Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Cơ quan thú y nước này đã thông báo về 2 ổ dịch bùng phát bệnh Newcaste tại HaZafon.


Theo dõi những báo cáo của nước này gửi tới tổ chức y tế thế giới (OIE) nhận được hôm chủ nhật ngày 14 tháng 09.  Số gà nhiễm bệnh ở 41 tuần tuổi và 99 tuần tuổi và một số trong số chúng đã chết.


Tổng cộng có 5000 con gia cầm đã được phát hiện mẫn cảm với virus cúm gia cầm. Tuy nhiên tes kiểm tra nhanh đã cho thấy chúng không bị ảnh hưởng bởi virus. Tất cả chúng đã được tiêu hủy để phòng ngừa dịch bệnh.

 

ND-isarel

Trứng gia cầm (ảnh minh họa)


Ngày 1 tháng 9 kết quả xét nghiệm PCR - RT của phòng thí nghiệm về bệnh cúm gia cầm phía bắc nước này (Northern Avian Diseases Laboratory) đã có kết quả: đàn gia cầm âm tính với cúm gia cầm nhưng dương tính với virus newcastle.


Nguồn gốc của ổ dịch vẫn chưa được công bố.
Các biện pháp kiểm soát để dập dịch đã được cơ quan thú y nước này áp dụng.

 

 

Ga_8xx tổng hợp

Cơ quan thú y Lào đã thông báo việc phát hiện bệnh cúm gia cầm H5N6 tại Luangprabang.

 

Tổ chức thú y thế giới (OIE) nhận được thông báo mới nhất vào hôm qua, thứ 2 ngày 15 tháng 09 năm 2014. Theo OIE tổng cộng có 200 con gia cầm đã nhiễm bệnh, trong đó có 2 con đã chết và 198 con đã bị tiêu hủy.

 

 

Tại phòng thí nghiệm quốc gia Lào (NAHL) đã tiến hành thí nghiệm RRT-PCR và cho kết quả dương tính với H5N6.

 

OIE đã có một chuỗi các hoạt động giám sát dịch cúm gia cầm tại 5 tỉnh của nước này từ tháng 7 năm 2014, với sự tài trợ của cơ quan phát phát tiển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tê (FAO).

 

 

 

Nơi nổ ra dịch cúm gia cầm tại Lào

 

 

Tính đến ngày 15 tháng 09, kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm (NHAL) cho biết đã có một trang trại vịt dương tính với virus H5N6.

 

Nguyên nhân được đưa ra là có sự di chuyển của một số loài chim di cư đã làm lây lan virus ra môi trường. Các công tác kiểm soát dịch đang được cơ quan thú y nước này triển khai.

 

 

Ga_8xx tổng hợp từ OIE

 

Cơ quan chức thú y Hàn Quốc và OIE đã thông báo bùng nổ dịch của bệnh lở mồm long móng tại 2 trang trại nuôi heo ở phía bắc tỉnh Gyeongsang - Hàn Quốc.

 

Cả 2 ổ dịch đều được phát hiện trên heo thịt.


Ổ dịch đầu tiên được báo cáo vào ngày 27 - 7 - 2014, đã ảnh hưởng tới 40 heo và kết quả là tất cả chúng đều đã bị tiêu hủy.


Ổ dịch thứ 2 được phát hiện vào ngày 06 - 08 - 2014 ổ dịch này ảnh hưởng tới 1317 con heo, tất cả số heo nhiễm bệnh đều đã được tiêu hủy.


Hiện cơ quan thú y nước này đang tìm nguyên nhân gây bùng phát dịch.


Trước đó cũng ở tỉnh Gyeongsang cũng đã bùng phát dịch bệnh này vào ngày 24 - 7 - 2014, trong ổ dịch này đã có 1500 con heo đã bị nhiễm bệnh.
Các biện pháp thú y đã được sử dụng để tiến hành khống chế dịch

 

 

2 ổ dịch bùng phát tại tỉnh  Gyeongsang

 

Tham khảo thêm về bệnh lở mồm long móng (FMD) tại đây

 

Ga_8xx tổng hợp

 

IBv có khả năng biến đổi nhanh chóng. Điều này dẫn đến virus IB ở trang trại của bạn có thể là những biến thể mới hoặc type huyết thanh mới. Do sự phổ biến của các biến thể của bệnh Viễm viêm phế quản (IB) vì vậy việc đầu tiên cần phải được xác định trước khi sử dụng một loại vaccine cho bệnh IBv là kiểm tra huyết thanh. Dịch tễ vùng cũng cần được chú ý tới. Virus biến thể có thể xuất hiện khi sử dụng vaccine IB trong một thời gian dài. Vì vậy sự cần thiết để có được những thông tin về những biến thể và những type huyết thanh mới là rất quan trọng.

 

virus

Virus IBv

 

Thế giới đã có không ít các nghiên cứu về biến chủng của IBv. Dưới đây là một số chủng đã được công bố.

 

 

 Các chủng huyết thanh và thời gian phát hiện
Chủng huyết thanh Quốc gia phát hiện Năm có báo cáo chi tiết
Massachusetts (M41) Mỹ 1941
Connecticut (C46) Mỹ 1951 
Iowa 97 (196)  Mỹ 1957
Iowa 609 (1609) Mỹ 1957
Holte Mỹ 1962
Gray Mỹ 1962
T strain Australia 1963
JMK Mỹ 1964
IB V10 Đức 1967
Massey New Zealand 1967
SE17 Mỹ 1969
Florida 18288 Mỹ 1971
Clarke 333 Mỹ 1971
Maryland 20 (MD20) Mỹ 1972
Arkansas99 (Ark99) Mỹ 1973
IB Uccle 75 Bỉ 1976
D207 Hà Lan

 

1979 -1982

D212 Hà Lan
D3896 Hà Lan
D3128 Hà Lan

 

1980 - 1981

D1466 Hà Lan
D274 Hà Lan
Arrkansas DP199 (3168) Mỹ 1981
HV6/82 Anh 1982

 

 

Một số chủng biến thể mới tại Mỹ 

Mỹ quốc gia có ngành công nghiệp gia cầm phát triển sớm đây cũng là nới xuất hiện nhiều bệnh dịch mới có ảnh hưởng lớn tới nền chăn nuôi thế giới. IBv cũng là một bệnh được phát hiện lần đầu tại Mỹ, nó gây thiệt hại kinh tế trầm trọng và là một trong những bệnh rất nguy hiểm trên gia cầm.


Chủng biến thể Arkansas

Các dữ liệu gần đây nhất ở Mỹ, cho thấy biến thể Arkansas tiếp tục phát triển để tạo ra các biến thể Arkansas khác, chúng thường phân lập thấy trong cả gà thịt và các loài gia cầm khác. Tuy nhiên, có vẻ như tiêm chủng vắc-xin loại mẫn cảm với Arkansas vẫn có hiệu giá bảo vệ tốt. Các nghiên cứu về lĩnh vực phân lập virus (Jackwood et al gia cầm Dis 53:. 175-183, 2009) chỉ ra rằng khi phân lập virus vacine chủng Arkansas vẫn tồn tại trong đàn được tiêm phòng. Sự “kiên trì” của Arkansas trong đàn rõ ràng là tạo cơ hội cho virus biến đổi và phát triển. Sau khi tiêm chủng vaccine đã tìm thấy virus tồn tại ở các lứa tuổi khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau sau khi sử dụng.

Lý do vaccine IB có chủng Arkansas tồn tại và lưu hành trong quần thể gia cầm lâu dài trong khi các loại vaccine khác không làm được đang được các nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu kiểm tra lớp vỏ của virus Arkansas cho thấy chúng có thể thay đổi nhanh chóng lớp glycoprotein màng chi sau vài lần gây nhiễm (McKinley et al. Vaccine 26:1274-1284, 2008). Số liệu sơ bộ của nghiên cứu (van Santen et al. Avian Pathol. 37:293-306. 2008) cho thấy việc phun vaccine trong trại giống không đủ liều lượng để tạo ra miễn dịch đặc hiệu cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Đã và đang có rất ngiều các nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân về sự lưu hành của virus Arkansas, điều này là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp gia cầm của nước này. 

Chủng biến thể virus GA98

Năm 1998, một biến thể của IBv được xác định là nguyên nhân gây ra sự bùng phát nghiêm trọng và phổ biến của bệnh và được xác định là GA98. Đặc tính phân tử và serotype của virus cho thấy rằng nó có liên quan đến dịch bệnh tại bang Delaware của Mỹ. Tuy nhiên, hiện các vaccine đang có sẵn không thể cung cấp kháng thể bảo vệ đầy đủ để chống lại virus mới này do đó một vắc-xin mới, MILDVAC-GA-98 được phát triển. Vắc-xin mới được cung cấp bảo vệ chống lại sự phát triển mạnh của GA98 và ngoài ra MILDVAC-GA-98 cũng có thể tạo ra kháng thể đủ để phòng dịch bệnh đang sảy ra ở bang Delaware. Sử dụng vắc-xin mới này đã góp phần việc kiểm soát những thiệt hại do IBv gây ra 

Biến chủng California

Virus biến thể ở California từ năm 1975 đã được Jackwood và Francia cùng cộng sự nghiên cứu xem xét bản chất của những loại virus cho thấy rằng biến chủng thể có độc lực cao tiếp tục xuất hiện và gây bệnh trên gà ởCalifornia. Trong những năm 1990 biến chủng California (CAv) virus đã được phân lập và xác định. Virus đã khác nhiều so với các chủng vaccine sẵn có trước đó và gây ra bệnh phổ biến ở gà thịt và các loại chim. Biến thể virus CAL99 được phân lập vào năm 1999, và nó được biết đến là một nhóm di truyền và serotype khác biệt so với CAv được phân lập trước đó. Ngoài ra, 3 loại virus biến thể mới (CA557 / 03, CA706 / 03, và CA1737 / 04) được phân lập trong năm 2003 và 2004, xuất hiện những phân tử mới và các nhóm serotypic khác nhau. Trong đó các vaccine hiện có đều không tạo ra các kháng thể đặc hiệu chống lại các virus biến thể California. Cho đến gần đây các biến thể virus 2003-2004 California mới xuất hiện tại các khu vực địa lý giới hạn chúng chưa lan rộng như các biến thể khác của IBv California: Tuy nhiên, một loại virus biến thể gần đây đã được xác định ở Georgia và các nơi khác có quan hệ di truyền với các virus California.

 

Chủng biến thể virus GA08

Năm 2007-2008, một đợt bùng phát viêm phế quản trên gà thịt ở Bắc Georgia, Hoa Kỳ ở ổ dịch này đã phân lập hai chủng IBv mới được GA07 và GA08. Virus GA07 có cấu trúc di truyền tương đối giống biến thể virus California CA / 1737-1704 trong khi virus GA08 là di truyền tương tự như CA557 / 03 loại virus biến thể virus California. Những virus này nhanh chóng lan rộng ra khắp Georgia và các quốc gia lân cận trong khu vực Đông Nam. Virus GA07 đã không được phát hiện thêm ở các ổ dịch khác nhưng GA08 tục được tìm thấy ở nhiều ổ dịch khác. Không có vaccine nào có sẵn ở Mỹ (đơn giá hoặc đa giá vaccine) có hiệu quả chống lại virus GA08. Gần đây nhất (mùa xuân 2012) virus GA07 lại một lần nữa xuất hiện gây bệnh ở vùng Đông Nam. Việc tái xuất hiện của loại virus này đã dẫn đến câu hỏi quan trọng về nơi virus tồn tại trước khi tái xuất hiện có thể là ở chim hoang dã hay động vật có vú nhỏ thường được tìm thấy xung quanh nhà gia cầm thương mại, hay nó đang tồn tại ngoài môi trường?

Những biến chủng của IBv tại châu Âu

Viêm phế quản truyền nhiễm vẫn tiếp tục là một trong những tác nhân gây bệnh chủ yếu của gà khắp châu Âu, bệnh gây ra thiệt hại kinh tế trầm trọng ở gà mọi lứa tuổi. Trong thực tế, nó có lẽ là loại virus tồn tại trong tất cả các khu vực mà gia cầm được nuôi thâm canh.

Mặc dù đã có vaccine có hiệu quả cao, IB tiếp tục là một vấn đề trong hầu hết các vùng của châu Âu. Một trong những lý do chính của việc này là sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới của virus. Sự phổ biến của các biến thể IB ở châu Âu đang là vấn đề quan trọng kể từ những năm 1960, sau sự xuất hiện của biến thể như D207 (D274) và D212 (D1466) ở Hà Lan. Trong những năm 1990, một biến thể mới 4/91 (còn gọi là 793B) đã được công nhận ở châu Âu. Biến chủng này đã được phát triển một loại vaccine nhược độc được phát triển bởi MSD, vẫn tiếp tục là một tác nhân gây bệnh lớn trên khắp châu Âu và cũng gây bệnh ở các vùng khác trên thế giới. Trong khi 4/91 tiếp tục là một mối lo ngại ở nhiều nước châu Âu, thì trong một cuộc khảo sát gần đây đã phát hiện thêm 2 biến thể mới được tìm thấy ở Pháp, hai biến thể IB khác đó là, "Italia-02" và QX, đã xuất hiện ở châu Âu trong những năm gần đây.

 

Biến thể virus Italia-02

Trong cuối những năm 1990 một loạt các chủng IBv được phân lập ở Italia và đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Phân tích bộ gen của "italia-02", được báo cáo vào năm 2002 (NCBI-BLAST, số AJ457137). Sau đó nó đã được tìm thấy trong những phân lập ở khắp châu Âu. Đầu những năm 2000, trong một nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật RT-PCR, nó đã được tìm thấy là một trong những kiểu gen chiếm ưu thế nhất tại nhiều quốc gia (Worthington KC và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, tầm quan trọng của "Italia-02" như là một tác nhân gây bệnh chủ yếu cho gia cầm chưa bao giờ được xác nhận. Điều này là bởi vì các nghiên cứu cho đến nay đã thực hiện chỉ đơn giản là phát hiện bộ gen virus, vài chủng vi rút đã thu được và vì vậy nó đã không được chứng minh rằng IBv là tác nhân gây bệnh ở gà. Hơn nữa, trong một cuộc khảo sát gần đây (Worthington, KC và cộng sự, 2008) "Italia-02" đã được phát hiện ít phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Ngoại trừ Tây Ban Nha, nơi vẫn tiếp tục tìm thấy chủng này (Dolz R et al. 2007).

 

Biến thể virus D388 (QX)

Từ năm 2004, vấn đề sản xuất trứng đã sụt giảm nghiêm trọng đã được báo cáo tại Hà Lan. Ngoài ra dấu hiệu hô hấp đã được báo cáo trong gà thịt lớn hơn 4 tuần tuổi. Các loài gà sản xuất thương phẩm (gồm cả gà thịt và gà trứng) hiệu quả sản xuất thấp với mức cao nhất chỉ đạt từ 30% đến 55% ở đàn khỏe mạnh. Những trường hợp này có liên quan đến sự bùng phát trước đây của những biến chủng của IBv đã xảy ra vào năm 2003 ở gà thịt và gà mái tơ; từ đó một biến chủng mới của IBv đã được phân lập. Những xác định ban đầu cho thấy chủng này tương tự như một chủng đã được phân lập tại Trung Quốc được biết đến như QX.Chủng mới được phân lập Hà Lan sau đó được đặt tên là D388 bởi các chuyên gia thú y tại Deventer – Overijssel - Hà Lan.

 

Biến thể D1466

Đây là biến thể đã được phân lập nghiên cứu từ rất lâu tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề về virus này chưa được biết đến.

Biến thể D1466 là một chủng thuộc type D212, có tầm quan trọng đặc biệt và nó có đáp ứng miễn dịch độc lập. D1466 lần đầu tiên được báo cáo tại Hà Lan vào năm 1960. D1466 là biến thể không nguy hiểm vì nó không gây các đợt dịch lớn như các biến thể khác được biết đến trong thời gian đó. Phân tích cấu trúc phân tử và bộ gen của virus cho thấy D1466 không có bảo hộ chéo với các chủng còn lại.

Tuy nhiên năm 1990 có những ghi nhận về các ca bệnh liên quan tới D1466. Trong một báo cáo gần đây về bệnh IB, D1466 được tìm thấy ở Tây Âu (trừ Tây Ban Nha) các nước Bỉ và Hà Lan đang có xu hướng tăng. Gần đây nhất, năm 2006 tại Hà Lan các mẫu thử nghiệm dương tính với D1466 chiếm 16%.

Sau sự xuất hiện của D1466 ở Hà Lan trong những năm 1960, một loại vaccine sống và một loại vaccine bất hoạt đã được phát triển để sử dụng. Hiện nay vaccine bất hoạt vẫn đang được sử dụng nhưng vaccine sống nhược độc không còn được sử dụng nữa .

 

 VietDVM team

Trong tuần thứ 2 của tháng 09 vừa qua thị trường miền Bắc nước ta có biến động nhỏ. Giá Heo ở hầu hết các thịt trường đều có xu hướng giảm nhẹ. Các thị trường chăn nuôi heo lớn như Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh đều báo giá heo siêu nạc giảm từ 1 -2 giá. Với  heo lai cũng khó bán hơn, các thương lái  cũng trả giá thấp hơn tuần trước 0,5 - 1 giá. Giá các sản phẩm chăn nuôi khác chưa có sự thay đổi nào lớn.

 

Một trong những nguyên nhân giá heo giảm nhẹ là do việc tái đàn ồ ạt vào tháng 6 vừa qua dẫn đến lượng heo trên thị trường tăng đột biến vào tháng 9 này. Tuy nhiên nhu cầu trong nước vẫn rất lớn lượng heo nuôi trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ. Nên việc giảm này chỉ là tạp thời và sẽ không giảm quá sâu.

 

 

gia-mb-02 

Chăn nuôi  heo công nghiệp

 

 

Giá cả thị trường tuần 01 tháng 09-2014

  

 Heo thịt

 Heo siêu 49.500 đ/kg 
 Heo lai đẹp 43.000 - 46.000 đ/kg
 Heo lai 37.000 - 40.000 đ/kg 

  

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp 36.000 đ/kg
Gà lông màu 70.000-75.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 5 tháng) 135.000 đ/kg
Gà lai chọi 150.000 đ/kg

   

Trứng gà

Gà công nghiệp (trứng đỏ) 1.800 đ/quả
Gà ai cập trắng 2.900 - 3.000 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 3.100 đ/quả 
Trứng gà ấp giống (TT Hà Tây cũ) 4.700 đ/quả
 Vịt thịt Vịt bầu cánh trắng 45.000 đ/kg

 

Trứng vịt 

Trứng vịt lộn 4.000 đ/quả
Trứng thường 2.400 - 2.600 đ/quả
Trứng giống 3.900 đ/quả

 

Giá giống
Gà ta lai (gà lông màu) 14.500đ - 16.000đ/con
Gà trắng công nghiệp 17.000đ/kg
Heo Heo siêu 1.2triệu - 1.5triệu/con
Heo lai 55.000 - 65.000đ/kg

 

 

Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
              -Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
              -Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

     Ga_8xx 

 

“Châu Á là khu vực xuất khẩu các sản phẩm thịt gia cầm đã qua chế biến lớn nhất thế giới” theo ông Terry Evans chuyên gia của ngành công nghiệp này.


Sản lượng thương mại toàn cầu về thịt gà đông lạnh đã phát triển nhanh chóng từ năm 2000 đến 2011 đạt con số 12,5 triệu tấn, mặc dù đây là con số được FAO công bố nhưng vẫn chưa chính xác do phần lớn hàng xuất khẩu từ Hồng Kong sẽ được tái xuất từ Brazil và Mỹ, các số liệu hạch toán đã được đưa vào số liệu của các nước châu Mỹ.

 

Xuất, nhập khẩu thịt gia cầm tươi, thịt đông lạnh và thịt gia cầm đã qua chế biến (nghìn tấn)
Đất nước 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Xuất khẩu
Châu Phi 9.5 4.8 3 6.5 9.5 46.2 61,5 56.2
Châu Mỹ 3,627.40 5,516.00 5,445.30 6,366.40 7,311.60 7,234.90 7,252.70 7,530.40
Châu Á 1,432.20 420,6 482,9 639,1 765,8 876,2 1,187.70 1,373.10
Châu Âu 1,805.10 2,137.30 2,157.60 2,302.60 2,344.70 2,592.10 3,115.70 3,477.80
Châu Đại Dương 14.3 21,8 20,7 28,2 31 33.3 29.2 32,8
Thế giới 6,888.40 8,100.60 8,109.50 9,342.90 10,462.60 10.782,7 11,646.80 12,470.20
Nhập khẩu
Châu Phi 259,0 512,9 612,3 673,6 717,8 861,2 1,065.50 1.254,4
Châu Mỹ 556,0 910,5 1.033,4 1,132.30 1,373.70 1,380.30 1,416.60 1,509.80
Châu Á 3,276.70 2,767.20 2,976.20 3,654.00 4,274.90 4,670.90 5,021.50 5,780.00
Châu Âu 1,811.20 3,223.60 3,094.20 3,171.00 3,374.20 3,095.00 2,879.70 2,790.30
Châu Đại Dương 26.4 35.5 32,4 35,6 37,9 42.6 47 57
Thế giới 5,929.30 7,449.80 7,748.40 8,666.50 9,778.50 10,050.00 10,430.40 11,391.50

 

 

Sản lượng thịt đã qua chế biến trên toàn thế giới (nghìn tấn) - Nguồn: FAO
Đất nước 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Xuất khẩu
Châu Phi 1.8 2.1 2.7 3.3 1.4 1 0.8 0.7
Châu Mỹ 92,9 270,2 335,7 381,9 427,1 418,5 427,6 424,8
Châu Á 212,4 515,8 554,0 606,5 599,3 603,0 700,8 814,6
Châu Âu 260,8 432,7 453,9 551,9 635,0 680,3 694,8 746,3
Châu Đại Dương 2.2 1.8 1.1 0.6 1 1.8 2.9 3.4
Thế giới 570,1 1,222.60 1,347.30 1,544.20 1,663.80 1,704.50 1,827.00 1,989.70
Nhập khẩu
Châu Phi 1.9 7 6.8 8.7 8.9 7.3 7.7 10.7
Châu Mỹ 67,8 90.6 103,2 119,4 127,4 122,4 137,0 154,8
Châu Á 186,7 389,6 423,9 448,3 412,6 429,4 538,2 648,9
Châu Âu 304,3 677,6 717,8 804,1 932,2 948,0 1,009.20 1,075.00
Châu Đại Dương 1.3 2 2.7 3.2 4.1 5.4 8.9 10,0
Thế giới 561,8 1,166.80 1.254,4 1,383.60 1,485.20 1,512.40 1,701.00 1,899.40

 

 

Cần có những cái nhìn toàn diện về xuất khầu thịt gà trên toàn thế giới. Việc giao thương thịt gà tươi và gà đông lạnh thời gian qua đã có những khó khăn, một số nước áp dụng lệnh cấm nhập khẩu thịt gà chưa qua chế biến này (gồm thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh) vì lo ngại sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Bởi thế thịt đã qua chế biến xuất khẩu toàn cầu đã tăng nhanh chóng từ 600 nghìn tấn năm 2000 lên tới 2 triệu tấn năm 2011.


Điều này tương đương với 2,9 triệu tấn thịt móc hàm chưa qua chế biến, làm cho tổng số thịt đông lạnh và thịt tươi xuất khẩu đạt gần 15,5 triệu tấn (2,9 triệu tấn + 12,47 triệu tấn).

 

Trong bài viết có sử dụng khái niệm thịt chưa qua chế biến và đã qua chế biến trong đó thịt chưa qua chế biến bao gồn thịt đông lạnh và thịt tươi.
Khái niệm về thịt gia cầm móc hàm là thịt gia cầm đã được mổ làm sạch được loại bỏ lông và nội tạng.


Châu Á là khu vực xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm thịt gia cầm chế biến, năm 2011 đã có 800 nghìn tấn được xuất khẩu, trong khi đó châu Âu là khu vực nhập khẩu nhiều nhất hơn một triệu tấn cũng trong năm 2011.


Trong bảng trên rõ ràng chỉ số xuất khẩu và nhập khẩu trên toàn thế giới là không khớp nhau. Có rất nhiều lý do để lý giải cho việc này.


- Một số quốc gia chỉ cung cấp số liệu từ những công ty lớn chứ không phải toàn bộ.
- Số liệu có thể được tính dựa trên năm tài chính chứ không phải dựa trên năm dương lịch.
- Có một lượng hàng nhất định sản xuất ở tháng 12 năm trước nhưng tới tháng 1 năm sau mới xuất khẩu.
- Có thể có phân loại sai giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu.
- Có thể việc báo cáo về địa chỉ xuất khẩu chưa đúng, VD: nước (A) báo cáo là xuất khẩu sang nước (C) nhưng thực tế hàng hóa lại qua một nước khác (B), trong báo cáo của nước (C) lại có xuất khẩu sang nước (B).
- Hàng hóa có thể bị thất thoát trong quá trình vận chuyển, sự sai khác có thể do lỗi đánh máy hay tính toán sai.
- Trong một số trường hợp, xuất khẩu có thể không được công bố do lệnh cấm hay do tránh nộp thuế.

 

Mặc dù số lượng thịt gà đông lạnh xuất khẩu ở châu Á đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nhập khẩu ở khu vực này cũng tăng nhanh chóng năm 2000 là 3,3 triệu tấn so với năm 2011 là 5,8 triệu tấn.

 

14-09-11GPT1

nhập khẩu thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh ở thị trường châu Á

 

 

1 - Nhập khẩu thịt gà ở các nước châu Á


Trong khi Hồng Kông là nhà nhập khẩu lớn nhất thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh ở châu Á, nước này sử dụng 1,2 triệu tấn trong năm 2011, nhưng hơn 750 nghìn tấn được xuất khẩu, trong đó Việt Nam nhập khẩu 625 nghìn tấn. Hồng Kông nhập khẩu từ Mỹ 528 nghìn tấn và từ Brazil 324 nghìn tấn.

 

 

Nhập khẩu thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh ở châu Á (tấn)
Đất nước 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011
Afghanistan 25 23.192 11.342 32.316 23.056 38.591 51.004
Armenia 13.78 12,878 26.155 36.044 27.234 35.475 37.257
Azerbaijan 13.1 4268 8040 12.094 11.393 12.776 15.047
Bahrain 18.182 28.399 24.671 28.351 28.545 36.148 35,307
Bangladesh 0 52 22 1 0 0 0
Bhutan 20 0 0 145 163 384 255
Brunei 920 214 241 175 721 447 877
Campuchia 71 2 1 228 418 178 332
Trung Quốc 7.899.742 370.42 773.3 787.2 722.24 515.54 385.5
Hồng Kông 993.78 455.39 537.86 653.41 715.34 1.011.178 1.176.978
Macao 4883 7200 10.031 11,261 11.023 11,451 12,159
Đài Loan 12.25 79.944 102.29 182.77 260.08 110.31 108.04
Síp 35 1796 3403 4583 4742 5743 5958
Georgia 16.386 16.218 26.588 36.012 38.254 39.558 43.963
Ấn Độ 0 0 23 0 0 0 0
Indonesia 14.017 3817 4735 5294 2687 125 9
Iran 22.656 0 25.067 25,484 25,484 29,719 64.569
Iraq 0 30.887 126.19 174.44 319.7 262.54 371.98
Nhật Bản 568.27 419.12 351.78 426.09 331.09 420.25 471.84
Jordan 363 11,911 24.283 41.697 39.363 46.953 47.117
Kazakhstan 19.885 108.66 146.31 131.75 108.12 100 156.76
Hàn Quốc 66.082 46.52 44.875 57.881 61.782 92.881 116.85
Kuwait 57.972 161.86 143.42 191.94 220.73 184.51 159.4
Kyrgyzstan 1970 11.812 22.287 40.325 18,901 86.804 72.825
Lào. 8 7 10 0 0 0 0
Lebanon 3 380 194 2016 6392 8829 3719
Malaysia 29.876 17.133 32.582 31.705 27,783 36.097 39.822
Maldives 1200 3866 5203 4073 4565 6175 6847
Mông Cổ 18 438 1072 1817 1498 4479 5210
Myanmar 5 0 79 33 2259 3279 558
Nepal 0 50 4 1 0 196 313
Palestine 3958 9000 5300 8200 9400 11 8400
Oman 24.566 51.927 57.54 75.5 134.91 74.126 90.06
Pakistan 0 0 13 6 0 5 6
Philippines 17.519 26.288 38.355 43.758 61.463 98.005 111.86
Qatar 23.905 25.534 33.446 44,423 67.881 51.992 74.72
Ả Rập Xêut 276.47 450.84 438.81 454.23 554.71 645.01 737.26
Singapore 83.887 91.228 103.21 104.09 99.029 104.67 111.71
Sri Lanka 1321 1580 3377 1940 844 841 1891
Syrian 0 127 2076 1079 20 2845 8581
Tajikstan 415 9616 19.975 24.585 24.066 235.57 23.773
Thái Lan 22 11 16 23 24 310 1162
Đông Timor 4100 4500 4500 4500 4500 4500 4617
Thổ Nhĩ Kỳ 0 143 58 637 1142 446 539
Turkmenistan 4700 1317 325 6683 5650 2000 588

Tiểu Vương Quốc

Ả Rập Thống Nhất

110.9 170.34 240.24 274.45 311.67 285.57 319.37
Uzbekistan 9167 6475 3349 3638 3222 4758 11.089
Việt Nam 50 5373 156.2 235.21 269.78 506.97 802.23
Yemen 60.196 101.44 95.155 72.862 109.06 104.28 81.683
ASIA 3.276.672 2.767.164 3.653.998 4.274.938 4.670.935 5.021.511 5.780.024

 

 

Nhập khẩu lớn thứ 2 tại thị trường này trong năm 2011 là Việt Nam với con số nhập khẩu hơn 800 nghìn tấn.

 

Xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng là Saudi Arabia (Ả Rập Xêut) lên tới 740 nghìn tấn năm 2011, trong đó 574 nghìn tấn được nhập từ Brazil và 146 nghìn tấn nhập từ Pháp. Dự báo đến năm 2023 nước này sẽ nhập hơn một triệu tấn mỗi năm.

 

Nhập khẩu thịt gà tươi và gà đông lạnh của Nhật Bản cũng khá cao 472 nghìn tấn trong năm 2011 trong đó 413 nghìn tấn được nhập khẩu từ Brazil. Tuy nhiên Nhật Bản còn nhập 428 nghìn tấn thịt gà đã qua chế biến từ Trung Quốc 220 nghìn tấn và Thái Lan 204 nghìn tấn. Vì vậy nước này đã nhập khẩu lên đến hơn một triệu tấn thịt gà mỗi năm để phục vụ cho nhu cầu trong nước.

 

Cũng theo số liệu của FAO cho thấy Iraq đang là quốc gia có tốc tộ tăng về nhập khẩu cao nhất trong khu vực châu Á năm 2005 là 31 nghìn tấn tới năm 2011 đã lên tới 372 nghìn tấn.


Trong các báo cáo trước đó, dữ liệu về sản xuất và thương mại có thể thay đổi tùy nguồn do có những sai số mà không thể so sánh trực tiếp.

 

Bài có sử dụng tài liệu của 2 tổ chức khác nhau FAO và USDA nên theo tác giả ông Terry Evans “dữ liệu về sản xuất và thương mại có thể thay đổi tùy nguồn do có những sai số mà không thể so sánh trực tiếp”

 

Những nước nhập khẩu thịt gà thịt hàng đầu ở châu Á (nghìn tấn) - Nguồn: USDA
  2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nhật Bản 721 748 716 696 737 645 789 895 877 854 865
Ả Rập Xêut 347 485 423 470 510 605 652 745 750 820 860
Iraq 21 139 124 186 227 397 522 598 612 673 730
Hồng Kông 168 222 243 215 236 253 295 410 300 272 255
Trung Quốc 588 219 343 482 399 401 286 238 254 244 235
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất 112 167 182 238 240 240 195 213 223 218 214
Tổng số 1957 1980 2031 2287 2349 2541 2739 3099 3016 3081 3159
F = dự báo

 

 14-09-11GPT2

Những nước nhập khẩu thịt gà lớn tại châu Á (nghìn tấn)

 

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng là một thị trường tiềm năng, theo FAO trong năm 2011 nước này nhập khẩu 213 nghìn tấn từ Brazil. Theo báo cáo của USDA năm 2013 nước này đã nhập khẩu lên tới 370 nghìn tấn trong đó Brazil cung cấp hơn 245 nghìn tấn.

 

Theo bảng “các nước nhập khẩu lớn tại thị trường châu Á của USDA” việc mở rộng thương mại tại các thị trường Ả Rập Xêut và Iraq ước tính đạt con số kỷ lục vào năm 2014 là 860 nghìn tấn (Ả Rập Xêut) và 730 nghìn tấn (Iraq). Trong báo cáo cũng chỉ ra rằng, thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm nhập thịt gà, nhưng gần đây nước này đã phê duyệt cho 5 cơ sở sản xuất lớn của Brazil đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào nước này.

 

 

2 - Xuất khẩu thịt gà từ các nước châu Á

 

Về xuất khẩu thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh gần đây Thái Lan đang là một nước có sức tăng trưởng mạnh mẽ trong khi đó các nước khác đang sụt giảm sau đợt bùng phát dịch cúm gia cầm và sau khi một số nước bị áp đặt lệnh cấm nhập khẩu. Do tình hình thế giới biến động nên Thái Lan đã chuyển sang xuất khẩu thịt đã qua chế biến, nhưng không vì thế mà kết quả xuất khẩu các sản phẩm đông lạnh giảm; nó đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây đạt hơn 50 nghìn tấn vào năm 2011.


Đầu năm 2014 Nhật Bản đã quyết định mở cửa cho thị trường thịt đông lạnh của nước này nên khả năng Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới.


Không giống với xuất khẩu thịt tươi và thịt đông lạnh, xuất khẩu thịt đã qua chế biến đã tăng gấp 4 lần so với năm 2000 (năm 2011 đạt 441 nghìn tấn).


Trong năm 2011 Nhật Bản là thịt trường chính của nước này.


Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của nước này sẽ tiếp tục mở rộng vượt quá 900 nghìn tấn vào năm 2020.

 

 

Xuất khẩu thịt gà đông lạnh và thịt gà tươi từ châu Á (tấn) - Nguồn: FAO
Đất nước 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011
Azerbaijan 0 0 100 28 0 322 121
Bahrain 0 482 1638 282 992 1037 355
Brunei  17 0 0 0 0 0 0
Trung Quốc 372.68 127.63 125.28 126.2 131.64 164.7 168.24
Hồng Kông 775.01 167.84 329.29 388.99 461.16 695.39 761.45
Macao  33 15 20 13 20 0 22
Đài Loan 1004 880 1064 509 2447 3525 3413
Síp 283 68 611 962 958 1305 1019
Georgia 471 795 906 264 172 712 786
Ấn Độ 84 476 576 1000 839 2234 8767
Indonesia 744 0 82 80 0 78 17
Iran  7211 15.15 22.815 24.679 399 25,484 27.246
Israel 29 0 5998 1536 2316 1055 367
Nhật Bản 3339 1926 5781 6927 8699 10.704 4206
Jordan 0 1909 2618 20 21.802 19.231 16,472
Kazakhstan 54 149 2933 2498 52 52 10
Hàn Quốc  1381 2121 4691 8056 10.955 20,197 22.779
Kuwait 1178 28 24 24 765 172 457
Lebanon 201 520 731 679 937 1264 1864
Malaysia 3023 291 691 2773 4333 7279 7740
Palestine  50 130 220 350 350 350 350
Oman 100 7066 4740 9386 31.262 12,174 11.8
Pakistan 0 3 0 1 0 501 1718
Philippines 7 3861 3585 3267 4529 5505 9900
Qatar 12 248 119 1060 999 999 999
Ả Rập Xêut 17,220 17.371 17.951 9875 19.03 8336 10.972
Singapore 3284 11.439 14.499 8846 7162 8798 10,267
Sri Lanka 51 4 21 206 584 2259 1812
Syrian  0 1 850 26.813 8779 6673 548
Thái Lan 240.91 4547 19,883 23,323 25.227 33.275 51.245
Thổ Nhĩ Kỳ 3659 44.317 50.832 78.519 114.17 138.4 234.15

Tiểu Vương Quốc

Ả Rập Thống Nhất

130 11.317 20.36 18.567 15.528 15.283 13.883
Việt Nam 0 0 24 24 24 292 103
Yemen 0 1 183 78 105 105 31
ASIA 1.432.153 420.6 639.1 765.8 876.2 1.187.687 1.373.113

 

 

Theo bảng trên Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có tốc dộ tăng mạnh mẽ nhất, ước tính tới năm 2014 nước này sẽ xuất khẩu khoảng 480 nghìn tấn thịt gà tươi và thịt gà đông lạnh.

 

 

Dẫn đầu các nhà xuất khẩu thịt gà thịt ở châu Á (000 tấn) - Nguồn: USDA
Đất nước 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Thái Lan 310 240 261 296 383 379 432 467 538 504 580
Trung Quốc 464 332 322 358 285 291 379 423 411 420 430
Thổ Nhĩ Kỳ 2 30 23 26 42 86 110 206 285 362 480
Tổng số trên 776 602 606 680 710 756 921 1096 1234 1286 1490
F = dự báo

 

 

Do thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tiêu thụ trong nước giảm mạnh nên việc tìm kiếm đối tác xuất khẩu đặc biệt là Ả Rập Xêut (kỳ vọng lên tới 100 nghìn tấn), các thị trường Nhật Bản và Trung Quốc đang được chú ý tới.

 

 

Nhu cầu tiêu thụ trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm đáng kể từ năm 2012 do chiến dịch truyền thông nhằm cáo buộc ngành công nghiệp thịt gia cầm của nước này sử dụng thức ăn biến đổi gen, do đó xuất khẩu gia cầm của nước này sẽ ngày một tăng cao.

 

 14-09-11GPT3

Biểu đồ những nước xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất châu Á (Ngàn tấn)

 

 

Ga_8xx
Nguồn: thepoultrysite

Sản lượng thịt trên toàn thế giới dự kiến tăng 1,6% vào năm nay, theo chuyên gia trong lĩnh vực này ông Terry Evans. Từ đầu năm 2014 tới nay ngành công nghiệp thịt gia cần đang phát triển mạnh mẽ và sẽ vượt qua ngành công nghiệp thịt heo vào năm 2020. Thị trường Châu Á chiếm 1/3 lượng thịt già trên toàn thế giới.


Trong ngắn hạn và lâu dài, triển vọng phát triển của ngành công nghiệp thịt gia cầm và đặc biệt là thịt gà đang dần được hoàn thiện. Sau những khó khăn vào năm 2012 khi chi phí thức ăn tăng cao và bệnh dịch hoành hành, năm 2013 ngành công nghiệp này đã mở rộng với một tốc độ chóng mặt, tăng trưởng đang có xu thế đi lên. Sau khi đạt mức tăng trưởng 2,7% vào năm 2012, tốc độ tăng trưởng thịt gia cầm giảm xuống còn 1,5% năm 2013. Ước tính năm 2014 tốc độ tăng trưởng thịt gia cầm sẽ là 1,6%.


Về lâu dài, theo các báo cáo đầy triển vọng của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), sản lượng thịt gia cầm trong 10 năm tới đến năm 2023 sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% mỗi năm. Như vậy vào năm 2023 sản lượng thịt gia cầm đạt 134,5 triệu tấn và đứng đầu trong ngành sản xuất thịt.


Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của thịt bò là 1,2%, thịt heo là 1,2%, thịt cừu là 2,3% và trung bình cho ngành công nghiệp thịt là 1,6%. Do đó thịt gia cầm sẽ chiếm khoảng 27 triệu tấn hoặc chiếm hơn một nửa của sự gia tăng tổng sản lượng thịt của 53 triệu tấn từ năm 2013 – 2023.

 

1-T-H

Biểu đồ: thịt gia cầm sẽ trở thành ngành hàng thịt lớn nhất thế giới vào năm 2020

 

Thịt gà đang chiếm khoảng 88% sản lượng thịt gia cầm toàn cầu. FAO ước tính sản lượng thịt gia cầm trên toàn thế giới sẽ lên tới 108,7 triệu tấn trong năm 2014, chỉ riêng thịt gà đã tăng từ 95,5 triệu tấn lên 96 triệu tấn.


Từ năm 2000 đến năm 2012, số lượng gà giết mổ trên toàn thế giới đã tăng từ 40,635 triệu con lên 59,861 triệu con.Trong khi mức trung bình của thịt móc hàm chỉ tăng từ 1,44kg lên 1,55kg.


Số lượng gia cầm tại châu Á đã tăng từ 14,687 triệu con lên tới 24,723 triệu con. Trọng lượng thịt móc hàm đã tăng từ 1,3kg lên 1,93kg khác hoàn toàn so với châu Mỹ chỉ tăng lên mức 1,67kg.


Phân tích khu vực sản xuất thịt gà toàn cầu cho thấy. trong năm 2012 (năm gần nhất FAO có dữ liệu chi tiết) Mỹ chiếm 43% trong tổng số 93 triệu tấn, trong khi châu Á chiếm 34%, Châu Âu chỉ chiếm 17%, châu phi 5%, châu Đại dương chiếm ít hơn 1%.
Trở lại năm 2000 tỷ lệ tương ứng là 46 – 32 – 16 – 5 – 1 %. Vì vậy thị phần của châu Á đang dần tăng lên chiếm thị phần của Mỹ. Sản lượng thịt tại khu vực được tính trên sản lượng thịt xuất khẩu cộng với lượng thịt tiêu thụ trong nước.

 

 

 

Bảng sản xuất thịt gà toàn cầu
Khu vực 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

2014

ước tính

Sản xuất thịt gà tại các khu vực (triệu tấn)
Châu Phi 2,8 3,3 3,4 3,7 4 4,2 4,5 4,6 4,6 4,7 4,7
Châu Mỹ 27,1 32,7 33,7 35 37,5 36,9 38,6 39,8 40,1 40,6 41,3
Châu Á 18,6 22,4 23,5 25 26,2 28 29,2 29,9 31,4 31,8 32,1
Châu Âu 9,3 10,9 10,8 11,6 12,1 13,3 13,9 14,6 15,4 15,9 16,5
Châu đại dương 0,7 0,9 1 1 1 1 1,1 1,2 1,2 1,2 1,2
Toàn thế giới 58,5 70,3 72,3 76,2 80,7 83,4 87,3 90,1 92,7 94,2 95,8
Sản xuất thịt gà trắng công nghiệp (triệu tấn)
Toàn cầu 50.1 3.16 64.3 68.3 72.8 73.6 78.2 81.2 83.2 84.1 85.3

Nguồn:  - FAO sản xuất gà thịt

            - USDA sản xuất gà trắng công nghiệp

 

 

 

Theo ước tính năm 2013 và năm 2014 thịt gia cầm tăng 1,6 và 1,7% tương ứng. trong khi năm 2015 sản lượng sẽ tăng hơn 2% nữa và tổng sản lượng thịt gia cầm sẽ đạt 98 triệu tấn.
Từ năm 2000 đến năm 2012, sản xuất thịt gà châu Á tăng trưởng 4,5% mỗi năm nhanh hơn so với trung bình toàn cầu là 3,9%. Tuy nhiên con số này đang dần chậm lại cụ thể năm 2013 là 1,6% và năm 2014 là 1.7% /năm.

 

2-t-h

 Biểu đồ: Sản xuất thịt gia cầm (triệu tấn)

 

 

 

Bảng sản lượng thịt gia cầm ở các nước châu Á
Khối lượng thịt gia cầm móc hàm tại các nước ở châu Á ( nghìn tấn)
Quốc gia 2000 2005 2008 2009 2010 2011 2012
Afghanistan 13.2 30.4 20.7 20 24.9 21.8 9.2
Armenia 0.4 3.9 3.9 2.9 4.9 4.3 5.9
Azerbaijan 16.2 31.8 49.3 65.6 62.8 69.1 86.8
Bahrain 0.6 0.6 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8
Bangladesh 92.9 129.9 149.4 156 160.1 162.4 163.6
Bhutan 0.2 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3
Brunei Darussalam 10.5 9.1 13 13.1 14.1 18.5 18.9
Cambodia 19.5 17.2 19 22.9 19.5 18.9 18.9
China, Hong Kong - - - - - - -
China, Macao 1.2 1.3 1 1.3 1.3 1.1 1.1
China, mainland 8,426.90 9,399.30 10,748.60 11,145.70 11,566.80 11,556.10 12,667.20
China, Taiwan 630.6 554.7 521.6 541.5 557.7 588.9 543.7
Cyprus 31.6 32.8 28 27 26.9 26.5 24.7
Georgia 13.9 16.2 10.8 11.2 10.2 10.7 10.4
India 865.4 1,403.10 1,883.80 2,086.80 2,193.10 2,206.20 2,219.00
Indonesia 806.6 1,125.10 1,349.50 1,404.40 1,539.50 1,664.80 1,751.70
Iran Isl. Rep. 804 1,245.90 1,578.50 1,997.50 1,875.40 1,913.50 1,956.30
Iraq 73.7 84.1 48.3 33.1 48.2 81.6 84.8
Israel 270.1 369.8 439.5 435.6 449.4 479.4 479.4
Japan 1,193.00 1,271.10 1,368.00 1,412.40 1,415.60 1,376.50 1,443.20
Jordan 118.1 132.2 141.4 154.8 188.5 192 191.8
Kazakhstan 32.9 43.7 60.9 73.1 98.5 96.7 96.2
Korea Dem. Peo. Rep. 26.8 35.8 31.9 31.9 31.9 31.9 33
Korea Rep. 373.3 483.6 508.5 550.4 587.6 616.2 624.1
Kuwait 31.1 31.4 35.2 40.9 40.3 38.6 39.6
Kyrgyzstan 4.6 5.4 5.8 4 4 6 6
Lao Peo. Dem. Rep. 9.6 15.4 16.5 17.4 19.3 19.9 20.3
Lebanon 104.2 121.3 134.6 128.6 127.6 129.3 130.3
Malaysia 713.9 916.1 1,001.70 1,083.00 1,213.90 1,249.80 1,279.20
Mongolia 0.1 0.2 0.2 0.2 0.2 0.1 0.1
Myanmar 212.4 560.4 797.3 922.9 1,015.60 1,078.70 1,079.70
Nepal 12.6 15.3 16.5 16.5 16.5 36.1 40.3
Occ. Palestinian Terr. 68.3 65 47 47.3 52 52 52
Oman 4.2 5.8 5.3 5.4 5.6 5.6 5.7
Pakistan 327.3 385.4 599.1 650.3 706 768 776
Philippines 531.8 648.6 812 826 868.2 905.6 947.3
Qatar 4.2 5.3 6.9 7.3 7.3 9.2 9.8
Saudi Arabia 482.1 536.5 562.4 566.6 576.8 576.3 572.3
Singapore - - - - - - -
Sri Lanka 62.7 96.7 102.2 99 102 102.1 104.1
Syrian Arab Rep. 106 160.4 178.3 182.2 188.9 177.2 136.4
Tajikstan 0.1 0.1 0.9 4.2 0.1 1.7 0.5
Thailand 1,051.00 1,006.60 1,156.10 1,152.00 1,218.90 1,256.00 1,263.40
Timor-Leste 1 0.7 0.8 0.8 0.7 0.7 0.8
Turkey 634.9 943.2 1,086.00 1,317.90 1,449.20 1,613.40 1,723.90
Turkmenistan 6 14 19 19.5 19.5 20 21
United Arab Emirates 25 34.3 33.4 37.8 39.6 40.6 41.1
Uzbekistan 15.7 20.9 23.4 24.1 25.9 30 30.8
Viet Nam 294.5 320.9 445.8 526.9 454.8 492.1 523.7
Yemen 65.2 112.3 134.7 137.7 143.7 149.1 151.4
ASIA 18,590.00 22,443.90 26,197.60 28,006.50 29,174.60 29,895.80 31,386.10
Nguồn: FAO

 

 

 

Sản xuất thịt gia cầm tại châu Á sắp xếp từ cao đến thấp (nghìn tấn)
Quốc gia Khối lượng (nghìn tấn)
China, mainland 12,667.20
India 2,219.00
Iran Isl. Rep. 1,956.30
Indonesia 1,751.70
Turkey 1,723.90
Japan 1,443.20
Malaysia 1,279.20
Thailand 1,263.40
Myanmar 1,079.70
Philippines 947.3
Pakistan 776
Korea Rep. 624.1
Saudi Arabia 572.3
China, Taiwan 543.7
Viet Nam 523.7
Israel 479.4
Jordan 191.8
Bangladesh 163.6
Yemen 151.4
Syrian Arab Rep. 136.4
Lebanon 130.3
Sri Lanka 104.1
Kazakhstan 96.2
Azerbaijan 86.8
Iraq 84.8
Occ. Palestinian Terr. 52
United Arab Emirates 41.1
Nepal 40.3
Kuwait 39.6
Korea Dem. Peo. Rep. 33
Uzbekistan 30.8
Cyprus 24.7
Turkmenistan 21
Lao Peo. Dem. Rep. 20.3
Cambodia 18.9
Brunei Darussalam 18.9
Georgia 10.4
Qatar 9.8
Afghanistan 9.2
Kyrgyzstan 6
Armenia 5.9
Oman 5.7
China, Macao 1.1
Timor-Leste 0.8
Bahrain 0.8
Tajikstan 0.5
Bhutan 0.3
Mongolia 0.1
Singapore -
China, Hong Kong -
 
Nguồn: FAO

 

 

 

Theo  Bộ  Nông  nghiệp Mỹ  ước tính sản lượng thịt gia cầm ở Trung Quốc sụt giảm khoảng 1 triệu tấn trong 2 năm do tác động của dịch cúm gia cầm vào sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.

 

 

Những nước sản xuất thịt gia cầm hàng đầu châu Á
Quốc gia 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 ước tính
China 9,269 10,200 10,350 11,291 11,840 12,100 12,550 13,200 13,700 13,350 12,700
India 1,080 1,900 2,000 2,240 2,490 2,550 2,650 2,900 3,160 3,450 3,725
Turkey 662 978 946 1,012 1,170 1,250 1,420 1,619 1,707 1,760 1,810
Thailand 1,070 950 1,100 1,050 1,170 1,200 1,280 1,350 1,550 1,500 1,600
Indonesia 804 1,126 1,260 1,295 1,350 1,409 1,465 1,515 1,540 1,550 1,565
Japan 1,091 1,166 1,258 1,250 1,255 1,283 1,295 1,251 1,325 1,329 1,335
Malaysia 650 860 922 931 930 1,014 1,140 1,174 1,210 1,245 1,265
Iran 586 673 691 710 722 745 765 785 805 820 840

Nguồn: USDA

khối lượng trên đã bỏ chân và nội tạng

 

 

Theo bảng trên ta thấy Trung Quốc trong năm 2012 chiếm 13,7 triệu tấn hoặc hơn 40% của tổng khu vực châu Á. Bảng 3 cho thấy 8 quốc gia khác mỗi quốc gia có sản lượng hơn 1 triệu tấn một năm đã chiếm 40.5% tương đương 12,7 triệu tấn.


Theo bảng 3 và 4 theo thống kê của USDA và FAO đã có sự sai khác trong năm 2012 về sản lượng thịt của Iran tuy nhiên sự sai khác này do có 1630 triệu con gia cầm với khối lượng trung bình móc hàm 1,2kg đã bị tiêu hủy trong năm 2012.

 

3-t-h

Biểu đồ: Các nước sản xuất thịt gà hàng đầu ở châu Á (nghìn tấn)

 

 

Theo USDA các nước sản xuất hàng đầu thế giới có sự phát triển mạnh mẽ ngay từ những năm 2000 là bởi vì thành quả dài hạn này được bắt đầu từ những năm 1990 . Sản lượng thịt của Trung Quốc bùng nổ hơn 8% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2012. Tuy nhiên một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm vào tháng 3 năm 2013 đã có 1 tác động đáng kể vào nguồn cung cấp, trong đó sản lượng đã tụt dốc từ năm 2012 là 13,7 triệu tấn xuống 13,4 triệu tấn trong năm 2013, ước tính khoảng 12,7 triệu tấn vào năm 2014.

 

4-t-h

Biểu đồ: Sản xuất thịt gà thịt ở Trung Quốc đã tăng gấp năm lần kể từ năm 1990 (triệu tấn)

 

 

Ấn Độ là nước sản xuất lớn thứ 2 châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới, là một cường quốc trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm. Ấn Độ còn là nước có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới 13% từ năm 1990.


Ngành công nghiệp thịt gia cầm của nước này đi qua một năm 2012 đầy khó khăn với mức tăng trưởng tụt dốc chỉ còn 9% trong khi đó chi phí thức ăn tăng cao kỷ lục, kết hợp với lượng dư thừa từ năm 2010 và 2011. Đã có những nỗ lực để cải thiện tình hình, cân bằng cung và cầu nên năm 2013 tình hình thị trường đã được cải thiện đáng kể


Theo Cơ quan xếp hạng tín dụng của Ấn Độ (INCRA Ltd) nhu cầu về thịt gà sẽ tiếp tục tăng trưởng từ mức 8 – 10%.

 

5-t-h
Ngành công nghiệp thịt gia cầm của Ấn Độ đã tăng gấp 20 lần kể từ năm 1990 (nghìn tấn)

 


Ở Thái Lan ngành công nghiệp thịt gia cầm của nước này đã bị khủng hoảng vào năm 2004 với sự kiện xuất khẩu thịt đông lạnh chưa qua chế biến làm bùng phát dịch cúm gia cầm có độc lực cao HPAI.

Do đó sản xuất giảm tới 33% trong năm đó (900.000 tấn). Sau đó ngành công nghiệp nước này phục hồi trở lại dự toán trong năm nay sẽ đạt 1,6 triệu tấn.

 

Ở Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất gia cầm đang được mở rộng mạnh mẽ, tăng trưởng gần 9% từ năm 1990 -2011. Những năm sau đó sản lượng tăng chậm hơn đặc biệt vào năm 2012, tuy nhiên vẫn được dự báo đạt mức kỷ lục1,8 triệu tấn vào năm 2014. Tuy nhiên trên thực tế nhu cầu tiêu thụ trong nước đã giảm đáng kể từ năm 2012 do chiến dịch truyền thông nhằm cáo buộc ngành công nghiệp này sử dụng thức ăn biến đổi gen, do đó xuất khẩu gia cầm của nước này sẽ ngày một tăng cao.

 

Ga-8xx dịch    

nguồn the poutrysite

 

Từ ngày 16 đến 19 tháng 9 năm 2014, tại thành phố Rennes, cộng hòa Pháp sẽ diễn ra triển lãm chăn nuôi quốc tế SPACE 2014. Là một triển lãm về chăn nuôi hàng đầu trên thế giới hiện nay, SPACE 2014 năm nay có sự đóng góp của hơn 1.400 gian hàng và khoảng 114 000 khách tham quan trên một diện tích triển lãm rộng 156.000 m2, với sự tham gia của đông đảo các gian hàng về thức ăn chăn nuôi, chuồng trại và máy móc phục vụ chăn nuôi, ngành lai tạo giống, ngành thú y và năng lượng nông nghiệp…Triển lãm SPACE là không gian gặp gỡ của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau của ngành chăn nuôi : chăn nuôi bò (bò thịt và bò sữa), chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi heo, thỏ và cừu. . .

Triển lãm SPACE dành cho khách tham quan quốc tế một chương trình đón tiếp trọng thể và những dịch vụ tốt nhất : vào cửa miễn phí, khu vực dành riêng cho khách quốc tế (Club International).


Space 2014 với hơn 1.400 gian hàng là nơi quy tụ các công ty hàng đầu trong ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp phụ trợ khác


Với quy mô toàn cầu và là triển lãm uy tín được tổ chức hàng năm nên Space 2014 ước tính có khoảng 114000 người tham dự.

 

Đăng ký tham dự triển lãm tại đây: www.a-p-c-t.fr/space/index.php?lang=GB

 

Chi tiết các gian hàng tham gia triển lãm: uk.space.fr/exhibitor/list-of-exhibitors.aspx

 

Thời gian:
- Ngày 16 đến 19 tháng 9 năm 2014
- Xem chi tiết thời gian làm việc

- Xem tại đây: uk.space.fr/conferences.aspx

 

Địa điểm:
- Parc expossitions rennes aeroport - Rennes - Pháp
- Chỉ dẫn đường tới tham dự triển lãm

- Xem tại đây: uk.space.fr/exhibitor/list-of-exhibitors.aspx

Ga_8xx tổng hợp


Vào ngày 08 tháng 09 năm 2014 vừa qua, tổng giám đốc tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), ông Jose Graziano da Silva đã có cuộc gặp gỡ với bộ trưởng bộ Nông nghiệp Ấn Độ, ông Radha Mohan Singh.

 

Bản đồ Ấn Độ nguồn: sưu tầm

 

Trong buổi gặp gỡ lần này, ông Singh thông báo cho FAO về những tiến bộ quan trọng của Ấn Độ trong nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan trong vài năm qua.

 

Ấn Độ không chỉ có thể tự cung tự cấp lương thực mà còn làm rất tốt các khâu trong trồng trọt, chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa, chăn nuôi thủy sản, quản lý sau thu hoạch và phát triển các cơ sở chế biến đông lạnh, ông Singh nói.

Hiện nay, Ấn Độ sản xuất trên 260 triệu tấn lương thực, 269 triệu tấn nông sản và 132 triệu tấn sữa, ông Singh nói thêm.

Khi đề cập đến nông nghiệp, giống như một ngành chủ đạo của đất nước, ông Singh nói rằng nông nghiệp đóng góp 13,7% tổng thu nhập quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm cho 22% dân số.

Dự kiến, tốc độ tăng trưởng cho nông nghiệp là 4%, các ngành đầu tư vào nông nghiệp từ năm 2012 - 2013 đã lên đến 181,81 tỷ rupe (tương đương 63.322 tỷ VNĐ).

 

Lý giải về chương trình “Rashtriya Krishi Vikas Yojana” (RKVY), ông Singh nói rằng chương trình này sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan bằng cách khuyến khích các tiểu bang tăng đầu tư công; và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, tạo ra nền nông nghiệp hiện đại.

 

Ông Singh cũng mô tả những sáng kiến ​​quan trọng khác, trong đó bao gồm nhiệm vụ quốc gia về nông nghiệp bền vững (NMSA) mà trong đó Ấn Độ đang tìm các giải pháp công nghệ cao nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực bảo tồn tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, quản lý chất lượng đất, hệ thống canh tác tổng hợp và lồng ghép công nghệ nước mưa.

 

Bộ trưởng nông nghiệp Ấn Độ cũng đã trao đổi với tổng giám đốc FAO về Trung tâm tư vấn Kisan, nơi cung cấp thông tin cho cộng đồng nông nghiệp thông qua số điện thoại miễn phí trên tất cả bảy ngày trong tuần và một tổng đài tin nhắn SMS cho nông dân hoạt động kể từ tháng 7 năm 2013 để phổ biến thông tin, đưa ra các khuyến cáo nông nghiệp theo mùa vụ và cung cấp dịch vụ thông qua tin nhắn SMS cho nông dân ở các địa phương khác nhau.

 

Ông Singh cũng đề cập đến các bước thực hiện của chính phủ Ấn Độ nhằm khuyến khích nông dân hình thành các hợp tác xã sản xuất (FPO).
Chính phủ đã đưa ra chương trình bảo lãnh tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các thành viên của mỗi FPO có thể vay vốn ưu đãi, từ đó tăng tổng lượng vốn sở hữu của các thành viên lên tối đa là 17,000 usd.

 

Về phần mình, ông Jose Graziano da Silva đánh giá cao phong trào hợp tác xã sôi động đang được phổ biến ở Ấn Độ và bày tỏ hy vọng rằng các sáng kiến công nghệ được thực hiện ở Ấn Độ trong sản xuất lúa và các cây trồng khác sẽ là một sự giúp đỡ đáng kể các nước khác bao gồm Brazil, Nga và Nam Phi...khắc phục khó khăn trong lĩnh vực này.

 

Ông da Silva cho biết, FAO sẽ tham gia vào sứ mệnh an ninh lương thực quốc gia của Ấn Độ và đảm bảo rằng những thách thức mà Ấn Độ đang phải đối mặt trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự của các ủy ban khác nhau của FAO.

 

Hoa Đá dịch    
theo thepoultrysite

 

 

Có thể nói năm 2014 là một năm bội thu của ngành chăn nuôi heo Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, giá heo luôn ở mức cao và ổn định trung bình 48,000 VNĐ/kg.

Ngược lại với chăn nuôi heo, người chăn nuôi gà vẫn luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ gây sụt giảm giá. Mặc dù công tác kiểm soát gà nhập lậu chặt chẽ hơn năm 2013 rất nhiều nhưng giá gà vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, gần như toàn bộ các mặt hàng về gà đều giảm từ 1,000 - 2,000 VNĐ/1 đơn vị so với thời điểm này của tháng 9 năm 2013.

Sau đây là giá cả cụ thể các mặt hàng trong tuần 2 của tháng 9 mà chúng tôi tổng hợp được

  

 

Thịt heo - hình minh họa

 

 

Giá cả thị trường tuần 2 tháng 9
Sản phẩm  Giá bán  Đơn vị tính 

Heo 

 Heo thịt hơi 51.000 - 55.000 đ/kg
 Heo giống  1.3 - 1.4 triệu đ/con 

 

 

 

Giá gà

Gà giống lông màu  9.500  đ/con lúc 1 ngày tuổi 
Gà thịt lông màu 39.000 - 40.000 đ/kg
Gà giống công nghiệp 12.000 đ/con lúc 1 ngày tuổi 
Gà thịt công nghiệp 26.000 - 27.000 đ/kg
Gà trứng giống 15.500 đ/con lúc 1 ngày tuổi 
Trứng gà 1.450 - 1.550 đ/quả

 

 

Vịt

 

vịt giống 18.000 - 21.000 đ/con lúc 1 ngày tuổi 
Vịt thịt 45.000 - 57.000 đ/kg
Vịt bố mẹ giống 28.000 - 45.000 đ/con lúc 1 ngày tuổi 
Trứng vịt 2.100 - 2.300 đ/quả

 

Sữa bò tươi 13.700 đ/kg
Bò thịt hơi 75.000 đ/kg
Bò thịt giống 125.000 đ/kg
Bò sữa giống 180.000 đ/kg

 

 

Hoa Đá tổng hợp

 

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status