![[Cập nhật] Tập đoàn APA tuyển dụng nhân viên kinh doanh](/media/k2/items/cache/e2bf03d29c489ee57637a8f534afa56b_Generic.jpg)
APA là tập đoàn liên doanh giữa Thailand-Viet Nam. Chuyên sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thủy sản, các sản phẩm Premix kháng sinh, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi…
Nhà máy được đầu tư hiện đại, theo tiêu chuẩn WHO-GMP, tọa lạc tại KCN Vĩnh Lộc II – Bến Lức – Long An.

Hiện nay tập đoàn APA cần tuyển những vị trí sau:
Tuyển dụng Vị trí: Nhân viên Kinh doanh_ mảng Thuốc Thú Y.
- Số lượng: 10 nam.
- Tuổi: 23-35.
- Khu vực làm việc: Miền Tây và Đông Nam Bộ.
- Lương: thỏa thuận.
»› Thông tin tuyển dụng NHÂN VIÊN KINH DOANH của các công ty khác
Mô tả Công việc
- Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi Thú Y cho bà con nông dân
- Tổ chức hội thảo, tư vấn kỹ thuật
- Giới thiệu sản phẩm thuốc thú y…và duy trì mối quan hệ với các đại lý;
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhằm xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty;
- Quản lý đơn hàng và thực hiện các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng.
- Công việc cụ thể được trao đổi khi phỏng vấn.
Yêu cầu tuyển dụng:
- Nam, Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thú Y/ Chăn nuôi/ Chăn nuôi thú y/Dược Thú Y;
- Ưu tiên tốt nghiệp bằng khá;
- Không yêu cầu kinh nghiệm;
- Kỹ năng giao tiếp tốt;
- Trung thực, có ý chí gắn bó lâu dài với công việc.
Quyền lợi được hưởng:
- Được hưởng mức thu nhập: cạnh tranh
(Xứng đáng với năng lực, công bằng trong nội bộ, cạnh tranh trên thị trường.)
- Môi trường làm việc trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp.
- Cơ hội thăng tiến cao do Quy mô công ty đang ngày càng mở rộng.
- Được tham gia các khóa đào tạo để nâng cao nghiệp vụ thường xuyên, liên tục.
- Chế độ BHXH, BHYT, BHTH đầy đủ theo luật lao động và các chế độ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm gia tăng khác của công
- Được tham gia các hoạt động teambuilding, nghỉ mát, các hoạt động văn thể mỹ đa dạng, độc đáo.
Lương (Benefits): Thương lượng, cạnh tranh + thưởng theo doanh số.
Hồ sơ gửi về:
Địa chỉ: 87 Đào Duy Anh, Phường 9, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Liên hệ: Ms. Hà – TP. Nhân sự : 0902 97 36 86
Ms. Dung : Nhân sự : 0946.558.531
- Điện thoại cố định: 08.3997.3778
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. & This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Nhận hồ sơ từ ngày đăng tuyển đến hết tháng 12 năm 2017
CƠ HỘI VIỆC LÀM TỐT CHO CÁC BẠN MỚI RA TRƯỜNG
( Được công ty đào tạo bài bản, được nâng cao kiến thức chuyên môn với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Thú Y & Thủy Sản )
»› Công ty CP ABC Việt Nam tuyển nhân viên thị trường
Thông tin được chia sẻ bởi:
Ms.Hà

Đường ruột heo con nhà bạn có thực sự khỏe?
Phân tích tình trạng “sức khỏe đường ruột” của heo con thường xuyên là một việc làm thiết yếu của mỗi trang trại chăn nuôi trong chương trình quản lý sức khỏe tổng đàn. Tỷ lệ heo con có đường ruột khỏe mạnh càng cao thì tỷ lệ chuyển đổi thức ăn càng cao.
»› Heo bị tiêu chảy và những điều bạn nhất định phải biết
Trong chăn nuôi heo mà đặc biệt là heo con, gần một nửa công việc của mỗi trại là phòng ngừa và kiểm soát sức khỏe của đường tiêu hóa chứ không phải là hô hấp. Bài viết này đề xuất một hệ thống các bước để đánh giá sức khỏe đường ruột của heo con trong mỗi trang trại, hy vọng sẽ ít nhiều giúp ích cho quý độc giả của VietDVM trong quá trình chăn nuôi.
Hiện nay, có một công cụ rất hiệu quả giúp phân tích sức khỏe đường ruột của 1 nhóm heo con đó chính là tỷ lệ lactobacillus: coliforms. Trước khi cai sữa, lượng vi khuẩn lactobacillus hoặc acid lactic trong heo con cao hơn trong khi số lượng coliforms lại thấp hơn. Sau khi cai sữa, tỷ lệ này được đảo ngược (xem biểu đồ 1 bên dưới) và tùy thuộc vào sự tăng trưởng của coliforms hoặc sự phát triển miễn dịch của heo con mà một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể phát triển hoặc không (Jensen, 1998, Pieper và cộng sự, 2006).
Hệ vi sinh vật trong ruột heo con được tạo thành từ các loại vi khuẩn và men trong đường ruột. Những sinh vật này giúp tiêu hóa chất dinh dưỡng, bảo vệ các màng nhầy và chống lại các vi khuẩn gây bệnh khác gọi là vi khuẩn ruột già hoặc là coliforms.
Lứa heo con nào càng có nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột hơn thì tỷ lệ heo con bị tiêu chảy cũng ít hơn vì nồng độ lactobacillus tương ứng với sức khỏe đường ruột tốt.
Tỷ lệ lactobacillus:coliforms là một chỉ số khoa học rất được quan tâm. Trong thực tế, chỉ số này được sử dụng trong các thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của các chất phụ gia thức ăn và các chất tạo độ acid nhằm mục đích tăng cường khả năng miễn dịch cho vật nuôi.

Làm thế nào để chúng ta xác định được tỷ lệ lactobacillus : coliforms của một quần thể heo con?
Trong điều kiện thực địa, cần tiến hành phân tích một nhóm heo con để xác minh tình trạng sức khỏe đường ruột của toàn trang trại, nhưng làm thế nào để chúng ta có thể lấy mẫu và phân tích? Lấy bao nhiêu mẫu thì đủ đại diện? sử dụng phương pháp nào để phân tích cho ra kết quả chính xác nhất?
Việc thu thập các mẫu đại diện cho một quần thể heo là việc làm ưu tiên hàng đầu. Chẳng hạn như ở một trang trại với 1000 heo nái, mỗi tuần sẽ sản xuất ra khoảng 500 heo con, số mẫu cần lấy ít nhất là 19 con. Việc lấy mẫu như thế này cho phép chúng ta phát hiện với tổng số 500 con heo bị nhiễm bệnh đó, có ít nhất một cá thể bị nhiễm bệnh, với mức độ tin cậy là 95% và giả sử tỷ lệ tối thiểu dự kiến là 15% heo con bị tiêu chảy.
Mẫu cần lấy là 100 gram phân của heo con sau khi cai sữa 1-2 tuần tuổi, mẫu phải được đặt trong một túi vô trùng, giữ trong tủ lạnh và phân tích trong vòng 6 tiếng trở lại sau khi lấy mẫu. Loại phân tích sử dụng trong phòng thí nghiệm là CFU (colony forming units) để tính lượng coliforms và lactobacillus. Thạch agar để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm phải là loại phù hợp với từng vi khuẩn 1.

Cách giải thích kết quả.
Mục tiêu chính của chúng tôi là tỷ lệ lactobacillus:coliforms phải đạt 1,3 trở lên. Trong đó lượng lactobacillus trong ruột già thu được từ trực tràng lớn hơn 9 log cfu/g và coliforms nhỏ hơn 7 log cfu/g. Nếu tỷ lệ này dưới 1,3 thì có thể kết luận quần thể heo con đó đã bị tiêu chảy hoặc nguy cơ tiêu chảy cao.
Sau khi phân tích kết quả, điều quan trọng là phải ứng dụng được vào trong thực tế. nghĩa là, nếu tỷ lệ lactobacillus: coliform của khoảng 15% mẫu trở lên mà thấp hơn 1,3 thì quần thể heo con đó có nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy và khi đó, các biện pháp phòng ngừa phải được ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, khi lượng động vật mẫu có tỷ lệ lactobacillus: coliform nhỏ hơn 1,3 mà thấp hơn hoặc bằng 5% thì đường ruột của quần thể heo con đó được coi là khỏe mạnh.
Bao lâu thì tôi nên kiểm tra tỷ lệ này 1 lần?
Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy, tần suất phân tích đường ruột heo con nên là 3 tháng 1 lần với cách lấy mẫu ngẫu nhiên. Ngoài ra, khi thay đổi công thức thức ăn cho heo con, ta cũng nên tiến hành kiểm tra chỉ số lactobacillus: coliform để đánh giá hiệu quả của công thức mới.
Kết luận.
Nếu sức khỏe đường ruột của heo con tốt, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn sẽ cao hơn, cho năng suất chăn nuôi tốt hơn.
Để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi thức ăn luôn được tối ưu, cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc của heo với các mầm bệnh kể cả đường tiêu hóa hay hô hấp. Do đó, việc duy trì hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng là việc vô cùng quan trọng. Đồng thời với đó chúng ta cũng cần hạn chế sử dụng kháng sinh bất hợp lý vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công heo.
»› Kháng kháng sinh và những điều bạn cần biết
“Việc quản lý hệ vi sinh vật đường ruột cho heo con nên bắt đầu từ lúc heo mẹ mang thai, vì một heo nái với hệ vi sinh vật cân bằng, tối ưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới heo con và ngược lại.”
Tóm lại, việc phân tích sức khỏe đường ruột cho quần thể heo trong trại nên được xem là một việc làm thiết yếu trong chương trình quản lý sức khỏe tổng thể của đàn heo, nhất là trong những năm tiếp theo đây. Việc nắm được tình hình sức khỏe đường ruột của đàn heo không những giúp chúng ta kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh một cách chủ động mà còn giúp chúng ta chủ động điều chỉnh khẩu phần ăn, công thức thức ăn sao cho phù hợp với heo của trại mình.
»› Chẩn đoán - điều trị bệnh E.coli trên heo con theo mẹ
Tiến Dũng biên dịch.
(theo pig333)

Có thể chăn nuôi gà ở Việt Nam, nhiều người dân đã quen với gà thả vườn, gà ta, gà chạy bộ…và đại bộ phận người dân nước ta cũng có thói quen, sở thích tiêu dùng là những loại gà này chứ không phải gà thịt công nghiệp nuôi theo kiểu hiện đại và có khả năng tăng trọng nhanh như ngày nay.
»› Xem nhiều: Gà công nghiệp đã đủ sức cạnh tranh?
Thực ra trên thế giới cũng đã có những luồng tư tưởng khác nhau tranh cãi về việc nên chú trọng phát triển loại thịt gà nào thì tốt nhất và bền vững nhất cho con người? gà thịt công nghiệp với khả năng tăng trọng nhanh hay các giống gà hữu cơ tăng trọng chậm?
Có nhiều bằng chứng cho rằng các phương pháp chăn nuôi gà hiện đại có lợi cho sự phát triển của xã hội con người nói chung hơn, nhưng liệu nó có bền vững về lâu dài hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Vào tháng 11 năm 2017, công ty tư vấn và nghiên cứu khoa học HFFA đã xuất bản một báo cáo toàn diện đánh giá chi phí cơ hội, những ưu và nhược điểm nếu chuyển toàn bộ ngành chăn nuôi gà hiện đại (cụ thể là ngành chăn nuôi gà thịt công nghiệp) sang phương pháp chăn nuôi gà hữu cơ, sang những giống gà chậm phát triển, “gà chạy bộ”, “gà thả vườn”.
»› Xem nhiều: Giống gà chậm phát triển có hại thế nào?
Nghiên cứu tập trung phân tích các tác động tiềm ẩn lên xã hội (bối cảnh nghiên cứu là ở Liên minh châu Âu và Đức). Phương pháp chăn nuôi gà thay thế là: sử dụng các giống gà chậm phát triển, hiệu quả chuyển đổi thức ăn thấp hơn các giống gà thịt hiện đại đang nuôi, không gian/mỗi đầu gà đòi hỏi nhiều hơn. Gà hữu cơ được định nghĩa là đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của EU về quy trình sản xuất và dán nhãn hữu cơ.
Như trong 1 nghiên cứu tương tự được tiến hành bởi Hội đồng gia cầm Quốc gia Mỹ và công ty Elanco kết thúc hồi đầu năm 2017 thì kết quả không mấy khả quan. Nghiên cứu cho biết cả 2 phương pháp chăn nuôi gà chậm phát triển và gà hữu cơ trên quy mô lớn đều dẫn đến chi phí tăng lên và cuối cùng là thu nhập của người chăn nuôi gà giảm đáng kể. Thịt được sản xuất theo các phương thức chăn nuôi này cũng đắt hơn 25-30% so với thịt gà thông thường.

Do những tác động đó, thu nhập nông nghiệp của EU sẽ giảm khoảng từ 3-8 tỷ EUR. Thêm vào đó, các giống gà hữu cơ hay gà chậm phát triển sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn các giống gà hiện đại. Các nhà nghiên cứu còn đi xa đến mức phân tích sự chuyển đổi này sẽ gây tổn hại đến đa dạng sinh học toàn cầu và dẫn đến lượng CO2 thải ra tăng → tăng hiệu ứng nhà kính dẫn đến ảnh hưởng xấu lên biến đổi khí hậu toàn cầu.
Kết quả nghiên cứu này có thể là một minh chứng tích cực cho các công ty, cá thể đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gà và sản xuất thịt gà công nghiệp để họ có căn cứ chống lại các tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật giống như “vụ chăn nuôi gà đẻ bằng chuồng lồng tự do” trước đó (điều này ở Việt Nam có thể không có nhiều ý nghĩa nhưng ở Mỹ và các nước châu Âu thì lại là điều đáng mừng).
Đứng trên góc độ khoa học, các nhà nghiên cứu cho rằng vấn đề khoa học không phải là trở ngại. Tuy nhiên, với sự thay đổi chóng mặt của xã hội, yếu tố quan trọng nhất hiện tại là cảm nhận và nhận thức của người tiêu dùng chứ không phải là khoa học hay công nghệ.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu này, năm 2018 sẽ là năm quan trọng để ngành công nghiệp thực phẩm quyết định có muốn bắt đầu một “cuộc chuyển đổi lịch sử” từ gà thịt công nghiệp sang gà hữu cơ hay gà chậm phát triển hay không.

Nếu ngành công nghiệp chăn nuôi gà thịt hiện đại đưa ra được những bằng chứng khoa học thuyết phục và có ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng lẫn các nhà hoạch định chính sách thì nhiều khả năng sẽ giữ vững được thị trường hiện tại và ngược lại thì không biết tương lai gì đang chờ họ phía trước.
»› Xem nhiều: Chăn nuôi gia cầm không kháng sinh - Tiềm ẩn nguy cơ gì?
VietDVM Team

Vào hồi tháng 2 năm 2017, trong 1 trang trại tại miền nam Trung Quốc, dịch bệnh tiêu chảy trên heo con sơ sinh bùng phát nhưng không phải do những virus gây bệnh tiêu chảy quen thuộc như TGEv (viêm dạ dày ruột truyền nhiễm), PEDv (tiêu chảy cấp trên heo con) hay PDCov (deltacoronavirus trên heo) gây ra.
»› Xem nhiều: 5 nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con - giải pháp quản lý
Sau khi phân lập, các nhà nghiên cứu xác định đó là một loại virus mới gây bệnh tiêu chảy trên heo con với tên gọi tạm thời là SeACov hay còn gọi là alphacoronavirus.

Virus này có liên quan đến một loại coronavirus dạng xoắn tên là HKU2 cũng được phát hiện trong cùng khu vực này cách đây một thập niên.
Tín hiệu huỳnh quang cụ thể đã được phát hiện trong các tế bào Vero nhiễm SeACoV bằng cách sử dụng một huyết thanh heo nái dương tính thu được trong cùng một trang trại, nhưng không phải bằng cách sử dụng kháng thể TGEV-, PEDV- hay PDCoV đặc hiệu (các virus gây bệnh tiêu chảy trên heo con). Quan sát kính hiển vi điện tử với các phép chiếu bề mặt cho thấy hạt virus mới có đường kính từ 100-120 nm.
Kết quả phân tích trình tự gen của SeACoV cho thấy virus có cấu tạo 1 phần giống alphacoronavirus NL63 và một phần thì giống với betacoronavirus. Các gen quy định ái tính đường ruột của virus mới, SeACoV đã có một biến đổi rất lớn – chứa 74 axit amin thay thế và có thêm 2 axit amin mới so với HKU2, giúp virus mới có khả năng mở rộng đối tượng vật chủ hơn và có tính kháng chéo.
Cô lập virus và gây nhiễm cho heo con sơ sinh 3 ngày tuổi bằng cách tiêm virus vào miệng chúng thì thấy xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy trên heo con, kiểm tra phân thì thấy có sự xuất hiện của virus.
Những kết quả này đã khẳng định rằng đó là một coronavirus ruột heo mới đại diện cho loại coronavirus thứ năm ở trên heo gây bệnh tiêu chảy trên heo con.
VietDVM team dịch.
(theo pig333).

Công ty TNHH TMDV AZPet Chuyên về các sản phẩm thú cưng, dịch vụ Grooming, Hotel.

Hiện tại chúng tôi có nhu cầu cần tuyển dụng:
Vị trí: Kỹ thuật viên nuôi cho giống
Yêu cầu:
Không phân biệt nam nữ
Có thể nhận các bạn chưa tốt nghiệp nhưng có thời gian rãnh.
Yêu thích chó mèo.
Có thể chịu được áp lực công việc và điều kiện công việc.
Đáp ứng yêu cầu được giao.
Quyền lợi được hưởng:
Được hướng dẫn quy trình grooming
Hỗ trợ chỗ ở.
Lương + thưởng theo quy định nhà nước.
Được tham gia đầy đủ các chế độ xã hội như: BHXH, BHYT, BHTN.
Được tiêm phòng dại.
Được đi học để nâng cao kiến thức.
Có công cụ bảo hộ lao động đầy đủ, bảo đảm sức khỏe nhân viên.
Thu nhập: Thỏa thuận.
Mô tả công việc
Lập quy trình chọn giống, nuôi, kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm đẹp cho thú cưng
Được nhân viên Grooming của AZPet hướng dẫn các quy trình tắm, gội, vệ sinh tai mắt mũi miệng, cắt tỉa lông.
Nơi làm việc
Làm việc tại: 4/6 Đường Vĩnh Phú 38, KP. Hòa Long, Thuận An, Bình Dương (Đối diện công ty nước ngọt Tân Hiệp Phát).
Các ứng viên quan tâm, vui lòng gửi CV kèm thông tin liên lạc theo địa chỉ: Phòng nhân sự - Công ty TNHH TM&DV AZPet
Đ/c: 39 Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, Thủ Đức
Hoặc nộp hồ sơ qua mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ">This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
LH: 0933.596.719 (Mr.Trường)
Thông tin được chia sẻ bởi:
Mrs. Ngọc Anh

Cập nhật giá cả thị trường tại các tỉnh Miền Nam nước ta tuần 47/2017
Giá cả thị trường tại các tỉnh phía Nam không biến động nhiều. Giá heo hơi giảm nhẹ, giá các sản phẩm gia cầm như trứng, thịt và con giống gần như không thay đổi so với tuần 46/2017
»› Cập nhật tình hình giá heo hơi.

Mức giá heo hơi hiện nay giảm 4,5% so với tháng trước và giảm 31,1 % so với cùng kỳ năm 2016. Giá heo hơi Miền Nam trong những ngày gần đây vẫn giữ ở mức thấp, một số tỉnh, giá heo hơi còn giảm. Thông tin của các cộng tác viên ghi nhận một số tỉnh: Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh giá heo hơi dao động 27.000 - 28.000 đ/kg.
Trong tuần 45/2017, tại thị trường Miền Nam, giá trứng gà, trứng vịt tăng nhưng không nhiều, hiện tại giá trứng gà trung bình từ 1.700 - 1.800 đ/quả. Giá gà thịt công nghiệp tăng từ 24.000 - 25.000 đ/kg lên giữ ở mức 30.000 đ/kg. Các sản phẩm gia cầm khác gần nhưn không thay đổi nhiều
»› Xem nhiều: Gà công nghiệp đã đủ sức cạnh tranh?
Chi tiết giá cả thị trường tại trại tuần 47/2017 các tỉnh miền Nam nước ta.
Giá giống tại trại các loại
Loại giống | Giá bán | Đơn vị tính | |
Heo | Heo giống <20kg | 200.000 - 700.000 | đ/kg |
Gà | Gà thịt lông màu | 7.500 - 8.000 | đ/con |
Gà thịt công nghiệp | 9.000 - 9.500 | đ/con | |
Gà đẻ trứng công nghiệp | 11.000 - 12.000 | đ/con | |
Vịt | Vịt Super thịt | 10.000 - 12.000 | đ/con |
Vịt Super bố mẹ | 27.000 - 32.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud thịt | 16.000 - 18.000 | đ/con | |
Vịt Grimaud bố mẹ | 45.000 - 55.000 | đ/con |
Lưu ý: Gà lông màu ở đây là gà lai lương phượng có thời gian nuôi ngắn 70 - 90 ngày.
»› Xem nhiều: Giá cả thị trường miền Bắc tuần 47/2017 (15/11/2017 - 21/11/2017)
VietDVM team tổng hợp

Giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi tại miền Bắc tuần 47 năm 2017
Giá cả thị trường Miền Bắc trong tuần 47/2017 biến động nhẹ. Giá heo hơi trong tuần 47/2017 giảm nhẹ so với tuần trước. Điểm đáng chú ý trong tuần là giá trứng gà cao, ở mức có lợi cho người chăn nuôi.
»› Xem nhiều: Tin tức thị trường thời gian qua có gì mới?

Giá heo hơi tại Miền Bắc giảm nhẹ trên hầu hết các tỉnh. Thông tin từ các công tác viên gửi về, giá heo hơi tại Miền Bắc hiện nay cao nhất ghi nhận được là 30.000 đ/kg. Hải Dương 30.000 đ/kg, Thái Nguyên 29.000 - 30.000đ/kg, Thái Bình 28.000 đ/kg
Hiện tại, giá gà thịt công nghiệp (loại >3kg) vẫn dao động ở mức 31.000 - 34.000 đ/kg. Đáng chú ý, giá trứng gà ai cập hoa mơ đạt 2.200 - 2.300 đ/quả, trứng ai cập trắng 2.000 - 2.100 đ/quả, mức giá này khá tốt, sẽ giúp các hộ và trang trại chăn nuôi gà có lời trong thơi gian này.
Giá các sản phẩm giống không có quá nhiều thay đổi.
»› Xem nhiều: Gà công nghiệp đã đủ sức cạnh tranh?
»› Xem nhiều: Nga cấm nhập khẩu thịt lợn và bò của Brazil từ 1/12/2017
Chi tiết giá cả thị trường các sản phẩn chăn nuôi tuần 47/2017 tại các tỉnh miền Bắc
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
»› Xem thêm: Cập nhật giá heo hơi tại các tỉnh của Trung Quốc ngày 10/11/2017
VietDVM team tổng hợp

Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn và thịt bò xuất xứ từ Brazil sau khi phát hiện một số phụ gia thức ăn chăn nuôi bị cấm có trong các sản phẩm thịt của nước này.
»› Xem nhiều:Chuẩn bị cho xuất khẩu thịt lợn

Lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn và thịt bò xuất xứ từ Brazil này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/12/2017.
Theo Cơ quan giám sát an toàn nông phẩm Nga Rosselkhoznadzor, lực lượng chức năng nước này đã phát hiện chất tăng trọng ractopamine và một số loại “hoócmôn tăng trưởng” khác trong thịt nhập khẩu có nguồn gốc từ Brazil.
Ractopamine là chất tăng trọng được sử dụng để tăng thịt nạc trong chăn nuôi gia súc và gia cầm. Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã liệt Ractopamine vào danh sách các chất cấm do quan ngại về nguy cơ gây tổn hại sức khỏe con người, song chất này lại được sử dụng hợp pháp trong ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm ở nhiều nước, trong đó có Mỹ, Canada và Brazil.
Rosselkhoznadzor cho biết việc Nga ban hành quyết định cấm nói trên nhằm bảo vệ người tiêu dùng Nga và lệnh cấm này trong thời gian tới sẽ khiến nguồn cung thịt nhập khẩu Nga hạn hẹp hơn sau khi Moscow áp đặt một loạt các lệnh cấm nhập khẩu nông phẩm của EU, Mỹ, Canada, Australia và nhiều nước phương Tây khác như biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trước đó, hồi tháng 2/2017, Nga đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và các sản phẩm thịt bò có nguồn gốc từ New Zealand sau khi phát hiện chất tăng trọng Ractopamine trong các sản phẩm này.
Nguồn: TTXVN

Để thực hiện phân tích kinh tế này chúng tôi tập trung phân tích các biến số giữa hai loại heo con cai sữa (21 ngày và 28 ngày) theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn 1 (heo nái sinh sản), giai đoạn 2 (cai sữa) và giai đoạn 3 (vỗ béo).

Phân tích kinh tế giai đoạn heo nái sinh sản.
Các số liệu được trích dẫn trong bài viết này là kết quả theo dõi, nghiên cứu từ một cuộc điều tra với quy mô 70.000 heo nái cùng với các số liệu mô phỏng của SIP Consultors đã được sử dụng.
Ngoại trừ các biến thể được mô tả ở phần sau, các thông số kinh tế còn lại đều giống nhau. Trong nghiên cứu này, giá thức ăn được lấy ở mức như sau:
- Heo nái đang cho con bú: 0.260 € / kg (tương đương gần 7000 vnđ/kg)
- Heo nái bầu: 0.235 € / kg (tương đương 6200 vnđ/kg)
- Thức ăn cho heo con tập ăn: 0,9 € / kg (tương đương 23850 vnđ/kg)
- Thức ăn heo con: 0,40 € / kg (tương đương 10600 vnđ/kg)
- Thức ăn heo thịt: 0.3 € / kg (tương đương 7950 vnđ/kg)
- Thức ăn cho heo vỗ béo: 0.24 € / kg (tương đương 6384 vnđ/kg)
Một số chi phí bổ sung đã được xem xét cho trường hợp cai sữa ở 28 ngày như: lượng thức ăn cần cho heo nái nhiều hơn và lượng thức ăn tập ăn cho heo con cũng cao hơn (7 ngày tập ăn ở cả hai trường hợp) và chi phí đầu tư cho chuồng heo đẻ tạm tính 2.000 € / ô chuồng đẻ (tương đương 53 triệu/ô) giả sử thời gian khấu hao là 15 năm.
Sản lượng thu được: 27,80 heo con cai sữa/nái/năm với trọng lượng cai sữa là 7,5 kg với những trường hợp cai sữa vào 28 ngày và 25,97 heo con cai sữa/nái/năm với trọng lượng cai sữa là 6,7 kg với những trường hợp cai sữa vào 21 ngày.
Kết quả phân tích được như sau:
• Chi phí thức ăn bổ sung trong suốt chu kỳ sữa cho heo con cai sữa lúc 28 ngày tuổi đắt hơn 0,4 € / con (tương đương 10.600 vnđ/con) và số con/nái/năm thấp hơn cũng làm tăng giá heo con lên 0,4 € (10.600 vnđ).
• Sự khác biệt về năng suất sinh sản làm cho chi phí của heo con cai sữa lúc 28 ngày tuổi giảm 2,2 euro/con (tương đương 58.300 vnđ/con).
• Chi phí cho heo con cai sữa ở 21 ngày với 6,7 kg là 25 €±3,7 € / kg heo con cai sữa (tương đương 662.500±98.050 vnđ).
• Chi phí cho heo con cai sữa ở 28 ngày với 7,5 kg là 24 €±3,2 € / kg heo con cai sữa (tương đương 638.400±84.800 vnđ).
• Các quan sát từ nghiên cứu cụ thể cho thấy: tổng số ca sinh giữa hai hình thức cai sữa chênh nhau 0,9 ca. Số heo con/ổ của heo nái cai sữa lúc 28 ngày ít hơn 0,5 con so với những nái cai sữa lúc 21 ngày.

Giai đoạn 2 (heo con cai sữa – từ sau cai sữa đến lúc heo đạt 20 kg).
Một số chỉ số cho thấy hiệu quả vượt trội hơn khi cai sữa heo con vào 28 ngày tuổi bao gồm: năng lượng sử dụng giảm 12%, tỷ lệ chuyển đổi giống nhau nhưng khác nhau về quản lý lượng thức ăn thu nhận: giảm 50 % lượng thức ăn ban đầu, giảm 20% lượng thức ăn ăn vào và tăng 10% thức ăn tập ăn, giảm 30% chi phí y tế, giảm 50% tỷ lệ thất thoát và cuối cùng tăng 10% trong tăng trưởng hàng ngày.
Kết quả của giai đoạn này:
• Tăng trọng/ngày (ADG ) cải thiện: giảm 5 ngày và 0,4 € (10.600đ) / heo con 20 kg.
• Giảm tỷ lệ tử vong và chi phí y tế giúp tiết kiệm được tới 0,3-0,6 € (7.950-15.900đ) / heo con 20 kg.
• Số lượng cám tập ăn (loại cám co sgias thành cao) giảm giúp giảm 1,1€ (29.150đ) chi phí/ heo con 20 kg.
• Trường hợp cai sữa lúc 21 ngày: chi phí cho 1 heo con từ lúc sinh đến lúc heo đạt 20 kg là 40 €±2€/kg (1.060.000±53.000đ/kg). Trong đó, giai đoạn này chiếm tới 1,13€/kg (26.555đ/kg).
• Trường hợp cai sữa lúc 2 8ngày: chi phí cho 1 heo con từ lúc sinh đến lúc heo đạt 20 kg là 36 €±1,8€/kg (954.000±47.700đ/kg). Trong đó, giai đoạn này chỉ chiếm tới 0,96€/kg (25.440đ/kg).
Giai đoạn 3 – giai đoạn vỗ béo (20 - 105 kg).
Những cải thiện trong thực tế khi cai sữa ở 28 ngày đã được xem xét qua các thông số sau: Giảm 30% chi phí y tế, giảm tử vong 25% và mức tăng trung bình hàng ngày tăng 5%.
Kết quả của giai đoạn này:
• Tăng trọng/ngày (ADG) cải thiện: giảm 4 ngày và 0,4€ (10.600đ)/con heo được sản xuất 105 kg.
• Tỷ lệ tử vong và chi phí y tế giảm 1,2 và 0,6 €/con (tương đương 31.800 và 15.900đ/con) giai đoạn heo vỗ béo105 kg.
• Trường hợp cai sữa lúc 21 ngày: Chi phí cho 1 heo từ sơ sinh đến khi đạt 105 kg là 1,10 €/kg (29.150đ/kg) thịt heo sống và 0,89 € /kg (23.585 đ/kg) trong giai đoạn vỗ béo này.
• Trường hợp cai sữa lúc 28 ngày: Chi phí cho 1 heo từ sơ sinh đến khi đạt 105 kg là 1,05 €/kg (27.825đ/kg) thịt heo sống và 0,87 € /kg (23.055 đ/kg) trong giai đoạn vỗ béo này.
• Việc giảm số ngày ở giai đoạn vỗ béo đối với những heo con được cai sữa vào 28 ngày có nghĩa là chúng ta không phải tăng số lượng chuồng nuôi trong giai đoạn heo thịt và vỗ béo vì tốc độ luân chuyển nhanh hơn đồng nghĩa với việc cho sản lượng lớn hơn trong cùng một khoảng thời gian.
Một nhân tố liên quan đến quản lý cực kỳ quan trọng nhưng lại ít ai để ý đến nữa đó là: số lượng heo con còi cọc, chậm lớn phải tách ra để nuôi riêng qua các giai đoạn chênh lệch nhau gần 1 nửa giữa những heo con đạt 7,5kg khi cai sữa và những heo con không đạt 7,5kg khi cai sữa.
Tổng kết toàn bộ từ phân tích tổng thể về tình hình hiện tại các nhà nghiên cứu đã tính toán và cho ra kết quả tối ưu là chúng ta sẽ tiết kiệm được khoảng 6 EUR (tương đương 159.000 vnđ) cho mỗi heo con nếu cai sữa vào 28 ngày thay vì 21 ngày. Nếu giá thức ăn và năng lượng (điện, nước) tăng thì sự chênh lệch thậm chí còn lớn hơn và ngược lại.
Phạm Nga dịch.
(theo pig333).

Gà công nghiệp đã đủ sức cạnh tranh?
Nhờ giảm được giá thành, gà công nghiệp đã tăng đáng kể khả năng cạnh tranh so với gà nhập khẩu. Điều này có thể thấy rõ qua số lượng gà công nghiệp nuôi trong nước...
»› Xem nhiều: Tin tức thị trường thời gian qua có gì mới?
Trong năm nay, lượng nhập khẩu nhiều loại thịt giảm mạnh như heo, gà... Nếu như lượng thịt heo nhập khẩu giảm mạnh, chủ yếu do giá heo ở trong nước xuống quá thấp, thì nhập khẩu thịt gà giảm mạnh lại có nguyên nhân từ việc sản phẩm trong nước đã cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.

Theo thông tin từ các chủ trại gà công nghiệp ở ĐNB, giá gà lông trắng tại trại hiện đang ở mức 24.000 - 25.000 đ/kg. Mấy năm trước, với mức giá này, người nuôi gà không có lời, thậm chí lỗ, bởi khi ấy, trại nào nuôi tốt, giá thành cũng phải 25.000 - 26.000 đ/kg. Nhiều trại nuôi kém hơn, giá thành tới 28.000 - 30.000 đ/kg. Nhưng năm nay, giá thành bình quân sản xuất gà lông trắng ở ĐNB chỉ còn 23.000 đ/kg.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, PCT Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, khẳng định, giá thành gà lông trắng ở Việt Nam hiện đã ngang với Thái Lan - là nước chăn nuôi gà công nghiệp hàng đầu trong khu vực, và chỉ còn cao hơn một chút so với giá thành ở Mỹ (20.000 đ/kg).
Giá thành sản xuất gà lông trắng đã được giảm xuống còn 23.000 đ/kg, trước hết là nhờ giá nguyên liệu TĂCN năm nay giảm mạnh. Nhưng giá nguyên liệu TĂCN giảm không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn cầu. Do đó, nếu giá thành nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam giảm xuống nhờ giá TĂCN giảm, thì giá thành các nước khác cũng vậy. Vì thế, để kéo giá thành xuống ngang với giá thành của Thái Lan, còn nhờ vào việc các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn đã cải thiện được khá nhiều về quy trình nuôi, qua đó rút ngắn được thời gian nuôi. Ông Hồ Mộng Hải, chuyên viên Cục Chăn nuôi, cho biết, có nhiều trang trại đã rút ngắn được thời gian nuôi từ 45 ngày/lứa trước đây xuống còn 32 - 36 ngày. Đây là yếu tố quan trọng giúp làm giảm đáng kể giá thành chăn nuôi gà công nghiệp.
Nhờ giảm được giá thành, gà công nghiệp đã tăng đáng kể khả năng cạnh tranh so với gà NHẬP KHẨU. Điều này có thể thấy rõ qua số lượng gà công nghiệp nuôi trong nước và sản lượng gà NHẬP KHẨU. Mấy năm trước, mỗi tuần, các trang trại thành viên của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cung cấp về TP.HCM từ 2 - 2,2 triệu con gà. Có thời gian, do sức ép quá lớn của gà NHẬP KHẨU được bán với giá rẻ giật mình, lượng gà công nghiệp mà các trang trại ở Đông Nam Bộ đưa về TP.HCM giảm xuống chỉ còn 1,8 triệu con/tuần. Nhưng hiện tại, mỗi tuần, lượng gà công nghiệp mà các trang trại xuất bán về TP.HCM đã tăng lên khoảng 2,5 triệu con.
Trong khi đó, lượng gà NHẬP KHẨU năm nay giảm mạnh. Từ đầu năm đến tháng 8, lượng gà đông lạnh NHẬP KHẨU về khu vực quản lý của Trung tâm Thú y vùng 6 nhìn chung đã giảm khoảng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài yếu tố giá cả, việc các cơ quan chức năng siết chặt kiểm tra, kiểm soát gà NHẬP KHẨU, cũng góp phần quan trọng làm giảm lượng gà NHẬP KHẨU.
- Nếu cơ quan chức năng làm tốt việc kiểm soát thịt gà đông lạnh NHẬP KHẨU, ngăn chặn được các lô hàng NHẬP KHẨU với mục đích gian lận thương mại, thì gà công nghiệp Việt Nam không ngại khi phải cạnh tranh với thịt gà NHẬP KHẨU. Bởi gà NHẬP KHẨU chủ yếu đến từ Mỹ. Mà với giá thành gà hơi ở Mỹ hiện khoảng 20.000 đ/kg. Nếu cộng chi phí giết mổ, cấp đông, vận chuyển, thuế, phí… khi về tới Việt Nam, giá thành thịt gà NHẬP KHẨU phải từ trên 30.000 - 40.000 đ/kg.
Theo: Sơn Trang
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam