
Các Doberman Pinscher là một giống chó được phát triển đầu tiên ở Đức như một con chó bảo vệ. Sau khi được biết đến với biểu hiện quá hung hăng, tính khí của Doberman đã được cải thiện thông qua nhân giống chọn lọc trong những năm qua và hiện đang được xem là một vật nuôi trong gia đình đáng tin cậy

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Doberman
Một cơ thể mạnh mẽ, cơ bắp, nhỏ gọn và vuông cân đối là nền tảng cho một Dobermen tốc độ, quyến rũ, sức mạnh và bền bỉ. Sở hữu một vóc dáng luôn cảnh giác và kiêu ngạo nhưng Dobermen lại có một dáng đi rất nhanh và lỏng lẻo. Những màu sắc thường có cho giống là màu đen, đỏ, xanh dương và nâu vàng - nâu vàng nhẹ. Và một mảng lông màu “rỉ sắt” được tìm thấy trên mỗi mắt, trên sống mũi, cổ họng và chót ngực, dưới đuôi, và trên tất cả bốn chân và bàn chân. Bộ lông ngắn nhưng rất bóng mượt của Doberman càng làm tôn thêm vóc dáng thể thao của nó cùng với một mảng lông màu trắng trước ngực.

Đặc điểm tính cách của giống chó Doberman
Người bạn đồng hành ưu mạo hiểm và trung thành này là một học sinh tài năng và rất biết nghe lời, luôn sẵn sàng cho những thách thức mới. Dù bình thường nó rất nhạy cảm và tuân theo lệnh của chủ nhân nhưng nó cũng là một giống chó rất ngang bướng và hống hách. Nó rất nhút nhát trước người lạ nhưng lại khá hung dữ đối với những chú chó lạ. Một chú Doberman thường rất cảnh giác và có khả năng bảo vệ tốt. Tuy nhiên, những phẩm chất đó thường chỉ được phát hiện bởi những người thực sự coi nó là 1 người bạn.

Chăm sóc.Nếu muốn duy trì tình trạng sức khỏe tốt cho Doberman, bạn phải cho nó rèn luyện hằng ngày cả về tinh thần và thể chất. Rất đơn giản, bạn có thể dắt nó đi bộ với 1 dây xích vừa phải hay cho chúng chạy nhảy tự do trong một khu vực kín hay bạn cũng có thể chạy bộ dường dài cùng với chúng. Dù nó có thể sống ngoài trời trong khí hậu mát mẻ nhưng chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều nếu bạn để chúng sống trong nhà cùng gia đình bạn giống như một vệ sĩ hay một người bạn đồng hành. Bộ lông của Doberman dường như không cần bạn phải tốn công chăm sóc nhiều.

Sức khỏe của giống chó Doberman
Các Doberman Pinscher có tuổi thọ trung bình từ 10-12 năm. Hội chứng Wobble, bệnh cơ tim, cổ tử cung bất ổn là những bệnh nghiêm trọng mà Doberman hay gặp. Ngoài ra, nó còn có thể mắc 1 số chứng bệnh khác như loạn sản xương hông, u xương ác tính, xoắn dạ dày, bạch tạng, suy giáp, teo võng mạc…Để xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác cho Doberman, các bác sỹ thú y cần kiểm tra kỹ tim, mắt, xương hông và 1 làm số xét nghiệm AND để có chẩn đoán đúng nhất.

Lịch sử của giống chó Doberman
Lịch sử lai tạo ra giống Doberman cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn. Louis Dobermann (1834-1894), một nhân viên thu thuế của Đức sống ở vùng Apolda, nước Đức, được coi là người đã sáng tạo ra giống chó này trong quá trình tìm kiếm một chú chó bảo vệ để đi cùng với ông trong địa bàn công việc của mình. Nhưng thực ra, một người bạn của ông, Otto Goeller mới là người đặt tên cho giống này. Goeller đã theo dõi một cách hào hứng những công việc lai tạo giống do Dobermann tiến hành trong một thời gian dài. Sau đó chính Goeller là người đã tiến hành công việc chọn lọc nâng cao chất lượng cho giống chó, bằng cách cho lai tạo từ rất nhiều con chó giống khác nhau mà Louis Dobermann đang có (bao gồm cả chó lai, chó terrier, và các giống chó chăn gia súc), để tạo ra giống chó mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Doberman Pinscher.
Louis Dobermann và Otto Goeller không ghi chép lại cách thức, tỷ lệ mà họ áp dụng khi gây giống chó mới, vì thế, không ai biết đích xác Doberman đã được tạo ra như thế nào. Nhưng hiện nay nhiều chuyên gia cùng đồng ý rằng Doberman Pinscher là hậu duệ của các giống chó sau: Rottweiler; German Pinscher; Manchester Terriers; German Short Haired Pointer và thậm chí cả Great Dane hoặc GSD cũng có thể đóng góp một phần nào đó trong việc tạo ra Doberman.
Sau khi trở nên nổi tiếng, những chú Doberman đầu tiên được giới thiệu đến Hoa Kỳ vào năm 1908 và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như bảo vệ, chó cảnh sát, hay thậm chí là chú chó chiến tranh. Tất cả những phẩm chất đó đã làm cho nó trở thành một vệ sỹ được yêu thích của nhiều gia đình. Những đường nét thanh lịch của Doberman cũng góp phần làm cho chúng trở thành những chú chó biểu diễn vô cùng nổi tiếng.
Một thách thức của giống chó này vào những năm 1970 là sự xuất hiện của albinistic white Doberman. “Gen bạch tạng” này dẫn dến 1 loạt các vấn đề nghiêm về sức khỏe cho Doberman. Trong 1 nỗ lực để khắc phục vấn đề này, CLB Doberman Pinscher Mỹ đã thuyết phục hiệp hội giống chó Mỹ gắn thêm thẻ trong số đăng ký đối với những chú Doberman nhạy cảm với gen bạch tạng bằng chữ Z.
Năm 1977, Doberman trở thành giống chó phổ biến thứ 2 tại Hoa Kỳ. Kể từ đó, ngoài những nhiệm vụ sở trường của mình, nó cũng được biết đến như 1 chú chó bảo vệ và một người bạn cưng trong nhiều gia đình.
Hoa Đá biên dịch.
(Theo Petmd)
Trong tuần 17 vừa qua giá cả các mặt hang chăn nuôi tại thị trường miền Bắc nước ta có nhiều dấu hiệu tích cực cho người chăn nuôi. Các sản phẩm chăn nuôi chính như giá gà, giá heo đều đang ở mức tốt cho người chăn nuôi.
Giá gà lông màu có xu hướng tăng nhẹ
Giá gà lông màu nuôi công nghiệp có giá 70.000đ/kg, mức giao động giá tại các vùng không lớn. Theo một số trại chăn nuôi tại Vĩnh Phúc giá gà sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Heo trên thị trường có sự khác nhau tại các vùng khá lớn. Tuy nhiên tại các thị trường chăn nuôi heo lớn như Hưng Yên, Hà Tây (cũ) . . . giá heo siêu xuất bán tại trại tăng lên mức 45.000 - 47.000đ/kg.
Giá vịt trên thị trường cũng tăng nhẹ lên mức 43.000đ/kg.
Sau đây là thông tin giá cả thị trường miền Bắc nước ta được chúng tôi tổng hợp.
Chú ý:
- Heo lai đẹp là heo có tỉ lệ máu ngoại từ 3/4 đến 7/8 trở lên.
- Heo lai xấu là heo có tỉ lệ máu nội cao.
- Giá heo siêu giống là giá của heo giống xách tai 7-10kg.
Ga_8xx
Cục Thú y Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức thông báo cho phép nhập khẩu thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi từ Pháp vào Việt Nam từ ngày 1/5 với điều kiện thịt nhập khẩu đạt các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, đây là nội dung văn bản của Cục Thú y ngày 20/4 gửi Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội phúc đáp thư của Tổng cục Thực phẩm Pháp về kết luận dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Pháp.
Trang trại nuôi bò gần xã Belves, Pháp
Động thái này được cho là bước đi tích cực nhằm thực hiện các nội dung đã đạt được sự nhất trí tại Đối thoại kinh tế cấp cao Việt – Pháp thường niên vừa diễn ra trung tuần tháng 4 tại Hà Nội là giải quyết các rào cản về trao đổi thương mại và những vấn đề trong việc tiếp cận thị trường giữa hai nước. Ngoài vấn đề nhập khẩu thịt bò, tại cuộc đối thoại, phía Pháp cũng đề nghị Việt Nam dỡ bỏ các rào cản trong việc nhập khẩu táo Pháp vào Việt Nam. Vấn đề này sẽ tiếp tục được xem xét trong thời gian tới.
Đối thoại kinh tế cấp cao Việt – Pháp lần thứ ba tổ chức ngày 15/4 tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hà Nội nhằm đánh giá các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác đồng thời triển khai cụ thể hợp tác kinh tế trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam và Pháp đã ký kết nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9/2013.
Tại phiên họp này, hai bên nhất trí tinh thần phát triển trao đổi thương mại trong khuôn khổ công bằng và minh bạch. Về vấn đề này, Việt Nam đề nghị Pháp thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) sớm phê chuẩn Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam – EU và ủng hộ việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong năm 2015.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Pháp hiện là nước dẫn đầu châu Âu về viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam với vốn lũy kế tính đến thời điểm hiện tại đạt khoảng 3 tỷ euro. Các dự án mà Pháp viện trợ cho Việt Nam đều rất cần thiết để phát triển kinh tế – xã hội.
Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến cuối tháng 3/2015, Pháp đứng thứ 16/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 459 dự án, có tổng vốn đăng ký khoảng 3,4 tỷ USD. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, con số này chưa tương xứng với tiềm năng quan hệ của hai nước. Ông mong muốn đẩy mạnh hơn nữa đầu tư của Pháp trong thời gian tới.
Trao đổi thương mại của hai nước vẫn tiếp tục tăng cao. Năm 2014, trao đổi thương mại song phương đạt 3,5 tỷ euro, tăng 10,6% so với năm 2013 với thặng dư thương mại nghiêng về phía Việt Nam. Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Việt Nam và Pháp còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, các doanh nghiệp hai nước cần nỗ lực đa dạng các chủng loại hàng hóa xuất khẩu nhằm nâng kim ngạch trao đổi song phương lên mức cao hơn trong thời gian tới.
Bích Hà
theo TTXVN/ Vietnam+

Thị trường thịt quý I năm 2015 và dự báo
Giá thịt lợn biến động không nhiều trong suốt tháng 1 và tháng 2, sang đến tháng 3 giá liên tục giảm mạnh.Trong quí I, giá thịt gà chỉ tăng cao vào tuần thứ 3 của tháng 2 (tuần Tết Nguyên đán), sau đó liên tục giảm sâu. Nguồn cung tăng cao, dự đoán giá vẫn đứng ở mức thấp.
Diễn biến thị trường
* Diễn biến giá
Thịt lợn: Trong tháng 3/2015 giá thịt lợn tại phía Bắc diễn biến theo xu hướng giảm. Tại thị trường Hà Nội, thịt lợn hơi lai từ mức 44.500đ/kg vào đầu tháng, giảm xuống mức 42.000 đ/kg vào những ngày giữa tháng và giảm tiếp xuống 41.000 đ/kg vào cuối tháng; còn đối với thịt lợn siêu nạc cũng giảm từ mức 53.000 đ/kg đầu tháng, xuống mức 50.000 đ/kg cuối tháng.
Giá thịt tháng quý I năm 2015 (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, tại thị trường phía Nam, giá thịt lợn chỉ biến động nhẹ. Cụ thể tại An Giang, giá lợn hơi ổn định mức 48.000 đ/kg trong suốt 3 tuần đầu tháng, sau đó giảm nhẹ xuống mức 47.000 đ/kg vào tuần cuối tháng.
Tính chung trong cả quí I/2015, giá thịt lợn tăng giảm thất thường nhưng biến động không nhiều trong thời gian từ đầu tháng 1 đến tuần cuối tháng 2; sau đó giá sụt giảm mạnh cho đến cuối tháng 3. Cụ thể như: tại thị trường Hà Nội, giá thịt lợn hơi luôn dao động quanh mức 46.000 – 47.500 đ/kg từ đầu tháng 1 đến ngày 25/2; sau đó từ ngày 26/2 giá giảm xuống mức 44.500 đ/kg và giảm tiếp đến mức 41000 đ/kg trong tuần từ 16- 21/3/2015. Tương tự như vậy, giá lợn hơi siêu nạc cũng từ mức 53.000 – 54.000 đ/kg trong tháng 1 và tháng 2, giảm xuống mức 52.000 đ/kg vào đầu tháng 3, sau đó giảm tiếp xuống 50.000kg vào ngày 21/3.
Diễn biến giá lợn hơi tại Hà Nội, An Giang quí I/2015
Nguồn: Vinanet
Thịt gà: Giá thịt gà trong tháng 3/2015 diễn biến thất thường, tăng dần từ đầu tháng đến hết tuần đầu tháng 3, sau đó giảm giá liên tục cho tới những ngày cuối tháng 3. Cụ thể: gà mái ta sống từ mức 93.000 đ/kg đầu tháng, lên mức 100.000 đ/kg vào ngày 6/3 và duy trì mức giá này đến ngày 9/3, sau đó tiếp tục giảm dần, xuống 92.000 đ/kg vào ngày 22/3/2015. Đối với gà công nghiệp sống duy trì ở mức 40.000 đ/kg suốt từ đầu tháng đến ngày 12/3; sau đó giảm xuống 39.000 đ/kg vào ngày 13/3 và giảm tiếp xuống 37.000 đ/kg vào ngày 22/3/2015.
Tình chung trong cả quí I/2015, giá thịt gà biến động liên tục, giá đạt mức thấp nhất vào tuần thứ 2 của tháng 1, sau đó tăng dần lên, đạt mức đỉnh điểm vào tuần thứ 3 của tháng 2 (tuần Tết nguyên đán), sau đó giá lại tăng giảm thất thường và từ ngày 10/3 giá giảm liên tục đến cuối tháng 3. Cụ thể: gà mái ta sống xuống mức thấp nhất 90.000 đ/kg trong tuần từ 12 – 18/1/2015 và tăng lên mức cao nhất 102.000 đ/kg vào ngày 25/2, sau đó liên tục giảm đến cuối tháng 3 còn 92.000đ/kg; gà công nghiệp sống từ mức 45.000 đ/kg hồi đầu tháng 1, sau đó biến động theo xu hướng giảm và xuống còn 37.000 đ/kg vào ngày 212/3/2015.
Diễn biến giá thịt gà tại Hà Nội quí I/2015
Nguồn: Vinanet
Thịt bò: Trong khi nguồn cung thịt lợn, thịt gà dồi dào, giá cả giảm, thì giá thịt bò lại tăng. Gía tăng khoảng 10% từ dịp Tết Nguyên đán đến đầu tháng 2 (tức rằm tháng Giêng), sau đó lại trở lại mức bình thường. Cụ thể: trong tháng 3, thịt bò thăn giá 250.000 – 260.000 đ/kg, thịt bò bắp 200.000 – 210.000 đ/kg. Ngành chăn nuôi trong nước hiện không đáp ứng đủ nhu cầu bò thịt trên thị trường, nên vẫn phải nhập khẩu.
Nguồn: Vinanet
* Nguyên nhân
Giá thịt lợn, thịt gà giảm trong tháng 3 do nguồn cung dồi dào, sức tiêu thụ hạn chế nên giá đã giảm sâu.
Xét trong cả qui I/2015, giá thịt gà tăng mạnh vào tuần thứ 3 của tháng 2 (tuần Tết Nguyên đán), đó cũng là qui luật bình thường vì nhu cầu tăng cao vào dịp Tết, nên giá tăng. Sau đó, giá liên tục giảm sâu, nguyên nhân là thịt gà đông lạnh nhập khẩu về quá nhiều, giá cả cạnh tranh hơn so với thịt gà nuôi nội địa.
Ngoài ra, kinh tế suy thoái, lao động từ thành thị mất việc tăng cao phải chuyển về nông thôn, làm giảm đáng kể sức tiêu thụ ở phân khúc bếp ăn công nghiệp, cũng khiến cho giá thịt gà công nghiệp giảm.
Hơn nữa, dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh ĐBSCL và dịch lở mồm long móng tại một số tỉnh biên giới phía Bắc vẫn đang diễn ra, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, do đó sức mua giảm, tác động giảm giá.
Cung – Cầu
Trong nước: Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), trong tháng 2/2015 (tháng Tết Ất Mùi), ước tổng đàn lợn xuất chuồng cả nước khoảng 4,2-4,5 triệu con, tương đương khoảng 310 nghìn tấn, tăng trên 10% so với lượng xuất chuồng trung bình các tháng trong năm. Tháng 3 và tháng 4/2015, nguồn cung thịt lợn tiếp tục giữ ổn định. Do thời điểm từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm lượng tiêu thụ thịt nói chung sẽ giảm nên hiện tại, mức độ tái đàn lợn sau Tết vẫn đang duy trì ở mức trung bình, từ 3,5 đến 4 triệu con/tháng và không tăng so với cùng kỳ năm trước.
Hàng năm Hà Nội tiêu thụ trên 400 nghìn tấn thịt, tương đương 1.120 tấn/ngày. Dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm toàn thành phố khoảng trên 420 nghìn tấn, tương đương 1.127 tấn/ngày. Trong khi đó nguồn cung tại chỗ chỉ đáp ứng được 65-70%, còn lại là từ các tỉnh cung cấp cho thành phố.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014 sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2013; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 875 nghìn tấn, tăng 5,3%.
Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 tăng 3,36% so với năm 2014, ước đạt 4.623.500 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn hơi ước đạt 3.370.300 tấn, tăng 2,57% so với năm 2014; thịt gia cầm 836.000 tấn, tăng 6,66%, thịt trâu, bò ước khoảng 396.200 tấn, tăng 3,2%.
Nhập khẩu: Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 400 triệu USD thịt các loại. Trong đó, có 250 triệu USD nhập khẩu bò sống, với 200 triệu USD nhập khẩu từ Australia và 50 triệu USD từ các nước còn lại. Nhập khẩu các loại thịt gia cầm và phụ phẩm gia cầm chiếm 120 triệu USD, còn lại là các loại thịt khác như lợn, cừu, trâu…
Việt Nam nhập nhiều thịt do giá thịt ngoại cạnh tranh hơn. Ngoài ra, thịt ngoại ngày càng tràn ngập thị trường là do chúng ta không có hàng rào gì để ngăn chặn.
Thịt gà nhập khẩu từ 23 quốc gia, chủ yếu từ Mỹ, Brazil, Hàn Quốc, Ukraine, Iran và Ba Lan. Trong đó, lượng nhập từ Mỹ chiếm 55,5%, Brazil 17,2%, Hàn Quốc 12,3%, Ukraine 3,4%, Iran 3,1% và Ba Lan 2,9%. Lượng thịt gà nhập về thông qua các cảng, cửa khẩu tại TP.HCM (chiếm 60,3%), Hải Phòng (chiếm 33,2%), Đà Nẵng (chiếm 3,4%), Bà Rịa – Vũng Tàu (chiếm 2,3%); lượng còn lại được nhập vào Quảng Ninh, Hà Nội và Tây Ninh.
Gà nhập khẩu gồm đủ thứ, từ chân gà, mề gà, gan gà, tim, cật, cánh, đùi, ức gà, gà không đầu và cả thịt gà xay. Thịt gà xay mới xuất hiện trong danh sách nhập khẩu từ đầu năm 2014, giá trung bình khoảng 0,7 USD/kg (xuất xứ Brazil), cộng thuế 18% và chi phí khác chưa đến 20.000 đồng/kg. Thịt gà xay chủ yếu nhập về làm xúc xích.Thuế nhập khẩu thịt gà xay chỉ có 18%, thấp hơn so với đùi, cánh ở mức 20% và nguyên con 25%
Năm 2014 có khoảng 150.000 con bò Australia được nhập khẩu về Việt Nam, chưa kể hàng trăm ngàn con bò từ Thái Lan, Lào và Campuchia được đưa vào nội địa qua biên giới miền Trung và Tây Nam. Việt Nam hiện đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu bò nhiều thứ hai của Australia (sau Indonesia) với số lượng ngày một tăng.
Trung bình, mỗi tháng Việt Nam nhập từ 12.000 – 15.000 con bò phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hai quốc gia xuất khẩu trâu bò sống sang Việt Nam là Australia (chiếm 82,2% về kim ngạch và 61,6% về số lượng nhập khẩu) và Thái Lan (chiếm 17,8% về kim ngạch và 38,4% về lượng).
Nhập khẩu thịt bò về Việt Nam ngày càng nhiều là do nguồn cung không đủ, nhu cầu tiêu thụ cao. Cụ thể: Tại Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên toàn thành phố khoảng 3.720 tấn/tháng. Tuy nhiên, lượng cung ứng tại chỗ trên địa bàn chỉ đạt khoảng 316 tấn/tháng, tức là khả năng tự đáp ứng của địa phương chỉ khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ. Tại nhiều địa phương khác, tình trạng cung không đủ cầu cũng diễn ra. Do đó, nhập khẩu bò thịt là điều tất yếu.
Chính sách
Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương đã xuất hiện một số ổ dịch lở mồm long móng gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên nhân phát sinh các ổ dịch chủ yếu là do nhập lậu lợn nái loại thải qua biên giới đã bị mắc bệnh lở mồm long móng hoặc vận chuyển gia súc từ vùng có ổ dịch lở mồm long móng cũ ở trong nước.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Công điện khẩn số 2144/CĐ-BNN-TY về việc phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới.
Nội dung Công điện nêu rõ, các địa phương khu vực biên giới tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương (biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường, thanh tra giao thông) phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y trên địa bàn triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa triệt để các hoạt động nhập lậu
Mặt khác, các địa phương cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật theo quy định đồng thời có biện pháp xử lý tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật nhập lậu trái phép qua biên giới theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát kết quả tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng trên địa bàn, đặc biệt là địa bàn đang có ổ dịch lở mồm long móng, nơi có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao; khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng đợt 1/2015 và tiêm phòng bổ sung, không để dịch lở mồm long móng phát sinh hoặc lây lan.
Tính đến ngày 16/3, cả nước có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày xảy ra tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát-tỉnh Lào Cai và xã Đức Vân, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Dự báo
Trong thời gian tới nhu cầu thị trường không có nhiều biến động, thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào, trong khi dịch cúm gia cầm tại một số tỉnh ĐBSCL và dịch lở mồm, long móng tại một số tỉnh biên giới phía Bắc vẫn chưa được khóng chế hoàn toàn, làm ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng, do đó sức mua giảm, giá có thế vẫn ở mức thấp.
Nguồn tin: Vinanet
Theo channuoivietnam
VIPsearch tuyển dụng nhân viên kinh doanh
VIPsearch, một bộ phận của NVM Group, được thành lập vào năm 2003. Khách hàng chúng tôi chuyên kinh doanh thức ăn thủy sản và thuốc thú y. Do kế hoạch mở rộng kinh doanh năm 2015 nên tìm kiếm ứng viên nhiệt huyết và năng nổ để đảm đương vai trò nhân viên kinh doanh - Thuốc Thú Y.
Mô tả công việc
Tìm kiếm, xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng (chào hàng và bán hàng cho khách hàng)
Chăm sóc khách hàng, cập nhật thông tin thị trường.
Hỗ trợ kỹ thuật, kinh doanh.
Báo cáo tình hình công việc cho quản lý khu vực, trưởng bộ phận.
Hỗ trợ công ty thu hồi công nợ.
Mức lương
Ứng viên sẽ được hưởng mức lương cạnh tranh (từ 500 USD trở lên) và thưởng theo doanh số hấp dẫn khác.
Yêu cầu
- Tuổi từ 25 tuổi trở lên
- Tốt nghiệp ngành Bác sĩ thú y/ Dược thú y/ Cử nhân kinh tế/ Quản trị kinh doanh
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y.
- Hiểu biết về luật pháp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
- Giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt, có khả năng thu hồi công nợ, khả năng quản lý tốt.
- Trung thực, nhanh nhẹn, nhạy bén, sáng tạo.
- Giọng nói dễ nghe, ngoại hình dễ nhìn.
- Chịu đựng được áp lực cao.
Liên hệ
Nếu bạn cảm thấy hứng thú với vị trí trên, vui lòng gửi CV mới nhất và 1 ảnh 3x4 tới:
- Anh Huy: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Gọi điện thoại trực tiếp: +848 3842 0068 (nhấn 109) để biết thêm chi tiết.
Thông tin được cung cấp
Mr Huy

Ngày 20/4, giới chức Mỹ thông báo dịch cúm gia cầm bùng phát tại một trang trại nuôi gà lấy trứng gần thành phố Harris thuộc bang Iowa, Mỹ.
Kết quả xét nghiệm cho thấy hàng loạt con gà trong tổng số 3,8 triệu con trong nông trại dương tính với virus cúm gia cầm. Đây là ổ dịch cúm gia cầm lớn nhất được phát hiện tại Mỹ từ trước tới nay.
Trong một thông báo, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết những con gà nhiễm virus cúm sẽ bị tiêu hủy, trong khi những con khác được phun thuốc khử trùng để tránh làm lây lan virus. Cũng theo bộ trên, chủng virus này có thể khiến những con gà bị lây nhiễm chết trong vòng 48 giờ.
Một trang trai nuôi gà tại Mỹ. (Nguồn: AP)
Bang Iowa là một trong những địa phương nuôi gà lấy trứng lớn nhất tại Mỹ. Con số 3,8 triệu con gà tại nông trại trên chiếm hơn 1% tổng số gà của ngành chăn nuôi Mỹ.
Ngoài bang trên, hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm cũng đã được phát hiện ở 11 bang tại Mỹ từ đầu năm tới nay. USDA đã phải chi ít nhất 45 triệu USD kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát tại các địa phương, gồm các chi phí xét nghiệm, phun thuốc khử trùng, hỗ trợ các chủ trang trại có gà bị nhiễm cúm.
Theo ước tính của bộ trên, dịch cúm gia cầm gây thiệt hại 5,7 tỷ USD cho ngành xuất khẩu gia cầm và trứng của Mỹ.
Còn tại bang lân cận Wisconsin, Thống đốc Scott Walker cũng phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi phát hiện khoảng hơn 326.000 con gia cầm nhiễm virus cúm trong tuần vừa qua. Lực lượng vệ binh quốc gia tại Wisconsin cũng được lệnh tới địa phương có dịch bùng phát để giúp khống chế dịch bệnh.
Cùng ngày, cơ quan kiểm soát thực phẩm Canada (CFIA) xác nhận đã cho tiêu hủy 27.000 con gà sau khi phát hiện virus cúm H5 ở mẫu xét nghiệm những con gà bị chết bất thường tại trang trại này.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn thông báo của CFIA cho biết số gà bị tiêu hủy nói trên được nuôi tại một nông trại ở tỉnh Oxford thuộc bang Ontario. Đây là trại nuôi gà thứ hai trên địa bàn tỉnh Ontario bùng phát dịch cúm gia cầm trong tháng này.
Trước đó, hồi đầu tháng, nhà chức trách địa phương cũng tìm thấy virus H5 trong các mẫu phẩm của các con gà chết tại một trại nuôi gà ở thành phố Woodstock. Ngoài 10.000 con gà tây trong trại này bị chết vì nhiễm virus cúm, CFIA cũng cho tiêu hủy 35.000 con gà khác để ngăn chặn dịch bệnh. Nhà chức trách cũng lập tức tiến hành cách ly 29 trại nuôi gà trên địa bàn tỉnh./.
Nguồn tin: TTXVN/ Vietnam+

Nghiên cứu mới về bổ sung Vitamin D3 cho heo
Theo báo cáo của Robert Freindship gửi cho Ontario Pork, trong ba thử nghiệm về việc bổ sung Vitamin D3 theo đường miệng cho heo con thì nồng độ huyết thanh tăng lên nhưng nó không có tác dụng đến hiệu suất của heo con.
Việc heo con được nuôi trong chuồng trại thiếu ánh sáng cùng với nồng độ vitamin D trong sữa thấp thì vấn đề bổ sung vitamin D cho heo con là rất cần thiết.
Thí nghiệm này đã đưa ra sự khác nhau của nồng độ Vitamin D3 trong huyết thanh khi bổ sung với việc không bổ sung Vitamin D3 và ảnh hưởng của việc bổ sung Vitamin D3 đối với tăng trọng, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh.
Trong thí nghiệm thứ nhất, dùng hai nhóm heo con từ một đến năm ngày tuổi, một nhóm heo con được uống 1ml Vitamin D3 và một nhóm được uống giả dược. Ngay sau đó người ta đo nồng độ Virtamin D3 trong huyết thanh của hai nhóm và đo nồng độ của Vitamin D3 sau 23 ngày.
Thí nghiệm cho thấy, nồng độ Vitamin D3 trong huyết thanh của nhóm thí nghiệm đạt 23,29 ± 12.06 ng/ml trong khi đó ở nhóm đối chứng là 8,01 ± 5.91 ng/ml.
Thí nghiệm thứ hai, dùng hai nhóm heo từ một đến năm ngày tuổi. Nhóm heo thứ nhất được cho uống 1ml Vitamin D3 và nhóm thứ hai uống giả dược sau đó heo con được cân và đo nồng độ vitamin D3 trong huyết thanh. Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh cũng được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Sau 28 ngày thì nồng độ vitamin D3 trong huyết thanh và khối lượng heo con được kiểm tra lại.
Thí nghiệm đã cho thấy nồng độ vitamin D3 trong huyết thanh của nhóm đối chứng là 18,68 ± 3.99 ng/ml và của nhóm thí nghiệm là 22,34 ± 6.01 ng/ml. Trong khi đó không có sự khác biệt về khối lượng, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh giữa hai nhóm này.
Thí nghiệm thứ ba được thực hiện tương tự như thí nghiệm hai nhưng heo bị nhốt trong chuồng với 27 - 56 cá thể khác, không cân khối lượng và chọn năm heo con mỗi lô để đo nồng độ vitamin D3 trong huyết thanh. Kết quả khi đo sau 28 ngày cho thấy, heo đối chứng có nồng độ vitamin D3 trong huyết thanh là 17,65 ± 2.40 ng/ml trong khi đó ở heo thí nghiệm là 30,60 ± 2.36 ng/ml. Và không có sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vomg và tỷ lệ mắc bệnh.
Tiến sỹ Robert Freindship kết luận: Việc bổ sung vitamin D3 có thể làm tăng nồng độ vitamin D3 trong huyết tương nhưng không ảnh hưởng đến năng suất của heo.
- Ontario Pork đại diện cho 1.549 nông dân thị trường heo trên địa bàn tỉnh Ontario - Canada trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nghiên cứu, chính sách, các vấn đề về môi trường, giáo dục người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
- Placebo (giả dược) là một loại thuốc giả mà các nhà nghiên cứu bào chế sao cho nó hoàn toàn không có một tác dụng sinh lí gì đến căn bệnh, nhưng đồng thời cũng không làm hại đến sức khỏe bệnh nhân. Placebo được bào chế có hình dạng và mùi vị giống y như thuốc thật, với ý định không cho người dùng phân biệt được thuốc thật hay giả..
Tiến Dũng biên dịch
theo thepigsite
Công ty TNHHDD Quốc Tế Việt Đức tuyển dụng
Công ty TNHHDD Quốc Tế Việt Đức có địa chỉ tại Khu CN Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Là công ty chuyên KD và SX Thức ăn chăn nuôi
Công ty có khoảng trên 350 đại lý phân phối, nhằm mở rộng qui mô sản xuất KD thức ăn chăn nuôi.
Công ty thông báo cần tuyển dụng nhân viên KD trên địa bàn:
- Nam Định,Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây, Hòa Bình, Hải Dương, Hải phòng
Mô tả công việc:
- Đặt và nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng, báo cho bộ phận kho lên kế hoạch xuất hàng.
- Theo dõi việc giao hàng và công nợ của khách hàng.
- Lên kế hoạch thu tiền, kiểm soát công nợ đại lý trên địa bàn quản lý....
- Nhận ý kiến phản hồi và chăm sóc từ đại lý, trang trại.
- Lên kế hoạch và báo cáo tình hình công việc, doanh số bán ra, thu về theo tuần, tháng.
- Khảo sát các đại lý, vùng chăn nuôi mới trên địa bàn quản lý. Đánh giá, lựa chọn và vào hàng (mở) đại lý tiềm năng.
- Triển khai các chương trình hội thảo, tri ân, khuyến mãi tới đại lý, trang trại.
- Hỗ trợ đại lý (lớn) định kỳ chăm sóc, phát triển hệ thống trang trại.
- Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi tới các trang trại.
- Khảo sát và lên phương án cạnh tranh với đối thủ hàng tuần, tháng, quý, năm (Sản phẩm, chương trình, hướng triển khai, con người, dịch vụ)
Yêu cầu
- Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghành kinh tế, chăn nuôi, thú y, quản trị kinh doanh
- Năng động, chủ động, nhanh nhẹn, nhiệt huyết, khả năng giao tiếp tốt.
- Trung thực, trách nhiệm cao trong công việc.
- Có khả năng công tác xa (nằm vùng tại thị trường).
- Đam mê kinh doanh.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm. Nếu chưa có kn, công ty sẽ đào tạo trước khi ra thị trường.
Quyền lợi
- Được đào tạo trong môi trường có kỹ năng mềm, khả năng bán hàng,kỹ năng quản lý, kỹ năng lập kế hoạch…….
- Mức lương : Theo thỏa thuận
-Chế độ chính sách bảo hiểm, lương, phụ cấp theo đúng qui định.
Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với A.THIỆN theo sdt:097 7586863
Thông tin được cung cấp
Diep Tran

Các giống chó Borzoi - thợ săn lão luyện!!!
Là một giống vô cùng thanh lịch và duyên dáng, Borzoi ban đầu là một thợ săn lão luyện trong những địa hình trống trải. Nó chủ yếu dựa vào thị lực để tìm kiếm, phát hiện con mồi sau đó thì đuổi theo và hạ gục con mồi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Borzoi
Borzoi sở hữu một cơ thể duyên dáng và thanh lịch ngay cả trong lúc đứng và đi lại. Như nhiều chú chó săn khác, Borzoi rất thích hợp với những cuộc đi săn ác liệt ở những khu vực thời tiết lạnh. Để phù hợp với nhiệm vụ này, mỗi chú Borzoi phải chạy với tốc độ rất nhanh nhưng đồng thời cũng phải có một sức mạnh hay một cơ thể to lớn hơn những giống chó săn bình thường khác. Bộ răng của Borzoi đủ mạnh để cắn chết một con sói. Bộ lông mượt và dài chính là ưu điểm giúp bảo vệ Borzoi khỏi những điều kiện thời tiết lạnh.
Đặc điểm tính cách của giống chó Borzoi
Những chú Borzoi thường là những người bạn rất tốt, rất hiền lành đối với trẻ em. Tuy nhiên, sự hoạt bát, vui vẻ của nó thì chưa được như kỳ vọng của một số chủ nhân. Chúng khá rụt rè trước người lạ và đa phần cũng rất nhút nhát. Borzoi là một ví dụ điển hình cho những chú chó trông nhà yên tĩnh và hiền lành và tốt bụng. Khi ở ngoài trời, Borzoi thường thích chạy đua với những chú chó khác hay rượt theo các động vật nhỏ di động. Borzoi cũng được xem là một giống chó săn làm việc khá độc lập và nhạy bén trong tự nhiên.
Chăm sóc giống chó Borzoi
Borzoi hoạt động tốt nhất trong vai trò một chú chó giữ nhà, nó nhanh chóng tiếp cận với sân nhà, Borzoi có thể cư trú ở ngoài trời trong thời tiết lạnh nhưng tốt nhất ta vẫn nên chuẩn bị cho nó một chỗ ngủ ấm áp, mềm mại. Các Borzoi đực có bộ lông dày hơn so với con cái, đồng thời nó cũng đòi hỏi phải chải lông thường xuyên hơn (2-3 lần/tuần) thậm chí nhiều hơn vào mùa rụng lông. Điều kiện tốt nhất cho Borzoi phát triển chính là việc tập thể dục thường xuyên với những chuyến đi bộ đường dài hay những lần chạy nước rút trong một khu vực kín.
Sức khỏe của giống chó Borzoi
Với tuổi thọ trung bình từ 10-12 năm, các Borzoi rất dễ mắc một số vấn đề về sức khỏe như xoắn dạ dày, suy tuyến giáp, bệnh cơ tim. Các Borzoi phản ứng khá nhạy và thường không tốt đối với thuốc an thần, thuốc gây mê. Để xác định chính xác nguyên nhân, các bác sỹ thú y cần làm một số bài kiểm tra đặc biệt là trên tuyến giáp và tim.

Lịch sử ra đời giống chó Borzoi
Khoảng một vài trăm năm trước, tầng lớp quý tộc Nga đã bắt đầu nhân giống các Borzoi và gọi chúng là “giống chó của Nga”. Trong thế kỷ 13, săn thỏ là môn thể thao phổ biến và sau 2-3 thế kỷ, những chú chó “săn chạy” được lai với giống chó chăn cừu cao của Nga và chó săn gấu của Áo để tăng đàn giống gốc cũng như kích thước của giống để phù hợp với những cuộc đi săn ở những vùng khí hậu rất lạnh.
Những mẫu Borzoi đầu tiên được miêu tả trong một cuốn sách đối phó với các quy tắc đi săn của Borzoi trong những năm 1600. Người ta nói rằng, chưa từng có một cuộc đi săn quy mô lớn của bất kỳ một giống chó săn nào trước đây cho đến khi Borzoi xuất hiện. Borzoi được các bá tước, các phú nông chăm sóc, nuôi dưỡng trên những mảnh đất rộng lớn của mình. Sau đó, họ tổ chức những cuộc đi săn với quy mô lớn. Một câu chuyện khác đã kể rằng, những chú chó săn, những con ngựa, những người thợ săn và hơn 40 chiếc xe ngựa đã cùng nhau lên một chuyến tàu do đại công tước và giới quý tộc tổ chức ra để đi săn cùng 100 chú Borzoi. Ban đầu nó dùng mũi đánh hơi, khi phát hiện thấy con mồi, người ta sẽ thả 1 cặp Borzoi ra để tấn công con mồi cho tới khi người thợ săn phi ngựa tới.
Đến cuối năm 1800, đã có tới 7 phân nhóm khác nhau của giống Borzoi ở Nga. Grand Duke Nicolai Nicolaevich đã giữ lại các tiêu chuẩn của giống Borzoi hiện thời. Các sa hoàng Nga đã tặng rất nhiều Borzoi cho những sứ giả đến thăm hoàng gia Nga trong nhiều năm liền. Kết thúc của cuộc cách mạng Nga đặt dấu chấm hết cho sự thịnh vượng của giới quý tộc và sau đó, nhiều Borzoi đã chết.
Tại Mỹ, giống chó này trở nên nổi tiếng giống như một cô nàng yêu kiều bên cạch các ngôi sao điện ảnh. Các Borzoi nhanh chóng trở thành con vật cưng của nhiều gia đình tại Mỹ với các nhiệm vụ như giữ nhà, chó săn hay chó biểu diễn.
VietDVM team dịch
Theo petmd

Thịt ngoại ào ạt đổ bộ vào nước ta
Hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài đang được cấp phép nhập khẩu thịt vào Việt Nam.
Ngày 20-4, tại TP.HCM, Hiệp hội Các nhà sản xuất và cung cấp thịt Liên minh châu Âu (EU), Liên minh nhà sản xuất ngành công nghiệp thịt Ba Lan (Upemi) đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu thịt heo, thịt bò châu Âu cũng như các chế phẩm từ thịt. EU còn lên hẳn một chiến dịch quảng bá chất lượng, hương vị thịt của thị trường này với mục đích gia tăng xuất khẩu vào Việt Nam, đón đầu FTA Việt Nam – EU sẽ được ký kết trong năm 2015. Vậy là những “ông lớn” của ngành chăn nuôi thế giới như Mỹ, Canada, Úc và giờ đến lượt EU đã và đang lên kế hoạch chiếm lĩnh thị phần thịt Việt Nam.
Phủ kín thị trường
Vài năm trở lại đây, thịt bò Úc, Mỹ nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều ở phân khúc tiêu dùng bình dân như chợ, siêu thị. Mới đây, vào tháng 3-2015, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Canada đã dẫn một đoàn các nhà sản xuất thịt nước này quảng bá thịt bò Canada tại Việt Nam với kế hoạch tấn công các chuỗi nhà hàng, khách sạn, nhà bán lẻ.
Còn đối với EU, bà Agnieszka Rózanska, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các nhà sản xuất và cung cấp thịt EU, cho biết hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp (DN) EU đã được phía Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu thịt. Kế hoạch trong năm 2015, EU đặt mục tiêu gia tăng sản lượng thịt xuất khẩu vào Việt Nam lên 5%. Con số tăng trưởng trên sẽ thực hiện được vì nhu cầu tiêu thụ thịt heo, bò EU của Việt Nam đang tăng mạnh. Năm 2013, Việt Nam mới chỉ nhập 744 tấn thịt heo châu Âu nhưng đến năm 2014, con số này là 6.149 tấn. Năm 2014, Việt Nam cũng đã nhập hơn 1.720 tấn thịt bò từ châu Âu (tăng hơn 70 lần so với năm 2012).
Thịt bò, heo… nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều ở phân khúc tiêu dùng bình dân(ảnh: HTD)
Ông Mariusz Boguzewski,Tham tánkinh tế Đại sứ quánBa Lan tạiViệtNam, cũng tiết lộ hiện nay có tới 40 DN Ba Lan được cấp giấy phép nhập khẩu thịt vào Việt Nam. Thịt đùi, xương ống heo là những sản phẩm Việt Nam nhập chủ yếu. Ba Lan có thế mạnh là nước xuất khẩu thịt lớn thứ tư EU với công nghệ bảo quản đông lạnh thịt hiện đại, trong 18 tháng thịt heo vẫn giữ được chất lượng ổn định. Không thể cạnh tranh về giá rẻ với các loại thịt của Úc, Mỹ nên thịt EU sẽ tập trung khai thác thị trường cao cấp là các nhà hàng, khách sạn và đặc biệt là các nhà chế biến thực phẩm. Hiện nay, các nhà chế biến thịt Việt Nam chỉ bảo quản đông lạnh thịt từ 14 đến 21 ngày nên với công nghệ đông lạnh kéo dài 18 tháng sẽ là điểm kích thích họ mua thịt từ châu Âu” – ông Mariusz chia sẻ.
Vẫn còn cơ hội cho ngành chăn nuôi nội
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng sự đổ bộ của thịt ngoại đem lại ý nghĩa tốt lẫn xấu. Rào cản duy nhất của Việt Nam là thuế quan được dỡ bỏ, song thói quen của người tiêu dùng Việt là thích ăn thịt tươi sống sẽ hạn chế phần nào sự gia tăng của thịt ngoại nhập. Nhưng nếu quan niệm tiêu dùng thay đổi, ai cũng muốn tiết kiệm thời gian thì người ta sẽ chuyển dần sang ăn thịt đông lạnh. Khả năng khoảng năm năm nữa thì xu hướng này sẽ thay đổi, thịt ngoại sẽ nhập về Việt Nam càng nhiều.
“Thịt bò, trâu có Úc, Ấn Độ, thịt gà có Mỹ, tới đây thịt heo sẽ có EU. Áp lực từ cạnh tranh của thịt ngoại sẽ khiến ngành chăn nuôi Việt Nam phải có sự sàng lọc. Những DN chăn nuôi có năng lực về giống, quy mô trang trại, công nghiệp, chủ động được nguồn thức ăn…, giảm được giá thành sản xuất thì vẫn có thể tồn tại. Không có chuyện ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ chết mà theo tôi sẽ phát triển mạnh, công nghiệp và chuyên nghiệp hơn” – ông Vang nói.
Ngược lại, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng không chỉ DN chăn nuôi mà kéo theo là các nhà máy thức ăn cũng sẽ đóng cửa vì thịt ngoại còn rẻ hơn. Khi đó, thị trường chăn nuôi trong nước sẽ còn tồn tại một số DN chăn nuôi FDI lớn có chuỗi sản xuất đến tiêu thụ. DN chăn nuôi Việt Nam sẽ sống nếu làm được chuỗi này từ con giống, quy mô công nghiệp, thức ăn chăn nuôi, chế biến và thị trường tiêu thụ. Hoặc chỉ còn cách các DN phải liên kết với nhau.
Quang Huy
Theo báo Pháp Luật