Tìm thấy một loại kí sinh trùng mới là nguyên nhân tử vong cho loài bồ câu hoang dã

| Ngày26/08/2014

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California Davis (UC Davis) đã xác định được nguyên nhân cái chết ở chim bồ câu band-tailed sống hoang dã sống tại miền Tây Bắc Mỹ có liên quan đến một loại ký sinh trùng được phát hiện gần đây.


Các nhà nghiên cứu tại trường đại học UC Davis và Sở Cá và Động vật hoang dã (CDFW) California đã xác định kí sinh trùng Trichomonosis là một yếu tố quan trọng gây ra cái chết cho loài chim hoang dã, bệnh thường xảy ra vào mùa đông đó là mùa của các loài chim di cư.

 

chim-bo-cau

 


Tác nhân gây bệnh mới này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ - Theo nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học UC Davis, và các Sở Cá và Động vật hoang dã tại California.


Các nhà khoa học khẳng định rằng loài ký sinh trùng mới này có liên quan với các loài ký sinh trùng được phát hiện cách đây gần 10 năm - Trichomonas gallinae, hai loài này gần đây đã gây ra cái chết của hàng ngàn chim bồ câu hoang dã khi chúng di cư qua bờ biển Thái Bình Dương. Dịch bệnh đã sảy ra nhiều trong dãy núi thuộc duyên hải miền Trung California và dãy núi Sierra Nevada. Các nhà khoa học đã đặt tên cho tác nhân gây bệnh mới này là Trichomonas stableri.


Bệnh Trichomonosis trên chim và gia cầm là một bệnh đang diễn ra và có khả năng gây tử vong cao, tạo ra tổn thương nghiêm trọng tại vùng thực quản làm chim không ăn và uống nước được. Ngoài ra kí sinh trùng còn có thể gây tổn thương khí quản làm chim nghẹt thở dẫn đến chết. Bệnh này có niên đại từ khi có khủng long trên trái đất, các nhà khoa học đã tìm thấy những biểu hiện của tổn thương do Trichomonosis gây ra trong bộ xương của một loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex (T-Rex). Bệnh cũng có thể đã góp phần vào sự tuyệt chủng của chim bồ câu viễn khách (The Passenger Pigeon) cách đây 100 năm.


Dịch bệnh có thể dẫn đến cái chết của hàng ngàn loài chim trong một khoảng thời gian ngắn. Vào năm 2007, một ổ dịch ở Carmel Valley đã giết chết khoảng 43.000 con chim.


"Các loài ký sinh trùng tương tự đã giết chết chim bồ câu band-tailed hoang dã trong đợt dịch và nó cũng có thể giết chết những con chim khi không có dịch bệnh", tác giả Yvette Girard, một học giả sau tiến sĩ tại Trung tâm Y tế động vật hoang dã thuộc khoa Thú y trường đại học California Davis cho biết tại thời điểm nghiên cứu. "Điều này cho thấy có thể có các yếu tố khác đang diễn ra trong sự chết dần của đàn chim."
"Chúng tôi đang điều tra những gì gây ra sự chết dần, có thể được gây ra bởi những con gia cầm mang mầm bệnh và dễ bị tổn thương trong điều kiện môi trường nhất định, hoặc thậm chí lan tỏa từ một loài khác gần đó,"Giáo sư, nhà nhiên cứu chính - Christine Johnson thuộc trường đại học Califonia Davis, Trung tâm y tế động vật hoang dã cho biết.


Giữa mùa đông 2011 và mùa xuân năm 2012, đã có tám sự kiện về sự chết dần của loài chim - được định nghĩa là nhiều hơn năm con chim chết được tìm thấy trong các khu vực địa lý tương tự nhau trong cùng một khoảng thời gian. Nghiên cứu đã khẳng định có 96% Trichomonosis đã được tìm thấy trong cơ thể của các loài chim đã chết, ốm hoặc chim khỏe mạnh tại bảy trong những sự kiện chết dần. Bệnh này cũng được tìm thấy khoảng 36% trong cơ thể của chim bồ câu hoang dã tại các trung tâm phục hồi chức năng động vật hoang dã, 11% trong cơ thể chim bồ câu hoang dã thiệt mạng do săn bắn và 4% trong cơ thể những con chim bị bắt sống.

 

"Điều làm cho bệnh này sảy ra nghiêm trọng với chim bồ câu band-taile đó là tỷ lệ sinh sản thấp - mỗi năm sự già hóa trong đàn tăng lên - bệnh thường xảy ra trong mùa đông” đồng tác giả Krysta Rogers, một nhà khoa học môi trường ở Sở cá và Động vật hoang dã California nói. "Điều đó có nghĩa gần như tất cả các loài chim chúng ta mất đi trong các đợt dịch là các loài chim trưởng thành. Chúng đang bị giết chết trước khi chúng có khả năng sinh sản vào mùa xuân. "


Sự kiện chim bồ câu band-taile bị chết đã được báo cáo ở California ít nhất là từ năm 1945 nhưng đã tăng lên rất nhanh trong thập kỷ qua, với mức độ nghiêm trọng tăng lên trong sáu báo cáo của 10 năm vừa qua.


"Đi sâu vào nghiên cứu, chúng tôi dự kiến sẽ tìm thấy một loài duy nhất có độc lực cao ở các mẫu được lấy từ các ổ dịch” Girard cho biết.
Mổ khám chim bệnh và xét nghiệm mẫu đã được tiến hành ở bệnh viện thú y California, Phòng thí nghiệm an toàn thực phẩm tại trường đại học UC Davis và điều tra Phòng thí nghiệm động vật hoang dã tại Sở Cá và Động vật hoang dã California.


Cả hai nghiên cứu được tài trợ bởi Sở cá và động vật hoang dã California và Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ.


Nghiên cứu đặt tên cho các loài ký sinh trùng mới được công bố trên tạp chí, Tạp chí quốc tế về Ký sinh trùng: ký sinh trùng và động vật hoang dã. Nghiên cứu giải thích cách trichomonosis đang ảnh hưởng đến chim bồ câu ban nhạc đuôi được công bố trên tạp chí, nhiễm, di truyền học và tiến hóa.

 

 

Gà_8xx

 

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status