“Châu Á là khu vực xuất khẩu các sản phẩm thịt gia cầm đã qua chế biến lớn nhất thế giới” theo ông Terry Evans chuyên gia của ngành công nghiệp này.
Sản lượng thương mại toàn cầu về thịt gà đông lạnh đã phát triển nhanh chóng từ năm 2000 đến 2011 đạt con số 12,5 triệu tấn, mặc dù đây là con số được FAO công bố nhưng vẫn chưa chính xác do phần lớn hàng xuất khẩu từ Hồng Kong sẽ được tái xuất từ Brazil và Mỹ, các số liệu hạch toán đã được đưa vào số liệu của các nước châu Mỹ.
Cần có những cái nhìn toàn diện về xuất khầu thịt gà trên toàn thế giới. Việc giao thương thịt gà tươi và gà đông lạnh thời gian qua đã có những khó khăn, một số nước áp dụng lệnh cấm nhập khẩu thịt gà chưa qua chế biến này (gồm thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh) vì lo ngại sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Bởi thế thịt đã qua chế biến xuất khẩu toàn cầu đã tăng nhanh chóng từ 600 nghìn tấn năm 2000 lên tới 2 triệu tấn năm 2011.
Điều này tương đương với 2,9 triệu tấn thịt móc hàm chưa qua chế biến, làm cho tổng số thịt đông lạnh và thịt tươi xuất khẩu đạt gần 15,5 triệu tấn (2,9 triệu tấn + 12,47 triệu tấn).
Khái niệm về thịt gia cầm móc hàm là thịt gia cầm đã được mổ làm sạch được loại bỏ lông và nội tạng.
Châu Á là khu vực xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thịt gia cầm chế biến, năm 2011 đã có 800 nghìn tấn được xuất khẩu, trong khi đó châu Âu là khu vực nhập khẩu nhiều nhất hơn một triệu tấn cũng trong năm 2011.
Trong bảng trên rõ ràng chỉ số xuất khẩu và nhập khẩu trên toàn thế giới là không khớp nhau. Có rất nhiều lý do để lý giải cho việc này.
- Một số quốc gia chỉ cung cấp số liệu từ những công ty lớn chứ không phải toàn bộ.
- Số liệu có thể được tính dựa trên năm tài chính chứ không phải dựa trên năm dương lịch.
- Có một lượng hàng nhất định sản xuất ở tháng 12 năm trước nhưng tới tháng 1 năm sau mới xuất khẩu.
- Có thể có phân loại sai giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu.
- Có thể việc báo cáo về địa chỉ xuất khẩu chưa đúng, VD: nước (A) báo cáo là xuất khẩu sang nước (C) nhưng thực tế hàng hóa lại qua một nước khác (B), trong báo cáo của nước (C) lại có xuất khẩu sang nước (B).
- Hàng hóa có thể bị thất thoát trong quá trình vận chuyển, sự sai khác có thể do lỗi đánh máy hay tính toán sai.
- Trong một số trường hợp, xuất khẩu có thể không được công bố do lệnh cấm hay do tránh nộp thuế.
Mặc dù số lượng thịt gà đông lạnh xuất khẩu ở châu Á đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nhập khẩu ở khu vực này cũng tăng nhanh chóng năm 2000 là 3,3 triệu tấn so với năm 2011 là 5,8 triệu tấn.
nhập khẩu thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh ở thị trường châu Á
1 - Nhập khẩu thịt gà ở các nước châu Á
Trong khi Hồng Kông là nhà nhập khẩu lớn nhất thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh ở châu Á, nước này sử dụng 1,2 triệu tấn trong năm 2011, nhưng hơn 750 nghìn tấn được xuất khẩu, trong đó Việt Nam nhập khẩu 625 nghìn tấn. Hồng Kông nhập khẩu từ Mỹ 528 nghìn tấn và từ Brazil 324 nghìn tấn.
Nhập khẩu lớn thứ 2 tại thị trường này trong năm 2011 là Việt Nam với con số nhập khẩu hơn 800 nghìn tấn.
Xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng là Saudi Arabia (Ả Rập Xêut) lên tới 740 nghìn tấn năm 2011, trong đó 574 nghìn tấn được nhập từ Brazil và 146 nghìn tấn nhập từ Pháp. Dự báo đến năm 2023 nước này sẽ nhập hơn một triệu tấn mỗi năm.
Nhập khẩu thịt gà tươi và gà đông lạnh của Nhật Bản cũng khá cao 472 nghìn tấn trong năm 2011 trong đó 413 nghìn tấn được nhập khẩu từ Brazil. Tuy nhiên Nhật Bản còn nhập 428 nghìn tấn thịt gà đã qua chế biến từ Trung Quốc 220 nghìn tấn và Thái Lan 204 nghìn tấn. Vì vậy nước này đã nhập khẩu lên đến hơn một triệu tấn thịt gà mỗi năm để phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Cũng theo số liệu của FAO cho thấy Iraq đang là quốc gia có tốc tộ tăng về nhập khẩu cao nhất trong khu vực châu Á năm 2005 là 31 nghìn tấn tới năm 2011 đã lên tới 372 nghìn tấn.
Trong các báo cáo trước đó, dữ liệu về sản xuất và thương mại có thể thay đổi tùy nguồn do có những sai số mà không thể so sánh trực tiếp.
Những nước nhập khẩu thịt gà lớn tại châu Á (nghìn tấn)
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng là một thị trường tiềm năng, theo FAO trong năm 2011 nước này nhập khẩu 213 nghìn tấn từ Brazil. Theo báo cáo của USDA năm 2013 nước này đã nhập khẩu lên tới 370 nghìn tấn trong đó Brazil cung cấp hơn 245 nghìn tấn.
Theo bảng “các nước nhập khẩu lớn tại thị trường châu Á của USDA” việc mở rộng thương mại tại các thị trường Ả Rập Xêut và Iraq ước tính đạt con số kỷ lục vào năm 2014 là 860 nghìn tấn (Ả Rập Xêut) và 730 nghìn tấn (Iraq). Trong báo cáo cũng chỉ ra rằng, thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm nhập thịt gà, nhưng gần đây nước này đã phê duyệt cho 5 cơ sở sản xuất lớn của Brazil đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào nước này.
2 - Xuất khẩu thịt gà từ các nước châu Á
Về xuất khẩu thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh gần đây Thái Lan đang là một nước có sức tăng trưởng mạnh mẽ trong khi đó các nước khác đang sụt giảm sau đợt bùng phát dịch cúm gia cầm và sau khi một số nước bị áp đặt lệnh cấm nhập khẩu. Do tình hình thế giới biến động nên Thái Lan đã chuyển sang xuất khẩu thịt đã qua chế biến, nhưng không vì thế mà kết quả xuất khẩu các sản phẩm đông lạnh giảm; nó đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây đạt hơn 50 nghìn tấn vào năm 2011.
Đầu năm 2014 Nhật Bản đã quyết định mở cửa cho thị trường thịt đông lạnh của nước này nên khả năng Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới.
Không giống với xuất khẩu thịt tươi và thịt đông lạnh, xuất khẩu thịt đã qua chế biến đã tăng gấp 4 lần so với năm 2000 (năm 2011 đạt 441 nghìn tấn).
Trong năm 2011 Nhật Bản là thịt trường chính của nước này.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của nước này sẽ tiếp tục mở rộng vượt quá 900 nghìn tấn vào năm 2020.
Theo bảng trên Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tốc dộ tăng mạnh mẽ nhất, ước tính tới năm 2014 nước này sẽ xuất khẩu khoảng 480 nghìn tấn thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh.
Do thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tiêu thụ trong nước giảm mạnh nên việc tìm kiếm đối tác xuất khẩu đặc biệt là Ả Rập Xêut (kỳ vọng lên tới 100 nghìn tấn), các thị trường Nhật Bản và Trung Quốc đang được chú ý tới.
Biểu đồ những nước xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất châu Á (Ngàn tấn)
Ga_8xx
Nguồn: thepoultrysite