thị có giá rẻ hơn rất nhiều so với thịt heo nóng. Ảnh: Như Huỳnh.
Thịt heo nhập khẩu tại các siêu thị có giá rẻ hơn rất nhiều so với thịt heo nóng. Ảnh: Như Huỳnh.

Từ trước tới nay, Việt Nam chỉ cho phép doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo đã giết mổ - đông lạnh và sản phẩm chế biến từ thịt heo vào nội địa.

 

Bộ NN&PTNT cho rằng, việc nhập khẩu heo sống là một trong những biện pháp tiếp theo để giúp hạ nhiệt giá thịt trong nước và đáp ứng thị hiếu thích ăn thịt nóng của người Việt.

 

Đồng quan điểm, theo ông Phạm Trần Sum: "Đây là chủ trương đúng đắn để giảm giá heo trong nước, mặc dù việc giảm có thể không nhiều, ước tính khoảng 15.000 đồng/kg, nhưng là rất quí trong giai đoạn này để hạ nhiệt giá heo".

 

Ghi nhận trên thị trường những ngày qua cho thấy, khi có thông tin sẽ nhập khẩu heo Thái Lan, thị trường trong nước đã giảm khá mạnh, từ mức khoảng 100.000 đồng/kg xuống còn 85.000 – 90.000 đồng/kg.

 

Cụ thể, giá heo hơi hôm nay (12/6) tại miền Bắc dao động trong khoảng 88.000 - 97.000 đồng/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên được thương lái thu mua trong khoảng 85.000 - 94.000 đồng/kg. Và miền Nam được giao dịch trong khoảng 86.000 - 93.000 đồng/kg.

 

Tuy nhiên, theo doanh nghiệp, đó chỉ là giải pháp ngắn hạn, về lâu dài cần có yếu tố nội lực đó là phát triển đàn heo nái để cung cấp heo thịt, đây mới là giải pháp quan trọng.

 

"Thực tế Thái Lan cũng chỉ có một lượng nhất định, khi cầu Việt Nam lớn thì tự khắc bên Thái Lan sẽ tăng, như vậy đến khi tiệm cận với giá heo Việt Nam nó sẽ dừng lại.

 

Đó là còn chưa kể đến tác động của thị trường Trung Quốc khi giá heo trong nước được hạ nhiệt nhưng bên Trung Quốc vẫn tăng cao thì khả năng tiêu dùng của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng là đáng kể", ông Sum nhận định.

 

Theo đó, để bền vững, đại diện công ty Việt Đức cho rằng phải tự chủ tại thị trường Việt Nam, việc phát triển đàn heo thịt để tự chủ là nhu cầu cấp thiết.

 

"Việc nhập khẩu heo chỉ là giải pháp ngắn hạn để kiểm soát giá. Dự báo khoảng 5-6 tháng đàn heo giống Việt Nam tái được đàn thì giá heo sẽ giảm dần xuống khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg", ông Phạm Trần Sum chia sẻ.

 

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, báo cáo của 63 tỉnh thành cho biết, đến cuối tháng 5/2020, tổng đàn heo cả nước đã đạt 24,89 triệu con, bằng 80,3% so với thời điểm 31/12/2018, lúc đàn heo ở mức cao ổn định. Tốc độ tăng đàn heo cả nước trong 5 tháng đầu năm 2020 bình quân đạt 5,78%/tháng.

 

Tác giả: Như Huỳnh      
Nguồn tin: Kinh tế & Tiêu dùng

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status