
Hiệp hội Phòng thí nghiệm châu Âu (EAVLD) và Hệp hội chẩn đoán phòng thí nghiệm của Italya (SlDiLV) thông báo Đại hội lần 3 về chẩn đoán thú y sẽ được tổ chức tại nước này từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 2014. Đại hội sẽ được tổ chức trọng thể tại thành phố Pisa - Tuscany - Italia.
Tháp nghiêng Pisa - Italia Thành phố diễn ra hội nghị
Đại hội của Hiệp hội thú y châu Âu được tổ chức 2 năm một lần. Đại hội lần đầu được tổ chức tại Lelystad - Hà Lan, lần thứ 2 vào năm 2012 tại Kazimierz Dolny - Ba Lan.
Cả hai kỳ đại hội đã cho thấy một mong muốn được giới thiệu, thảo luận và trao đổi về các phương pháp chẩn đoán mới trong phòng thí nghiệm; sự phát triển và sử dụng các công cụ chẩn đoán mới ở châu Âu và trên toàn thế giới. Trong thập kỷ qua sự phát triển của công nghệ đã có nhiều đột phá mới trong khả năng chẩn đoán nói chung và chẩn đoán trong lĩnh vực thú y nói riêng. Chúng ta đang được làm việc trong thời kỳ có sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ và một kỳ đại hội như vậy sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể cập nhật những tiến bộ mới nhất ở châu Âu và trên thế giới.
Đại hội lần thứ 3 sẽ được tổ chức bởi SIDiLV tại Trung tâm Hội nghị ở Pisa. Pisa là một thành phố giàu truyền thống lịch sử nằm ở Tuscany. Thành phố được cả thế giới biết đến với tháp nghiêng Pisa.
Từ những thành công của những kỳ đại hội trước đó, chúng tôi rất mong sẽ đón được đón tiếp các bạn ở khắp châu Âu và trên toàn thế giới.
Chúng tôi rất mong được gặp lại bạn ở Pisa vào ngày 12 tháng 10 năm 2014.
Nội dung thảo luận
- Các công cụ chẩn đoán bệnh động vật và các bệnh truyền qua động vật.
- Công cụ chẩn đoán về an toàn thực phẩm và các bệnh lây từ động vật sang người.
- Phát hiện trực tiếp của tác nhân gây bệnh và chẩn đoán nhanh tại chỗ.
- Công nghệ mới trong chẩn đoán bằng công nghệ gen và các chất chỉ điểm sinh học.
- Dịch tễ học phân tử và molecular typing .
- Quản lý chất lượng - tự động hóa - chuẩn bị và lên kế hoạch.
- Trao đổi và thảo luận.
Đăng ký tham gia: eavld2014.org/?page_id=1397
Ga_8xx tổng hợp
FAO cho biết "Một chủng mới của vius cúm gia cầm (cúm A H5N6) ở Trung Quốc và Đông Nam Á là một mối đe dọa mới cho ngành chăn nuôi thế giới và sức khỏe con người. Điều này cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ".
Virus cúm H5N6 lần đầu tiên được tìm thấy tại Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014. Sau đó virus được tìm thấy ở Việt Nam vào tháng 8 và ở Lào vào tháng 9 vừa qua.
Chăn nuôi gà thả vường tại Việt Nam
Ông Juan Lubroth trưởng văn phòng thú y của FAO cho biết: "Virus cúm luôn có sự thay đổi để tạo thành các biến chủng mới gây đe dọa cho thế giới'.
"Tuy nhiên, H5N6 là rất đáng lo ngại, vì nó đã được tìm thấy ở những địa điểm rất xa nhau. Virus có độc lực cao và có thể lây lan nhanh chóng, trong vòng 72h virus có thể gây nhiễm và tỉ lệ tử vong rất cao"
Trên thực tế virus có độc lực cao ở gà, ngỗng và có thể lây lan nhanh chóng trên một khu vực địa lý rộng lớn. Virus hiện đang là mối đe dọa thực sự đối với ngành công nghiệp gia cầm ở khu vực này. Gia cầm đang góp phần quan trọng trong thu nhập của hàng trăm triệu người trong khu vực này.
Tổ chức y tế thế giới (OIE), FAO và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hợp tác để hỗ trợ các quốc gia trong vùng cùng nhau ứng phó với các diễn biến phức tạp của virus.
"Một trương trình giám sát hiệu quả và phát hiện sớm dịch bệnh động vật là một trong hai yếu tố chính để giảm thiểu sức lây lan và thiệt hại do dịch. OIE kêu gọi 180 nước thành viên phải tôn trọng những cam kết của mình và ngay lập tức thông báo trên WAHIS khi có dịch bùng phát" Tổng giám đốc OIE ông Bernard Vallat cho biết.
Hạn chế các mối đe dọa ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Theo báo cáo, chỉ có một trường hợp nhiễm H5N6 sau khi tiếp súc với gia cầm mắc bệnh tại Trung Quốc. Sau đó người nhiễm bệnh đã tử vong. Sau đó chưa phát hiện thêm một trường hợp nào. Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu về chủng virus mới này, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy H5N6 có thể lây trực tiếp sang người.
"Những bằng chứng hiện tại cho thấy H5N6 có thể gây ra một mối đe dọa mới cho sức khỏe con người" nhà dịch tễ học của WHO ông Elizebeth Mumford cho biết " Bệnh được sảy ra ở nhiều nơi trên một vùng rộng lớn, tuy nhiên chúng tôi chỉ có một bệnh nhân được báo cáo. Điều này cho thấy virus này không dễ dàng lây nhiễm từ động vật sang người. Tất nhiên chúng ta vẫn cần tiếp tục cảnh giác, bởi số lượng gia cầm ở khu vực này sẽ tăng trong mùa đông".
Ngay cả khi mức độ lây lan của H5N6 là rất thấp như hiện nay thì vẫn còn rất nhiều các mối đe dọa nguy hiểm khác như H5N1, H7N9. FAO và WHO khuyến cáo mọi người dân làm theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
FAO và WHO đang chỉ ra rằng ở thời điểm hiện tại nó rất quan trọng đối với các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tất cả những người có liên quan tới các hoạt động sản xuất, buôn bán, giết mổ gia cầm cần được quản lý và giám sát kịp thời khi dịch bệnh nổ ra.
Tất cả các trường hợp nhiễm cúm trước đây đều cần được báo cáo tới tổ chức y tế thế giới WHO theo quy định năm 2005. Điều quan trọng là virus lần này có nhiều điểm tương đồng với virus cúm xảy ra ở người.
FAO kêu gọi các nước tiếp tục cảnh giác và chuẩn bị sãn sàng để đối phó với dịch.
Một ổ H5N6 bùng phát trên diện rộng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD và có ảnh hưởng tới hàng triệu người. Hệ thống thú y ở các nước Đông Nam Á vẫn chưa đủ để có thể chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.
FAO kêu gọi các nước cảnh giác khi đối mặt với những hiểm họa do virus mới này gây nên cho ngành công nghiệp gia cầm. Để ngăn chặn sự lây lan của nó, tổ chức này cũng đề xuất với chính phủ các nước hỗ trợ để ngành công nghiệp này đi vào sản xuất an toàn và hiệu quả. Các yêu cầu về an toàn sinh học là rất cần thiết. Cần có sự phối hợp với tổ chức y tế thế giới OIE, để có các biện pháp phòng bệnh, phát hiện sớm, báo cáo ngay khi có dịch, và có những biện pháp kịp thời.
Chương trình cúm của FAO đã sẵn sàng hỗ trợ các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Sau năm 2004 nguồn lực của chương trình này can kiệt tuy nhiên sau đó việc kêu gọi từ các quỹ cộng đồng khác và sự hợp tác quốc tế cũng như trong khu vực đã tăng lên để ứng phó với dịch cúm gia cầm cũng như ứng phó với các mối đe dọa cho động vật và sức khỏe cộng đồng .
Bạn muốn xem thêm ?
- Bùng phát dịch cúm gia cầm mới H5N6 tại các tỉnh của Việt Nam.
- Dịch cúm gia cầm mới bùng phát tại Luangprabang - Lào
Ga_8xx tổng hợp
Nếu như giá heo miền Nam liên tục giữ ở mức cao và ổn định trong một thời gian dài thì ngược lại, giá gia cầm lại biến động liên tục kể từ đầu tháng đến giờ.
Cụ thể, hầu hết tất cả các mặt hàng gà từ gà công nghiệp đến gà thả vườn đều giảm từ 1-2 giá so với hồi giữa tháng 9 và giảm trung bình 3-4 giá so với đầu tháng.
Đặc biệt hơn nữa là sự tụt giá của vịt thịt và con giống vịt. Trung bình mỗi kg vịt thịt giảm từ 12.000 - 14.000 vnđ, vịt giống giảm 2.000 vnđ/con.
Sau đây là giá cả cụ thể của từng loại vật nuôi mà phóng viên của chúng tôi đã kịp thời tổng hợp được.
Thịt heo - hình minh họa
Bạn muốn xem thêm ?
- Giá cả thị trường miền Nam tuần 2 tháng 9
- Giá cả thị trường miền Bắc tuần 3 tháng 9
Hoa Đá tổng hợp
Trong tuần 03 của tháng 09 vừa qua thị trường miền Bắc nước ta có sự thay đổi lớn về giá. Tất cả các mặt hàng đều được báo giá giảm trong đó gà lông màu nuôi bán công nghiệp có mức sụt giảm nghiêm trọng nhất, giá gà loại này ở tuần trước ở thị trường Vĩnh Phúc đang có giá từ 70.000 - 75.000đ/kg nhưng từ giữa tuần vừa rồi đã liên tục giảm với tốc độ rất nhanh, kết thúc ở cuối tuần chỉ còn 50.000 - 58.000 đ/kg. Các mặt hàng khác cũng đã giảm đáng kể như heo siêu tại thị trường Hưng Yên chỉ còn 49.500đ/kg thay vì 52.000đ/kg ở tuần trước. Tuy nhiên giá giống trên thị trường giảm không nhiều, các cơ sở sản xuất giống vẫn đang báo giá khá cao, nên nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa tái đàn trở lại. Sau đây là tổng hợp giá các mặt hàng chăn nuôi tại thị trường miền Bắc.
Chăn nuôi gà bán công nghiệp
Chú ý: -Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
-Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
-Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
Ga_8xx
Chính phủ Mỹ đã đưa ra một chiến lược mới để chống lại những vi khuẩn kháng kháng sinh và tăng cường kiểm tra nhanh và giám sát.
Cách đây một năm, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra một báo cáo mang tính bước ngoặt và gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng và những nguy cơ kháng thuốc trong chăn nuôi và những ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Báo cáo xếp hạng các mối đe dọa từ thuốc kháng sinh thành các mức độ, khẩn cấp, nghiêm trọng và liên quan.
Một thông báo từ Nhà Trắng của Tổng thống về chiến lược quốc gia về phòng chống vi khuẩn kháng kháng sinh là phản ứng mạnh mẽ của chính quyền với những gì CDC mô tả "Một trong những mối đe dọa khẩn cấp tới sức khỏe chúng ta ngày nay - kháng kháng sinh".
CDC nói thêm " kháng sinh chống vi khuẩn - mầm bệnh, nếu kháng sinh không có tác dụng với những mầm bệnh đó chúng ta sẽ chết khi chỉ bị nhiễm trùng đơn giản".
Để hỗ trợ cho Chiến lược Quốc gia chống vi khuẩn kháng kháng sinh, CDC cho biết họ đang làm việc để giải quyết các mối đe dọa trong 4 lĩnh vực.
1- Làm chậm sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh kháng thuốc.
2- Tăng cường nỗ lực giám sát y tế quốc gia để chống lại kháng kháng sinh.
3 – Phát triển nhanh chóng và sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chính sác để xác định và tìm hiểu đặc tính của vi khuẩn kháng thuốc.
4- Nâng cao hợp tác quốc tế và năng lực làm việc cho công tác phòng chống kháng kháng sinh, giám sát, kiểm soát và nghiên cứu về thuốc kháng sinh mới.
Các kế hoạch này là một phần trong dự thảo của CDC. Ngân sách chi cho CDC trong chiến dịch này là 30 triệu USD và 14 triệu USD được chi cho mạng lưới An Toàn y tế quốc gia để chống lại vi khuẩn kháng thuốc.
CDC nói rằng số tiền trên là cần thiết và phù hợp để thực hiện giải quyết các mối đe dọa từ kháng kháng sinh.
Tom Frieden, giám đốc trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết: "Mỗi ngày chúng ta không hành động để bảo vệ sức khỏe, thì việc giải quyết kháng kháng sinh sẽ ngày một khó khăn và chi phi cho nó tốn kém hơn để giải quyết vấn đề kháng thuốc trong tương lai.
Kháng thuốc có thể làm suy yếu cả hai chức năng của chúng ta là phòng chống các bệnh truyền nhiễm và phòng chống nhiều bệnh mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại.
Các bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa học và các bệnh nhân suy thận đang phải lọc máu ngày càng phổ biến, các bệnh về khớp một bệnh phụ thuộc rất nhiều vào kháng sinh do cá biến chứng nhiễm trùng cũng đang rất phổ biến"
Ông nói thêm: "Chúng ta phải là những người quản lý kháng sinh, cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này ở các bệnh viện, phòng khám, nhà cửa, trang trại chăn nuôi, cần có phối hợp đồng bộ và thống nhất để giải quyết vấn đề vì con cháu chúng ta, vì tương lai chúng ta".
Sau một thời gian dài vận động về kháng kháng sinh nghị sĩ Louise Dlaughter cho biết: "Báo cáo hôm nay từ các cố vấn khoa học hàng đầu trong nước khẳng định những cố gắng của hơn 450 cơ sở y tế, các nhà khoa học, và một nhóm những người tiêu dùng ủng hộ dự luật của chúng tôi. Tôi đã luôn luôn nói với mọi người trong một thời gian dài: Việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và những thay đổi đáng kể cho việc sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp là vô vùng cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Tôi đánh giá cao đề nghị của PCAST về theo dõi xát sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp, và FDA cùng với USDA cần làm việc để thu thập thông tin chi tiết hơn nữa, FDA cần có những hướng dẫn cụ thể để giảm thiểu kháng kháng sinh".
Tiến sĩ Ashley Peterson, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học và quản lý gia cầm quốc gia cho biết: " Cần sử dụng có hiệu quả kháng sinh" cả ở người và động vật. Là một nhà sản xuất thịt gà có trách nhiệm và nghiêm túc chúng tôi sẽ hỗ trợ FDA để có những hướng dẫn cụ thể vào năm 2016, kháng sinh đang được sử dụng rộng dãi trong chăn nuôi để kiểm soát dịch bệnh và tăng năng xuất
. Chúng tôi hỗ trợ FDA để đưa sản xuất thức ăn chăn nuôi theo chỉ thị của VFD, cần đảm bảo mọi kháng sinh bổ sung vào thức ăn cần dưới mức cho phép và mọi vấn đề khi sử lý bệnh phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có 2 loại thuốc kháng sinh quan trọng trong điều trị ngộ độc thực phẩm ngày nay là flouroquinolones và cephalosporin đã được cho phép bổ sung vào thức ăn cách đây 2 năm. Chúng tôi mong muốn làm việc với cơ quan có trách nhiệm trong việc đưa ra các chính sách về vấn đề này. Đặc biệt cần làm các nghiên cứu chuyên sâu và kháng kháng sinh trên cả nước’.
Ga_8xx tổng hợp
Cơ quan thú y Estonia đã báo cáo một ổ dịch tả heo châu phi tại Ida-Virumaa.
Tổ chức y tế thế giới OIE đã nhận được báo cáo về bệnh này hôm 18 tháng 9 năm 2014 cho biết số heo bị mắc là heo rừng.
Xem thêm:
- 20 lý do mà cả châu Á và Việt Nam phải lo ngại bệnh Dịch tả Heo châu Phi (ASF)
Theo báo cáo, đã tìm thấy 1 con heo rừng bị chết sau đó những phân tích đã cho thấy nguyên nhân dẫn đến cái chết là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Heo rừng ảnh minh họa
Sự xuất hiện của bệnh dịch tả heo châu Phi trên heo rừng được khẳng định bằng phản ứng PCR tại phòng thí nghiệm của liên minh châu Âu ở Tây Ban Nha.
Liên quan tới trường hợp này các biện pháp theo quy định tại điều 15 của hội đồng thú y châu Âu (chỉ thị 2002/06/EC) đã được thực hiện.
Kiểm soát các khu vực có động vật hoang dã, khoanh vùng và một số các biện pháp đã được áp dụng để kiểm soát tình hình.
Nguồn gốc của ổ dịch vẫn chưa được làm rõ.
Ga_8xx tổng hợp

Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc kháng sinh ở động vật
“Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc kháng sinh ở động vật” được tổ chức tại Amsterdam - Hà Lan, ngày 29 Tháng 9 tới ngày 01 Tháng 10 năm 2014.
Thuốc kháng sinh được sử dụng trên toàn thế giới cả về thuốc thú y và thuốc cho con người. Việc sử dụng rộng rãi đã làm gia tăng lo ngại về sự xuất hiện của kháng kháng sinh, mà tác động tới quyền động vật, sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm và hủy hoại với môi trường.
Viện Nhiệt đới Hoàng gia Hà Lan: Nơi diễn ra hội nghị
Mục tiêu của Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc kháng sinh ở động vật là:
- Để đưa ra một cái nhìn tổng quan về hiện trạng và các hoạt động đang diễn ra liên quan đến vấn đề sử dụng kháng sinh ở động vật và kháng kháng sinh.
- Để tìm hiểu về những mong muốn của các bên liên quan.
- Để xác định các khu vực cần hành động mạnh mẽ hơn nữa đối với các kiến thức khoa học hiện tại.
- Để mở ra khả năng hoạt động hiệu quả và phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung.
Hội nghị được chuẩn bị cho ngành công nghiệp thú y và y tế cộng đồng; tất cả những người sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật, ví dụ như bác sĩ thú y, các nhà sản xuất thức ăn gia súc, người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, và dinh dưỡng; các ngành chế biến thực phẩm và nhà sản xuất, và bán lẻ; các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý; các nhà nghiên cứu trong các trường đại học và viện nghiên cứu;và những người khác có quan tâm đến sức đề kháng và tính bền vững của kháng sinh, chẳng hạn như giáo dục, cán bộ khuyến nông, tư vấn, và các tổ chức người tiêu dùng.
Các thành viên của Ban Cố vấn của “Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc kháng sinh ở động vật” rất mong được gặp bạn và đảm bảo rằng sự tham gia của bạn sẽ có hiệu quả và hiệu quả!
Thời gian
Bắt đầu ngày 29 tháng 09 năm 2014
Kết thúc ngày 01 tháng 10 năm 2014.
Địa điểm
“Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc kháng sinh ở động vật” sẽ được tổ chức tại Viện Nhiệt đới Hoàng gia ở Amsterdam, Hà Lan.
Địa chỉ cụ thể tại: Mauritskade 63 - 1092 AD Amsterdam - Hà Lan
Điện thoại:+31 20 5688711
Xem chi tiết: bastiaanse-communication.com/rua2014/cp_10.pdf
Đăng ký tham gia: bastiaanse-communication.com/rua2014/rua14_reg.html
Ga_8xx tổng hợp
Hiện nay ở Nepal có 21 ổ dịch cúm gia cầm có độc lực cao H5N1 vẫn chưa qua 21 ngày. Các báo cáo gần đây cho thấy khu vực Bagmati, Gandaki và Narayani đang là những khu vực dịch bệnh diễn ra phức tạp nhất.
Cơ quan thú y của nước này đã gửi bản báo cáo số 10 (báo cáo giám sát) ngày 09 - 09 - 2014 tới tổ chức thú y thế giới (OIE). Trong báo cáo này chỉ ra sự bùng phát của dịch cúm ở nước này bắt đầu từ ngày 28 tháng 06 năm 2014, sau đó ngày 15 tháng 07 một ổ dịch thứ 2 xuất hiện sau đó lây lan ra khắp Bagmati, sau đó bao gồm Kathmandu.
Bản đồ Nepal - nơi đang diễn ra dịch (ảnh: googlemap)
Cơ quan thú y nước này xác định nguyên nhân dẫn tới bùng phát dịch là do sự di cư của một đàn Quạ, kết hợp với đó là việc kiểm soát di chuyển gà trong nước chưa tốt.
Tổng cộng đã có 28.545 gia cầm nhiễm bệnh ( đã có 4.495 con chết và 24.050 bị tiêu hủy) trong đó có cả gia cầm thịt, gia cầm gống, gà nuôi nhỏ lẻ trong dân.
Sau khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp RT-PCR đã phát hiện virus cúm có độc lực cao H5N1 là nguyên nhân gây bệnh.
Các biện pháp phòng dịch đã được triển khai: Phun khử trùng, làm sạch môi trường tại các ổ dịch, các hoạt động giám sát chuyên sâu đã được tiến hành trong cả nước.
Trong một báo cáo ngày 11 - 9 - 2014 đã bổ sung thêm 12 ổ dịch mới, trong đó đã có 111.764 gia cầm đã bị chết và tiêu hủy. Dịch đã lan rộng ra các tỉnh lân cận như Gandaki (hai ổ dịch) và Narayani (một ổ dịch)
Nepal là quốc gia bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực mạnh và khó kiểm soát, số gia cầm bị chết và tiêu hủy lớn và tiếp tục tăng.
Ga_8xx tổng hợp
Bộ môn ký sinh trùng của trường đại học thú y Vienna - Áo đã có những phát hiện quan trọng trong quá trình phát triển của bệnh cầu trùng ở heo sơ sinh, bệnh có các các triệu chứng tiêu chảy và gây tử vong cho heo trong những ngày đầu sau khi sinh.
Bệnh cầu trùng ở heo là bệnh do ký sinh trùng gây ra, bệnh xảy ra rất nghiêm trọng ở heo con do nó tấn công vào niêm mạc ruột gây tiêu chảy, mất nước, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bệnh gây thiệt hại kinh tế nặng nề do giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng ở giai đoạn trưởng thành.
Sau khi nghiên cứu về quá trình xâm nhập của cầu trùng và những ảnh hưởng của bệnh đối với heo trong thời gian tiêu chảy, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bệnh làm giảm tăng trưởng và có thể dẫn đến chết nếu nhiễm trùng kế phát không được quản lý. Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho các trang trại chăn nuôi heo.
Heo con theo mẹ ở nước ta
"Hệ thống miễn dịch đang phát triển của heo con sơ sinh chưa đủ hoàn thiện để đối phó với các tác nhân là ký sinh trùng. Do vậy bệnh xâm nhập và gây các tổn thương ở niêm mạc ruột gây hậu quả nghiêm trọng. Cystoisospora suis không thể tấn công với heo trưởng thành do hệ thống miễn dịch đã hoàn chỉnh", tác giả của nghiên cứu Simone Gabner cho biết.
Tế bào miễn dịch phát triển nhanh hơn trong ruột heo con bị nhiễm bệnh so với những heo khỏe khác.
Các nhà khoa học từ Viện ký sinh trùng ở Vetmeduni Vienna đã theo dõi quá trình phát triển của hệ thống miễn dịch, các phản ứng của tế bào miễn dịch khi nhiễm Cystoisospora suis.
Nghiên cứu này sử dụng 25 con heo ba ngày tuổi đã bị nhiễm bệnh cầu trùng với 26 heo khỏe mạnh cùng độ tuổi. Các nhà khoa học đã phân tích các tế bào miễn dịch trong cả 2 lô thí nghiệm.
Sự phát triển của tế bào T còn gọi là tế bào cảm nhiễm, một loại tế bào cảm nhận các tổn thương mô và kích hoạt hệ thống miễn dịch, đã tìm tìm thấy các tế bào miễn dịch rất sớm ở heo con bị nhiễm bệnh sau 4 ngày bị nhiễm bệnh. Khi các “tế bào T nhớ” chết chúng lưu lại thông tin và xuất hiện các kháng thể đặc hiệu đối với bệnh cầu trùng.
Cả 2 loại tế bào T đều được tìm thấy từ rất sớm ở heo nhiễm bệnh. Ở heo không nhiễm bệnh các tế bào này được tìm thấy ở tuần thứ 3 sau khi sinh.
Bà Gabner cho biết. "Trước đó chúng tôi không thấy các tế bào T có vai trò quan trọng trong bệnh cầu trùng ở heo con. Bây giờ chúng ta đã biết các tế bào này xuất hiện trong quá trình phát triển của bệnh. Tuy nhiên hiện vai trò của các tế bào này trong quá trình phát triển của bệnh cầu trùng vẫn chưa rõ ràng"
"Cystoisospora suis ảnh hưởng tới các tế bào biểu mô ruột và phá hủy các rào cản tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập. Điều này làm cho các vi khuẩn gây nhiễm trùng thứ phát có khả năng phát triển và tăng cao. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu các tế bào T có làm giảm các tổn thương ở niêm mạc ruột hay không, nếu có thì mức độ ảnh hưởng này như thế nào.
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh.
Bà Gabner và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các thụ thể khác nhau của hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở heo con cũng như các chất truyền tín hiệu đó là một phần trong phản ứng viêm. Chỉ bốn ngày sau khi nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các thụ thể của một số tác nhân gây bệnh tăng như (TLF-2 và NOD2) và các phân tử tín hiệu liên quan đến các phản ứng viêm (TNF-anpha) trong ruột của heo bị nhiễm bệnh
.
Các ký sinh trùng đã kích hoạt hệ thống miễn dịch. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con đường truyền tín hiệu của quá trình đáp ứng miễn dịch. Các đáp ứng miễn dịch có thể bắt đầu từ rất sớm . Đây là một phát hiện quan trọng cho các nghiên cứu trong tương lai. Chúng tôi đã đi được thêm một bước để tiến tới hiểu rõ căn bệnh này" bà Gabner nói.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể ban đầu.
Nghiên cứu trước đây của nhóm nghiên cứu cho thấy kháng thể bảo vệ heo con chống lại bệnh cầu trùng, heo sơ sinh được truyền kháng thể trực tiếp qua sữa đầu.
Heo nái đã được tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và chúng sản xuất các kháng thể tương ứng sau đó truyền sang cho heo con. Các nghiên cứu sau đó đã có những bước tiến xa hơn. Sử dụng vaccine cho heo mẹ, để heo mẹ hình thành kháng thể truyền lại cho heo con với nồng độ cao.
Mục đích là để cung cấp cho heo con có nhiều kháng thể từ sữa mẹ trong những ngày đầu sau sinh để chống lại ký sinh trùng gây bệnh. Việc đưa vaccine cho mẹ trong giai đoạn mang thai là một thành công lớn trong kiểm soát bệnh cầu trùng cho heo. Heo con của những heo mẹ bị nhiếm ký sinh trùng trong giai đoạn mang thai ít nhiễm cầu trùng hơn so với những đàn heo mà mẹ chúng không bị nhiễm. Số lượng các kháng thể heo mẹ truyền cho heo con của nó là yếu tố quyết định các triệu chứng của heo con nhiễm cầu trùng.
Ga_8xx tổng hợp
Cơ quan thực phẩm Phần Lan (Evira) và khoa thú y trường đại học Helsinki đã phối hợp nghiên cứu sự xuất hiện của bệnh Viêm phế quản (IB) trên gà ở nước này.
Phần Lan là quốc gia miễn nhiễm với IB gần ba thập kỷ, cho đến năm 2011 bệnh đã được tìm thấy tại một trang trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, cuối năm đó cũng đã phát hiện thêm các ổ dịchh trên các trại nuôi gà thịt.
Có thể các chủng mới của IBv đã lây lan sang Phần Lan từ các nước láng giềng do nạn nhập khẩu trái phép các sản phẩm tươi sống. Một khả năng khác là một chủng virus của một loại vaccine sống được sử dụng trong thời gian dài đã tăng độc lực và gây bệnh trở lại.
Nước Phần Lan nhìn trên bản đồ
Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà do Coronavirus gây ra là bệnh rất dễ lây lan. Ngoài các dấu hiệu trên đường hô hấp, virus còn gây tổn thương trên đường sinh sản và tiết niệu gây ra các triệu chứng như giảm sinh trưởng, giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng vỏ, dễ vỡ, lòng trắng loãng, các dấu hiệu suy thận.
Tiêm chủng để phòng bệnh là biện pháp kiểm soát bệnh tốt nhất, hiện nay trên thế giới đã sử dụng rộng rãi các vaccine để phòng bệnh .
Theo chuyên gia về virus học của Evira, tiến sĩ Houvilainen cho biết "Có một khả năng một chủng virus dùng làm vaccine sống đã tăng cường độc và gây bệnh. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận điều này".
Kể từ mùa hè năm 2011, một loại vaccine bất hoạt của bệnh IB đã được sử dụng cục bộ tại Phần Lan.
Hiện nay đang có hàng chục chủng của virus IB được biết đến trên toàn thế giới, với các dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Đây là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho châu Âu và trên toàn thế giới.
"Biến chủng mới của IBv được tìm thấy tại Phần Lan trong năm 2011 đã được xác nhận có kiểu gen tương đồng với biến chủng QX xảy ra tại Trung Quốc và cũng rất phổ biến ở châu Âu trong những năm gần đây. Biến chủng QX cũng được tìm thấy sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu máu ở gà đẻ trứng" Bà Huovilainen nói.
Tuy nhiên các chủng mới được tìm thấy không hoàn toàn giống với chủng ban đầu. Các phân tich sâu các mẫu máu của gà nhiễm bệnh cho thấy sự có mặt của kháng thể đối với IBv nhưng vẫn mắc bệnh và chết.
Sau năm 2011, các ổ dịch nổ ra do IBv đã sảy ra trên cả gà thịt và gà nuôi lấy giống tại nước này.
"IB đã lây lan nhanh chóng trên gia cầm nhưng các nghiên cứu chưa thể xác định nguồn gốc các biến chủng mới xâm nhập vào Phần Lan" Bà Huovilainen nói
Ga_8xx tổng hợp