Nghiên cứu theo dõi dịch cúm gia cầm H5N8 trên toàn cầu

| Ngày25/10/2016

Bài viết nói về một nghiên cứu toàn cầu mới nhất về mối liên hệ mật thiết giữa đường di trú của chim hoang dã với sự lây lan của dịch cúm gia cầm.

 

Theo các chuyên gia, tuyến đường di cư của các loài chim hoang dã có thể giúp cung cấp các dữ liệu quan trọng trong việc cảnh báo sớm các ổ dịch cúm gia cầm có nguy cơ cao.

 

Các khuyến cáo sau nghiên cứu mới cho thấy các loài chim di cư có thể giúp lan truyền các chủng cúm nguy hiểm trên toàn thế giới.

 

Nghiên cứu theo dõi dịch cúm gia cầm H5N8 trên toàn cầu.
Nghiên cứu theo dõi dịch cúm gia cầm H5N8 trên toàn cầu.

 

Các nhà khoa học đã bắt đầu từ việc nghiên cứu cách thức virus H5N8 bùng phát và lây lan thành dịch bệnh tại Hàn Quốc vào năm 2014. Sau đó lây sang Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu, làm bùng nổ một vụ đại dịch cúm gia cầm vào giữa mùa thu 2014 và mùa xuân năm 2015. Kết quả đã giết chết 48 triệu con gia cầm ở nước Mỹ và làm thiệt hại hơn 3 tỷ đô.

 

Các nhà khoa học đã phân tích mô hình di cư của các loài chim hoang dã đã được phát hiện nhiễm virus H5N8 và sau đó so sánh các mã di truyền của virus phân lập từ gia cầm nhiễm bệnh được thu thập từ 16 quốc gia.

 

Phát hiện của họ cho thấy cúm gia cầm H5N8 có thể đã được những con chim hoang dã (những con có mang mầm bệnh trong cơ thể) vận chuyển từ châu Á đến châu Âu và Bắc Mỹ thông qua khu vực sinh sản của họ ở Bắc Cực.

 

 

Vai trò của an toàn sinh học trong việc phòng cúm gia cầm.

An toàn sinh học giúp củng cố, duy trì nghiêm ngặt tránh cho trại khỏi các nguy cơ bệnh đến từ chim hoang dã và các nguồn bệnh khác.

 

Ngoài ra các nhà khoa học cũng cho biết thêm, việc theo dõi sát sao các loài chim hoang dã tại các vùng chăn nuôi có thể giúp cung cấp các cảnh báo sớm cho các trang trại về các nguy cơ nhiễm các chủng cúm gia cầm.

 

Nghiên cứu được tiến hành bởi hiệp hội các nhà khoa học toàn cầu về H5N8 và các vấn đề liên quan đến virus cúm từ 32 tổ chức khác nhau trên thế giới.

 

Tiến sĩ Samantha Lycett, trưởng nhóm nghiên cứu và là một nhà khoa học tại viện nghiên cứu Roslin, đại học Edinburgh cho biết: “cúm gia cầm là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của đàn gà trên toàn thế giới. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng nếu chúng ta giám sát tốt, cộng tác và chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng thì chúng ta có thể theo dõi, thậm chí dự báo trước cách thức virus cúm lan rộng ra khắp các châu lục”.

 

Tiến sĩ Mark Woodhouse thuộc đại học Edinburgh cho biết thêm: “nghiên cứu này chỉ có thể phát huy tác dụng khi các nhà nghiên cứu về cúm gia cầm trên toàn thế giới cùng nhau hợp tác, làm việc và chia sẻ dữ liệu cho nhau một cách nhanh chóng, nhịp nhàng. Chúng tôi cũng coi đây là một mô hình giúp cho thế giới chống lại tất cả các bệnh truyền nhiễm bằng sự đoàn kết của các nhà khoa học thuộc nhiều nước khác nhau”.

 

 

Đánh giá chi tiết về nghiên cứu:

Trong một báo cáo khoa học tương tự, Colin Russell thuộc cục thú y tại Đại học Cambridge cho biết thêm: “đặc biệt lưu ý những nút giao nhau trên cung đường bay di cư của các quần thể chim hoang dã vì nó có thể giúp cung cấp một hệ thống cảnh báo sớm trên một khu vực địa lý rộng lớn – nơi mà các quần thể chim hoang dã đi qua”.

 

“Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu các đánh giá chi tiết của cơ quan giám sát, thẩm định về công trình nghiên cứu trên, có thể nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát cúm gia cầm trong tương lai”.

 

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi Hội đồng nghiên cứu khoa học sinh học và sinh học công nghệ. Được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ và được tài trợ bởi các chương trình nghiên cứu và đổi mới Horizon 2000 của Liên minh châu Âu.

 


VietDVM team biên dịch.
(theo tạp chí nông dân hàng tuần).

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.
Xem thêm:

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status