Theo tổng cục thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 27,2 triệu đầu heo trong các trang trại - tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng thịt 6 tháng đầu năm 2015 đạt 2,05 tấn – tăng 3,9% so với thời điểm này năm 2014. Bộ nông nghiệp dự báo tổng sản lượng năm nay ước tính sẽ tăng khoảng 2,4% - tương đương 3,37 triệu tấn.
Tình hình chăn nuôi nhìn chung khá thuận lợi. Không có sự xuất hiện trở lại của dịch tai xanh (PRRS) và giá cả đang ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Giá heo trên thị trường 6 tháng đầu năm giao động nhỏ từ 45.500 – 47.000 đ/kg. Giá thịt heo thăn rơi vào khoảng 85.000 - 90.000 đ/kg và giá thăn nạc là 80.000 – 85.000 đ/kg.
Cụ thể, giá heo 6 tháng qua tại tỉnh Đồng Nai – 1 tỉnh chăn nuôi heo mạnh ở Việt Nam khoảng 47.000-48.000 đ/kg; Vĩnh Long 48.000 đ/kg; An Giang 50.000-51.000 đ/kg.
Quy mô chăn nuôi ở mức vừa và nhỏ vẫn chiếm 1 thị phần lớn. Có khoảng 65-70% đầu heo và khoảng 56-60% sản lượng thịt heo xuất phát từ các trang trại nhỏ. Hiệu quả chăn nuôi của các trang trại này không cao như các trang trại quy mô lớn.
Mặc dù giá heo có giảm nhẹ trong quý 2 năm 2015 nhưng do đã ở mức khá cân bằng nên giá thức ăn chăn nuôi cũng có chiều hướng giảm nhẹ và đi vào ổn định theo.
Tổng sản lượng nhập khẩu các nhóm hàng hóa, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong 6 tháng vừa qua ước tính khoảng 303 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này lên tới 1,73 tỉ USD – tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà nhập khẩu chính gồm có Argentina (chiếm 36,6% thị phần); tiếp theo là Mỹ (19,2%) và Trung Quốc (7,4%).
Cụ thể, nhập khẩu ngô trung bình mỗi tháng là 352.000 tấn tương đương72 triệu USD, đưa khối lượng ngô nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015 lên tới 3.270.000 tấn với giá trị nhập khẩu đạt 744 triệu USD - tăng 36,8% về khối lượng và tăng 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Brazil, Argentina và Ấn Độ là ba nhà cung cấp ngô chính chiếm tương ứng 58,0%; 34,9% và 3,4% tổng khối lượng nhập khẩu hàng hoá.
Có một nghịch lý hiện nay trong sản xuất ngô đó là giá ngô nhập khẩu rẻ hơn giá ngô trong nước. Cụ thể, mức giá hiện tại của ngô nhập khẩu đang được chào bán trên các sàn giao dịch chỉ có 245 đến 248 usd/tấn hoặc tương đương với chỉ 5.800 đến 5.900 đ/kg. Trong khi đó, giá ngô trong nước đang ở mức khoảng 6.200 đ/ kg (0,285 usd/kg).
Ước tính khối lượng lúa mì nhập khẩu mỗi tháng là 352.000 tấn tương đương 76 triệu USD, nâng khối lượng nhập khẩu lúa mì trong 6 tháng đầu năm 2015 lên 1.280.000 tấn với giá trị nhập khẩu đạt 330 triệu USD, tăng 31,1% về khối lượng và tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, Úc là nhà cung cấp chính, chiếm 53,8%; tiếp theo là Brazil chiếm 28,5% tổng lượng nhập khẩu lúa mỳ.
Trong tháng Sáu, Việt Nam nhập khẩu 216.000 tấn đậu nành với tổng trị giá 91 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 948.000 tấn đậu nành (tương đương 438 triệu USD), tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 17,1% về giá trị so với năm ngoái.
Trong vòng 3 năm liên tiếp trở lại đây, Hoa Kỳ đã trở thành nước xuất khẩu đậu nành lớn nhất đến Việt Nam. Theo báo cáo của USDA Grain cho thấy gần 700.000 tấn đậu nành của nước này đã đến Việt Nam trong vòng 6 tháng qua (tăng 26% so với năm trước).
Ngoài ngô, lúa mỳ và đậu nành ra thì nhập khẩu đậu tương đạt gần 750.000 tấn. Tổng nhập khẩu khô dầu đậu nành là ở mức 3.64 triệu tấn trong niên vụ vừa qua.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong một cuộc điều tra tại tỉnh Bình Phước, số đầu heo có chiều hướng tăng mạnh vào đầu năm 2015. Cụ thể toàn tỉnh hiện có khoảng 260.133 đầu heo, trong đó số heo ngoài thị trường (số heo thịt bán luân chuyển ngoài thị trường) chiếm 224.662 con, (86,36% tổng số heo) còn lại khoảng 34.575 heo nái (chiếm 13,29%).
91,12% số heo của tỉnh này tập trung trong 165 trang trại. (bao gồm 2 trang trại GGP với quy mô 350 và 650 heo nái, 8 trang trại có quy mô 1.200 - 12.000 heo nái, 28 trang trại quy mô từ 150-600 heo nái, có khoảng 5 trang trại heo nái quy mô lớn và 122 trang trại heo thịt có quy mô từ 250-12,000 con heo.
Trong tổng số 134 trang trại được điều tra tại tỉnh này, có tới 81,21% trong số đó có vốn đầu tư nước ngoài và khoảng 18,78% số trại là của người dân địa phương. Dự kiến trong năm nay sẽ có thêm khoảng 13 trang trại mới với vốn đầu tư cảu nước ngoài.
Kể từ năm 2010 (năm tạo ra bước ngoặt to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam), 8 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã được ký kết và ban đầu đi vào thực hiện.
Hiện nay, Việt Nam đang thảo luận để tiếp tục tiến hành ký kết thêm 6 FTA nữa, trong đó bao gồm cả các hiệp định TPP và hiệp định AEC. Tuy nhiên, các FTA đang tạo ra những thách thức lớn đối với Việt Nam, và "vấn đề đặt ra là Việt Nam cần xác định sẽ phải chuẩn bị những gì? Chọn hướng đi nào và xác định FTA là 1 “sân chơi” khốc liệt – cơ hội rất nhiều nhưng thách thức cũng vô cùng lớn”.
Trong khi đó, thực tế là ngành chăn nuôi heo công nghiệp Việt Nam đang có năng suất thấp, chi phí sản xuất rất cao và các đơn vị sản xuất có quy mô khá nhỏ. Phát biểu tại một hội nghị được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ông Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi - cho biết FTA có thể có ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi. Đồng thời, ông cho rằng các FTA mới sẽ buộc Việt Nam phải thay đổi nếu muốn phát triển lên.
Trước thực trạng này, các nhà chăn nuôi Việt Nam cần áp dụng nhiều hơn nữa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào trong sản xuất chăn nuôi để nâng cao, tối ưu năng suất hơn nữa. “Nếu chi phí sản xuất không thấp hơn, giá không rẻ hơn, chúng ta sẽ phải “nhường chỗ” cho heo ngoại nhập khẩu”.
VietDVM team biên dịch
theo theopigsite