Chó poodle có hôi không? - Chắc chắn nhiều bạn đang muốn nuôi poodle nhưng vẫn còn phân vân về mùi hôi trên chó. Tất nhiên ngoài vấn đề này, các bạn còn nhiều thắc mắc khác nữa, nhưng đây
 
Items filtered by date: /12/ 2013 - VietDVM | Trang thông tin kiến thức Chăn nuôi UY TÍN

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi tháng 2/2022 giảm 6,9% so với tháng 1/2022 nhưng tăng mạnh 66,3% so với tháng 2/2021, đạt trên 77,96 triệu USD.

 

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 161,62 triệu USD, tăng mạnh 46,2% so với cùng kỳ năm 2021.

 

2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 161,62 triệu USD
2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 161,62 triệu USD

 

Thức ăn chăn nuôi xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc chiếm 52,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 68,71 triệu USD, tăng mạnh 314,8% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó riêng tháng 2/2022 đạt 37,94 triệu USD, tăng 23,3% so với tháng 1/2022 và tăng mạnh 276,5% so với tháng 2/2021.

 

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Campuchia chiếm tỷ trọng 12,4%, đạt gần 19,97 triệu USD, giảm 0,9%; riêng tháng 2/2022 xuất khẩu sang thị trường này đạt 8,61 triệu USD, giảm 24,2% so với tháng 1/2022 nhưng tăng nhẹ 1,3% so với cùng tháng năm trước.

 

Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 2/2022 giảm 9,9% so với tháng 1/2022 nhưng tăng mạnh 111% so với tháng 2/2021, đạt 8,97 triệu USD; công chung cả 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng mạnh 33% so với cùng kỳ năm 2021; đạt 18,93 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch.

 

Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang thị trường FTA RCEP 2 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh 96% so với 2 tháng đầu năm 2021, đạt 124,87 triệu USD; Xuất khẩu sang thị trường FTA CPTTP tăng nhẹ 1,7%, đạt 14,15 triệu USD.

 

Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2022  (Theo số liệu công bố ngày 9/3/2022 của TCHQ). ĐVT: USD
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2022 (Theo số liệu công bố ngày 9/3/2022 của TCHQ). ĐVT: USD

 

 

 Tác giả: Thủy Chung       
Nguồn tin: Trung tâm TT CN&TM

Đại gia chăn nuôi heo lớn ở miền Bắc dự kiến thưởng cổ phiếu 100% cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn lên 2.300 tỷ đồng. Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) vừa thông báo về phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thưởng cổ phiếu cụ thể là 100%, tức tăng vốn gấp đôi.

 

Vốn điều lệ của Dabaco sẽ được nâng thành 2.300 tỷ đồng
Vốn điều lệ của Dabaco sẽ được nâng thành 2.300 tỷ đồng

 

Tổng khối lượng khối hành theo đó dự kiến hơn 115 triệu cổ phiếu, được phân phối toàn bộ cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ sẽ được nâng thành 2.300 tỷ đồng.

 

Nguồn phát hành từ quỹ đầu tư phát triển thuộc vốn chủ sở hữu công ty. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2022 sau khi được UBCKNN chấp thuận. Cổ phiếu chào bán sẽ được tự do chuyển nhượng.

 

Theo báo cáo tài chính năm 2021, tập đoàn chăn nuôi heo này có lượng quỹ đầu tư phát triển gần 2.520 tỷ đồng. Ngoài ra “của để dành” còn có 606 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối và 418 tỷ đồng thặng dự vốn cổ phần.

 

Dabaco trong năm 2021 ghi nhận doanh thu tăng 8% lên mức kỷ lục trên 10.800 tỷ đồng. Tuy nhiên biên lãi gộp sụt yếu khiến lợi nhuận sau thuế giảm 41% về 830 tỷ đồng, vừa đủ hoàn thành kế hoạch năm.

 

Trong năm 2022, ban lãnh đạo dự báo nền kinh tế và sức tiêu thụ của thị trường vẫn chưa thể trở lại bình thường khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới. Bên cạnh đó sự đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, chế biến, tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp chăn nuôi.

 

Hơn nửa nhiều quốc gia đã ghi nhận các đợt bùng phát cúm gia cầm lớn kể từ tháng 5/2021. Tại Việt Nam, các ổ dịch cúm gia cầm và dịch tả heo châu Phi có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức nuôi tái đàn.

 

Theo đó doanh nghiệp kỳ vọng doanh thu cả năm đạt khoảng 22.558 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 918 tỷ đồng. So với năm 2021, doanh thu dự kiến cả năm nay tăng tới 108% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 11%.

 

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So nói rằng các chỉ tiêu kinh doanh được công bố dựa trên đà tăng trưởng từ nội lực sẵn có và những yếu tố về mặt thị trường một cách thận trọng, khả thi và chưa tính đến các dự án đang triển khai như Khu chăn nuôi công nghệ cao tại Thanh Hóa, Phú Thọ (mở rộng), dự án Nhà máy sản xuất dầu thực vật giai đoạn 2, Nhà máy sản xuất vaccine…

 

Gần đây Dabaco còn bắt tay với Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (TSC) trong việc phát triển chăn nuôi đàn heo 1 triệu con tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào cho đến năm 2028.

 

Dabaco chịu trách nhiệm cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và kỹ thuật, còn TSC chịu trách nhiệm tìm địa điểm, xây dựng hệ thống chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi. Tổng vốn đầu tư của liên doanh lên đến 3.000 tỷ đồng, trong đó TSC đóng góp 55% và Dabaco đóng góp 45%.

 

 

Tác giả: Huy Lê       
Nguồn: Tri thức trực tuyến

Cập nhật giá các sản phẩm chăn nuôi tại thị trường miền Bắc nước ta trong tuần 10/2022 (07/03/2022 - 13/03/2022).  Giá heo hơi trong tuần 10/2022 vừa qua có mức tăng khoảng 1000đ/kg  nhẹ so với tuần trước đó, hiện mức giá ở các tỉnh miền Bắc ở mức 52.000 - 56.000 đ/kg.  Ghi nhận giá heo hơi 56.000đ/kg trong tuần vừa qua ở các tỉnh Hà Nội (Hà Tây cũ), Hưng Yên, Bắc Giang. Các khu vực khác đã nghi nhận mức độ cải thiện về việc tiêu thụ heo tại trại.

 

Cập nhật giá các sản phẩm chăn nuôi tuần 10/2022
Cập nhật giá các sản phẩm chăn nuôi tuần 10/2022

 

Giá gà lông màu thịt trong tuần 10/2022 không có nhiều biến động so với tuần trước đó, giá gà thịt lông màu hiện ở mức 53.000-57.000 đ/kg, không có nhiều biến động so với tuần trước đó. Tuy nhiên giá con giống đang có xu hướng tăng và khan hàng trong thời gian tới

 

Giá trứng gà tiếp tục tăng mạnh, hiện tại giá trứng gà Ai Cập ở Vĩnh Phúc đã ghi nhật mức giá 2.600 - 2.700 đ/kg. Trứng gà công nghiệp (trứng đỏ) cũng tăng 100-300 đ/quả hiện có giá khoảng 2.000 - 2.100đ/kg.

 

Giá gà trắng công nghiệp tăng mạnh lên mức 31.000đ/kg (tăng 4000đ/kg so với tuần trước đó). 

 

Giá Vịt thịt tại thị trường miền Bắc cũng đã ghi nhận mức giá cao nhất là 40.000đ/g tăng gần 1000 đ/kg so với tuần trước đó.

 

 

Chi tiết giá heo hơi và các sản phẩm chăn nuôi khác tại các tỉnh miền Bắc trong tuần 10 năm 2022

Giá cả thị trường tuần 10/2022

Heo thịt

 Heo siêu 52.000 - 56.000 đ/kg 
 Heo lai đẹp 51.000 - 52.000 đ/kg
 Heo lai 49.000 - 50.000 đ/kg 

Gà thịt 

Gà thịt công nghiệp >3kg 29.000 - 31.000đ/kg
Gà thịt lông màu 53.000 - 57.000 đ/kg
Gà mía sơn tây 60.000 - 68.000 đ/kg
Gà ta nuôi thả vườn (nuôi hơn 4,5 tháng) 75.000 - 94.000 đ/kg
Gà lai chọi 62.000 - 70.000 đ/kg
Gà đông tảo lai 65.000 - 78.000 đ/kg
Gà ai cập đẻ loại 48.000 - 53.000 đ/kg

Trứng gà

Gà ai cập trắng 2.400 - 2.700 đ/quả
Gà ai cập hoa mơ 2.550 - 2.750 đ/quả
Gà công nghiệp (trứng đỏ) 2.000 - 2.250 đ/quả
Vịt thịt  Vịt bầu cánh trắng 36.000 - 40.000 đ/kg
Vịt bơ 32.000 - 37.000 đ/kg
Trứng vịt
Trứng thường 2.100 - 2.600 đ/quả
Trứng vịt lộn 3.000 - 3.200 đ/quả

 

  

Giá giống
Vịt Giống vịt thịt 13.000 - 16.000 đ/con
Gà ta lai (gà lông màu) bắt xô 8.000 - 10.000 đ/con
Gà lại chọi 13.000 - 17.000 đ/con
Giống gà Ai Cập 16.500 - 17.000 đ/con
Heo Heo siêu xách tai 1.100.000 - 1.300.000 đ/con
Heo lai (22 - 30kg) 48.000 - 58.000 đ/kg

 

 

Chú ý:

 - Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên

 - Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.

 - Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.

 

»› Xem thêm: Cập nhật giá heo hơi tại các tỉnh trên cả nước

 

 VietDVM team

Ngày 12.3, Công ty Cổ phần thực phẩm Ba Huân đã giới thiệu nhân sự mới để điều hành hoạt động. Người được tin tưởng trao vai trò điều hành là Trần Việt Hưng, một doanh nhân còn khá trẻ, cựu du học tại Singapore.

 

Trao đổi với Thanh Niên, bà Phạm Thị Huân – chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân – chia sẻ: Tôi đã gắn bó với việc điều hành doanh nghiệp quá lâu rồi. Công việc kinh doanh đòi hỏi phải luôn cạnh tranh, luôn có ý tưởng mới để phát triển. Đây là lúc tôi đứng phía sau truyền đạt kinh nghiệm lại cho giới trẻ để đưa thêm nhiều kế hoạch đột phá táo bạo hơn, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.

 

Được biết, nhóm điều hành mới sẽ sở hữu 25% cổ phần tại công ty Ba Huân. Trước khi đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Công ty Ba Huân, Trần Việt Hưng đã trải qua nhiều vị trí kinh doanh, chủ yếu là tại các công ty nước ngoài.

 

Một dây chuyền sản xuất trứng của Ba Huân
Một dây chuyền sản xuất trứng của Ba Huân

 

Ba Huân là một thương hiệu khá quen thuộc, chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực trứng gia cầm và gắn liền với tên tuổi của bà Phạm Thị Huân, được nhiều người ngưỡng mộ gọi là “nữ hoàng hột vịt”. Từ năm 2001, doanh nghiệp Ba Huân từng bước hiện đại dây chuyền sản xuất và dần trở thành cái tên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước và thị trường Hồng Kông, Malaysia và Singapore. góp phần làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp và chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

 

 

Tác giả: Quang Thuần   
Nguồn tin: Báo Thanh Niên

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu 53,7 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 114,13 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với tháng 12/2021. Tuy nhiên so với tháng 1/2021 giảm 2,8% về lượng nhưng tăng 6,2% về trị giá.

 

Trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 37 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Tháng 1/2022, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 13,89 nghìn tấn, trị giá 42,95 triệu USD, tăng 150,9% về lượng và tăng 166,1% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 21,7% về lượng và tăng 15,2% về trị giá, chiếm 25,9% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2022.

 

Sức mua giảm do dịch vụ ăn uống ngoài gia đình phục hồi chậm, nguồn cung dư thừa, trong khi việc đứt gãy các chuỗi cung ứng do vận chuyển khó khăn nên khả năng thời gian tới nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biến trong năm 2022.

 

Tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 1,39 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 6,92 triệu USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với tháng 12/2021
Tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 1,39 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 6,92 triệu USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với tháng 12/2021

 

Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt về Việt Nam tháng 1/2022 đạt mức 2.125 USD/tấn, tăng 13,1% so với tháng 12/2021 và tăng 8,5% so với tháng 1/2021.

 

Trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn tiếp tục xu hướng giảm so tháng 12/2021.

 

Trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu 10,7 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 23,58 triệu USD, giảm 27,1% về lượng và giảm 27,2% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 5,5% về lượng, nhưng giảm 2,5% về trị giá. Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.203 USD/tấn, giảm 0,1% so với tháng 12/2021 và giảm 8,2% so với tháng 1/2021. Tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 20 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 40,2%; Nga chiếm 21,7% và Đức chiếm 13,1%…

 

Tại thị trường trong nước, giá lợn hơi tại các tỉnh trên cả nước liên tiếp giảm kể từ sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay. Hiện giá lợn hơi trên toàn quốc dao động từ 50.000-55.000 đồng/kg, giảm 4.000-6.000 đồng/kg so với cuối tháng 1/2022. Giá lợn giảm do sau Tết nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân giảm mạnh, trong khi sản lượng lợn vẫn liên tục phục hồi, khiến nguồn cung trên thị trường tăng.

 

Ghi nhận tại một số chợ truyền thống trên địa Hà Nội như: Kim Liên, Hoàng Mai, Nguyễn Công Trứ… cho thấy, sức mua trên thị trường khá thấp. Giá thịt lợn phổ biến từ 80.000 đồng/kg đến 110.000 đồng/kg, trong đó, nạc vai, sườn thăn ở mức 110.000 đồng/kg.

 

Chị Mai Hoa- tiểu thương chợ Hoàng Mai chia sẻ, từ sau Tết Nguyên đán, số lượng tiểu thương kinh doanh thịt lợn chỉ còn khoảng 70-80% nhưng vẫn rất ế ẩm. Dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội diễn biến phức tạp với số lượng ca liên tục tăng từ sau Tết đến nay, trong khi đó, các trường học, bếp ăn tập thể chưa thể hoạt động bình thường. Hiện, giá lợn móc hàm khoảng 75.000 đồng/kg. Nguồn cung dồi dào trong khi sức tiêu thụ chậm khiến những người kinh doanh buôn bán như chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. “Nhu cầu tiêu dùng thấp, trước tôi mua cả con về bán trong buổi sáng nhưng mấy ngày nay chỉ dám lấy một nửa mà vẫn phải ngồi tới trưa muộn”, chị Mai Hoa chia sẻ.

 

Năm 2022, thị trường chăn nuôi sẽ tiếp tục khó khăn bởi yếu tố dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi vẫn phức tạp. Đồng thời, chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra ở một số địa phương, tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.

 

Dự báo hoạt động sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022, vì các biện pháp phòng dịch tả lợn châu Phi đã giúp các nhà chăn nuôi lớn tránh được những đợt bùng dịch quy mô lớn. Hiện cả nước có khoảng 28 triệu con lợn; trong đó, đàn lợn thịt cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; đặc biệt 16 doanh nghiệp lớn vẫn duy trì khoảng 6,5 triệu con lợn thịt, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước.

 

Theo các chuyên gia, sức mua giảm do dịch vụ ăn uống ngoài gia đình phục hồi chậm, nguồn cung dư thừa, trong khi việc đứt gãy các chuỗi cung ứng do vận chuyển khó khăn nên khả năng thời gian tới nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biến trong năm 2022.

 

 

Tác giả: Nguyễn Hạnh     
Nguồn tin: Báo Công Thương

Sáng ngày 11/3/2022, tại Thôn 3 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum), Công ty TNHH Nông Trại Duyên Thịnh Phát chi nhánh Kon Tum, tổ chức lễ khởi công dự án Trang trại chăn nuôi Duyên Thịnh Phát. Đây là trang trại chăn nuôi theo mô hình khép kín.

 

Đến dự lễ khởi công có ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum; ông Nguyễn Xuân Quyền, Phó giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Du lịch; ông Nguyễn Hữu Thạch, Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai.

 

Phát biểu tại buổi lễ khởi công, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nhấn mạnh, việc triển khai, hoàn thành dự án và đi vào hoạt động, được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư. Đóng góp tích cực vào việc nâng cao giá trị trong lĩnh vực chăn nuôi tập chung công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, tăng thu ngân sách cho nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum.

 

Bản đồ quy hoạch trang trại chăn nuôi Duyên Thịnh Phát.
Bản đồ quy hoạch trang trại chăn nuôi Duyên Thịnh Phát.

 

Bên cạnh đó, để dự án hoàn thành và sớm đi vào hoạt động, chủ đầu tư cần tập chung nguồn lực tài chính, đơn vị thi công, Công ty Đầu tư xây dựng Anh Huy cần tập chung trang thiết bị máy móc, con người để đảm bảo tiến độ, chất lượng như cam kết.

 

Ngoài ra, nhà đầu tư cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng. Tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất, đời sống và sinh hoạt của bà con nhân dân trong khu vực lân cận dự án.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cũng đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan và huyện Ia H’Drai tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công.

 

Lễ khởi công dự án Trang trại chăn nuôi Duyên Thịnh Phát.
Lễ khởi công dự án Trang trại chăn nuôi Duyên Thịnh Phát.

 

Trước đó, dự án chăn nuôi lợn khép kín công nghệ cao được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt chủ trương đầu tư từ ngày 09/08/2021. Đây được xem là một trong những dự án trọng điểm chào mừng kỷ niệm 7 năm ngày thành lập huyện Ia H’Drai, cũng là dự án trang trại chăn nuôi lợn khép kín công nghệ cao đầu tiên tại tỉnh Kon Tum, do Công ty TNHH Nông Trại Duyên Thịnh Phát làm chủ đầu tư, được triển khai xây dựng trên diện tích 19,5ha, tổng số vốn đầu tư là 123 tỷ đồng, tại thôn 3 xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai.

 

Đặc biệt, đây là dự án có quy mô khoảng 75.000 lợn thịt /1 năm, dự tính mở rộng thêm 5.000 lợn nái sinh sản giai đoạn 2. Dự án này nhằm phục vụ chăn nuôi theo công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Ia H’Drai nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung. Dự kiến tháng 12/2022 sẽ đi vào hoạt động.

 

 

Tác giả: Huy Bình          
Nguồn tin: Báo Môi trường & ĐT

Trước sự phát triển mạnh mẽ về nhu cầu thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm hạn chế kháng sinh tồn dư trong thức ăn, nhiều hướng nghiên cứu được mở ra, nhiều biện pháp được người chăn nuôi ứng dụng. Cho đến nay, việc sử dụng men vi sinh hay còn gọi là probiotics vẫn đang là phương pháp hữu hiệu và được ứng dụng phổ biến nhất.

 

Tuy nhiên, không chỉ trong thú y mà trong cả nhân y, nhiều người sử dụng vẫn mơ hồ về các khái niệm như men vi sinh, men tiêu hóa. Đa phần mọi người chỉ biết nó có ích với vật nuôi nhưng không phân biệt được những khái niệm trên và thậm cho rằng chúng đều là một nên dẫn đến việc sử dụng không đúng cách gây ra những tác dụng không như mong muốn.

 

Vậy thế nào là men vi sinh? Men tiêu hóa? Và chúng có phải là cùng 1 loại hay không?

Men vi sinh là gì?

Men vi sinh còn gọi là probiotics. Theo nghĩa gốc, “biotic” hay “biosis” là xuất phát từ chữ “life” nghĩa là đời sống, và “pro” nghĩa là thân thiện, nên probiotics có thể hiểu theo nghĩa là thân thiện với đời sống. Sát nghĩa hơn thì đó là chất bổ sung dinh dưỡng có chứa những vi khuẩn hay vi nấm có ích.

 

Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO) hay tổ chức y tế thế giới (WHO), Probiotics là những vi sinh vật hay nấm men còn sống, khi đưa vào cơ thể con người hoặc vật nuôi một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

 

Ảnh 1: Men vi sinh là những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa
Ảnh 1: Men vi sinh (probiotic) là những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa

 

Trong ruột già của vật nuôi bình thường khỏe mạnh sẽ có chứa những loại vi khuẩn thường trú ở đây và tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột, tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn và bảo vệ ruột già.

 

Các vi khuẩn này lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng đường tiêu hóa, khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, đường ruột luôn khỏe mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

 

Men tiêu hóa là gì?

 

Ảnh 2: Men tiêu hóa là những enzyme do cơ thể vật nuôi tiết ra để tiêu hóa thức ăn.
Ảnh 2: Men tiêu hóa là những enzyme do cơ thể vật nuôi tiết ra để tiêu hóa thức ăn.

 

Còn men tiêu hóa khác ở chỗ, nó là men (enzyme) do cơ thể vật nuôi tiết ra để tiêu hoá thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu).

 

Men tiêu hóa được dùng khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng là vật nuôi bị thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn của vật nuôi trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

 

Men vi sinh (Probiotic) và men tiêu hóa là 2 loại hoàn toàn khác nhau
Men vi sinh (Probiotic) và men tiêu hóa là 2 loại hoàn toàn khác nhau

 

Như vậy, nếu như men tiêu hóa chỉ đơn thuần là những enzyme có khả năng cắt thì Probiotics trong thức ăn chăn nuôi được xem là giải pháp giúp cho vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh nhờ khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột từ đó giảm rủi ro và tỉ lệ vật nuôi bị bệnh.

 

Như chúng ta đã biết, đối với vật nuôi sơ sinh hay vật nuôi còn nhỏ (chủ yếu là heo con hay gia cầm con) thì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đóng góp tới hơn 75% sức đề kháng của con vật. Nghĩa là khi vật nuôi còn bé, hệ tiêu hóa càng khỏe thì sức đề kháng của vật nuôi càng cao.

 

Bởi vậy cho nên việc sử dụng các loại men này như thế nào cho hợp lý, vừa giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi nhưng cũng tránh phá hỏng hệ tiêu hóa của chúng ngay từ khi còn bé là điều rất đáng quan tâm.

 

 

VietDVM team

Ngành chăn nuôi Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề kể từ quý II năm ngoái, với cụm từ thường được nhắc tới trong giai đoạn này là "chu kỳ siêu tăng giá hàng hoá". Giá nguyên liệu nhập khẩu liên tục tăng phi mã, nhưng giá thịt đầu ra lại lao dốc khiến cho các doanh nghiệp chao đảo.

 

Những ngày qua, thị trường hàng hoá thế giới đã chứng kiến nhiều biến động cực kì mạnh mẽ của các mặt hàng từ dầu thô cho đến nông sản. Lo ngại về lạm phát đang đè nặng và là mối đe doạ đối với sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19.

 

Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi đã chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề kể từ quý II năm ngoái, với cụm từ thường được nhắc tới trong giai đoạn này là "chu kỳ siêu tăng giá hàng hoá". Giá nguyên liệu nhập khẩu liên tục tăng phi mã, nhưng giá thịt đầu ra lại lao dốc khiến cho các doanh nghiệp chao đảo.

 

Hiện nay, mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng giá thịt đã kịp bình ổn trở lại. Tuy nhiên, áp lực về chi phí sản xuất vẫn không ngừng tăng lên khi cơn sốt giá nông sản đang quay trở lại trong vài tháng qua và thậm chí còn mạnh mẽ hơn năm ngoái.

 

Doanh nghiệp chăn nuôi tiến thoái lưỡng nan vì giá nguyên liệu leo thang
Doanh nghiệp chăn nuôi tiến thoái lưỡng nan vì giá nguyên liệu leo thang

Giá nông sản đồng loạt leo thang đầu năm

Mặc dù là quốc gia đứng đầu đầu trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp nhưng Việt Nam lại phụ thuộc tới gần 80% nguồn cung nguyên liệu từ nhập khẩu. Chính vì thế nên biến động giá nông sản thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.

 

Theo Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), tính từ đầu năm tới nay, giá hợp đồng kì hạn đối với ngô đã tăng 25%. Một mặt hàng khác cũng được sử dụng trong nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi là lúa mì cũng trải qua mức nhảy vọt lên tới hơn 50%.

 

Một trong những nguyên nhân lý giải cho đà tăng này cũng như năm ngoái khi các quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới không nhận được sự ủng hộ từ thời tiết. Hạn hán nghiêm trọng tại Argentina và miền trung Brazil đã khiến cho mùa vụ ngô và đậu tương thiệt hại nặng nề. Chất lượng cây trồng hiện tại cũng sụt giảm mạnh và đang ở ngay gần mức thấp nhất trong cả niên vụ.

 

Dự báo thời tiết cho thấy độ ẩm đang được cải thiện dần ở các khu vực gieo trồng chính ở Argentina nhưng lượng mưa này sẽ chỉ duy trì tình trạng hiện tại của cây trồng và khó có thể bù đắp lại những thiệt hại trước đó. Trong báo cáo vừa phát hành vào 12h đêm qua, Bộ nông nghiệp Mỹ cũng đã cắt giảm sản lượng đậu tương đậu tương của Brazil từ mức 134 xuống mức 127 triệu tấn.

 

Ngoài ra, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng đóng góp không nhỏ trong sự leo thang của giá nông sản, đặc biệt là giá lúa mì. Khoảng 1/4 nguồn cung xuất khẩu lúa mì thế giới đến từ 2 quốc gia ở khu vực Biển Đen này. Các hoạt động chiến sự gây ra gián đoạn đến hoạt động vận chuyển nông sản của các tàu thương mại, khiến cho các quốc gia nhập khẩu đang phải nhanh chóng tìm kiếm nguồn cung thay thế khác.

 

Nhu cầu ngắn hạn đột ngột tăng vọt trong đã khiến cho giá lúa mì đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 14 năm qua. Không những thế, hoạt động gieo trồng cho mùa vụ sắp tới ở Ukraine cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như các cảng chưa hoạt động trở lại.

 

Cơ cấu xuất khẩu lúa mỳ theo các nước (theo Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV))
Cơ cấu xuất khẩu lúa mì theo các nước (theo Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV))

 

Hoạt động vận tải khó khăn

Giá nhập khẩu các mặt hàng nông sản về nước ta bao gồm 2 thành phần: giá tham chiếu và giá basis. Giá tham chiếu là giá hợp đồng kỳ hạn được giao dịch liên thông với thế giới qua Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), còn basis sẽ phụ thuộc vào chi phí giao nhận. Không chỉ nông sản, giá nhiên liệu như dầu thô tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua cũng góp phần tạo áp lực lên các doanh nghiệp nhập khẩu do cước phí vận tải kéo theo basis tăng lên.

 

Có thể nói rằng, những yếu tố gây khó khăn cho ngành chăn nuôi trong năm ngoái vẫn lặp lại một lần nữa. Nếu như việc các tàu hàng tắc nghẽn và việc tìm container rỗng là thách thức với vận tải năm 2021 thì giá xăng dầu lại là bài toán chưa được giải quyết ở thời điểm hiện tại.

 

Cái khó ló cái khôn

Trước tình hình chi phí nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh, các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước quyết định chạy theo thị trường mua hàng hay chờ thêm đến lúc giá hạ xuống. Tuy nhiên, áp lực phụ thuộc vào giá cả thế giới trở nên rõ ràng hơn hết trong 2 năm qua cũng tạo ra thử thách đòi hỏi doanh nghiệp thay đổi để thích nghi và vươn lên khác biệt.

 

Nguồn cung thay thế từ Ấn Độ là một lựa chọn cạnh tranh hơn về giá khi thị trường này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng ngô và lúa mì trong những năm qua. Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ tính từ đầu năm 2022 cũng tăng mạnh với kim ngạch đạt 79 triệu USD, tăng 450% so với năm ngoái. Không những thế, các nhà máy sản xuất còn chọn giải pháp thay thế một số nguyên liệu như sắn lát, gạo tấm,..

 

Theo MXV, trong giai đoạn giá tăng chóng mặt, các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ phòng hộ giá bằng hợp đồng tương lai để giảm thiểu rủi ro và quản trị chi phí hiệu quả tối ưu nhất có thể.

 

Bối cảnh hiện tại vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội để tạo ra sự khác biệt. Việc áp dụng những đổi mới và cải tiến không chỉ trong sản xuất mà còn từ quá trình kiểm soát rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu.

 

Tác giả: Khánh Linh                     
Nguồn tin: CafeF/ Giao dịch Hàng hóa Việt Nam - MXV

Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam vừa công bố Nghị quyết về việc đầu tư vào 2 công ty có trại nuôi quy mô 10.000 nái và 120.000 heo thịt mỗi lứa tại Gia Lai. Đầu tiên là dự án trại nuôi heo theo mô hình trại lạnh khép kín với quy mô 5.000 nái và 60.000 heo thịt mỗi lứa trên khu đất có tổng diện tích khoảng 70 hecta tại xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.

 

Phối cảnh Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam
Phối cảnh Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam

 

BaF Việt Nam đầu tư thông qua hình thức sở hữu tối thiểu 80% vốn điều lệ của Công ty TNHH Hùng Phát Farm Một. Đây là chủ đầu tư dự án trên.

 

Dự án thứ hai trang trại lạnh nuôi heo khép kín với quy mô 5.000 nái và 60.000 heo thịt mỗi lứa trên khu đất có tổng diện tích khoảng 50 hecta tại thôn Plei Du, xã Chư Răng, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.

 

BaF Việt Nam đầu tư thông qua hình thức sở hữu tối thiểu 80% vốn điều lệ của Công ty TNHH Trọng Kiên Farm Hai – chủ đầu tư dự án thứ hai.

 

Cả hai dự án nêu trên đều dự kiến thực hiện từ tháng 10/2022 và tổng giá trị đầu tư không quá 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của BaF Việt Nam.

 

Theo Báo cáo thường niên năm 2021 vừa công bố, tổng tài sản của công ty này tính đến cuối năm ngoái là 5.457 tỷ đồng.

 

Một số chỉ số tài chính của BaF Việt Nam giai đoạn 2017- 2021 (Nguồn: BCTN 2021).
Một số chỉ số tài chính của BaF Việt Nam giai đoạn 2017- 2021 (Nguồn: BCTN 2021).

 

BaF Việt Nam đang là công ty hoạt động theo mô hình 3F và thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư với các chỉ số tài chính bật tăng mạnh sau khi BAF được niêm yết tại HoSE.

 

Lãi ròng của công ty này từ mức 1,5 tỷ đồng năm đầu thành lập (2017) đã tăng vọt lên 322 tỷ đồng vào năm 2021 cùng biên lãi ròng 3,1%.

 

Biên lợi nhuận gộp cao giúp kết quả kinh doanh mảng chăn nuôi bứt phá từ mức lỗ 1,4 tỷđồng năm đầu thành lập sang mức lãi hơn 274 tỷ đồng trong năm ngoái.

 

Cũng theo Báo cáo thường niên năm 2021, doanh nghiệp này công bố có 14 trang trại với tổng đàn 130.000 con, 2 nhà máy thức ăn chăn nuôi công suất 260.000 tấn/năm, một công ty liên kết được hợp nhất theo phương pháp vốn chủ với tỷ lệ sở hữu 43,2% là Công ty cổ phần Siba Food Việt Nam (chuyên kinh doanh bán lẻ) có 41 siêu thị cùng tên và 21 cửa hàng theo mô hình Meat shop.

 

BaF Việt Nam có 3 cổ đông lớn là Công ty cổ phần Siba Holdings chi phối 20,5% vốn; bà Bùi Hương Giang, Tổng giám đốc sở hữu 13,25% và ông Phan Ngọc Ấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc nắm 6,35%.

 

 

Tác giả: Hồng Phúc 
Nguồn tin: Báo đầu tư

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi về Việt Nam tháng 2/2022 giảm 21,6% so với tháng 1/2022, đạt 275,87 triệu USD; so với tháng 2/2021 cũng giảm 12,5%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt 627,86 triệu USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 1,14% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.

 

2 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đạt 627,86 triệu USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2021
Hai tháng đầu năm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đạt 627,86 triệu USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2021

 

Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Achentina chiếm 27% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 169,59 triệu USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó riêng tháng 2/2022 đạt 72,1 triệu USD, giảm 24,1% so với tháng 1/2022 nhưng tăng 4,1% so với tháng 2/2021.

 

Đứng sau thị trường chủ đạo Achentina là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 19,1%, đạt trên 119,96 triệu USD, tăng mạnh 981,8%; riêng tháng 2/2022 nhập khẩu từ thị trường này đạt 45,31 triệu USD, giảm 39% so với tháng 1/2022 nhưng tăng mạnh 631,9% so với cùng tháng năm trước.

 

Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 2/2022 giảm 8,9% so với tháng 1/2022 và giảm mạnh 58,8% so với tháng 2/2021, đạt 40,16 triệu USD; công chung cả 2 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này cũng giảm mạnh 52,6% so với cùng kỳ năm 2021; đạt 84,24 triệu USD, chiếm 13,4% trong tổng kim ngạch.

 

Bên cạnh đó, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ EU 2 tháng đầu năm 2022 giảm 8,5% so với 2 tháng đầu năm 2021, đạt 62,83 triệu USD; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 9,4%, đạt 53,42 triệu USD.

 

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2022 (Theo số liệu công bố ngày 9/3/2022 của TCHQ)
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2022 (Theo số liệu công bố ngày 9/3/2022 của TCHQ)

 

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang các thị trường trong tháng 2/2022 đạt 77,96 triệuUSD, giảm 6,9% so với tháng1/2022; tính chung 2 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu đạt 161,62 triệu USD, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy Việt Nam nhập siêu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi 466,24 triệu USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2021.

 

 

Nguồn tin: Vinanet/VITIC/Tổng cục hải quan

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status