Cập nhật tình trạng nhiễm cúm gia cầm trên thế giới (tháng 3/2016)

| Ngày08/04/2016

Đợt dịch cúm gia cầm năm 2016 nổ ra đầu tiên ở Nigeria từ đầu tháng 3 vừa rồi và đến nay, đã có thêm các quốc gia khác cũng khai báo dịch là Đài Loan, Trung Quốc và Pháp. 

Tình hình dịch cúm gia cầm trên toàn thế giới  tháng 3/2016
Đến nay trên thế giới đã có hơn 3 quốc gia nhiễm cúm gia cầm

Cúm gia cầm ở Nigeria - thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hơn 65 ổ dịch cúm độc lực cao (HPAI) là báo cáo của cơ quan thú y Nigeria với tổ chức thú y thế giới (OIE) trong 3 tuần qua. Nigeria là quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Chủng virus trong các ổ dịch được xác định là chủng H5N1 đã lan rộng ra các tỉnh miền bắc và miền trung của Nigeria như Kano, Plateau, Katsina, Bauchi, Sokoto, Zamfara, Kaduna, Benue và Federal hay kể cả ở miền nam như tỉnh Edo.

Đối tượng bị nhiễm bệnh chính trong hầu hết các vụ dịch là gà đẻ hậu bị. Ước tính thiệt hại lên đến hơn 225.000 con gia cầm đã chết hoặc bị tiêu hủy để kiểm soát sự lây lan của mầm bệnh. Theo các quan chức thú y Nigeria thì nguyên nhân chính gây ra các vụ dịch cúm gia cầm H5N1 ở nước này vẫn là do an toàn sinh học kém.

Đài Loan – cùng lúc phát hiện 2 chủng cúm gia cầm độc lực cao.

Khác với Nigeria, Đài Loan cùng lúc phải chiến đấu với 2 chủng cúm gia cầm độc lực cao là H5N2, H5N8 và định kỳ phát hiện 1 chủng độc lực thấp khác kể từ đầu năm 2015.

Trong 3 tuần qua, Đài Loan tìm thấy H5N2 trong 7 ổ dịch và H5N8 trong 2 trang trại. Đối tượng bị ảnh hưởng chính vẫn là gà (cả gà bản địa và gà công nghiệp) và ngỗng. Hơn 57.000 con gia cầm đã chết hoặc bị tiêu hủy và hơn 249.490 con khác bị ảnh hưởng bởi một chủng cúm gia cầm độc lực thấp của H5N2 đã được phát hiện thêm tại 5 trang trại của nước này.

 

 Đối tượng nhiễm bệnh chính ở Đài Loan vẫn là gà
Đối tượng nhiễm bệnh chính ở Đài Loan vẫn là gà

Trung Quốc bùng nổ chủng cúm gia cầm độc lực cao.

Chủng cúm gia cầm H5N6 lần đầu tiên được tìm thấy ở Trung Quốc vào tháng 9 năm 2014. Gần đây, cũng chính chủng cúm gia cầm độc lực cao này đã làm bùng nổ dịch tại 2 trang trại ở

Tỉnh Quý Châu và Quảng Tây buộc Trung Quốc phải tiêu hủy hơn 54.000 con gia cầm.

Nam Phi nhiễm cúm gia cầm chủng H5N2 độc lực thấp.

Ở Nam Phi, chủng virus H5N2 độc lực thấp đã được phát hiện từ tháng 8 năm 2014, chủ yếu gây bệnh trên đàn đà điểu thương mại ở tỉnh Westem Cape. Trong báo cáo mới nhất của Nam Phi gửi OIE vào khoảng tháng 12 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016, các cơ quan thú y Nam Phi đã phát hiện virus cúm gia cầm trong một đàn vịt gồm 5.446 con ở Cape Town và tại 4 trang trại đà điểu thương mại, 2 ở Western Cape và 2 ở Eastern Cape.

Pháp – 76 ổ dịch cúm gia cầm đã được phát hiện.

Khác với các quốc gia khác, Pháp đã chiến đấu với bệnh cúm trên gia cầm kể từ tháng 12 năm 2015 tại các trang trại thuộc khu vực thủy cầm ở phía tây nam của nước này.

Theo như các báo cáo về ổ dịch mới của Pháp, bệnh đã được công bố rộng rãi để tăng cường kiểm soát tốt hơn nhưng vẫn có thêm 2 ổ dịch được xác nhận mới trong 3 tuần qua - tại Arsagues, Montgaillard, và một phần của Landes – nâng tổng số vụ dịch lên 76 vụ. Gần 17.000 con gia cầm đã bị ảnh hưởng sau khi virus cúm gia cầm H5N9 độc lực cao đã được phát hiện tại các trang trại ở Pháp vào đầu tháng này.

Gần 17.000 con gia cầm ở Pháp đã nhiễm bệnh
Gần 17.000 con gia cầm ở Pháp đã nhiễm bệnh

Vương Quốc Anh - nhiễm bệnh cúm trên gia cầm từ chim hoang dã.

Một báo cáo của chính phủ Anh về việc bùng phát bệnh cúm trên gia cầm gần đây nhất đã chỉ ra rằng: nguồn truyền lây bệnh nguy hiểm nhất đến nay chính là việc tiếp xúc gián tiếp với các loài chim hoang dã.

Một trường hợp nhiễm cúm gia cầm thực tế ở Anh: Mưa lớn trước ngày ước tính nhiễm bệnh của đàn gia cầm đã làm ngập nước trong ao nằm cạnh những ngôi nhà nuôi gia cầm, cùng thời điểm đó, người ta đã nhìn thấy những chú vịt trời bơi lội trong ao và đậu trên nóc nhà, không lâu sau đó đàn gia cầm đã mắc bệnh.

Cơ sở nhiễm bệnh là trang trại gồm 40.000 gà đẻ ở gần Dunfermline, Fife, Scotland. Vì việc chủng virus cúm chủng H5N1 độc lực thấp tồn tại và gây bệnh là chuyện bình thường ở Châu Âu nên những chú gia cầm này sau đó đã được cách ly và quản lý riêng biệt rất chặt chẽ. Chúng được nuôi trong một hệ thống chuồng tự động khép kín, trứng sản xuất ra được chuyển đến một trang trại giống ở Berwickshier, Scotland.

Cho đến nay vẫn chưa có trường hợp nào khác của H5N1 được xác định ở Anh.

Ghana – quốc gia có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO) và bộ lương thực, nông nghiệp ở Ghana đang làm việc với nhau để kiểm soát cúm gia cầm cũng như giảm thiểu nguy cơ lây lan virus, báo cáo của trang báo “Ghana Business News”.

Tiến sĩ Abebe Haile Gabriel, Phó ban đại diện khu vực châu Phi thay mặt cho FAO đến Ghana và cho biết FAO đã triển khai một dự án ở Ghana nhằm phản ứng nhanh với sự đột biến của bệnh cúm trên gia cầm kể từ tháng 5 năm 2015 cho đến tháng 5 năm 2016. Mặc dù đã có không có trường hợp nào được xác nhận kể từ ngày 12 tháng 1 năm 2016, Ghana vẫn được coi là quốc gia có nguy cơ cao vì dịch bệnh hiện đang hoành hành khá mạnh ở các nước láng giềng của Ghana như Nigeria

Theo Điều phối viên dự án, tiến sĩ Eugene Yelfaanibe, dự án đang chạy 3 tháng cuối cùng nên sẽ kết thúc vào tháng năm này.

FAO hỗ trợ Ghana phản ứng nhanh với cúm gia cầm
FAO hỗ trợ Ghana phản ứng nhanh với bệnh cúm

Xuất hiện thêm nạn nhân nhiễm cúm gia cầm tại Ai Cập, Trung Quốc.

Theo một báo cáo mới đây của trung tâm nghiên cứu truyền nhiễm và chính sách bệnh (CIDRAP) dựa trên dữ liệu từ FAO, đã có 4 ca nhiễm bệnh cúm chủng H5N1 trên người ở Ai Cập trong những tuần gần đây. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, tính đến năm 2015 trên toàn thế giới có tổng cộng 136 trường hợp nhiễm bệnh cúm gia cầm và trong đó có 39 trường hợp đã tử vong.

Trung Quốc cũng xảy ra hàng loạt các trường hợp người nhiễm cúm gia cầm độc lực cao H5N6. Theo CIDRAP, hiện đã phát hiện được 10 chủng virus khác nhau ở châu Á nhưng chỉ có

Trung Quốc mới có người nhiễm bệnh và đa phần các trường hợp đều có liên quan đến các chợ gia súc ẩm ướt.

VietDVM team biên dịch.
(theo wattagnet)    

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.
Xem thêm:

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status