Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Công ty TNHH thuốc thú y Năm Thái có địa chỉ tại - Tại Hà Nội: Lô 3 CN6 cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì Hà Nội -  tại TPHCM: Số 79/33 đường Lê Thị Riêng – phường Thới An – Quận 12 – TPHCM có nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới.

Công ty TNHH thuốc thú y Năm Thái  tuyển dụng
Công ty TNHH thuốc thú y Năm Thái tuyển dụng

Vị trí tuyển dụng: Kỹ thuật thị trường:


1 – Mô tả công việc:

- Làm việc theo nhóm, kết hợp với nhân viên SALE tại các tỉnh chăm sóc khách hàng và thúc đẩy bán hàng.

- Trực tiếp tư vấn, chữa bệnh tại các cửa hàng, trang trại.

- Trực tiếp đứng giảng bài về tất cả các vấn đề liên quan đến thú y.

- Trả lời trực tuyến về các vấn đề liên quan đến thú y trên trang web và facebook của công ty.

- Kết hợp với các nhân viên SALE mở các đại lý mới.

 

2 – Yêu cầu

- Tốt nghiệp chính quy khoa thú y hoặc chăn nuôi thú y tại các trường Đại học trong cả nước.

- Có kinh nghiệm làm việc tại các trang trại

- Có kiến thức tốt về chuyên môn thú y

- Có khả năng giảng bài, diễn thuyết.

- Thành thạo word, excel, powerpoint và các vấn đề cơ bản liên quan đến máy tính.

 

3 – Lương

- Lương cứng 20 triệu/tháng

- Thưởng: theo % doanh số. Trao đổi trực tiếp khi đến phỏng vấn.

 

4 – Các đãi ngộ khác

- Theo quy định của công ty: Trao đổi trực tiếp khi đến phỏng vấn

- Phương tiện đi lại: đi giao dịch khách hàng bằng xe ô tô của công ty.

 

 

5 – Văn phòng làm việc: ứng viên có thể lựa chọn làm việc tại Hà Nội hoặc TPHCM

- Tại Hà Nội: Lô 3 CN6 cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì Hà Nội

- Tại TPHCM: Số 79/33 đường Lê Thị Riêng – phường Thới An – Quận 12 – TPHCM

 

6 – Điện thoại liên hệ: Dùng chung cả 2 văn phòng công ty thuốc thú y Năm Thái

Ms Hà: 0243 687 0163

Hồ sơ xin việc gửi về email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc 02 văn phòng trên.

Công ty sẽ liên hệ trực tiếp với các ứng viên để đặt lịch phỏng vấn.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: đến hết ngày 30/4/2019. Mọi ứng viên gửi hồ sơ sớm sẽ được nhận lịch phỏng vấn sớm.

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Ngọc Anh  

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, một ổ dịch tả lợn châu Phi mới tiếp tục được phát hiện tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên. Như vậy, tính tới thời điểm này dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra 8 quận, huyện trên địa bàn Thành Phố.

Diễn tập ứng phó với dịch tả châu Phi tại Thanh Oai.
Diễn tập ứng phó với dịch tả châu Phi tại Thanh Oai.

Cụ thể, ổ dịch được phát hiện tại hộ ông Đỗ Văn Đại, thôn Nam Phú, xã Nam Phong, Phú Xuyên. Ngay sau phát hiện lợn ốm tại đây, ngành Thú y đã thực hiện xét nghiệm và kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Số lợn mắc dịch và buộc phải tiêu hủy là 1 con lợn nái. Để bảo vệ đàn lợn gần 66.000 con, huyện Phú Xuyên đã lập 2 chốt kiểm dịch tạm thời, triển khai kiểm soát chặt tại các đường ra vào xã Nam Phong, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện.

 

Như vậy, tính đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 51 hộ chăn nuôi ở 21 xã phường, thuộc 8 quận, huyện, với số lợn phải tiêu hủy trên 1.200 con. Cùng với việc phát sinh ổ dịch mới tại huyện Phú Xuyên, tình hình dịch tả lợn châu Phi ở các địa bàn đã phát hiện trước đó cũng diễn biến phức tạp. Tại huyện Sóc Sơn, sau khi xuất hiện ổ dịch đầu tiên (ngày 9/3) tại xã Xuân Thu, những ngày gần đây đã lây lan sang các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Nam Sơn, Đông Xuân.

 

 

Cùng với khoanh vùng, kiểm soát chặt tại các địa bàn đã xuất hiện ổ dịch, ngành chức năng Hà Nội cũng tăng cường việc khử trùng tiêu độc tại các xã, phường quận huyện chưa phát sinh.

 

Tác giả: Phương Nga

Bệnh tụ huyết trùng trên gà là một bệnh truyền nhiễm xảy ra trên gà và các loài chim hoang dã trên toàn thế giới. Trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn sau khi khởi phát thường gây nhiễm trùng huyết và dẫn đến tỷ lệ bệnh cũng như tỷ lệ tử vong cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng có trường hợp gà chỉ nhiễm trùng mãn tính và không có biểu hiện triệu chứng bệnh gì ra bên ngoài.

Một đàn gà bị nhiễm tụ huyết trùng - gà chết đột ngột
Một đàn gà bị nhiễm tụ huyết trùng - gà chết đột ngột

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tụ huyết trùng trên gà do 1 loài vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida gây ra.

 

Đây là một cầu trực khuẩn gram(-) không có bào tử và không di động.

 

Pasteurella multocida bao gồm ba chủng: multocida, septica, và gallicida. Trong đó, chủng multocida là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tụ huyết trùng trên gà, 2 chủng còn lại là septicagallicida cũng có thể gây bệnh cho gà nhưng tỷ lệ thấp hơn.

 

Vi khuẩn này dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như formol 1% và acid fenic.

 

Chim hoang dã nhiễm bệnh mạn tính, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng ra bên ngoài là nguồn lây bệnh chính. Bên cạnh đó, một số loài động vật có vú như động vật gặm nhấm, heo, chó và mèo cũng có thể mang mầm bệnh và lây truyền cho gà. Bởi vậy, trong chương trình kiểm soát mầm bệnh tụ huyết trùng trên gà, các trại không nên bỏ qua yếu tố này.

 

Vi khuẩn lây lan chủ yếu thông qua dịch bài tiết từ miệng, mũi và kết mạc của những con vật mang mầm bệnh đào thải ra môi trường. Ngoài ra, vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong các dụng cụ đựng thức ăn, vật dụng trong trại, xe chở cám, quần áo, giày ủng công nhân…rồi xâm nhập vào cơ thể vật nuôi khi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp.

 

 

Cách mà vi khuẩn gây bệnh Tụ huyết trùng trên Gà

Gà mang mầm bệnh đào thải vi khuẩn vào môi trường qua dịch tiết niêm mạc mũi, miệng, kết mạc...Vi khuẩn từ môi trường khi được tiếp xúc với gà khỏe lại thông qua đường hô hấp đi vào cơ thể gà khỏe (vi khuẩn từ mũi, miệng đi vào).

 

Nếu lượng virus nhiều hoặc cơ thể gà đang yếu, sức đề kháng kém thì virus thường sẽ xâm nhập thẳng vào máu gây nhiễm trùng huyết. Khi vi khuẩn vào máu sẽ làm gà sốt cao kèm theo tiêu chảy, ủ rũ, giảm ăn. Rồi từ trong các mạch máu, vi khuẩn di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể gây xuất huyết, phá hủy và giết chết gà nhanh chóng trong vòng 1-2 ngày.

Gà bị bệnh ủ rũ, chết nhanh chóng
Gà bị bệnh ủ rũ, chết nhanh chóng

Ngược lại, nếu lượng vi khuẩn không nhiều và cơ thể gà khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì sau khi xâm nhập vào cơ thể gà nhiều khả năng vi khuẩn sẽ tồn tại và gây bệnh dạng mãn tính.

 

Đặc điểm chính của bệnh tụ huyết trùng trên gà

Gà bị bệnh cấp tính thường có các triệu chứng như ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy. Mũi, mắt và miệng chảy dịch, yếm và mặt sưng tím tái, gà thường chết đột ngột và sưng khớp. Mổ khám thì thấy nhiều cơ quan xuất huyết mà điển hình là xuất huyết ở lớp mỡ vành tim. Bao tim viêm và tích nước. Buồng trứng tổn thương.

Xoang bao tim gà sưng to và tích nước.
Xoang bao tim gà sưng to và tích nước.


Trường hợp mãn tính bệnh ít biểu hiện ra ngoài hơn. Các tổn thương xảy ra chủ yếu trên cơ quan hô hấp, kết mạc và các mô gần vùng đầu. viêm khớp và tổn thương buồng trứng hay thậm chí có trường hợp ghi nhận viêm da.

Gà bị sưng khớp dẫn tới bị liệt, không thể đi lại
Gà bị sưng khớp dẫn tới bị liệt, không thể đi lại


Bệnh có thời gian nung bệnh trung bình 5-8 ngày nhưng thể cấp tính bệnh diễn ra nhanh chóng có khi trong vòng 1-2 ngày là gà đã chết rồi. Đường xâm nhập của vi khuẩn chủ yếu từ đường hô hấp. Ngoài ra, nó cũng có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa như từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.

 

Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh tụ huyết trùng trên gà, mời các bạn đón đọc ở các phần tiếp theo sau bài viết này.

 

 

VietDVM team

Trước xu hướng cấm sử dụng kháng sinh ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia như hiện nay thì việc tìm ra các giải pháp thay thế kháng sinh hiệu quả là điều cấp thiết.

 

Bên cạnh các giải pháp kiểu như bổ sung probiotics hay emzyme thủy phân, thực khuẩn thể, các yếu tố kích thích miễn dịch…thì thắt chặt an toàn sinh học (ATSH) cũng là một trong những giải pháp rất hiệu quả nếu như làm tốt. Cụ thể, ATSH đạt chuẩn có thể giúp trại giảm đáng kể áp lực mầm bệnh trong môi trường, giảm tỷ lệ mắc bệnh thậm chí loại bỏ kháng sinh khỏi chế độ ăn uống của vật nuôi.

An toàn sinh học hiện đại là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của tất cả mọi người
An toàn sinh học hiện đại là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của tất cả mọi người

Tuy nhiên, ATSH mà chúng tôi nói ở đây là 1 giải pháp tổng thể cần sự chung tay của cả cộng đồng chứ không phải là những khái niệm ATSH lạc hậu, cũ kỹ như từ trước tới nay.

 

Những quan niệm sai lầm về ATSH từ trước tới nay.

Một số người cho rằng ATSH chỉ đơn giản là cần 1 cái vòi xịt nước để làm sạch toàn bộ trang trại mà không có nhận thức về màng sinh học và tác động của màng sinh học trong việc dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.


  • Nhiều vi khuẩn khi xâm nhập vào một bề mặt nào đó, nó có khả năng hình thành một lớp màng nhầy bao phủ xung quanh nó. Lớp màng này bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, nó được gọi là màng sinh học

 

 Một số khác lại cho rằng họ đang làm tất cả những gì tốt nhất có thể để kiểm soát bệnh tật, thậm chí là sử dụng nhiều hơn liều lượng thuốc kháng sinh được khuyến cáo trên bao bì, nhưng rất ít hoặc thậm chí không ai trong số họ có thể kiểm soát bệnh thành công với cách này. Bởi vì họ đã quên mất việc kiểm soát các yếu tố trung gian truyền bệnh không phải là sinh vật sống (ví dụ như các dụng cụ chăn nuôi, xe tải ra vào trại…).

 

 Một phần lớn các trại thì vẫn làm theo hướng dẫn của các bác sỹ thú y hay cố vấn riêng của trang trại nhưng lại không thực sự tin vào giải pháp này nên họ làm 1 cách rất đối phó và thường có xu hướng cắt giảm chi phí không hợp lý dẫn đến những sai lầm không đáng có. Ví dụ như sử dụng các chất khử trùng giá rẻ, kém hiệu quả.

 

 Nhiều trang trại khi có dịch bệnh đe dọa như cúm gia cầm hay lở mồm long móng, tai xanh…thì rất nghiêm túc và tuân thủ quy trình vệ sinh ATSH. Nhưng khi kết thúc đợt dịch thì ngay lập tức không có biện pháp ATSH nào được áp dụng nữa.

 

 

12 lời khuyên về ATSH tổng thể giúp bạn chăn nuôi hiệu quả hơn.

1. Hiểu về chính trang trại của mình.

Giống như trong binh pháp tôn tử của Trung Quốc đã từng nói: “Nếu bạn muốn giành chiến thắng, bạn phải biết kẻ thù của bạn là ai nhưng cũng đừng quên nắm rõ về quân đội của bạn”, trong chăn nuôi cũng vậy, muốn thành công bạn phải hiểu rõ trang trại của mình càng chi tiết càng tốt.

 

Bạn cần thực hiện việc kiểm toán thường xuyên, nắm được tất cả các điểm kiểm soát quan trọng mà bạn phải thiết lập. Lên kế hoạch trước, đo lường và mô phỏng tác động của hành động của bạn. Đầu tư thời gian thu thập thông tin về trang trại của bạn…

 

2. Sử dụng chất sát trùng thường xuyên và nhất quán.

Chất sát trùng giúp bạn tiết kiệm chi phí lao động. Hơn nữa, 80% chi phí của một chương trình ATSH không đến từ sản phẩm sát trùng hay thiết bị, mà là công lao động.

 

Những công nhân làm việc trong trại và những người phụ trách trực tiếp các công việc liên quan đến vệ sinh sát trùng cần phải hiểu 1 cách rõ ràng, đầy đủ về tầm quan trọng của công việc họ đang làm.

 

Sử dụng chất sát trùng cũng có thể tiết kiệm tới 50% lượng nước sử dụng, và trong một số trường hợp, việc sử dụng hiệu quả chất sát trùng có thể giúp chủ trang trại tiết kiệm được chi phí cho 1 nhân công.

 

3. Sử dụng sản phẩm được cấp phép.

Không phải bàn cãi gì nữa, đây là cách duy nhất để giúp trang trại đảm bảo các yếu tố an toàn, cẩn thận và hiệu quả.

 

4. Chú ý đến hệ thống nước uống của bạn.

Hệ thống nước uống sẽ có tầm quan trọng ngày càng tăng trong tương lai, và đừng quên 1 nguyên tắc là: “ý nghĩ muốn đơn giản hóa hệ thống nước uống này là một ý nghĩ ngu xuẩn”. Nguyên tắc ATSH cơ bản là giống nhau. Đầu tiên, bạn làm sạch, và sau đó bạn khử trùng.

 

5. Vệ sinh sạch luồng không khí ra vào trong chuồng nuôi.

 

Xem thêm:
- Cập nhật tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi
Bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại Thừa Thiên - Huế

 

6. Khử trùng là tuyến phòng thủ đầu tiên của trang trại.

Hãy cẩn thận khi xe tải vào trang trại, nhưng cũng khi chúng rời đi để không lây bệnh từ trang trại này sang trang trại khác.

 

7. Sử dụng các thùng, chậu chứa nước sát trùng.

Các thùng nước sát trùng như thế này nên được đặt xung quanh trại
Các thùng nước sát trùng như thế này nên được đặt xung quanh trại

Các thùng này nên được đặt xung quanh trang trại và nên được thay mới khi bạn thấy nó đã bẩn.

 

8. Quản lý độc tố nấm mốc.

Bạn sẽ phải chi một lượng lớn tiền cho chế độ ăn uống của vật nuôi nếu bạn không quản lý tốt các vấn đề độc tố nấm mốc.

 

9. Đừng phạm những sai lầm ngớ ngẩn.

Ví dụ, không di chuyển 1 heo nái bẩn, chưa được tắm rửa sạch sẽ vào một ô chuồng đẻ mà bạn đã bỏ ra hàng giờ để dọn sạch thậm chí phun sát trùng và để trống chuồng trong nửa tháng.

 

10. Đảm bảo các yếu tố phúc lợi động vật.

Điều này thường chỉ thích hợp với các nước phát triển Mỹ hay các quốc gia châu Âu hơn là Việt Nam hiện tại

 

11. An toàn sinh học mật độ là quan trọng.

Tránh chăn thả với mật độ cao dẫn đến quá tải và cạnh tranh ở máng ăn hoặc núm uống.

 

12. Hành vi ATSH cũng rất quan trọng.

Bạn nên rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với heo hoặc gà trong trang trại của mình. Điều này không chỉ để bảo vệ chính bạn mà còn để đảm bảo rằng bạn không truyền tải bất kỳ mầm bệnh nào cho các con vật khác trong trại hay không phát tán mầm bệnh ra môi trường.

 

Tác giả: Phạm Nga

Cục Thú y (Bộ NNPTNT) vừa lên tiếng về thông tin FAO khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, cơ quan thú y cao nhất Việt Nam khẳng định, không có cơ sở và không cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia dịch tả lợn châu Phi, bởi đây không phải là bệnh lây sang người.

 

Liên quan đến việc một số hãng tin nước ngoài đưa tin với nội dung “FAO khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn châu Phi”, về vấn đề này, ngày 20/3 đại diện Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, thông tin trên là không chính xác.

 

Thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa nhận được khuyến cáo nào từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam về vấn đề này.

 

Đại diện Cục Thú y cho biết thêm, Việt Nam đã có quy định về việc khi nào cần ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong khi đó, trên thế giới chưa có nước nào phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch tả lợn châu Phi. Ngay tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát, buộc phải tiêu hủy hơn 1 triệu con lợn mắc bệnh, nhưng cũng không phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

 

“Đặc biệt, dịch bệnh này không lây qua người, do đó càng không có cơ sở phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia” – đại diện Cục Thú y nhấn mạnh.

Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng ngày 2/3/2019.
Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng ngày 2/3/2019.

Thực tế, hiện các đơn vị chức năng từ trung ương đến địa phương của Việt Nam đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn và khống chế dịch tả lợn châu Phi.

 

Trước đó, FAO cũng đưa ra khuyến cáo dành cho người chăn nuôi cần khai báo bất kỳ trường hợp nghi ngờ lợn nhiễm bệnh cho cơ quan thú y; tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh khu chăn nuôi và tại các chợ, phương tiện vận chuyển. Đồng thời, không cho khách tới thăm khu vực nuôi, tiếp xúc với đàn lợn; không tặng hoặc bán lợn chết và không dùng lợn bệnh làm thức ăn cho động vật; không vận chuyển lợn hoặc sản phẩm lợn có nguồn gốc từ lợn nhà hoặc lợn rừng ra, vào vùng có dịch.

 

Đối với người dân, FAO cũng khuyến cáo như: nấu chín thịt lợn trước khi ăn; không tới tham quan khu chăn nuôi lợn, đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng; báo ngay cho cơ quan thú y khi phát hiện lợn chết.

Cục Thú y khẳng định: Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người, không nguy hiểm đến sức khỏe con người nên không cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia như khuyến nghị của FAO.
Cục Thú y khẳng định: Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người, không nguy hiểm đến sức khỏe con người nên không cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia như khuyến nghị của FAO.

Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc vào năm 2018, FAO đã hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Thú y để xây dựng kế hoạch hành động quốc gia Việt Nam về đáp ứng và kiểm soát khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi, đồng thời tiến hành đánh giá nguy cơ và tổ chức diễn tập đáp ứng dịch khẩn cấp ở tỉnh Lào Cai.

 

FAO cũng tổ chức hội thảo khu vực về chuẩn bị phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho các cán bộ thú y từ Việt Nam, Lào, Myanmar và Trung Quốc để tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở Đông Nam Á.

 

Theo ông Pawin Padungtod, Điều phối viên kỹ thuật cao cấp của Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc cho biết, hiện nay FAO đều có các quy trình hướng dẫn về kỹ thuật rất cụ thể và mong muốn chia sẻ với Việt Nam.

 

Những tài liệu này đều có trên trang thông tin điện tử của FAO và Việt Nam hoàn toàn có thể lấy để tham khảo và xử lý cho các tình huống của mình. FAO sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các biện pháp kỹ thuật giúp cho Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh này.

 

Phó Trưởng đại diện Tổ chức Thú y thế giới (OIE) bà Laure Weber-Vintzel cho biết, với nhiệm vụ minh bạch hóa tình hình thú y của các nước thành viên, triển khai công tác thú y trên toàn cầu OIE cũng thu thập và chia sẻ thông tin với các nước thành viên để các quốc gia có thể chủ động ứng phó và xử lý diễn biến dịch bệnh trên gia súc gia cầm nói chung, dịch bệnh tả lợn châu Phi nói riêng.

 

Cơ quan này đã thiết kế 1 trang web đưa thông tin kỹ thuật, dịch bệnh cho các nước tham khảo, với 3 phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới hiện nay, OIE sẵn sàng trợ giúp Việt Nam các giải pháp kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

 

 

“OIE luôn mong chờ các nước thành viên chia sẻ thông tin để có thể kịp thời hỗ trợ về kỹ thuật. Chúng tôi cũng dựa vào thông tin này để phân tích và cập nhật tình hình dịch tễ toàn cầu, điều này rất có ích cho các nước thành viên trong chủ động ngăn chặn và ứng phó dịch tả lợn châu Phi” – bà Laure Weber-Vintzel nói.

 

Trước đó, thông tin về việc FAO khuyến nghị Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia xuất phát từ một thông cáo báo chí của Cơ quan đại diện FAO tại Việt Nam gửi thư riêng đến các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, chính phía Bộ NNPTNT, Cục Thú y lại cho biết, chưa nhận được thông tin chính thức của FAO gửi và FAO cũng chưa làm việc với Cục Thú y, Bộ NNPTNT về nội dung này.

 

Được biết, trước đây FAO cũng từng khuyến nghị, Việt Nam ban bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch cúm gia cầm. Song phía Việt Nam đã bác yêu cầu này và trên thực tế, những năm sau đó Việt Nam đã làm rất tốt và khống chế được dịch cúm gia cầm mà không cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

 

Tác giả: A.T        
Nguồn tin: Báo Dân Việt

Công ty TNHH Lợn Giống hạt nhân Dabaco trực thuộc Tập đoàn Dabaco Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi Lợn.

Công ty TNHH Lợn Giống hạt nhân Dabaco tuyển dụng
Công ty TNHH Lợn Giống hạt nhân Dabaco tuyển dụng

Để mở rộng quy mô trại, Công ty cần tuyển dụng 10 kỹ sư chăn nuôi, và 10 công nhân yêu cầu như sau:

Yêu cầu:

Nam, nữ tuổi từ 18 đến 40 tuổi

Sức khỏe tốt, nhiệt tình trong công việc

 

Quyền lợi được hưởng:

Mức lương kỹ sư trên 6 triệu đồng / tháng, mức lương công nhân trên 5,5 triệu đồng/ tháng

Các chế độ khác theo quy định.

Thời gian làm việc: 8h/ ngày, 26 công/ tháng + 1 bữa ăn ca.

Có chỗ ở + ăn miễn phí đối với lao động có nhu cầu ở tại Công ty.

 

 

Hồ sơ xin việc gồm có:

Đơn xin việc, Sơ yếu lý lịch, Bản sao giấy khai sinh

Giấy xác nhận nhân sự, Sổ hộ khẩu

Các bằng cấp, bảng điểm có liên quan

CMND/ Giấy khám sức khoẻ, 3 ảnh 4x6.

 

Thông tin liên hệ

Nộp hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp: Thời gian từ ngày:15/03/2019 tại Phòng Hành chính - Công ty TNHH Lợn Giống Hạt nhân Dabaco hoặc gửi qua Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Địa chỉ: Thôn Tư Chi – xã Tân Chi – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh.

Điện thoại liên hệ:

- Ms Quyên: 0972.349.625

- Mr Chước: 0962 284 462

 

Thông tin được chia sẻ
Mr. Chước     

Phòng khám thú cưng Petplusvn có địa chỉ B18 ngõ 88 phố Trung Kính - Cầu Giấy - Hà Nội cần tuyển gấp nhân sự mới

tuyen dung nganh cn thu y 2
Phòng khám thú cưng Petplusvn tuyển dụng

Vị trí cần tuyển: nhân viên bán hàng

- Giới tính: nữ

 - Lương thử việc: 4.500k

 

Yêu cầu:

Có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, có trách nhiệm với công việc.

Công việc và mức lương sẽ được trao đổi cụ thể trong buổi phỏng vấn

 

 

Thời gian làm việc: 8h00 -17h30

 

Tháng được nghỉ 2 ngày tự chọn.

 

Được làm trong môi trường tốt, tiếp xúc với thú cưng, được học thêm tắm + cắt tỉa cho thú cưng

 

Yêu cầu hồ sơ: Sơ yếu lý lịch, bản sao CMND, bản sao các văn bằng và chứng chỉ liên quan.

 

Rất mong được hợp tác với các bạn yêu nghề và có nguyện vọng gắn bó lâu dài.

 

Mọi chi tiêt xin liên hệ: 0945 28 28 10

 

Địa chỉ nhận hồ sơ, phỏng vấn và làm việc: nhà B18 ngõ 88 Phố Trung Kính, Cầu Giấy, HN

 

P/s: Không nhận phỏng vấn qua điện thoại và facebook.

 

Thông tin được chia sẻ
Mr. Nguyễn Gia   

Tập đoàn CJ được thành lập từ năm 1953 và hiện là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc, hoạt động chủ yếu trên 4 lĩnh vực chính là Thực phẩm và dịch vụ thực phẩm (Food & Food service); Sinh dược phẩm (Bio & Pharma); Giải trí và truyền thông (Entertainment & Media); Mua sắm tại nhà và dịch vụ hậu cần (Homeshopping & Logistics).

 

Riêng tại Việt Nam, tập đoàn CJ bắt đầu thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh từ năm 1996 và hiện có 14 công ty thành viên đang hoạt động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, giải trí, bất động sản, vận tải vv...

 

Một vài nhãn hàng của CJ tại Việt Nam: bánh Tous les Jours, rạp chiếu phim CGV, SCJ Homeshopping, thức ăn chăn nuôi CJ VinaAgri vv…

 

CJ Việt Nam tuyển chuyên viên kỹ thuật
CJ Việt Nam tuyển chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật

Vị trí tuyển dụng: Công nhân Trại Heo nái, Heo thịt ( SL: Không giới hạn…)

Địa điểm làm việc: Trang trại Heo Nái Giao Thủy- Bạch Long, Giao thủy, Nam Định

Hoặc các Trang Trại Heo Thịt, Trang Trại Heo Nái khu vực phía Bắc.

 

Mô tả công việc

- Thực hiện đúng qui trình qui định đã đề ra.

- Thực hiện công việc trong trại heo nái, heo thịt thuê của Công ty ( nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị…..)

- Báo cáo kịp thời các sự cố xảy ra trên đàn heo.

- Các công việc khác được phân công. 

 

 

Yêu cầu công việc

Nam / Nữ giới

- Tuổi từ 18 đến 50

- Có sức khỏe tốt, cần cù, chăm chỉ, chịu khó…

- Chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo đầy đủ quy trình của Công ty.

 

Quyền lợi được hưởng

- Lương từ 4,5-6 triệu/tháng

- Được làm việc, sinh hoạt trong môi trường chuyên nghiệp. Được đào tạo, chia sẻ các quy trình chăn nuôi của Công ty. Được tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm..

- Thưởng tháng, Thưởng năng suất.. theo quy định của Công ty.

- Được trang bị đầy đủ BHLĐ, Quần áo sinh hoạt, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, ăn uống ngủ nghỉ.

- BHYT, BHTN, BH tai nạn 24/7 theo quy định của Công ty, Nhà nước.

(Chi tiết sẽ trao đổi khi liên lạc)

 

Thông tin liên hệ

Mr: Đỗ Thành Đạt- Trưởng trại: 0971 566 138

Ms. Nguyễn Thị Minh Thương- Admin trại: 0986 300 489

 

 

 Thông tin được chia sẻ  

Ms. Cao Huỳnh Thanh Thủy

Chuyên gia Josep Casanovas (một chuyên gia người Tây Ban Nha) chia sẻ về 05 sai lầm về an toàn sinh học thường gặp trong chăn nuôi heo cũng như việc áp dụng chúng tại các trang trại chăn nuôi chuyên nghiệp.

 

Ông chia sẻ: Trong suốt cuộc đời làm việc của tôi, tôi luôn tin rằng sai lầm về an toàn sinh học thường gặp nhất liên quan đến việc không biết phân biệt chính xác khu vực “bẩn” và khực vực “sạch”. Tôi tiếp tục tin vào điều này cho đến khi có ai đó yêu cầu tôi giải thích về 5 sai lầm an toàn sinh học ở các trại heo hiện nay.

 

Phản ứng đầu tiên của tôi lúc đó là “làm thế nào mà một trại có thể tồn tại khi họ mắc tất cả 5 sai lầm thường gặp cùng một lúc”

 

Nhưng tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng câu hỏi đó thực chất hỏi về 5 sai lầm hàng đầu trong ngành chăn nuôi heo và chúng không thể xảy ra cùng một trang trại và cùng lúc được.

 

Đầu tiên và quan trọng nhất đó là các chủ trang trại đánh giá thấp tầm quan trọng của an toàn sinh học

Việc quan trọng đầu tiên chúng ta cần thực hiện trong bất kỳ một hệ thống chăn nuôi nào là thiết lập một chương trình và kế hoạch an toàn sinh học được thiết kế phù hợp với trại nhất. Điều này phải được làm trước khi đưa trang trại vào chăn nuôi.

 

Phòng thay đồ, khu vực vận chuyển heo ra vào trại… tất cả phải được sẵn sàng trước khi hệ thống sản xuất bắt đầu. Sẽ dễ tưởng tưởng hơn với một trang trại chăn nuôi hỗn hợp, nơi mà chuồng đầu tiên đã đầy heo trong khi chuồng thứ 2 vẫn chưa được khử trùng và có đủ thời gian cách ly. Hay hệ thống phòng thay đồ chưa hoàn toàn sẵn sàng trong khi heo đã được đưa về trại. Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra với những trại heo chăn nuôi như vậy.

 

Điều thứ hai cũng quan trọng không kém đó là không hoàn toàn hiểu rõ về chương trình an toàn sinh học của trại

Điều quan trọng là phải hiểu rõ về các chương trình an toàn sinh học khác nhau để thực hiện chúng một cách đúng đắn và hiệu quả qua thời gian.

 

Một chương trình an toàn sinh học được thực hiện một cách bắt buộc mà không hiểu rõ bản chất thì sớm hay muộn sẽ trở thành một chương trình không hiệu quả.

 

Tất cả mọi người đều phải hiểu được các nguyên tắc và cách áp dụng để thực hiện chúng gồm các thành phần: chủ trại, nhân công, bác sỹ thú y…

 

Hàng rào xung quanh trại là một yêu cầu bắt buộc ở nhiều nơi trên thế giới để ngăn chặn sự xâm nhập của của người và động vật vào trại, gồm cả động vật nhà (chó, mèo) và động vật hoang dã (heo rừng hoặc cáo).

 

Cũng cần lưu ý rằng hàng rào xung quanh trại bằng tường thì có hiệu quả cho mục đích ngăn động vật xâm nhập hơn là hàng rào bằng thép gai

Hàng rào này khó để cắt cỏ nhưng ngăn được chuột bò vào trong. Đây là sự thay đổi cần thiết để trại được đảm bảo an toàn.
Hàng rào này khó để cắt cỏ nhưng ngăn được chuột bò vào trong. Đây là sự thay đổi cần thiết để trại được đảm bảo an toàn.

Cũng cần lưu ý rằng thay đổi trang phục lao động một cách khoa học và rửa tay đúng cách thì vẫn tốt hơn là tắm thường xuyên nhưng sai cách.

 

Việc rửa sạch và sát trùng xe tải vào trại sẽ không còn ý nghĩa gì nếu tài xế lái xe tải đó đi giày và mặc quần áo bẩn.

 

Điều thứ 3: Cho rằng các nguyên tắc về an toàn sinh học chỉ cần thiết cho hệ thống trang trại lớn

Chương trình an toàn sinh học phải được áp dụng ở tất cả các hệ thống trang trại bất cứ quy mô nào.

 

Chúng ta phải hiểu rằng an toàn sinh học là các hoạt động mà chúng ta có thể làm để ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh truyền nhiễm vào trong trại. Và những hoạt động này còn hiệu quả để ngăn chặn sự xuất hiện của mầm bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ chính trại của chúng ta. Điều này được hiểu là sự bảo vệ sinh học.

 

Chúng ta cần phải nhớ rằng có một loạt các bệnh truyền nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến một vài cá thể trang trại mà chúng gây bệnh trên một khu vực lớn và chúng yêu cầu phải nỗ lực xóa dịch bệnh trên diện rộng. Ví dụ các bệnh như lở mồm long móng (LMLM), dịch tả heo châu phi, dịch tả lợn cổ điển và giả dại. Những bệnh này gọi là bệnh xuyên biên giới và được sự quan tâm toàn cầu.

 

An toàn sinh học hay sự bảo vệ sinh học phải được áp dụng cho tất cả quy mô trang trại heo từ trại lớn đến trại nhỏ.

 

Thứ 04 thật nguy hiểm nếu quá tự tin với quy trình an toàn sinh học của bạn nếu nó không hiệu quả

Có nhiều biện pháp an toàn sinh học hơn sẽ giảm được nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng, những nguy cơ này không bao giờ giảm xuống bằng 0 cả.
Bộ áo liền quần bảo hộ dùng một lần và ủng dùng một lần là không hiệu quả, chúng chỉ đơn giản là đem lại cảm giác an toàn giả mà thôi.

 

Vòm phun sát trùng hoặc tắm sát trùng là bước an toàn sinh học hiệu quả nhưng rất tự tin nếu nói tất cả mầm bệnh dưới vòm phun hoặc đi qua tắm sát trùng đều được khử sạch hoàn toàn.

 

 

Điều thứ 05 không xác định đúng khu vực bẩn và khu vực sạch

Ranh giới giữa khu vực sạch và nơi nuôi động vật phải được xác định và phân chia rõ ràng với phần còn lại của trại là khu vực bẩn.

 

Điều này đặc biệt quan trọng ở những điểm tiếp xúc giữa khu vực của vật nuôi và các khu vực còn lại của trại như khu vực xếp/dỡ con vật, khu vực lối vào (con vật và thiết bị), khu vực lối vào của người và khu vực chứa con vật chết…

Giới hạn giữa khu vực sạch và bẩn phải rất rõ ràng. Điều này cực kỳ quan trọng ở khu vực xếp/dỡ con vật và người.
Giới hạn giữa khu vực sạch và bẩn phải rất rõ ràng. Điều này cực kỳ quan trọng ở khu vực xếp/dỡ con vật và người.

Nói tóm lại, tôi cho rằng các hệ thống chăn nuôi của chúng ta vẫn còn mắc quá nhiều các lỗi về an toàn sinh học. Bạn có thể tưởng tượng những điều sẽ xảy ra tương tự với trại heo của bạn đó là trường hợp một chiếc xe  trong tình trạng mắc cả 5 lỗi về an toàn giao thông gồm: lái tốc độ quá nhanh, nồng độ cồn trên mức cho phép, không có phanh, lốp xe không đảm bảo và không thắt dây an toàn.

 

Hãy hành động một cách đúng đắn nhất.

 

VietDVM team biên dịch
Nguồn tin: Pig 333  

Công ty Zagro Việt Nam có địa chỉ tại: Khu công nghiệp Long Thành,Long Thành, Đồng Nai.

Công ty Zagro Việt Nam tuyển dụng
Công ty Zagro Việt Nam tuyển dụng

Hiện tại chúng tôi đang cần tuyển dụng:

Vị trí tuyển dụng: nhân viên sale premix, phụ gia thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thủy sản

 

Yêu cầu:

Nam/nữ

Tốt nghiệp khoa chăn nuôi – thú y, hoặc các ngành có liên quan

Có kinh nghiệm về sale là một lợi thế

Tiếng anh giao tiếp

Có khả năng đàm phán và thương lượng

Yêu thích công việc kinh doanh

 

 

Quyền lợi được hưởng:

Có điều kiện trao dồi tiếng anh

Làm việc từ thứ 2-6

Có xe đưa đón từ TP-Công ty

Có cơ hội đào tạo bên Singapore

Các phúc lợi khác theo quy định nhà nước

 

Thông tin liên hệ:

Chị Linh - 093.3617968

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 

Thông tin được chia sẻ
Ms. Thuy Hoang  

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status