Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

 Bệnh Marek được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1907 bởi ông Marek người Hungari. Đây là một bệnh sinh khối u nguy hiểm ở gà do nhóm virus Herpes type B và là một ARN virus gây ra. Khi bị nhiễm virus, gà có thời kỳ ủ bệnh dài, tối thiểu là 28 ngày, thường là 2 tháng sau đó.

Bệnh Marek không lây sang người. Khi gà mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao, có đàn lên tới 60-70%. Tính chất nguy hiểm của bệnh còn thể hiện ở chỗ là sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, thì virus này mãi tồn tại trong cơ thể gà (nguồn lây bệnh) và hiện nay chúng ta vẫn chưa có được thuốc để điều trị căn bệnh này. Do vậy, việc nhận biết căn bệnh và các biện pháp phòng chống là vô cùng quan trọng.

 

>>> Bệnh CRD trên gà

>>> Bệnh Gumboro trên gà

 

Virus gây bệnh Marek

Do herpes virut gây ra. Là một loại ARN virut, có vỏ bọc.

Có 3 serotype:

-       Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao vàthay đổi.

-       Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.

-       Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên  gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.

Tỷ lệ mắc bệnh từ 10 – 60%.

Tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.

Tất cả các loại gà đều mẫn cảm với bệnh. Gà thường mắc bệnh sau 6 tuần tuổi, xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 8 - 24 tuần tuổi. Ngoài gà còn có ghi nhận bệnh sảy ra trên thủy cầm và các loại chim.

Đặc trưng của bệnh là tăng sinh các tế bào lâm ba ngoại vi tạo thàng các khối u trên các cơ quan, tổ chức. Bệnh lây chuyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.

>>> Các phương pháp nhận diện bệnh cúm?

>>> Biểu hiện của bệnh thiếu máu trên gà - Bạn cần biết!

 

Những biểu hiện bên ngoài

Bệnh thường có những biểu hiện

 - Liệt chân và cánh, giai doạn đầu có thể thấy xã cánh, chân đi tập tễnh. 3 ngón chân chụp lại với nhau. Sau nặng dẫn tới liệt.

 - Mắt có phản xạ kém, nặng có thể dẫn tới mù mắt.

 mat ga mac benh marek

 

- Gà có hiện tượng hô hấp khó khăn.

- Gà chết có xác chết khô, gầy. Tư thế chết một chân duỗi thẳng về phía trước, một chân duỗi vè phía sau, lòng bàn chân hướng lên trên.

 

Những biểu hiện khi mổ khám

 Sau khi mổ khám bệnh marek ta cần chú ý những biểu hiện sau để có thể đưa ra kết luận chính sác và đưa ra các quyết định mang lại hiệu quả điều trị nhất.

day-than-kinh-dui

Các dây thần kinh sưng to, dễ đứt và không đồng đều

 Khi mổ khám gà bị bệnh marek ta dễ nhận thấy các khối u màu trắng sám nổi rõ trên các cơ quan như gan, tim, phổi . . các u này luôn nổi dõ viền chân giới hạn . 

 

 Khối u nổi lên ở nội tạng khi mổ khám

 

 U ở gan

  

U ở gan 

U ở tim 

U ở ruột

 Cần chú ý phân biệt u marek với bệnh leucocis, bệnh do Histomonas. 

 Gan gà mắc bệnh Marek

 Gan gà mắc bệnh leucocis

Kiểm soát bệnh Marek

- Bệnh marek là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc diều trị đặc hiệu.

- Chủ yếu là phòng bệnh.

- Sử dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng đúng quy trình, có bước để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi.

- Cần sử dụng vaccine mareck được bảo quản tốt trong vòng  24h đầu sau khi gà ấp nở.

- Vaccine marek có rất nhiều loại nhưng vaccine ni tơ lỏng  đang được sử dụng rộng dãi và có hiệu quả cao.

Hiệu giá sử dụng vaccine marek:

 

Bảng hiệu giá bảo hộ của vaccine
Type Hiệu giá bảo hộ
CVI 988 (Serotype 1) 76%
SB 1 (Serotype 2) 39%
HVT (Serotype 3) 32%
CVI 988 + SB1 67%
CVI 988 + HVI 73%
SB1 + HVI 66%
CVI 988 + SB1 + HVI 79%

 <<< Phân biệt Marek với bệnh Leucosis

         >>> Kiểm soát bệnh Marek

(Còn nữa ...)

VietDVM team

"Kỹ thuật chăn nuôi-phòng trị bệnh cho Bồ Câu Pháp" được biên soạn bởi "BSTY.Nguyễn Văn Minh" - Chủ nhiệm câu lạc bộ chuyên ngành thú y-phó trưởng phòng khám thú y cộng đông-giảng viên giảng dạy các lớp đào tạo nghề CNTY cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Cuốn sách cung cấp 1 cách đầy đủ,chi tiết về cách chọn giống,chuồng nuôi và yêu cầu về thức ăn,nước uống cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đối với giống Bồ Câu Pháp. Và đặc biệt cuốn sách còn cung cấp kiến thức về rất nhiều loại bệnh có liên quan và thường mắc phải trên Bồ Câu Pháp. Có thể nói đây là cuốn cẩm nang không thể thiếu cho những người nuôi Bồ Câu nói chung và Bồ Câu Pháp nói riêng.

 

Đăng nhập để thấy link download icon download1 

icon-download2"Sử dụng thuốc và biệt dược thú y - tập 1" là cuốn sách do "BSTY Nguyễn Phước Tương" - một người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc thú y. Nội dung cuốn sách giới thiệu một cách có hệ thống các loại thuốc thú y cơ bản của dược học thú y hiện đại, đồng thời cũng giới thiệu một cách chọn lọc các chế phẩm và các biệt dược thú y của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho sự phát triển chăn nuôi của nước ta.

 

 

Đăng nhập để thấy link download icon download1 

"Thuốc dùng điều trị và vácxin sử dụng trong thú y" là cuốn sách do "PGS.PTS Phạm Sỹ Lăng và PTS Lê Thị Tài" biên soạn. Một trong những trở ngại trong công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi là hàng ngũ kỹ thuật viên cơ sở và người trực tiếp chăn nuôi chưa có được những hiểu biết cơ bản về sử dụng thuốc điều trị bệnh và vácxin phòng bệnh cho vật nuôi. Cuốn sách này sẽ góp phần giải quyết vấn đề ấy.

 

Đăng nhập để thấy link download icon download1 

Sốt giật can xi rất hay xảy ra với chó mẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị chỉ vài ngày sau khi sinh. Nồng độ can-xi máu trung bình của chó từ 8,4-11,2 mg/ml. Do đột xuất do chó con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng Can-xi trong máu bị mất cân bằng đột ngột dưới 8,0 mg/ml máu. Bệnh xảy ra nhanh, các biện pháp bổ sung can-xi trong kỳ tiết sữa cho chó mẹ đều không hiệu quả phòng bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

 - Việc chó con bú rút lượng sữa quá lớn tại một thời điểm làm cho nồng độ can-xi huyết tụt dưới 8,0 mg/ml gây ra mất cân bằng can-xi ( tụt can-xi ), rối loạn hoạt động thần kinh trung ương, trung khu điều hòa thân nhiệt và hệ hô hấp, tuần hoàn và vận động.

Xin lưu ý: đây không phải là " bệnh thiếu can-xi " như thường xảy ra với chó non dưới 6 tháng tuổi do thiếu ánh nắng và vận động ít, là bệnh mạn tính.

- Bệnh diễn biến cấp tính, chó mẹ sốt cao trên 41oC, co giật, thở gấp, hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

 

- Bệnh sốt giật can-xi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập (gọi là "bụ sữa"). Hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp còn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó nuôi tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con không bú được. Ngày xưa chắc các cụ cũng chứng kiến nhiều bệnh này nên dân gian có câu"trốn như chó trốn con" để ám chỉ những người mẹ không tốt!!!

- Phân biệt với các triệu chứng thần kinh co giật của các bệnh sau:

  Bệnh Carre:phải có thời gian ủ bệnh, bệnh diễn biến chậm, không sốt cao, có lây lan sang chó khác ở mọi lứa tuổi.

  Bệnh uốn ván: phải có vết thương, người cứng như gỗ, hàm cứng.

Bệnh Dại: Sợ ánh sáng, phải có vết cắn của động vật mắc Dại, chạy nhảy lung tung, người mềm, không khó thở, tấn công người và súc vật khác...

 

Tiêm truyền tĩnh mạch Canxi Chloride 10%

 

Điều trị

 - Cách ly ngay với chó con.

 - Hạ nhiệt gấp bằng tắm nước hoặc chườm nước lạnh.

 - Mời BS Thú Y ngay, khẩn trương tiêm tĩnh mạch Canci Chloride 10% (500mg/ống 5ml). Chó < 5kg tiêm 1-2 ml. Chó 5-10kg tiêm từ 3-5 ml, chó lớn>10kg tiêm từ 5-8ml.

 Chú ý: Tiêm chậm vào tĩnh mạch, không tiêm bắp thịt hoặc để thuốc ra ngoài mạch gây hoại tử, thối thịt. Sau 4-6 giờ tiêm lại lần 2.

- Sau khi tiêm Canci Chloride chó mẹ đỡ ngay các triệu chứng, dễ chịu, có thể truyền dung dịch đường Glucose 5-10% , hoặc dung dịch truyền Lactated Ringer (nước biển)vào tĩnh mạch.

  

Chăm sóc

 - Để chó mẹ nơi thoáng mát. Cho ăn nhẹ, uống sữa tươi, cháo thịt nạc...

- Nếu chó con đã tự ăn thức ăn được (trên 25 ngày tuổi) thì nên cai sữa tuyệt đối ngay.

- Nếu chó con còn non(<15 ngày tuổi) phải cho bú mẹ có kiểm soát của con người Bú chỉ huy ). Không nhốt chó mẹ và con trong chuồng hoặc nơi chật trội để chó con bú thỏa thích sẽ lại bị sốt và co giật bất kỳ lúc nào.

- Sau khi đỡ bệnh, chó mẹ lại đi tìm chó con cho bú, phải cách ly chó con, để mẹ nghỉ ngơi ít nhất 4 giờ.

 

BSTY. Hoàng Ngọc Báu

Là bệnh lây lan rất nhanh, do virus Canine Adenovirus-1 ( CAV-1 ), các loài chó hoang dã và chó chưa được tiêm vaccine CVA-1 đều có thể mắc bệnh, đặc biệt với chó dưới một năm tuổi. Bệnh không lây sang người.

 

Lây lan ra sao ?

 Virus CAV-1 qua đường miệng, tiêu hóa xâm nhập mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó, dù chưa phát bệnh ( ủ bệnh ) nhưng thời gian nhiễm CAV-1 này đã có thể lây truyền sang chó khác qua các chất bài tiết : phân, nước tiểu và rớt dãi...Những con chó may mắn khỏi bệnh vẫn mang virus tới 9 tháng sau.


Triệu chứng thường thấy ?

Virus CAV-1 tấn công hủy hoại gan, thận và hệ tuần hoàn rồi nhanh chóng xâm nhập toàn bộ cơ thể. Chó kém ăn, bỏ ăn rồi chuyển sang hôn mê. Kỳ ủ bệnh từ 4-7 ngày.

- Thể quá cấp tính, chó đột ngột bỏ ăn, ốm xỉu, tiêu chảy ra máu, suy sụp nhanh và tử vong chỉ vài giờ. Chó non thường chết mà chưa hề có triệu chứng gì đặc biệt.

- Thể cấp tính : chó sốt (39.4 - 41.1oC), bỏ ăn, tiêu chảy và nôn ra máu. Chó thường co gập, quằn quại do những cơn đau dữ dội vùng bụng do sưng gan. Ánh sáng có thể kích thích mắt gây đau, viêm chảy nước măt rồi có rử ghèn. Có các điểm nốt xuất huyết dưới da, dễ thấy ở vùng da bụng. Niêm mạc mắt có màu vàng rồi toàn bộ da vàng như nghệ do chứng hoàng đản sắc tố mật tràn vào máu. Chó khó có thể qua khỏi một khi có triệu chứng vàng da.

Khoảng 25% số chó khỏi bệnh có mang di chứng mắt " cùi nhãn" do đục thủy tinh thể, có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc mang di chứng.

Bệnh thường ghép với Bệnh Viêm khí quản-phế quản truyền nhiễm Kennel Cough kèm theo các triệu chứng hô hấp, ho khạc chảy dịch viêm mũi, mắt...

Chẩn đoán và điều trị ?

Qua các triệu chứng lâm sàng kể trên, làm test phân lập virus trong phòng thí nghiệm. Ở thể quá cấp tính hầu như không có cơ hội chữa trị, chó chết trong vòng vài giờ đến 2- 3 ngày sau đỏ bệnh.

Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu điều trị theo triệu chứng: bù nước, cân bằng điện giải, truyền dịch đường glucose, lactated Ringer và các loại kháng sinh chống viêm nhiễm kế phát, vitamine, tăng chức năng gan thận, và chăm sóc theo chỉ định của các bác sỹ thú y.

 

Phòng bệnh và Kiểm dịch ra sao?

- Chó phải được tiêm phòng vaccine phòng bệnh Viêm gan truyền nhiễm là loại vaccine nhược độc có chứa hốn hợp virus CAV-1 và CVA-2, phòng cả bệnh Viêm khí quản- phế quản truyền nhiễm Kennel Cough. Ký tự "H" trên các nhãn vaccine là chữ đầu của" Hepatitis để mọi người nhận biết dễ dàng.

- Chó non phải được tiêm vaccine ngay từ 6-8 tuần tuổi rồi nhắc lại lúc 12 tuần tuổi. Hằng năm nhắc lại một lần

- Chó ốm hoặc nghi ốm bệnh, phải cách ly và kiểm soát vệ sịnh, tiêu độc chặt chẽ. Đặc biệt xử lý chất bài tiết, nước rửa chuồng, khu vực nuôi chó.

- Cách ly theo dõi chó mới nhập về, chó mua phải có bảo đảm dã tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy trình. Không tập trung những con chó chưa tiêm phòng dịch trong các Dog show, Festival, Petshop, phải có khu điều trị bệnh truyền nhiễm riêng vơi đủ điều kiện sát trùng, vệ sinh.

- Nên chăng Cục Thú Y Việt Nam đưa bệnh Viêm gan truyền nhiễm của chó vào Danh Mục bệnh phải Kiểm dịch Động vật khi vận chuyển nội địa và quốc tế ?

Nguồn:

http://images.search.yahoo.com/image...3ca&no=6&tt=25

http://www.isrvma.org/article/58_1_2.htm

http://www.canismajor.com/dog/disease1.html#Ich
http://en.wikipedia.org/wiki/Adenoviridae
Dog Owner's Home Veterinary Handbook by James M. Gifin, MD & Liisa D. Carlson, DVM

 

BSTY. Hoàng Ngọc Báu

icon-download2"Tiếp cận vấn đề phát hiện tồn dư kháng sinh trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật - phần 1" là tài liệu do "TS. Phạm Kim Đăng" thuộc khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội biên soạn.

                                    

 

Đăng nhập để thấy link download icon download1 

Bệnh dịch tả heo - CSF
Published in Bệnh trên Heo

Ngày nay, với những mô hình chăn nuôi quy mô công nghiệp ngày một phát triển thì kéo theo đó, dịch bệnh cũng ngày càng trở nên phức tạp. Trong đó, bệnh Dịch tả heo là một trong 10 bệnh mà chúng ta phải quan tâm đặc biệt, bởi chúng gây chết nhanh và tỷ lệ chết cao, gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề. Không chỉ bởi vậy, chúng nguy hiểm còn bởi ngày nay, chúng có thể gây bệnh trên cả heo con, heo thịt, heo nái, trong các mùa trong năm. 

 

 

Sơ qua về Virus gây bệnh dịch tả heo

 

Bệnh dịch tả heo - Classic Swine Fever (CSF) do một ARN virus gây nên. Chúng có một kháng nguyên duy nhất. Chúng có thể tồn tại trong phân chuồng trong 2 ngày ở 37ºC, và bị diệt ở 60ºC trong 1 giờ.

 

Chúng có thể truyền ngang trực tiếp với các heo khác qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua tinh dịch, vùng da trầy xước. Chúng cũng có thể truyền dọc từ mẹ sang cho con.

 

Chúng vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, ... → Nhân lên ở hạch Amidal và các hạch lâm ba →   Máu   → Tế bào nội bì và các hạch lâm ba khác.

 

Virus gây bệnh dịch tả heo vào máu làm cho tế bào nội mô tăng sinh khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn → xuất huyết.  Trên con nái, virus có thể thấm qua nhau thai gây ra sảy thai, thai gỗ, hoặc sinh con yếu, nhiễm trùng máu, miễn dịch kém.

 

Virus được bài thải ra phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, ...

 

Virus gây nhanh, tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%. 

 

 

Bệnh dịch tả heo có các biểu hiện các triệu chứng

 

* Thể cấp tính, quá cấp tính:

 

- Heo ủ rũ, sốt cao (40-41ºC), suy nhược.

 

- Có thể xuất hiện xuất huyết trên các cơ quan nội tạng.

 

- Da có các nốt xuất huyết

 

- Heo nằm túm tụm lại với nhau.

 

- Viêm kết mạc mắt, đóng dử ở mắt.

 

- Heo ói, một số táo bón, sau đó tiêu chảy.

 

- Heo có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, mất thăng bằng.

Heo xuất huyết trên da trong bệnh dịch tả heo
Heo xuất huyết trên da trong bệnh dịch tả heo
Heo xuất huyết trên da tai trong bệnh dịch tả heo
Heo xuất huyết trên da tai trong bệnh dịch tả heo
Heo nằm túm lại, chồng lên nhau
Heo nằm túm lại, chồng lên nhau

 

Heo bị viêm kết mạc mắt, đóng dử mắt
Heo bị viêm kết mạc mắt, đóng dử mắt

 

* Thể mạn tính của bệnh dịch tả heo:

 

- Heo có sốt nhưng không rõ ràng.

 

- Trên heo nái, gây ra sảy thai, khô thai, sinh heo con yếu.

 

- Trên heo con theo mẹ, heo cai sữa: Heo yếu, run rẩy, tiêu chảy mạn tính, heo có thể hay ho, khó thở.

 

Biểu hiện bệnh tích của bệnh Dịch tả Heo

 

Ta thấy các điểm xuất huyết điểm, mảng, nhồi huyết trên các cơ quan nội tạng:

 

- Vùng vỏ thận (80%)

 

- Trên da (50%)

 

- Nắp thanh quản (20%)

 

- Ngoại tâm mạc và lớp mỡ vành tim (10%)

 

- Niêm mạc ruột (10%)

 

- Các cơ quan khác, túi mật, bàng quang. 

Hạch bạch huyết sưng to, xuất huyết
Hạch bạch huyết sưng to, xuất huyết

 

Hạch Amidal sưng to
Hạch Amidal sưng to

 

Xuất huyết ở vỏ ngoài của thận
Xuất huyết ở vỏ ngoài của thận

 

 

Phần vỏ thận xuất huyết điểm, bể thận sưng
Phần vỏ thận xuất huyết điểm, bể thận sưng

 

 

Bàng quang xuất huyết
Bàng quang xuất huyết

 

 

Lách nhồi huyết
Lách nhồi huyết

 

 

Nắp thanh quản xuất huyết
Nắp thanh quản xuất huyết

 

 

Mỡ vành tim xuất huyết
Mỡ vành tim xuất huyết

 

Huyết thanh học

 

Ta có thể dùng phản ứng trung hòa, ELISA, PCR, gây bệnh thực nghiệm để chẩn đoán bệnh dịch tả heo.

 

- Test ELISA: Cho kết quả mang tính chất định tính: Có/Không

 

- SN Titers (Sero-neutralisation Titers):

 

Phương pháp này để kiểm tra kháng thể Dịch tả heo trong máu heo đạt chính xác là bao nhiêu. Phương pháp này mang tính chất định lượng.

 

Để bảo vệ được đàn heo vượt qua được virus dịch tả heo thì trong máu heo phải có lượng kháng thể đạt ≥ 3log2.

Điều này rất có ý nghĩa, đặc biệt là thời điểm làm vaccine phù hợp. Khi heo con được sinh ra, heo con sẽ được nhận Kháng thể mẹ truyền (MDA) bình thường cao hơn 3log2 (khoảng 6-7log2). Kháng thể này sẽ giảm xuống theo thời gian trong khoảng tuần lễ đầu. Nếu MDA xuống dưới mức 3log2, heo con sẽ bị phơi nhiễm với Virus Dịch tả heo.

 

 

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, ta không thể biết được MDA của heo con ban đầu nhận được từ mẹ là bao nhiêu? Và không biết khi nào thì MDA xuống khiến heo con phơi nhiễm với virus? Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh PRRS và Circo (PCV2) biến đổi huyết thanh như ngày nay. Mặt khác, ta cũng không thể làm vaccine phòng bệnh cho heo sớm quá được, bởi lúc đó MDA đang còn cao (có thể trên 6-7 log2), làm cho vaccine sẽ bị MDA trung hòa.

 

Đây thực sự là một trận chiến nhanh/chậm giữa con người sử dụng vaccine cho phù hợp và Virus dịch tả xâm nhập trong thời gian MDA xuống theo thời gian. Bởi vậy, việc phòng bệnh không chỉ quan trọng với heo con mà còn đối với cả heo nái khi mà MDA cũng quyết định vào việc phòng bệnh cho heo con sơ sinh.

Có một điều may mắn đó là virus dịch tả heo chỉ có 1 chủng duy nhất, miễn dịch tạo được kéo dài khá lâu. Bình thường, heo con bú được sữa đầu của heo mẹ đã phòng bệnh dịch tả heo, có thể bảo hộ heo con trong 6 - 8 tuần.

Một số trang trại lớn quy định lượng kháng thể trong máu heo khi kiểm tra bằng phường pháp SN - Titers như sau:

 

- Đối với heo con theo mẹ, hiệu giá kháng thể đạt: 6 - 9 log2

 

- Đối với heo con cai sữa, hiệu giá kháng thể đạt: 3 - 6 log2

 

- Đối với heo thịt (12 tuần tuổi), hiệu giá kháng thể đạt: 7 - 10 log2

 

- Đối với heo nái, hiệu giá kháng thể đạt: 7 - 10 log2

 

Nếu hiệu giá kháng thể đạt trên 10log2, thì có thể heo đang có vấn đề về dịch tả: có thể không phải do virus trong vaccine tạo nên mà do virus trong thực địa. Trong trường hợp này thì ta có thể kiểm tra lại triệu chứng lâm sàng, hoặc có thể thực hiện kiểm tra bằng phương pháp PCR.

 

Phòng và Kiểm soát bệnh dịch tả heo

 

 - Cần loại, hủy heo bệnh, heo mang trùng.

 

- Thực hiện an toàn sinh  học: Vệ sinh sạch sẽ, Sát trùng định kỳ, Không dùng chung dụng cụ giữa các chuồng nuôi.

 

- Hạn chế người ra vào trại. Ra vào trại cần sát trùng kỹ lưỡng.

 

- Cách ly heo nái hậu bị mới nhập về, trước khi nhập đàn.

 

- Thực hiện cùng vào cùng ra: Cùng nhập heo, đồng loạt xuất heo

 

- Thực hiện tiêm phòng vaccine định kỳ:

 

Heo con: 5 tuần tuổi (mũi 1) + 8 tuần tuổi (mũi 2)

 

Heo hậu bị: tiêm thêm mũi lúc 6 tháng tuổi.

 

Heo nái: 3 tuần trước khi đẻ đẻ tạo miễn dịch cho heo con.

 

Heo đực: 2 mũi/1 năm.

 

Tùy từng áp lực dịch của từng địa phương mà có lịch phòng vaccine phù hợp.

 (Còn nữa ...)

VietDVM team

(Bài viết có sử dụng một số tài liệu tham khảo đồng nghiệp)

xuat-khau-thit-ga-tang-cao

   Trong quý 1 của năm 2014 Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều hơn 1.900 tấn thịt gia cầm từ Brazil so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đang bùng phát mạnh. Việc tiêu hủy và thực hiện các biện pháp bắt buộc khác đã dẫn đến gần 50.000 tấn thịt gà được mua vào Trung Quốc để bù lại lỗ hổng do dịch cúm gia cầm để lại.

 

  Theo các dữ liệu từ SECEX cũng cho thấy 1 sự đột biến gần đây trong việc nhập khẩu thịt gà của Nhật Bản. Các nhà phân tích mong đợi sự gián đoạn do dịch cúm gia cầm sẽ tiếp tục duy trì một nhu cầu mạnh mẽ đối với gà Brazil.

 

 

 

Theo “the poutry site”.

Theo Allaboutfeed, Pháp đã đình chỉ nhập khẩu lợn sống từ Mỹ, Canada, Mexico và Nhật Bản để ngăn chặn virus PED xâm nhập vào nước này. Lệnh cấm cũng bao gồm tất cả các sản phẩm thức ăn gia súc có chứa thịt lợn. Theo như Bộ Nông nghiệp - lương thực-  thực phẩm Pháp báo cáo thứ sáu tuần trước, ông Jean-Luc Angot - Phó Tổng giám đốc nói rằng lệnh cấm sẽ chú trọng đến thức ăn gia súc và được xuất khẩu chủ yếu từ Canada.

 

xuat-khau-thit-heo

 

Thức ăn có chứa sản phẩm phụ thịt lợn được sử dụng rộng rãi ở các nước EU. Các sản phẩm máu lợn như huyết tương thường được sử dụng trong chế độ ăn của lợn con sau cai sữa - là một nguyên nhân nguy hiểm làm lây lan bệnh. Lệnh cấm được công bố vào cuối tuần này, không bao gồm thịt lợn cho con người. Cho đến nay, Pháp là nước đầu tiên ở châu Âu cấm thịt lợn từ Bắc Mỹ. Đã từng có một nỗ lực để đạt được một lệnh cấm toàn EU nhưng đã bị ủy ban châu Âu phản đối. 

 

Virus lây lan từ phân này đã giết chết khoảng bảy triệu lợn con ở Hoa kỳ kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên vào một năm trước đây. Thức ăn gia súc là con đường nghi ngờ lây bệnh vào Mỹ. Bệnh được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) .

 

 

Hoa Đá

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status