Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2014 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Thị trường thức ăn chăn nuôi (TACN) tại Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Theo Cục Chăn nuôi, ngành TACN có mức tăng trưởng trong những năm gần đây đạt trung bình từ 5-10%/năm, đã đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ ngành công nghiệp TĂCN phát triển nhanh trong khu vực.

 

Tuy nhiên cũng theo Cục chăn nuôi, hiện tại có tới 60-70 % nguyên liệu sử dụng trong TACN là nhập khẩu. Do đó giá thành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn mặt bằng chung của khu vực 10-15%.

 

Việt Nam chúng ta là nước có nền chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế. Hiện tại, chăn nuôi Việt Nam đang được đầu tư nghiên cứu để dần hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và năng suất, từ đó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này vào chăn nuôi sẽ giúp giảm đáng kể giá thành sản xuất thức ăn.

Nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu là nhập khẩu
Nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lên tới 70%

Xã hội ngày càng phát triển , các nhà chăn nuôi tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới. Quy mô chăn nuôi gia trại cũng đang tăng nhanh chóng, những gia trại có quy mô hàng ngàn hàng vạn gà, hàng ngàn heo thịt không còn hiếm.

 

Với những điều kiện thuận lợi như vậy việc chủ động nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi của gia đình đang là xu hướng của sự phát triển ngành chăn nuôi Việt. Việc chủ động (tự trộn) TACN sẽ giúp giảm chi phí từ thức ăn cho vật nuôi lên tới 20%.

 

Xem thêm: TACN tự trộn - xu hướng phát triển tại thị trường chăn nuôi Việt Nam

 

Giảm chi phí chăn nuôi khi sử dụng TACN tự trộn

Giảm chi phí TACN

Với việc tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương sẽ giúp giảm 10-20% chi phí TACN cho đàn vật nuôi.

 

Với tình hình dịch bệnh và diễn biến thị trường phức tạp, khó đoán định như hiện nay. Việc giảm được chi phí chăn nuôi mà vẫn đảm bảo tăng trọng và sức khỏe đàn heo sẽ giúp người chăn nuôi có cơ hội “chiến thắng” nhiều hơn.

 

Chi phí vận chuyển TACN

Với việc tự trộn thức ăn cho vật nuôi tại trại sẽ giảm chi phí vận chuyển (hiện chi phí này lên tới 200 - 300đ/kg). Với một trại chăn nuôi nhỏ thì con số này không có nhiều ý nghĩa, tuy nhiên với các trại chăn nuôi lớn, chi phí này có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.

 

Chi phí nhân công và bao bì

Tương tự như vậy, chi phí cho bao bì và công đoạn đóng bao các sản phẩm TACN công nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ trong cơ cấu giá TACN. Do đó việc giảm chi phí trong khâu này cũng giúp trại chăn nuôi gia tăng lợi nhuận chăn nuôi.

Tự trộn thức ăn chăn nuôi tại trang trạ
Tự trộn thức ăn chăn nuôi tại trang trại

Chất lượng TACN được đảm bảo

Với phương pháp tự trộn thức ăn chăn nuôi, việc chủ động lựa chọn công thức, nguyên liệu trong công thức, có thể thay đổi theo mùa thu hoạch nông sản tại địa phương và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tươi mới. Do vậy sẽ cho ra sản phẩm TACN có chất lượng tốt nhất.

 

Chủ động khẩu phần dinh dưỡng, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Giúp vật nuôi phát triển tối đa, mang về lợi nhuận lớn nhất cho người chăn nuôi.

 

Do chủ động kiểm soát các chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh hay hoocmon. Do vậy rất phù hợp với mô hình chăn nuôi sạch, chăn nuôi không kháng sinh đang là xu hướng của người tiêu dùng Việt.

 

Với chất lượng TACN được đảm bảo, vật nuôi sẽ phát triển ổn định và mang tới hiệu quả chăn nuôi tối đa.

 

Hiệu quả chăn nuôi

TACN tự trộn hiện được đánh giá rất ổn định về năng suất, chất lượng thành phẩm được thương lại ưa chuộng, đặc biệt là sản phẩm dành cho heo thịt.

 

Theo anh Giang - một trang trại chăn nuôi heo tại Đồng Nai với quy mô thường xuyên khoảng 800 heo thịt cho biết: “Năng suất và chất lượng thịt khi sử dụng thức ăn chăn nuôi tự trộn rất ổn định, tăng trọng tốt và được thương lái rất thích thu mua”

 

Không những vậy, nhờ kiểm soát được thành phần dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi, chất lượng thịt heo được cải thiện đáng kể. Đặc biệt các yếu tố về mặt cảm quan như màu sắc thịt, độ rỉ nước, độ dày mỡ lưng,... khi sử dụng công thức cho ăn phù hợp đều đáp ứng được những tiêu chí chọn mua thịt của người tiêu dùng.

 

Lưu ý khi tự trộn thức ăn chăn nuôi tại nhà

Qua tất cả những lợi ích và ưu điểm trên, TACN tự trộn đang là hướng đi cho ngành chăn nuôi hiện đại. Có thể nói, đây chính xu hướng, là giải pháp cho chăn nuôi bền vững trong tương lai, Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này một cách thành công và hiệu quả nhất, người chăn nuôi cũng cần lưu ý một số vấn đề thường gặp phải khi tự trộn thức ăn cho vật nuôi của mình. Một trong số đó chính là việc kiểm soát độc tố nấm mốc trong nguyên liệu.

 

Mức độ nguy hiểm của độc tố nấm mốc không còn mới với người chăn nuôi hiện đại, chỉ cần 1 lượng nhỏ trong nguyên liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất (thịt, trứng, sinh sản) của vật nuôi. Trong từng loại nguyên liệu độc tố nấm thường tồn tại ở dưới ngưỡng ảnh hưởng tới vật nuôi. Tuy nhiên khi các nguyên liệu này được phối trộn với nhau thì lượng độc tố này vượt trên ngưỡng an toàn và gây ảnh hưởng không tốt tới vật nuôi.

 

Để giải quyết khó khăn này, năm 2018 một sản phẩm mang tên T5X của công ty Wisium đã ra đời nhằm hỗ trợ người chăn nuôi trong việc kiểm soát độc tố nấm mốc trong nguyên liệu và thành phẩm TACN.

 

Thông tin chi tiết về T5X:
  • T5X là sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc với nguyên tắc kết dính độc tố nấm mốc để tạo ra những phân tử lớn, không thể hấp phụ qua thành ruột.
  • Tăng cường giải độc tự nhiên và chống oxy hóa.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch

 

 T5X sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc
T5X sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc

 Song song với dòng sản phẩm T5X, nhãn hàng Wisium cũng cho ra mắt Mycowatch – một ứng dụng giúp đánh giá mức độ nhiễm độc tố nấm mốc (từ thấp đến nguy hiểm) trong các mẫu nguyên liệu. Từ đánh giá này, ứng dụng sẽ cho người dùng biết những triệu chứng của vật nuôi khi bị nhiễm mức độ độc tố tương ứng. Đồng thời, Mycowatch đưa ra giải pháp bằng cách xác định chính xác lượng T5X cần dùng là bao nhiêu trên 1 tấn nguyên liệu. Việc sử dụng chính xác liều lượng không chỉ giúp sản phẩm T5X phát huy được hết hiệu quả trong việc chống lại độc tố nấm mốc mà còn giúp người chăn nuôi theo dõi được liều lượng sử dụng và tránh lãng phí trong quá trình chăn nuôi.

Ứng dụng Mycowatch giúp người chăn nuôi sử dụng chính xác lượng TX5 cần dùng
Ứng dụng Mycowatch giúp người chăn nuôi sử dụng chính xác lượng TX5 cần dùng

T5X và Mycowatch là giải pháp đột phá đến từ thương hiệu Wisium. Hiện tại đây là một trong rất ít những thương hiệu trên thị trường Việt Nam hỗ trợ người chăn nuôi trong việc phân tích nhanh các mẫu nguyên liệu tại trại cũng như sâu hơn tại phòng thí nghiệm chuyên biệt. Đây chính là một trong những việc làm cần thiết và then chốt giúp cho người chăn nuôi có thể phù hợp và hoàn thiện hóa công thức phối trộn cho chính trang trại của mình.

 

Có thể nói rằng, với sự hỗ trợ đắc lực từ bộ đôi sản phẩm T5X và ứng dụng Mycowatch. Người chăn nuôi có thể tự tin và yên tâm hơn khi phải đối mặt với tình trạng độc tố nấm mốc trong tự trộn thức ăn chăn nuôi. Từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi và cải thiện kinh tế.

 

Thông tin về Wisium:
  • Wisium là thương hiệu quốc tế của tập đoàn ADM về dinh dưỡng vật nuôi, cung cấp các sản phẩm premix, dịch vụ, giải pháp tối ưu cho người chăn nuôi cũng như các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Wisium có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe của nhiều loài vật nuôi khác nhau. Đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau, Wisium mang đến các giải pháp chuyên biệt, kết hợp giữa sản phẩm cao cấp và các dịch vụ gia tăng. Wisium đang tập trung vào phát triển các giải pháp đổi mới,công thức thức ăn chăn nuôi, kiểm soát chất lượng nguyên liệu thô, triển khai thử nghiệm R&D và hỗ trợ các kỹ thuật chăn nuôi… .

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
- Mr. Ngô Nhật Trường
- Phòng Kỹ Thuật – Thương Mại WISIUM Việt Nam
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Website: www.wisium.com

 

VietDVM team

Sáu tháng đầu năm, lượng thịt heo nhập về Việt Nam qua các cảng của TP.HCM tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cả nước đã chi 23,58 triệu USD để nhập khẩu thịt heo trong 4 tháng đầu năm, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ 2018.

Thịt heo nhập khẩu xuất xứ Ba Lan được bán tại một siêu thị ở quận 2, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thịt heo nhập khẩu xuất xứ Ba Lan được bán tại một siêu thị ở quận 2, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi ra trên 1 tỉ USD để nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt gà, heo, trâu, bò, phụ phẩm và nội tạng động vật...

 

Nhập khẩu thịt heo tăng đột biến

Cụ thể, tháng 1-2019, Việt Nam chi 3,23 triệu USD, xấp xỉ giá trị nhập khẩu thịt heo trong 4 tháng đầu năm 2018 (3,51 triệu USD). Con số này trong tháng 3 là 10 triệu USD, tháng 4 là 9 triệu USD khi dịch tả heo châu Phi (ASF) lan rộng tại miền Bắc.

 

Lo ngại về sự an toàn của nguồn thịt heo trong nước, nhiều công ty chế biến thực phẩm, các bếp ăn công nghiệp, trường học và người tiêu dùng đã chuyển qua sử dụng thịt heo nhập khẩu. Xu hướng này còn tăng do nguồn cung heo đã giảm mạnh khi lượng heo tiêu hủy do ASF đã trên 2,5 triệu con.

 

Giám đốc một công ty kinh doanh thực phẩm tại TP.HCM cho biết phần lớn thịt heo nhập về để bán cho các công ty đưa vào chế biến thực phẩm và bếp ăn công nghiệp, ít bán lẻ ra ngoài thị trường. Nếu có là thịt heo đặc sản hay thịt heo cao cấp.

 

Nguồn nhập khẩu thịt heo cũng khá đa dạng từ Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Pháp... Giá thịt heo nhập khẩu khá cạnh tranh.

 

Ngoài thịt heo, các doanh nghiệp cũng nhập khẩu nhiều thịt gà, trâu bò, phụ phẩm chăn nuôi..., trong đó nhiều nhất là phụ phẩm sau giết mổ với tổng giá trị xấp xỉ 450 triệu USD. Tiếp đến là trâu bò (trên 228 triệu USD), thịt gia cầm (trên 82 triệu USD)...

Thịt heo nhập khẩu có xuất xứ Tây Ban Nha được bán ở siêu thị tại Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Thịt heo nhập khẩu có xuất xứ Tây Ban Nha được bán ở siêu thị tại Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Đòn đau" với chăn nuôi trong nước

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhập khẩu ồ ạt thịt heo sẽ gây khó cho ngành chăn nuôi trong nước. Trong khi chất lượng thịt nhập khẩu cũng là vấn đề vì có loại giá về cảng Việt Nam chỉ xấp xỉ 30.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá heo hơi trong nước.

 

Chưa kể, nguồn thịt heo nhập khẩu từ Mỹ và Canada có thể còn dư lượng chất tạo nạc ractopamine. Ông Phạm Đức Bình - phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam - cho biết Việt Nam đã cấm sử dụng các chất tạo nạc gốc Beta-agonist (bao gồm clenbuterol, salbutamol và ractopamine) nhưng Mỹ và Canada vẫn cho sử dụng ractopamine trong chăn nuôi heo, bò, gà, ngựa...

 

 

Tất nhiên, quốc gia xuất khẩu thịt heo cũng có quy định ngưng sử dụng một thời gian trước khi đưa vào giết mổ và giới hạn tối đa hàm lượng cho phép. Nhưng tại Việt Nam là chất cấm nên về nguyên tắc, Việt Nam phải cấm nhập khẩu thịt được nuôi có dùng chất tạo nạc.

 

Được biết, vài ngày trước Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động của một công ty trong nước vì nhập khẩu thịt heo từ Canada có chứa chất cấm ractopamine. "Cho nhập khẩu thịt heo có dùng chất ractopamine là không bình đẳng với người chăn nuôi trong nước" - ông Bình nói.

 

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngọc - phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ - cho rằng nếu mở cửa cho thịt nhập khẩu tràn vào sẽ là một đòn giáng mạnh vào nông dân vốn đã kiệt quệ do dịch bệnh.

 

Một khi thịt nhập chiếm lĩnh thị trường trong nước, ngành chăn nuôi sau dịch bệnh rất khó hồi phục. "Việt Nam không thiếu thịt nếu Nhà nước có chính sách điều tiết hợp lý. Trong khi thịt heo đang thiếu thì thịt gà, vịt và trứng nuôi trong nước lại đang thừa khiến nông dân lỗ nặng" - ông Ngọc cho hay.

Thịt heo ngoại nhập ồ ạt (Đồ họa: N.KH)
Thịt heo ngoại nhập ồ ạt (Đồ họa: N.KH)

Đa dạng món ăn

Theo ông Phạm Đức Bình, nhập khẩu thịt heo sẽ còn tăng mạnh do dịch bệnh. Các tháng cuối năm và đầu năm 2020 cần có lượng thịt bổ sung cho thị trường bởi thịt heo chiếm tới 70% tổng lượng thịt tiêu thụ của người Việt Nam.

 

Nhiều công ty kinh doanh thịt cũng có kế hoạch nhập thêm thịt heo. Giá thịt heo nhập khẩu có thể tăng mạnh bởi nhiều quốc gia tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, cũng đang thiếu thịt trầm trọng khi có tới hơn 200 triệu con heo bị tiêu hủy do ASF.

 

"Một khi giá tăng, người tiêu dùng cần thay đổi thói quen ăn thịt heo sang nguồn thực phẩm khác để cân bằng chi tiêu" - ông Bình nói.

 

Còn ông Nguyễn Văn Ngọc cho rằng có thể dùng thịt gà để bình ổn thị trường nếu Nhà nước có chính sách để người nuôi có lãi, từ đó nguồn cung thịt gà sẽ tăng mạnh. Giá gà công nghiệp có thời điểm giảm xuống thấp hơn cả giá thành, các trang trại nuôi gà hiện chỉ hoạt động 60-70% công suất vì không có đầu ra ổn định.

 

Vòng đời nuôi gà công nghiệp chỉ 45 ngày, thêm thời gian mua gà hậu bị đẻ ra gà con thì chỉ cần 6 tháng là sẽ có đủ lượng thịt gà cung cấp cho lượng thịt heo thiếu hụt mà không cần nhập khẩu.

 

Cơ hội định hướng lại chiến lược chăn nuôi
  • Theo ông Đàm Văn Hoạt - tổng giám đốc Công ty Vietfarms, dịch ASF cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi định hướng lại chiến lược phát triển. Nuôi heo tốn rất nhiều chi phí nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và tác động đến môi trường cần phải hạn chế ở mức khoảng 10-15 triệu con.
  • Việc phát triển đàn bò để tận dụng nhân công nhàn rỗi của nông hộ. Nhưng nguồn cung cấp protein chính thì nên tập trung vào nhóm gia cầm như gà, vịt, trứng bởi đây là loại Việt Nam có thế mạnh, có thể tăng sản lượng nhanh trong thời gian ngắn, giá thành thấp hơn heo, bò... nên người dân dễ tiếp cận.

 

Nhập khẩu thịt heo tăng 4 lần
  • Thông tin từ Cục Hải quan TP.HCM cho biết lượng thịt heo nhập khẩu qua các cảng của TP trong 6 tháng đầu năm (tính đến ngày 19-6) đã tăng vọt, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính các doanh nghiệp đã chi gần 7 triệu USD để nhập thịt heo nhập khẩu với khoảng 4.000 tấn thịt dạng đông lạnh, trong khi 6 tháng năm 2018, chỉ có khoảng 1.000 tấn thịt được làm thủ tục thông quan, giá trị xấp xỉ 2 triệu USD..
  • Trong một năm qua, đã có gần 10.000 tấn thịt heo được nhập vào VN phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh nguồn thịt heo cao cấp phục vụ các nhà hàng, khách sạn còn có thịt heo nhập khẩu bình dân, được bày bán trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Ba Lan, Brazil và Hoa Kỳ là ba quốc gia cung cấp thịt heo chính cho thị trường TP. (N.BÌNH).

 

Tác giả: Trần Mạnh 
Nguồn tin: Tuoitre.vn

Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu với bao mồ hôi công sức, trí tuệ và nhiệt huyết của đội ngũ các nhà khoa học, Công ty Nanogen đã trở thành một công ty Công Nghệ Sinh Học Dược độc lập vững mạnh với các dòng sản phẩm đặc trị đa dạng, được sản xuất theo quy trình khép kín một chiều theo tiêu chuẩn quốc tế. Với công suất hơn 10 triệu sản phẩm/ năm, Nanogen đang cung cấp các sản phẩm thuốc tiêm đặc trị cho thị trường Việt Nam và đang hướng tới các nước Châu Á, Trung Mỹ.

 

Công ty CP CNSH Dược Nanogen tuyển nhân viên IPC
Công ty CP CNSH Dược Nanogen tuyển nhân viên IPC

Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh thuốc thú y

Địa điểm làm việc: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp HCM + Tây Ninh, Long An, , Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long + Trà Vinh, Cần Thơ + Hậu Giang, An Giang + Kiên Giang

 

»› Xem thêm: Công ty CP Bel Gà tuyển dụng nhân viên quản lý chất lượng

 

 Mô tả công việc:

Lên kế hoạch, tiến hành và báo cáo các hoạt động kinh doanh nhóm sản phẩm Thú y trong khu vực phụ trách.

 


Yêu cầu:

- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi, thú y. Nếu học ngành khác, yêu cầu tối thiểu 1 năm kinh nghiệm kinh doanh thuốc thú y.

- Có khả năng đàm phám, thuyết phục, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc.

- Có thể đi công tác

 

 

Thông tin chung

- Làm việc trong môi trường năng động , thu nhập không hạn chế tùy thuộc vào năng lực.

- Ký HĐLĐ sau khi kết thúc thử việc nếu đạt yêu cầu công việc.

- Tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ theo yêu cầu của Luật.

- Hưởng lương tháng 13, thưởng lễ, tết.

- Hỗ trợ đào tạo.

 

 

Nộp hồ sơ:

Ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV về mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., tiêu đề mail đặt theo cú pháp [họ và tên]_[vị trí ứng tuyển].

Mọi thắc mắc về vị trí ứng tuyển vui lòng gửi mail tới địa chỉ trên hoặc gọi (028) 3730 2134 để được giải đáp.

Công ty Công Nghệ Sinh Học Dược Nanogen

Tel: (028) 3730 2134 

Địa chỉ: Lô I-5C, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM

Website: www.nanogenpharma.com

 

Thông tin được chia sẻ bởi

Ms. Ngân         

Giá heo hơi tại Trung Quốc tiếp tục tăng nhẹ, hôm nay ngày 19/6/2019 đã có giá khoảng 55.591,28 đồng/kg (16,46 nhân dân tệ/kg). Nhu vậy giá heo đã tăng hơn 2000 đ/kg so với tuần trước.

gia trung quoc 2
Ngày 19/06/2019 giá heo hơi tại Trung Quốc tiếp tục  tăng thêm 2.000đ/kg

Hiện tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nên giá heo ở khu vực này tăng chậm hoặc không tăng. Các tỉnh phía Bắc thì giá heo hơi tăng mạnh do khan hiếm nguồn cung. Điều đó dẫn tới chênh lệch giá giữa 2 miền ngày một bị nới rộng.

 

 

Giá heo hơi được ghi nhận cao nhất tại Thiên Tân lên tới gần 62.000 đ/kg, Mức giá thập nhất vẫn ở tỉnh Hải Nam chỉ khoảng 35.000đ/kg.

 

 

Cập nhật giá heo hơi tại Trung Quốc chi tiết ở các tỉnh gần biên giới nước ta 

Giá heo hơi tại các tỉnh gần biên giới với Việt Nam
Tỉnh Giá heo hơi
(vnđ/kg)
Quảng Tây 44.000 - 51.000
Quảng Đông 44.000 - 55.000
Vân Nam 42.000 - 50.000 
Giang Tây 46.000 - 56.000
Trùng Khánh 40.000 - 54.000
Hồ Nam 46.000 - 54.000
1cny = 3.396.1 vnđ (tổng cục hải quan)
Nguồn tin: zhujiage

 

 

VietDVM team tổng hợp

Nhà nghiên cứu và cũng là chủ một trại heo, tiến sỹ Michaela Giles (một chuyên gia về chăn nuôi và thú y của Anh) đã đưa ra một loạt những quan điểm về những lưu ý đặc biệt đối với an toàn sinh học mà chỉ với người chăn nuôi nhỏ lẻ mới phải đối mặt. 


Sau khi xây dựng một khu chuồng trại hợp lý, điều mà các chủ trại heo quan tâm nhất là vấn đề an toàn sinh học. Một chương trình an toàn sinh học hiệu quả sẽ hạn chế heo phơi nhiễm với vi sinh vật gây bệnh. Và chỉ một thay đổi nhỏ trong khâu quản lý đàn có thể giảm đáng kể lượng mầm bệnh và sự truyền lây của nó.

 

Những quy trình hướng dẫn an toàn sinh học dùng trong các trại heo thương mại lớn có thể được áp dụng cho mọi loại hình chăn nuôi. Tuy nhiên với chăn nuôi nhỏ lẻ thì có thêm những yếu tố nguy cơ mà trong quy trình của trại thương mại lớn không đề cập đến, đơn giản vì ở những trại lớn những yếu tố này không xảy ra.

An toàn sinh học đối với những trại chăn nuôi nhỏ lẻ như thế nào?
An toàn sinh học đối với những trại chăn nuôi nhỏ lẻ như thế nào?

Heo tham gia hội trợ - triển lãm

Tại  một số nước, người chăn nuôi heo thường tổ chức những cuộc triển lãm hay hội chợ heo.Tại đây, họ mang đến heo trong trại của mình để giới thiệu, có thể là heo thịt đến tuổi xuất chuồng hoặc heo giống. Heo thịt được bán tại hội chợ hoặc đưa đến lò mổ. Heo giống cũng có thể được bán tại hội chợ nếu không thì được đưa trở lại trại.

 

Quá trình đưa heo đến triển lãm sau đó quay trở lại trại tiềm ẩn nhiều nguy cơ truyền lây mầm bệnh. Vì vậy, xây dựng một kế hoạch về an toàn sinh học khi có triển lãm heo là rất cần thiết. Dưới đây là một quy trình điển hình trước và sau khi triển lãm:

- Xây dựng một khu chuồng cách ly cách biệt với khu chăn nuôi chính.

 

- Đảm bảo lịch tẩy giun và tiêm vaccine cho tất cả heo cách ly phải được thực hiện và ghi lại.

 

- Heo cách ly ít nhất 20 ngày trước khi triển lãm

 

- Heo sau triển lãm trở về trại cũng nuôi trong khu cách ly, tốt nhất nên cho chúng đi qua khu vực “hố sát trùng) để làm sạch vùng chân của chúng,

 

- Rửa sạch và sát trùng phương tiện vận chuyển heo bao gồm cả bánh xe và xe kéo.

 

- Sử dụng quần áo, ủng ở chuồng cách ly riêng, khác với đồ dùng ở chuồng chính. Nếu dùng chung phải giặt và khử trùng cẩn thận.

 

- Sau khi đưa heo từ triển lãm về phải nuôi trong chuồng cách ly ít nhất 20 ngày và tẩy giun lại một lần nữa trước khi cho nhập đàn chính. Kiểm tra xem heo có bị nhiễm ve, ghẻ không, điều trị nếu cần thiết.

 

- Sát trùng những khu chuồng nhốt heo trong suốt thời gian triển lãm. Sử dụng các chất khử trùng (có thể dùng vôi bột) khử trùng bên ngoài chuồng cách ly khi triển lãm kết thúc.

 

Trên đây là những biện pháp khá hiệu quả để giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho đàn heo, bao gồm cả những nhóm heo dễ mắc nhất là heo mới cai sữa.

 

 

Sử dụng đực giống bên ngoài trại

Sử dụng heo đực giống là một dịch vụ thường thấy ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, do trại không tự nuôi được heo đực giống mà sử dụng ở các trại lớn khác để phối cho nái. Hoặc cũng có thể trại tự mang nái muốn phối đến trại có heo đực.

 

Thường những con đực được cho đi phối giống khoảng 3 - 6 lần/ tuần. Và rõ ràng điều này ảnh hưởng đến an toàn sinh học ở tất cả các trại trong vùng. Nếu bạn áp dụng cách ly trước khi vào trại thì sẽ không thể kịp với chu kỳ lên giống của heo nái.

 

Bạn có thể giải quyết khó khăn trên bằng cách: Khi heo nái đề kỳ cần phối giống, bạn vẫn sử dụng heo đực giống trong vùng như bình thường. Tuy nhiên quá trình phối giống được thực hiện ở khi cách ly của trại. Sau khi phối giống thành công, bạn nuôi cách ly heo nái tại khu cách ly theo quy trình an toàn sinh học của trại.

 

Hoặc một giải pháp khác cho việc này đó là bạn có thể sử dụng phối nhân tạo với tinh trùng được mua ở nơi uy tín.

 

Mua heo cai sữa và nhập đàn mới về trại

Lựa chọn mua heo cai sữa khỏe mạnh, có nguồn gốc tin cậy, được tẩy giun, tiêm vaccine đầy đủ và đã cai sữa ít nhất 2 tuần trước khi nhập mới vào trại là điều kiện đầu tiên tạo nền tạo tốt cho quá trình nuôi thịt sau này.

 

Heo cai sữa mới nhập trại là đối tượng nhạy cảm nhất với mầm bệnh, nguyên nhân là do chúng bị stress sau quá trình vận chuyển đến chuồng mới. Một số đàn có thể đề kháng với một số mầm bệnh nhưng cũng có đàn rất mẫn cảm, dễ mắc bệnh ở giai đoạn này. Ngoài ra đây còn là nguồn lây nhiễm những bệnh từ trại giống tới trại chăn nuôi của bạn. Vì vậy bắt buộc phải tuân thủ đúng quy trình cách ly đối với heo cai sữa mới nhập trại.

 

 

Một số điểm mà an toàn sinh học dễ bị bỏ qua với trại nhỏ.

Lò mổ là nơi rất thuận lợi để mầm bệnh cư trú, cả môi trường, trên xe, bánh xe và trang phục hay giày ủng. Vì vậy mỗi khi công nhân hay chủ trại đến những nơi này thì sau khi quay trở về trại heo phải thay giày, ủng khác hoặc khử trùng thật kỹ tương tự như quy trình khử trùng đối với xe, bánh xe.


Lối đi bộ trong trại có thể là một nơi mà nguy cơ an toàn sinh học bị phá vỡ, đặc biệt là khách thăm từ những trang trại khác và nếu họ mang theo một con chó thì chúng có thể mang mầm bệnh từ trại đó tới khắp nơi trong trại của bạn.Tốt nhất là nên cách ly heo của bạn trong khu vực chăn nuôi, hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bên ngoài và đặt biển báo an toàn sinh học ở trước mỗi cửa vào.

 

VietDVM team biên dịch
Nguồn tin: ThePigsite  

Ngày 16/6, tại huyện Đức Hòa, UBND tỉnh Long An công bố dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) xảy ra trên địa bàn tỉnh. Dịch bệnh xảy ra tại hộ Phạm Thị Bảy, ngụ ấp Hậu Hòa, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa.

 

Tổng đàn heo của gia đình bà có 41 con. Theo bà Phạm Thị Bảy, ngày 05/6, đàn heo của bà có 1 con heo nái đang nuôi con, bỏ ăn. Đến ngày 08/6, 1 con heo nái và 11 heo con theo mẹ chết. Tiếp theo ngày 12/6, 1 con heo 3 tháng chết; sáng ngày 14/6, có thêm 2 con heo chết.

 

Chiều 14/6, bà Phạm Thị Bảy báo với chính quyền địa phương. Cơ quan chức năng thực hiện test nhanh 2/2 mẫu dương tính với DTHCP; tiến hành lấy mẫu, gửi mẫu; đồng thời, tiêu hủy toàn bộ số heo còn lại. Và qua kết quả xét nghiệm số mẫu đã gửi đều dương tính với bệnh DTHCP.

Kết quả xét nghiệm số mẫu đã gửi đều dương tính với bệnh dịch tả heo Châu Phi
Kết quả xét nghiệm số mẫu đã gửi đều dương tính với bệnh dịch tả heo Châu Phi
 Toàn bộ heo bị nhiễm bệnh đã bị chôn hủy
Toàn bộ heo bị nhiễm bệnh đã bị chôn hủy

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh – Đinh Thị Phương Khanh, dịch xảy ra có khả năng đây không phải là ổ dịch đầu tiên trên địa bàn xã. Dịch bệnh sẽ lây lan nhanh nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.

 

Hiện, các xã giáp ranh ổ dịch có tổng đàn heo lớn, ngành nông nghiệp đề nghị địa phương tiến hành rà soát, nắm lại chính xác tổng đàn/từng hộ trên toàn địa bàn huyện Đức Hòa và thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên địa bàn trong vòng 3km. Trường hợp nếu có phát hiện heo có dấu hiệu nghi bệnh, lập tức tiêu hủy; đồng thời, tăng cường công tác truyền thông về dịch bệnh, thông báo đường dây nóng báo cáo dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông.

 

 

Đối với các xã không có thú y hoặc không có người phụ trách công tác thú y, các địa phương cử người phụ trách công tác giám sát về dịch bệnh tại địa bàn; tăng cường giám sát tại các điểm nguy cơ và thực hiện tiêu độc khử trùng từ các xã đang bị dịch uy hiếp vào trong vùng dịch.

 Nguy cơ dịch lây lan từ xã Đức Hòa Thượng đến các xã lân cận là rất cao
Nguy cơ dịch lây lan từ xã Đức Hòa Thượng đến các xã lân cận là rất cao

Tính đến thời điểm hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An là tỉnh thứ 12 xảy ra dịch và Bến Tre là tỉnh duy nhất chưa có dịch./.

 

Tác giả: Huỳnh Phong 
Nguồn tin: Báo Long An

Trong một báo cáo mới của hãng tin Reuters, sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến của Trung Quốc đang làm rõ thông tin từ tập đoàn Highsun (có địa chỉ tại Quảng Đông - Trung Quốc) về việc tuyên bố đầu tư vào 1 dự án nghiên cứu giải pháp kiểm soát bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF).

Hiện vaccine về bệnh dịch tả heo châu Phi chưa được phát triển thành công
Hiện vaccine về bệnh dịch tả heo châu Phi chưa được phát triển thành công

Tập đoàn Highsun cho biết, vào ngày thứ 3 (11/6/2019) họ đã chi 900 triệu nhân dân tệ (tương đương 130,09 triệu USD), tương đương 26% tài sản ròng năm 2018 (tài sản ròng là số dư cuối cùng có được khi lấy tổng tài sản bạn đang có trừ đi tất cả nợ nần bạn đang gánh) , để nghiên cứu một hợp chất tự nhiên nhằm kiểm soát bệnh dịch tả heo châu Phi  (ASF), một căn bệnh gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi nhiều nước ở châu Á và trên thế giới.

 

Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã cố gắng rất nhiều thập kỷ, tuy nhiên chưa phát triển thành công một loại vaccine để kiểm soát căn bệnh này.

 

Sau thông báo trên, cổ phiếu của tập đoàn Highsun đã tăng gần 10% và được yêu cầu ngừng giao dịch.

 

Sàn giao dịch cho biết họ đang tìm kiếm sự minh bạch và bổ sung thêm thông tin tính khả thicủa dự án, cũng như dự án trên có được sự cho phép của chính phủ Trung Quốc trong việc nghiên cứu virus ASF hay không? Các nghiên cứu về bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) và virus gây bệnh ASF đang được chính phủ Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ.

 

Việc trao đổi đã xác nhận thông tin một sản phẩm thuốc tiêm có thành phần polysacarit đã được cấp bằng sáng chế trong việc kiểm soát ASF. Nghiên cứu sơ bộ của Highsun cho biết, sản phẩm này có hiệu quả lên tới 92% trong các thử nghiệm lâm sàng.

 

Một quan chức từ tập đoàn Highsun cho biết công ty đang chuẩn bị trả lời các câu hỏi của Sàn giao dịch Thâm Quyến và từ chối bình luận thêm.

 

 

Bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) có tỷ lệ chết lên tới 100% đối với heo mắc bệnh. Sản lượng thịt heo của Trung Quốc đã thiệt hại lên tới 24% do căn bệnh này và được dự báo còn tăng thêm trong thời gian tới.

 

Trước đó, Cục Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hải Nam đã đăng tải trên trang web của mình ngày cho biết đang hỗ trợ một nhóm nghiên cứu phân lập một hợp chất polysacarit từ thực vật nhiệt đới, cho thấy "tác dụng phòng ngừa nhất định" chống lại sốt ở lợn châu Phi. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít các nghiên cứu về các tác động có thể gây đột biến virus, giải pháp phòng ngừa, tính an toàn, sự ổn định và có khả thi sản xuất công nghiệp của hợp chất này.

 

Hiện chưa rõ liệu Cục Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hải Nam và tập đoàn Highsun có cùng hỗ trợ một nhóm nghiên cứu hay không.

 

Cục Nông nghiệp Hải Nam đã không trả lời các cuộc gọi hay bình luận gì về tuyên bố này.

 

Trên đây là bài báo được đăng trên Reuters, VietDVM sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhật về các nghiên cứu ASF trong và ngoài nước.

 

VietDVM team biên dịch
Nguồn tin: af.reuters.com

Tại Hội nghị bàn một số giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn chiều 13/6 tại Hà Nội do Bộ NN-PTNT tổ chức, nhiều giải pháp độc, lạ phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi được các doanh nghiệp chăn nuôi chia sẻ.

 

Đa dạng, sáng tạo!

Ông Nguyễn Văn Bách, Giám đốc Cty CP Kinh doanh thuốc thú y Amavet chia sẻ, sau khi trại của đơn vị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, theo quy trình khuyến cáo, doanh nghiệp tiến hành tiêu hủy toàn bộ lượng lợn dương tính và lợn ô chuồng bên cạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra các mô hình sản xuất vacxin và phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: NH.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra các mô hình sản xuất vacxin và phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: NH.

Ngay sau đó, đơn vị tiến hành rà soát toàn bộ quy trình để xác định nguyên nhân virus xâm nhập vào trại để cắt nguồn lây lan cũng như thay đổi quy trình chăm sóc, cho ăn, dọn dẹp của công nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dùng chế phẩm sinh học cho lợn ăn để tăng sức đề kháng và miễn dịch. Đến nay, đã qua 30 ngày chưa có thêm con lợn nào trong trại bị nhiễm bệnh.

 

Theo ông Bách, có 3 vấn đề các trang trại chăn nuôi lợn phải làm quyết liệt. Thứ nhất, phải loại thải nhanh, sớm mầm bệnh, lợn bệnh ra khỏi trại đúng cách để không lây lan, phát tán, ví dụ như không được di chuyển ngược quạt gió, giàn mát hay để rơi rớt chất thải ra sàn chuồng. Thứ 2, tiêu diệt nhanh virus đã tồn tại, lưu hành trong trang trại bằng thuốc sát trùng phù hợp. Thứ 3, thay đổi quy trình, cách thức chăn nuôi, kinh nghiệm ông Bách đúc kết cho thấy, những trang trại chuồng có nước dịch lây lan nhanh hơn chuồng khô.

 

Tuy nhiên, ông Bách thận trọng cho biết đây mới chỉ là kết quả bước đầu nên rất mong các nhà khoa học cùng vào nghiên cứu giúp xem việc sử dụng chế phẩm sinh học có mang lại hiệu quả thực sự không, rồi nó đóng góp được bao nhiêu % và bao nhiêu % là do an toàn sinh học.

 

Còn ông Phạm Duy Phẩm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) chia sẻ, đến thời điểm này 3 trại của Trung tâm tại 3 tỉnh, thành khác nhau vẫn an toàn. Ngay khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại Việt Nam, Trung tâm phối hợp với doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi loại bỏ hoàn toàn thành phần bột thịt, bột xương ra khỏi khẩu phần ăn của lợn.

 

Bên cạnh đó, Trung tâm nâng cấp các biện pháp an toàn sinh học và khử trùng thức ăn, nguồn nước thành nhiều lớp, thậm chí ngay cả tiền khách hàng trả cũng phải có quy trình để xử lý mầm bệnh triệt để.

Một số doanh nghiệp chăn nuôi hiện nay đang ứng dụng cả phương pháp “vacxin chuồng”.
Một số doanh nghiệp chăn nuôi hiện nay đang ứng dụng cả phương pháp “vacxin chuồng”.

Ông Phẩm chia sẻ thêm, với phương châm “có bệnh vái tứ phương” Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương tiến hành tiêm vacxin dịch tả lợn cổ điển cho đàn lợn với hy vọng vacxin ít nhiều có thể giúp tạo ra kháng thể để hỗ trợ thêm trong việc phòng chồng dịch tả lợn Châu Phi.

 

Phó Tổng Giám đốc tập đoàn CP Việt Nam Vũ Anh Tuấn cho rằng, bản thân CP cũng mày mò tất cả các biện pháp có thể để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi như an toàn sinh học, ức chế virus, dùng thuốc giảm sốt, song hiệu quả nhất đến thời điểm này vẫn là an toàn sinh học.

 

 

Ông Vũ Anh Tuấn tâm sự, không chỉ dịch tả lợn Châu Phi mà tương lai có thể còn rất nhiều loại dịch bệnh mới sẽ xuất hiện nên rất mong Bộ NN-PTNT và các địa phương tạo điều kiện và mặt bằng, thủ tục để các doanh nghiệp chăn nuôi xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô sạch bệnh tại một số khu vực miền núi bởi các khu vực thuộc đồng bằng hiện không còn phù hợp để chăn nuôi quy mô lớn nữa.

 

Còn đại diện Công ty CP Green Feed Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang phối hợp với các địa phương và người chăn nuôi hình thành nên những cụm chăn nuôi an toàn sinh học theo xã, cụm liên xã hoặc huyện để bảo vệ được trang trại của doanh nghiệp nằm trong cụm chăn nuôi đó, bởi bản thân một mình doanh nghiệp làm tốt trong khi xung quanh không làm tốt sẽ rất khó đễ giữ được sự an toàn về lâu dài nên giải pháp hỗ trợ nhau cùng phòng, chống tốt được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.

 

Ông Nguyễn Trọng Long, Chủ nhiệm HTX Hoàng Long (Hà Nội) tâm sự, mặc dù trang trại của doanh nghiệp gần hai khu giết mổ rất lớn của Hà Nội là Thanh Trì và Thanh Oai, nhưng rất mừng là đến nay 6.000 con lợn của HTX Hoàng Long vẫn an toàn.

 

HTX Hoàng Long hiện là đơn vị đang áp dụng quy trình khép kín lợn từ bố mẹ đến thương phẩm và giết mổ tự động quy mô nhỏ theo công nghệ của châu Âu nên tự túc được 50% lượng lợn nuôi ra theo hình thức chế biến sâu.

 

Ông Long cho biết, ngoài việc tuân thủ cao nhất an toàn sinh học, HTX cũng đang ứng dụng ion trong diệt khuẩn chuồng trại, dụng cụ, nguồn nước, công nhân trước khi ra vào trại và trong khu giết mổ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, mặc dù rất khó khăn, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định nếu áp dụng, tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học cơ bản các trang trại lớn vẫn an toàn.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, mặc dù rất khó khăn, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định nếu áp dụng, tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học cơ bản các trang trại lớn vẫn an toàn.

Bên cạnh đó, HTX Hoàng Long đã thử nghiệm tại một số hộ chăn nuôi tái đàn vào chuồng trại đã bị dịch thì ngay lập tức dịch bùng phát trở lại nên đơn vị dùng trấu trộn dầu đốt nền chuồng, dùng bình khò gas xử lý nhiệt bên trên và thành chuồng trước khi thả lợn vào đến nay đã qua 20 ngày chưa thấy lợn bị dịch trở lại nên rất mong các nhà khoa học, đơn vị chuyên môn nghiên cứu phương án này bởi nếu thành công sẽ giúp tiết kiệm cho người chăn nuôi rất nhiều.

 

  • Ngoài những “võ” trên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết một số doanh nghiệp chăn nuôi hiện nay đang ứng dụng cả phương pháp “vacxin chuồng”, đó là lấy nội tạng của con lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi xử lý nhiệt cho chín và chết virus, sau đó cho lợn khỏe mạnh ăn, song hiệu quả, hiệu nghiệm đến đâu đến nay chưa doanh nghiệp nào dám khẳng định

 

 

Không chủ quan cũng không bi quan

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, mặc dù rất khó khăn, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định nếu áp dụng, tuân thủ tuyệt đối an toàn sinh học cơ bản các trang trại lớn vẫn an toàn. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý và nhắc lại là rất khó bởi virus dịch tả lợn Châu Phi có những con đường lây truyền mà đến nay chúng ta vẫn chưa rõ.

 

Bộ trưởng đề nghị Cục Thú y, Cục Chăn nuôi biên tập rút gọn lại toàn bộ góp ý, kiến nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thành tài liệu để phổ biến rộng rãi cho người chăn nuôi, nhất là nông hộ nuôi nhỏ lẻ.

 

Đối với các hộ chăn nuôi lớn, Bộ trưởng đề nghị không chủ quan mà phải hết sức nghiêm túc, sáng tạo để tiếp tục kiện toàn, nâng cấp an toàn sinh học cao hơn nữa với tinh thần không được chủ quan, nhưng cũng không bi quan.

 

“Riêng đàn cụ kỵ, ông bà gần 150.000 con hiện nay phải tăng gấp nhiều lần mức độ, cấp độ an toàn sinh học và bảo vệ bằng được, bởi đây là cần câu cơm, chìa khóa vàng để tái cơ cấu chăn nuôi, tái đàn trong thời gian tới lấy lại những gì đã mất.

 

  • Trước kiến nghị của các doanh nghiệp như CP, Dabaco, Japfa, Thái Dương… gặp khó trong việc tiêu thụ, vận chuyển lợn giống do một số tỉnh, thành ra văn bản cấm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Cục Thú y, Cục Chăn nuôi sớm nghiên cứu để tháo gỡ chính sách vận chuyển, tiêu thụ lợn giống tương tự việc tháo gỡ thụ thịt như vừa qua.

 

Không tự dưng mà Bộ NN-PTNT phải đề xuất Chính phủ hỗ trợ 500.000 đồng/đầu lợn, mặc dù biết mức hỗ trợ trên là chưa thấm vào đâu, nhưng đó cũng là động thái cho thấy Chính phủ, Bộ NN-PTNT luôn đồng hành với người dân và doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

 

Bộ trưởng đặc biệt lưu ý Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu vacxin dịch tả lợn Châu Phi theo nhiều hướng khác nhau, quy mô lớn hơn, kịch bản đa dạng hơn.

 

 

Trong đó, cần mời các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thú y, chăn nuôi lớn cùng vào cuộc để sau này khi thành công rồi ngay lập tức có doanh nghiệp tiếp quản khâu phân phối, thương mại.

 

Bên cạnh đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu một số chế phẩm sinh học trong và ngoài nước đã và đang được các doanh nghiệp triển khai để đưa ra những đánh giá, kết quả chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn.

 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ NN-PTNT tới đây sẽ mời các doanh nghiệp có buổi làm việc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tìm cách tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, tín dụng cho khu vực chăn nuôi, bởi đây luôn là nội dung mấu chốt xuyên suốt lâu dài với ngành chăn nuôi.

 

Kỳ vọng vacxin
  • Các doanh nghiệp rất kỳ vọng vào việc nghiên cứu vacxin mà Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang triển khai, tuy nhiên Giám đốc Học viện Nguyễn Thị Lan cho biết, hiện tại mới chỉ là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu nên còn quá sớm để nói về kết quả.
  • Tuy nhiên, việc nghiên cứu vacxin vô hoạt trên đàn lợn của một số nhà khoa học Khoa Thú y của Học viện đang triển khai mở ra những hướng và hy vọng khi đàn lợn được tiêm vacxin đến nay về cơ bản vẫn đang khỏe mạnh trong khi lô đối chứng không tiêm đã chết toàn bộ nên Học viện đang bắt tay vào để nâng cấp nghiên cứu lên quy mô rộng hơn, phức tạp và đa dạng hơn.

 

 

Tác giả: Nguyễn Hân  
Nguồn tin: Nongnghiep.vn

Cơ quan chức năng tiêu hủy 163 con heo ở quận 9, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xung quanh, có bán kính 3 km.

Đàn heo bị dịch tả châu Phi ở quận 9. Ảnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM.
Đàn heo bị dịch tả châu Phi ở quận 9. Ảnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM.

Chiều 11/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM cho biết, ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên xuất hiện tại nhà bà Lê Thị Ngọc Cẩm (phường Phú Hữu, quận 9). Ban đầu có 3 con heo chết, những con còn lại có triệu chứng điển hình của dịch tả. Kết quả mẫu xét nghiệm cho thấy dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi.

 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp UBND quận 9 đã tiêu hủy 163 con heo nhà bà Cẩm; rải vôi bột tại khu vực chăn nuôi, hố chôn và sẽ tiêu độc khử trùng liên tục 10 ngày tiếp theo. Hai chốt chặn đã được lập nơi ra vào khu vực.

 

Hiện, phường Phú Hữu có 7 hộ chăn nuôi heo, tổng đàn hơn 500 con. Lực lượng chức năng đã cấp thuốc cho các hộ tiêu độc khử trùng liên tục 7 ngày; tiêu độc định kỳ 3 lần một tuần, kéo dài trong 3 tuần. Các hộ không được xuất bán heo trong vòng 30 ngày.

 

Đối với 29 hộ chăn nuôi thuộc vùng uy hiếp (bán kính 3 km tính từ nhà bà Cẩm) gồm các phường Long Trường, Trường Thạnh (quận 9), Bình Trưng Đông (quận 2) với tổng đàn 2.422 con, cũng được cấp thuốc tiêu độc khử trùng định kỳ trong 4 tuần.

Vùng bị dịch tả heo châu Phi nằm rất sát tỉnh Đồng Nai - nơi có dịch. Ảnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM.
Vùng bị dịch tả heo châu Phi nằm rất sát tỉnh Đồng Nai - nơi có dịch. Ảnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM.

Ông Nguyễn Phước Trung (Giám đốc Sở Nông nghiệp thành phố) cho biết, hộ bà Cẩm không dùng cám công nghiệp mà sử dụng thức ăn thừa từ các quán ăn. Tuy nhiên, nguyên nhân heo bị nhiễm bệnh vẫn đang điều tra. Hiện ổ dịch đã được khống chế và ngành chức năng đã triển khai các biện pháp khoanh vùng, bố trí chốt chặn khu vực xung quanh để ngăn chặn mầm bệnh lây lan. "Nguồn cung thịt heo cho thành phố phần lớn từ các tỉnh thành khác, nên ổ dịch vừa phát hiện không ảnh hưởng nhiều", ông Trung nói.

 

Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xác định, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn. Từ năm 2017 đến nay hơn 20 quốc gia có dịch bệnh. Riêng tại Trung Quốc có 105 ổ dịch xuất hiện tại 25 tỉnh, tiêu hủy hơn 950.000 con heo.

 

 

Ổ dịch tại Việt Nam được phát hiện ngày 1/2 tại Hưng Yên, sau đó lan nhanh ra các tỉnh thành. TP HCM là địa phương thứ 55 trong cả nước có dịch bệnh. Hơn 2,2 triệu con lợn đã bị tiêu huỷ, thiệt hại ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng (bao gồm chi phí hỗ trợ lợn tiêu hủy, mua hóa chất sát trùng...).

 

Tác giả: Trung Sơn - Minh Tân
Nguồn tin: Vnexpress       

Virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi đã di chuyển từ châu Phi sang châu Âu và hiện đang tàn phá ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc trị giá 128 tỷ đô la, một thảm họa chưa từng có từ trước đến nay đã khiến Bắc Kinh tiêu hủy hàng triệu con heo. Nhưng việc ngăn chặn Dịch tả heo châu phi không phải là điều dễ dàng.

 

Virus gây xuất huyết với độc lực cao và rất bền, lây lan theo nhiều đường khác nhau. Hiện nay chưa có vaccine an toàn và hiệu quả để ngăn chặn bệnh, cũng không có phương pháp điều trị bệnh đặc hiệu. Sự hiện diện của dịch tả heo châu phi trên diện rộng tại Trung Quốc có nghĩa là nó đang từng ngày nhân lên trên đất nước có tới 440 triệu heo - chiếm một nửa số heo trên hành tinh với mạng lưới thương mại rộng, đường biên giới đất liền lớn và hầu hết các trại chăn nuôi heo có ít hoặc không có năng lực ngăn chặn sự bùng phát của bệnh.

 

Tính truyền lây xuyên lục địa

Dịch tả heo châu phi lây lan từ châu Phi sang châu  Âu, châu Á tính tới tháng /2019
Dịch tả heo châu phi lây lan từ châu Phi sang châu Âu, châu Á tính tới tháng 05/2019

Số heo thịt của Trung Quốc trong năm nay dự kiến sẽ giảm khoảng 134 triệu con tương đương 20%, sự sụt giảm tồi tệ nhất từ khi bộ nông nghiệp Mỹ bắt đầu thống kê lượng heo của Trung Quốc từ giữa những năm 1970. Virus không gây bệnh cho người kể cả khi chúng ta ăn phải thịt heo nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ chết của heo ngày càng tăng có thể phá hủy cả một ngành công nghiệp thịt heo.

 

Tiêu hủy heo mắc bệnh dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc

Đã có 1,1 triệu con heo đã bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của virus, ước tính với tình lây lan dịch bệnh như hiện nay sẽ có tới 200 triệu con bị tiêu hủy hay giết mổ trong năm 2019 tại Trung Quốc

Đã có 1,1 triệu con heo phải tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF)
Đã có 1,1 triệu con heo phải tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF)

Kinh nghiệm của Tây Ban Nha cho thấy rằng chỉ tiêu hủy heo không thể xóa dịch được hoàn toàn. Nước này đã thực hiện các biện pháp khử trùng vệ sinh nghiêm ngặt và công nghiệp hóa hệ thống chăn nuôi heo nhưng cũng phải mất đến 35 năm với sự giúp đỡ của liên minh châu âu trước khi dịch được xóa bỏ vào năm 1995. Đảo Sardinia của Italia đã cố gắng loại bỏ dịch nhưng không thành công trong 4 thập kỷ và số heo của đảo này hiện có một phần là được nhập từ Trung Quốc.

 

Đường lây truyền bệnh đa dạng.

Một số nguồn chính lây lan virus dịch tả heo châu phi vào châu Âu:

Lây qua sân bay, bến cảng và việc vận chuyển heo, thịt heo
Lây qua sân bay, bến cảng và việc vận chuyển heo, thịt heo (Nguồn: JM Sánchez-Vizcaíno, et al, 2014, OIE)
Lây qua heo rừng nhiễm ASF và ve mang mầm bệnh
Lây qua heo rừng nhiễm ASF và ve mang mầm bệnh (Nguồn: JM Sánchez-Vizcaíno, et al, 2014, OIE)

Vẫn chưa tìm được đường truyền lây của virus vào Trung Quốc

Một trong những lý do khiến dịch tả heo châu phi khó loại bỏ là nó rất dễ truyền lây. Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với heo bị bệnh virus có thể truyền cho vật nuôi nếu chúng ăn thịt hoặc thức ăn có nhiễm virus, hoặc qua quần áo và dụng cụ chăn nuôi hoặc thậm chí khi heo uống nước có chứa virus.

 

Các nghiên cứu cho thấy chủng virus lưu hành ở Trung Quốc gần giống với chủng đang lây lan ở Nga và một phần khác của Châu u. Nhưng các nhà khoa học vẫn không giải thích được con đường xâm nhập của virus dịch tả heo châu phi vào quốc gia đông dân nhất thế giới này. Khi không biết được chính xác làm thế nào virus lây lan vào Trung Quốc, cơ quan hải quan sẽ khó để ngăn chặn sự tái nhiễm của virus vào quốc gia này.

 

Hiện tại bệnh cũng đang lưu hành ở Mongolia, Việt Nam, Triều Tiên và có thể ở các nước láng giềng, hầu hết các nước này đều thiếu nhân lực và thiết bị để xác định và kiểm soát bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ rằng ngay cả khi khi Trung Quốc có kiểm soát tốt dịch tả heo châu phi trong nội địa nhưng vẫn có thể tái nhiễm qua con người và các sản phẩm từ thịt heo qua biên giới.

Một quầy bán thịt heo tại chợ Hà Nội, Việt Nam
Một quầy bán thịt heo tại chợ Hà Nội, Việt Nam

Thức ăn thừa

Các nhà khoa học nói rằng virus có thể đã đến Trung Quốc giống như cách chúng xâm nhập vào châu u vào đầu năm 2007. Một báo cáo của EU cho thấy rằng một số thức ăn thừa có chứa thịt heo đã đến cảng Poti trên biển đen Georgian từ một con tàu, số thức ăn này đã được ăn bởi heo của địa phương (nơi cho phép heo ăn thức ăn thừa). Chỉ trong vòng một tuần, 30.000 heo đã chết và 80% số heo ở Georgia đã nhiễm bệnh.
Heo nhà và người anh em heo rừng của chúng là những máy xử lý chất thải hiệu quả, chúng tiêu thụ một lượng lớn protein từ nhiều nguồn khác nhau từ thức ăn thừa nhà bếp, phân và xác heo chết. Bản tính ăn tạp của chúng khiến con người có thể tận dụng được nguồn rác với chi phí thấp nhưng đây là một lý do quan trọng khiến dịch tả heo châu phi lây lan dễ dàng.

 

Một đánh giá về các vụ dịch cho thấy rằng gần một nửa các nguyên nhân lây lan virus là qua xe cộ, công nhân không được sát trùng và cho heo ăn thức ăn tạp nhiễm virus hoặc thức ăn thừa. Cho heo ăn thức ăn thô đã bị cấm ở Trung Quốc do lo ngại nguy cơ lây lan mầm bệnh, tuy nhiên việc lén lút sử dụng thức ăn chưa qua xử lý nhiệt từ các nhà hàng và hộ gia đình vẫn tồn tại ở ngoại thành và hộ chăn nuôi nhỏ. Khoảng một nửa số hộ chăn nuôi heo ở Trung Quốc có quy mô ít hơn 500 heo/trại.

 

Đường truyền lây bệnh chính ở Trung Quốc

Một nghiên cứu dịch tễ về 68 ổ dịch tả heo châu phi ở Trung Quốc tiết lộ 3 nguyên nhân chính lây lan bệnh gồm:

- 46%: qua xe cộ và công nhân không sát trùng

- 34%: Cho heo ăn thức ăn thừa

- 19%: Vận chuyển heo sống và các sản phẩm từ thịt 

Ba nguyên nhân chính gây bùng phát bệnh dịch tả heo châu Phi
Ba nguyên nhân chính gây bùng phát bệnh dịch tả heo châu Phi

Cho đến này sự nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh thông qua việc cách ly và vệ sinh sát trùng trại nhiễm bệnh, tiêu hủy heo mẫn cảm, đóng cửa thị trường và hạn chế vận chuyển heo là không đủ mạnh, và hiện nay bệnh đã lan rộng ra toàn quốc.

 

Âm thầm bài thải mầm bệnh

Virus dịch tả heo châu Phi cũng rất khó để theo dõi. Heo bệnh có thể ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày và có thể bài thải virus trong 1 đến 2 ngày trước khi heo ốm. Điều đó có nghĩa là là virus có thể lan truyền mầm bệnh trong thầm lặng qua chất thải, thịt và máu của heo nhiễm bệnh mà không xuất hiện triệu chứng bệnh, đặc biệt khi heo được vận chuyển và giết mổ trái phép trước khi được chẩn đoán.

 

Ở Trung Quốc, heo thường được trở đi hàng trăm dặm do người nuôi và người buôn muốn tận dụng lợi thế về sự chênh lệch về khu vực chăn nuôi và giá cả, cũng như sở thích thích ăn thịt tươi sống. Khi heo đến một trại mới chúng sẽ ngay lập tức trộn với các heo khác tạo điều kiện sự cho truyền lây bệnh.

 

 

Giấu dịch

Xác định dịch bệnh sớm là rất quan trọng để giảm thiểu sự lây lan của bệnh. Chính phủ Trung Quốc đã cam kết trả một khoản trợ cấp khoảng 1200 nhân dân tệ/heo cho những trại bị thiệt hại bởi dịch tả heo châu phi. Nhưng một số quan chức địa phương đã giữ lại số tiền này, không đền bù cho người chăn nuôi chính vì vậy mà các ổ dịch nổ ra nhưng không được báo cáo.

 

Trong một số trường hợp người dân còn bị phạt do đã công khai vụ dịch. Một quản lý trại heo ở tỉnh Sơn Đông đã phải tự mình báo cáo về các ổ dịch tả heo Phi lên chính phủ quốc gia sau khi ông này cố gắng liên hệ với quan chức địa phương nhưng bị từ chối. Sau đó ông lại bị cáo buộc có tội và bị bắt bởi chính quyền địa phương.

 

Virus trong máu và dịch tiết

Virus có thể không cần đến sự di chuyển của heo để lây lan. Chỉ cần một giọt dịch tiết của heo bị nhiễm bệnh cấp tính có thể chứa 50 triệu virus và chỉ cần một trong số đó nhiễm vào nước uống của heo có thể đủ để lây lan bệnh cho heo khác.

Máu nhiễm bệnh, dịch tiết từ nước tiểu, nước bọt và phân có thể theo lớp bụi bẩn trên bánh xe tải và giày, cho phép mầm bệnh đi xa hàng trăm dặm rất nhanh chóng. Những nguồn tạp nhiễm cần yêu cầu xử lý ở 60 oC (140 oF) trong 30 phút để được an toàn.

 

Hàng chục ngàn con heo đã nhiễm bệnh ở Trung Quốc và xác của chúng trở thành mối nguy cho môi trường, cần phải xử lý triệt để. Ở Romania, sông Danube đã bị ô nhiễm do xác heo chết vì dịch tả heo châu phi đã làm lây nhiễm bệnh cho 140.000 trại heo khác.

 

 

Virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi đề kháng với môi trường

Virus dịch tả heo châu phi có tính kháng cao, chúng có khả năng duy trì hoạt động trong nước trong vòng 1 tháng, trong thịt và máu ở nhiệt độ phòng trong vài tháng và 6 năm ở điều kiện lạnh và không có ánh sáng. Chúng có thể chịu được trong điều kiện nhiệt độ cao, nhiều điều kiện khắc nghiệt và có thể tồn tại một ngày trong giấm ăn có tính axit mạnh.

Thời gian sống của virus trong một số môi trường
Thời gian sống của virus trong một số môi trường

Không có một nghiên cứu nào công bố về phát hiện virus dịch tả heo châu phi trong thực phẩm ở Trung Quốc. Nhưng virus đã có trong sản phẩm thịt heo có xuất xứ từ Trung Quốc bị tịch thu bởi nhân viên hải quan ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc cho thấy rằng virus này đã có mặt trong chuỗi thực phẩm ở Trung Quốc.

 

Ngay cả khi Trung Quốc có thể ngăn chặn sự truyền lây virus mầm bệnh từ heo sang heo nhưng hai vector truyền bệnh là heo rừng và ve Ornithodoros khiến cho việc kiểm soát bệnh trở nên phức tạp. Vật chủ tự nhiên của dịch tả heo châu phi phân bố rộng rãi ở Trung Quốc mặc dù chưa biết chính xác vai trò của chúng trong việc truyền lây bệnh. Riêng ở tỉnh Chiết Giang phía nam Thượng Hải đã có khoảng 150.000 heo rừng.

Công nhân đang phun thuốc sát trùng tại một trang trại ở Kim Hoa, Chiết Giang, Trung Quốc.
Công nhân đang phun thuốc sát trùng tại một trang trại ở Kim Hoa, Chiết Giang, Trung Quốc.

Hiện tại chưa có vaccine

Mặc dù đã có 50 năm nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa phát triển được một loại vaccine an toàn và có hiệu quả phòng dịch tả heo châu phi, ngay cả khi các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả thì cũng phải mất nhiều năm trước khi chính thức có vaccine thương mại trên thị trường.

 

Một trong những nỗ lực sớm nhất là việc nghiên cứu vaccine sống nhược độc đã thất bại sau khi phát hiện ra rằng vaccine có thể khiến cho heo bị suy nhược và dị dạng bẩm sinh.

 

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những heo phục hồi sau khi nhiễm dịch tả heo châu phi có khả năng kháng lại một số chủng virus khác, nhưng các nhà khoa học vẫn không biết chính xác cơ chế bảo hộ của vaccine và phương pháp tốt nhất để đánh giá hiệu lực của các vaccine thử nghiệm.

 

Một trong những khó khăn khác là virus có bộ DNA lớn và phức tạp chứa khoảng 170 gen và 80 protein, rất nhiều trong số chúng có khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch của heo.

 

Một nỗ lực gần đây hơn về việc sản xuất ra một loại vaccine có chứa virus đã được loại bỏ đi một số gen gây bệnh quan trọng để vaccine an toàn hơn. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thực hiện thử nghiệm diện rộng trên thực địa để chứng minh hiệu quả ở trang trại thương mại - một bước cần thiết để có được sự chấp thuận lưu hành vaccine trên thị trường.

 

Điều đó có thể trì hoãn sự ra đời của vaccine trong nhiều năm

 

Với một loại virus bền vững khó bị tiêu diệt như dịch tả heo châu phi và sắp tới vẫn chưa có vaccine phòng bệnh thì cách tốt nhất Trung Quốc có thể làm để bảo vệ ngành công nghiệp heo nội địa là theo dõi và kiểm soát thận trọng mầm bệnh trên heo, con người và các sản phẩm ra vào trang trại. Điều đó có nghĩa là biến 26 triệu hộ chăn nuôi heo ở Trung Quốc thành cơ sở an toàn sinh học thực sự.

VietDVM team biên dịch
Nguôn tin: bloomberg

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status