Mỹ chi gần 50 triệu USD để kiểm soát kháng kháng sinh

| Ngày20/09/2014

Chính phủ Mỹ đã đưa ra một chiến lược mới để chống lại những vi khuẩn kháng kháng sinh và tăng cường kiểm tra nhanh và giám sát.

 

Cách đây một năm, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra một báo cáo mang tính bước ngoặt và gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng và những nguy cơ kháng thuốc trong chăn nuôi và những ảnh hưởng tới sức khỏe con người


Báo cáo xếp hạng các mối đe dọa từ thuốc kháng sinh thành các mức độ, khẩn cấp, nghiêm trọng và liên quan.


Một thông báo từ Nhà Trắng của Tổng thống về chiến lược quốc gia về phòng chống vi khuẩn kháng kháng sinh là phản ứng mạnh mẽ của chính quyền với những gì CDC mô tả "Một trong những mối đe dọa khẩn cấp tới sức khỏe chúng ta ngày nay - kháng kháng sinh".


CDC nói thêm " kháng sinh chống vi khuẩn - mầm bệnh, nếu kháng sinh không có tác dụng với những mầm bệnh đó chúng ta sẽ chết khi chỉ bị nhiễm trùng đơn giản".

 

 

 


Để hỗ trợ cho Chiến lược Quốc gia chống vi khuẩn kháng kháng sinh, CDC cho biết họ đang làm việc để giải quyết các mối đe dọa trong 4 lĩnh vực.


1- Làm chậm sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh kháng thuốc.


2- Tăng cường nỗ lực giám sát y tế quốc gia để chống lại kháng kháng sinh.


3 – Phát triển nhanh chóng và sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chính sác để xác định và tìm hiểu đặc tính của vi khuẩn kháng thuốc.


4- Nâng cao hợp tác quốc tế và năng lực làm việc cho công tác phòng chống kháng kháng sinh, giám sát, kiểm soát và nghiên cứu về thuốc kháng sinh mới.

 

Các kế hoạch này là một phần trong dự thảo của CDC. Ngân sách chi cho CDC trong chiến dịch này là 30 triệu USD và 14 triệu USD được chi cho mạng lưới An Toàn y tế quốc gia để chống lại vi khuẩn kháng thuốc.


CDC nói rằng số tiền trên là cần thiết và phù hợp để thực hiện giải quyết các mối đe dọa từ kháng kháng sinh.

 


Tom Frieden, giám đốc trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết: "Mỗi ngày chúng ta không hành động để bảo vệ sức khỏe, thì việc giải quyết kháng kháng sinh sẽ ngày một khó khăn và chi phi cho nó tốn kém hơn để giải quyết vấn đề kháng thuốc trong tương lai.


Kháng thuốc có thể làm suy yếu cả hai chức năng của chúng ta là phòng chống các bệnh truyền nhiễm và phòng chống nhiều bệnh mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại.


Các bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa học và các bệnh nhân suy thận đang phải lọc máu ngày càng phổ biến, các bệnh về khớp một bệnh phụ thuộc rất nhiều vào kháng sinh do cá biến chứng nhiễm trùng cũng đang rất phổ biến"


Ông nói thêm: "Chúng ta phải là những người quản lý kháng sinh, cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này ở các bệnh viện, phòng khám, nhà cửa, trang trại chăn nuôi, cần có phối hợp đồng bộ và thống nhất để giải quyết vấn đề vì con cháu chúng ta, vì tương lai chúng ta".

 


Sau một thời gian dài vận động về kháng kháng sinh nghị sĩ Louise Dlaughter cho biết: "Báo cáo hôm nay từ các cố vấn khoa học hàng đầu trong nước khẳng định những cố gắng của hơn 450 cơ sở y tế, các nhà khoa học, và một nhóm những người tiêu dùng ủng hộ dự luật của chúng tôi. Tôi đã luôn luôn nói với mọi người trong một thời gian dài: Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và những thay đổi đáng kể cho việc sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp là vô vùng cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.


Tôi đánh giá cao đề nghị của PCAST về theo dõi xát sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp, và FDA cùng với USDA cần làm việc để thu thập thông tin chi tiết hơn nữa, FDA cần có những hướng dẫn cụ thể để giảm thiểu kháng kháng sinh".

 

 

Tiến sĩ Ashley Peterson, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học và quản lý gia cầm quốc gia cho biết: " Cần sử dụng có hiệu quả kháng sinh" cả ở người và động vật. Là một nhà sản xuất thịt gà có trách nhiệm và nghiêm túc chúng tôi sẽ hỗ trợ FDA để có những hướng dẫn cụ thể vào năm 2016, kháng sinh đang được sử dụng rộng dãi trong chăn nuôi để kiểm soát dịch bệnh và tăng năng xuất

 

. Chúng tôi hỗ trợ FDA để đưa sản xuất thức ăn chăn nuôi theo chỉ thị của VFD, cần đảm bảo mọi kháng sinh bổ sung vào thức ăn cần dưới mức cho phép và mọi vấn đề khi sử lý bệnh phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có 2 loại thuốc kháng sinh quan trọng trong điều trị ngộ độc thực phẩm ngày nay là flouroquinolones và cephalosporin đã được cho phép bổ sung vào thức ăn cách đây 2 năm. Chúng tôi mong muốn làm việc với cơ quan có trách nhiệm trong việc đưa ra các chính sách về vấn đề này. Đặc biệt cần làm các nghiên cứu chuyên sâu và kháng kháng sinh trên cả nước’.

 

Ga_8xx tổng hợp

 

 

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status