Đừng nên chờ thị trường Trung Quốc "cứu" thịt heo

| Ngày13/07/2017

Các chuyên gia về chăn nuôi cảnh báo không nên trông chờ vào thị trường tiểu ngạch của Trung Quốc bởi có nhiều rủi ro và không phải là hướng đi bền vững

 

»› Xem thêm: Xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc, con dao hai lưỡi

»› Xem thêm: Cập nhật tình hình giá cả thị trường

 

Theo phân tích của Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thịt heo hơi đã tăng lên mức 30.000 đồng/kg. Tuy vậy, mức giá trên chỉ giúp người chăn nuôi giảm lỗ chứ chưa thể hòa vốn. Muốn hòa vốn thì giá heo hơi phải đạt 37.000-38.000 đồng/kg.

 

Trao đổi với phóng viên về việc giá heo hơi bán sang Trung Quốc tăng mạnh trong những ngày qua, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nhận định việc tăng giá này có thể do phía Trung Quốc khan hàng nên đẩy mạnh thu mua. Đây cũng có thể là do việc thỏa thuận giữa chính phủ hai nước hồi tháng 5 vừa qua về việc xuất khẩu heo của Việt Nam qua Trung Quốc.

 

Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết giá heo hơi tăng như trên chỉ giúp người nuôi bớt thiệt hại chứ vẫn lỗ. Người nuôi phải hết sức cân nhắc khi giữ đàn vì heo quá lứa sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn nhưng lại tạo mỡ nhiều, không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam mà chỉ bán được cho phía Trung Quốc.

 

Giá thịt heo đã tăng nhưng vẫn chưa giúp người nuôi thoát lỗ Ảnh: NGỌC ÁNH
Giá thịt heo đã tăng nhưng vẫn chưa giúp người nuôi thoát lỗ Ảnh: NGỌC ÁNH

 

Hiện thị trường Trung Quốc đang hút hàng nhưng xuất khẩu chỉ là tiểu ngạch chứ không phải chính thức. Trước mắt có thể giúp tiêu thụ được heo, cân đối cung - cầu nhưng nếu người nuôi cứ trông chờ vào thị trường này sẽ rất rủi ro và không phải là hướng đi bền vững của ngành chăn nuôi. Nếu cơ quan chức năng Trung Quốc kiểm soát chặt biên giới thì đường xuất khẩu có thể bị chặn bất cứ lúc nào.

 

Cục Chăn nuôi mới đây cũng đưa ra khuyến cáo về thị trường Trung Quốc, tuy có chủ trương xuất nhập khẩu chính ngạch thịt heo nhưng là vấn đề lâu dài. Heo xuất khẩu đi chính ngạch là heo mảnh cấp đông, đáp ứng các tiêu chuẩn về dịch bệnh, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Với yêu cầu này, thịt heo Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước có nền chăn nuôi phát triển như Canada, Brazil, Mỹ, nơi có giá thành thấp hơn Việt Nam.

 

 

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, heo từ trong dân không còn nhiều mà chủ yếu còn ở các trang trại nuôi gia công cho các công ty nước ngoài. "Cơn bão" giá heo quét qua, hầu hết nông dân Việt Nam đều chịu không thấu, từ thua lỗ đến nợ nần. Sau "cơn bão" này, các đại gia FDI sẽ hưởng lợi vì thâu tóm được thị phần chăn nuôi. Thời gian qua, heo nuôi gia công của họ cũng chịu giá thấp nhưng họ có phần cám bù lại, chỉ nông dân là thua hoàn toàn.

 

Phải tiếp tục giảm đàn nuôi
  • Đánh giá việc giá heo hơi tăng là tín hiệu tích cực song ông Nguyễn Đăng Vang cho rằng người chăn nuôi không nên quá kỳ vọng, đặc biệt là cần phải tiếp tục giảm đàn nuôi, thực hiện theo khuyến cáo của ngành chức năng, để tránh tiếp tục dư thừa sản phẩm, dẫn tới không tiêu thụ được và bị lỗ nặng. Nếu tiếp tục giảm đàn, đến tháng 9-2017, giá heo có thể tăng lên so với hiện nay.
  • Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 27,23 triệu con heo, giảm khoảng 1,1 triệu con so với cùng kỳ năm 2016 và giảm khoảng 1,6 triệu con so với tháng 4-2017, do người nuôi không tái đàn.

 

»› Xem thêm:Giá heo hơi bất ngờ tăng mạnh ngoài dự đoán

 

Theo: Ngọc Ánh - Vân Duẩn

Nguồn: Người lao động  

Ý kiến bạn đọc (2) | Viết bình luận
  • Bảo Ngậu

    Cảm ơn Chủ tịch nhưng mà nếu mà đã nghĩ và làm được như thế thì ngành chăn nuôi đã không đến mức này.
    :D:D:D:D:D

  • Phan Quân

    Trước tiên thì mọi người nên để cung - cầu về cân bằng trước, đừng tăng đàn, như thế sẽ làm mất cân bằng, và chúng ta lại quay lại vết xe đổ.
    Phía người chăn nuôi cũng cần thay đổi cách nghĩ. Mỗi người đều là những doanh nghiệp chứ không chỉ là chăn nuôi đơn thuần. Mỗi người đều cần áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, giảm chi phí như thế mới có thể tăng lợi nhuận và đồng thời cũng cạnh tranh được với những Quốc gia khác.
    Nhà nước cần định hướng đúng đắn và kịp thời để người chăn nuôi nắm bắt được hướng phát triển cho phù hợp. Đồng thời tìm đường xuất khẩu chính ngạch, như thế mới có thể xuất khẩu bền vững, không chỉ với Trung Quốc mà còn các Quốc gia khác. ĐỒng thời cũng có nhiều chính sách để hỗ trợ người chăn nuôi phát triển toàn diện từ trước chứ không phải là để họ "chết" rồi mới có chính sach hỗ trợ (mất bò mới lo làm chuồng).
    Ngành chăn nuôi cần phát triền toàn diện theo chuỗi, hiện tại chúng ta vẫn đang tập trung vào khâu sản xuất, còn khâu chế biến và tiêu thụ hiện vân đang "bỏ ngỏ".
    Để có ngành chăn nuôi bền vững chúng ta cần giải pháp tổng thể, cùng nhau thực hiện trên mọi "mặt trân" chứ không phải công việc của riêng ai, riêng cá nhân nào cả.

Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status